Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

Rối loạn p.xạ tự động tủy pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (84.45 KB, 2 trang )

Rối loạn p.xạ tự động tủy

I.Đặc điểm:
+ Đặt trưng bởi tình trạng cao huyết áp tâm thu nguy hiểm, ra mồ hôi và
nhịp tim chậm kịch phát.
- Hội chứng này chỉ gặp ở những bệnh nhân tổn thương tuỷ trên đoạn tuỷ
ngực 6 (T6).
- Ðoạn tuỷ bên dưới vẫn còn bình thường và đường dẫn truyền giao cảm
ngực- thắt lưng vẫn còn nguyên vẹn.
+ Các nguyên nhân niệu khoa thường gặp nhất là nhiễm trùng, bàng quang
căng chướng và sỏi.
- có thể xảy ra trong lúc đang đo áp lực đồ bàng quang, soi bàng quang, phẫu
thuật qua nội soi hoặc tán sỏi ngoài cơ thể.
- có thể phòng ngừa bằng vô cảm tủy, vô cảm toàn thân thì không có hiệu
quả trừ khi mê sâu.
- các nguyên nhân khác bao gồm táo bón nặng, và loét da.
+ Có nhiều mức độ rối loạn phản xạ tự động tuỷ ,
- gặp ở 85% các bệnh nhân bị liệt tứ chi.
- nếu không được điều trị, sẽ bị tai biến mạch máu não, co giật và tử vong.
II.Chẩn đoán:
+ Bệnh nhân đau đầu, chảy mồ hôi nhiều,
+Huyết áp tâm thu tăng hơn 40 mmHg, huyết áp tâm trương tăng hơn 20
mmHg so với mức bình thường,
+Nhịp tim chậm hơn 60 lần trong một phút, trung bình giảm 20 lần trong
một phút.

III. Ðiều trị:
+ Mục tiêu điều trị cấp thời là làm hạ huyết áp và loại trừ nguyên nhân thúc
đẩy, thông thường là căng bàng quang.
- Nếu cần hạ huyết áp nhanh nên dùng sodium nitroprussiidevới liều 25- 50
mg/ phút, liều tốt đa có thể dùng tới 200- 300 mg/ phút.


- Một cách khác có thể dùng diazoxidebolus tới 50- 150 mg tiêm tĩnh mạch
mỗi 5 phút hoặc truyền tĩnh mạch.
- Nếu không cần hạ huyết áp tức thì thì có thể dùng Nifédipineuống hoặc
ngậm dưới lưỡi với liều 10- 30 mg.
+ Phản xạ chậm nhịp tim có thể điều trị bằng Atropin tiêm tĩnh mạch với
liều 0,4- 0,6 mg.
+ Dự phòng lâu dài bằng Prazosin 1- 4 mg uống 2 lần trong ngày.

×