Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tư liệu nghiên cứu và hình thành đại cương về thuế trong phương pháp khai thuế doanh nghiệp p10 pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (237.33 KB, 5 trang )

Bài giảng môn học : Thuế 46 Ths. ĐOÀN TRANH

Các quốc gia khi tính thuế đều xuất phát từ hai nguyên tắc cơ bản 1) quyền
đối với đối tượng cư trú; 2) quyền đối với thu nhập phát sinh từ quốc gia đó.
Việc thực hiện hai đặc quyền này trong hệ thống thuế của mỗi nước đã dẫn
đến tình trạng thu thuế trùng lặp giữa các quốc gia trường hợp khi đối tượng
cư trú ở một nước nhưng có thu nh
ập từ nước khác.
b. Định nghĩa đánh thuế trùng
Theo Ủy ban về các vấn đề thuế của OECD (Organization for Economic
Co-operation and Development) đưa ra định nghĩa về hiện tượng đánh thuế
trùng khá hoàn chỉnh như sau : “Hiện tượng hai hay nhiều nước cùng áp
dụng chồng chéo một loại thuế trên cùng một khoản thu nhập hay tài sản
chịu thuế của cùng một đối tượng tính thuế trong một kỳ tính thuế làm cho
đố
i tượng đó phải chịu một gánh nặng thuế lớn gánh nặng thuế mà đáng lẽ
ra họ phải chịu bởi một nhà nước. Ngoài ra, còn có hiện tượng khi hai đối
tượng nộp thuế của hai nhà nước cùng phải nộp thuế tại từng nước đối với
cùng một khoản thu nhập chịu thuế”
Định nghĩa trên bao quát và cho thấy có hai hình thức đanh thuế trùng; đó
là đánh thuế trùng mang tính pháp lý và
đánh thuế trùng mang tính kinh tế.
- Đánh thuế trùng mang tính pháp lý : nghĩa là trường hợp một đối tượng
bị hai hay nhiều nhà nước đánh thuế đối với cùng một khoản thu nhập hay tài
sản chịu thuế.
Nếu một cá nhân cư trú ở một nước nhưng nhận được thu nhập từ một
nước khác thì người đó có nguy cơ bị nhà nước có nguồn phát sinh thu nhập
đánh thuế vì thu nhập có nguồn g
ốc phát sinh từ nước này; đồng thời bị nhà
nước nơi cư trú đánh thuế, do vậy anh ta sẽ bị đánh thuế trên toàn bộ thu
nhập, bất kể nguồn thu nhập phát sinh ở trong nước hay ở nước ngoài.


Một đối tượng có nhiều quốc tịch hay hai nhà nước thừa nhận là đối tượng
cư trú. Thì đối tượng đó sẽ phải chịu một sự đánh thuế trùng không chỉ
trên
khoản thu nhập phát sinh ở hai nước mà còn cả trên khoản thu nhập có nguồn
gốc từ nước thứ ba.
2. Các ảnh hưởng của việc đánh thuế trùng
Đánh thuế trùng đã tạo ra một lực cản đối với hoạt động đầu tư trên phạm
vi quốc tế, đòi hỏi các quốc gia quan tâm xử lý hiện tượng này.
- Đối với các nước xuất khẩu tư bả
n quan tâm đến công dân của họ mang
tư bản ra nước ngoài để kinh doanh, nếu đánh thuế trùng sẽ làm giảm lợi
nhuận thực tế mà các nhà đầu tư có được.
Shared by Clubtaichinh.net - Website Chia se tai lieu mien phi
Shared by Clubtaichinh.net - Website Chia se tai lieu mien phi
Bài giảng môn học : Thuế 47 Ths. ĐOÀN TRANH

Bảng 2.3 Các quốc gia có Hiệp định thuế với Việt Nam
TT Tên nước Ngày ký Hiệu lực ngày
01 Úc 13/10/1992 Hà Nội 30/12/1992
02 Pháp 10/02/1993 Hà Nội 01/07/1994
03 Thái Lan 23/12/1992 Hà Nội 29/12/1992
04 Nga 27/5/1993 Hà Nội 21/03/1996
05 Thụy Điển 24/3/1994 Stockholm 8/8/1994
06 Hàn Quốc 20/5/1994 Hà Nội 11/09/1994
07 Anh 09/4/1994 Hà Nội 15/12/1994
08 Singapore 02/3/1994 Hà Nội 09/09/1994
09 Ân Độ 07/9/1994 Hà Nội 02/02/1995
10 Hungari 26/8/1994 Budepest 30/06/1995
11 Ba Lan 31/8/1994 Vác-xa-va 21/12/1994
12 Hà Lan 24/01/1995 La Hay 25/10/1995

13 Trung Quốc 17/5/1995 Bắc Kinh 18/10/1996
14 Đan mạch 31/5/1995 Copenhagen 24/04/1996
15 Na uy 01/6/1995 Oslo 14/04/1996
16 Nhật Bản 24/10/1995 Hà Nội 31/12/1995
17 Đức 16/11/1995 Hà Nội 27/12/1996
18 Rumani 08/7/1995 Hà Nội 24/04/1996
19 Malaysia
07/9/1995
KualaLumpur
13/08/1996
20 Lào 14/01/1996 Viên-chăn 30/09/1996
21 Bỉ 28/02/1996 Hà Nội 25/06/1999
22 Lucxambua 04/3/1996 Hà Nội 19/05/1998
23 Uzbekistan 28/3/1996 Hà Nội 16/08/1996
24 Ucraina 08/4/1996 Hà Nội 22/11/1996
25 Thuỵ Sĩ 06/5/1996 Hà Nội 12/10/1997
26 Mông Cổ 09/5/1996 Ulan Bator 11/10/1996
27 Bungari 24/5/1996 Hà Nội 4/10/1996
28 Italia 26/11/1996 Hà Nội 20/02/1999
29 Belarus 24/4/1997 Hà Nội 26/12/1997
30 Séc 23/5/1997 Hà Nội 03/02/1998
31 Canada 14/11/1997 Hà Nội 16/12/1998
32 Indonesia 22/12/1997 Hà Nội 10/02/1999
33 Đài Loan 06/4/1998 Hà Nội 06/05/1998
34 An-giê-ri 06/12/1999 An-giê Chưa có hiệu lực
35 Mi-an-ma 12/5/2000 Yangon 12/8/2003
36 Phần Lan 21/11/2001 Hensinki 26/12/2002
37 Phi-lip-pin 14/11/2001 Manila 29/9/2003
38 Iceland 03/4/2002 Iceland 27/12/2002
39 CHDCND Triều Tiên 03/5/2002 Bình Nhưỡng Chưa có hiệu lực

40 Cu Ba 26/10/2002 La Havana 26/6/2003
41 Pakistan 25/3/2004 Islamabad 04/02/2005
42 Băngladet 22/3/2004 Dacca 19/8/2005
43 Tây Ban Nha 07/3/2005 Hà Nội 22/12/2005
44 Xay-sen 04/10/2005 Hà Nội Chưa có hiệu lực
45 Xri-Lan ca 26/10/2005 Hà Nội Chưa có hiệu lực
46 Ai-cập 05/3/2006 Cairo Chưa có hiệu lực
- Đối với các nước nhập khẩu tư bản, việc đánh thuế trùng là nguyên nhân
có ảnh hưởng nhất định làm cản trở việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài, trong
Shared by Clubtaichinh.net - Website Chia se tai lieu mien phi
Shared by Clubtaichinh.net - Website Chia se tai lieu mien phi
Bài giảng môn học : Thuế 48 Ths. ĐOÀN TRANH

khi vốn đầu tư nước ngoài đóng vai trò quan trọng đặc biệt đối với các nước
đang phát triển nơi có nhu cầu vốn rất lớn.
3. Các biện pháp tránh đánh thuế trùng
a. Biện pháp đơn phương : Nhà nước đơn phương đưa ra các biện pháp
miễn, giảm số thuế mà các nhà đầu tư phải nộp tại nước mình. Biện pháp này
có ưu điểm là loại bỏ được hiện t
ượng đánh thuế trùng nhưng trên thực tế ít
có Nhà nước nào từ bỏ quyền đánh thuế của mình.
b. Biện pháp cam kết quốc tế: Thông qua việc ký kết các “Hiệp định tránh
đánh thuế hai lần và ngăn ngừa trốn thuế đối với đối với các loại thuế đánh
trên thu nhập” (Agreement of the Avoidance of Double Taxation and the
Prevention of Fiscal Evasion with the respect of Taxes on Income). Việt
Nam hiện đã ký kết Hiệp định thuế với các quốc gia trong khối ASEAN và
một số quốc gia khác trên thế giới, tổng cộng là 46 nước.

















Shared by Clubtaichinh.net - Website Chia se tai lieu mien phi
Shared by Clubtaichinh.net - Website Chia se tai lieu mien phi
Bài giảng môn học : Thuế 49 Ths. ĐOÀN TRANH

CHƯƠNG 3
THUẾ TIÊU DÙNG
I. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM VÀ NGUYÊN TẮC ĐÁNH THUẾ CỦA
THUẾ TIÊU DÙNG
1. Khái niệm
Thuế tiêu dùng hay còn gọi là loại thuế đánh trên chi tiêu, là loại thuế gồm
các sắc thuế dựa trên các khoản chi tiêu dùng hàng hoá và dịch vụ để đánh
thuế.
Trên quan điểm kinh tế học, thu nhập của cá nhân hay xã hội (Y) được
phân chia ra thành tiêu dùng cho hiện tại (C) và một phần tiết kiệm (S) để trở
thành tài sản trong t
ương lai. Các loại thuế, suy cho cùng đều lấy từ thu nhập
của các cá nhân song được thu bằng nhiều cách và bằng nhiều hình thức tại

các thời điểm khác nhau. Thuế thu nhập dựa trên cơ sở là các nguồn thu nhập
kiếm được ở hiện tại, thuế tài sản căn cứ vào các nguồn thu nhập tích lũy
được. Còn thuế tiêu dùng chỉ đánh vào bộ phận thu nhập dành cho tiêu dùng
hiện tại.
Nhà nước đánh thu
ế tiêu dùng nhằm động viên thêm một bộ phận thu
nhập của người chịu thuế qua việc mua sắm hàng hóa và dịch vụ. Các loại
thuế tiêu dùng tiêu biểu nhất là :
- Thuế giá trị gia tăng áp dụng cho hầu hết các hàng hóa dịch vụ tiêu
dùng.
- Thuế tiêu thụ đặc biệt chỉ áp dụng đối với một số hàng hóa, dịch vụ
nhằm điều tiết thu nhập như thuố
c lá, rượu, giải trí đặc biệt…
- Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu chỉ thu vào hàng hóa xuất khẩu, hàng
hóa nhập khẩu.
Việc tăng hay giảm thuế suất thuế tiêu dùng đều có tác động đến sự thay
đổi hành vi của người tiêu dùng và làm thay đổi chỉ số giá tiêu dùng. Như
vậy, trường hợp nhà nước muốn tăng việc đánh thuế vào hàng hóa tiêu dùng
thì có gây ra hiệu ứng lạm phát của nền kinh tế
hay không ?
2. Đặc điểm của thuế tiêu dùng
a. Thuế tiêu dùng được xem là thuế bán hàng, vì thuế tiêu dùng luôn gắn
liền với quá trình mua bán hàng hoá và được cấu thành trong giá mua hàng
hoá, dịch vụ mà người tiêu dùng phải trả. Xét về tổng thể, khi đánh thuế vào
Shared by Clubtaichinh.net - Website Chia se tai lieu mien phi
Shared by Clubtaichinh.net - Website Chia se tai lieu mien phi
Bài giảng môn học : Thuế 50 Ths. ĐOÀN TRANH

thu nhập của người tiêu dùng thì gần như là đánh thuế vào người bán và
người bán sẽ chuyển số thuế đó sang giá bán để người tiêu dùng gánh chịu.

Việc thu thuế tiêu dùng qua khâu bán có nhiều lợi ích : 1) Chi phí hành thu
thấp do việc quản lý đầu mối thu thuế ít hơn rất nhiều qua đơn vị bán so với
số lượng là đối tượng tiêu dùng. 2) Giảm nhẹ tâm lý bị đánh thuế khi tiêu
dùng do thuế ẩn trong giá cả mà người tiêu dùng đã bỏ
ra khi mua hàng.
b. Thuế tiêu dùng là loại thuế gián thu, đối tượng nộp thuế tiêu dùng là
người bán hàng hoá hoặc cung cấp dịch vụ; đối tượng chịu thuế là người tiêu
dùng hàng hoá hoặc dịch vụ đó. Nói cách khác, nhà nước gián tiếp thu khoản
thuế này của người tiêu dùng thông qua người bán hàng hoá, dịch vụ.
Về tổng thể, các hành vi tiêu dùng trong xã hội luôn có hai dạng : tiêu
dùng trung gian và tiêu dùng cuối cùng. Tiêu dùng trung gian là tiêu dùng để
tiếp tục quá trình sản xuất, kinh doanh nhằm làm tăng thêm chuổi giá trị c
ủa
hàng hóa. Còn mục tiêu của thuế tiêu dùng là nhằm đánh thuế vào người tiêu
dùng cuối cùng. Như vậy, nhà nước chỉ cần quản lý và thu thuế một lần ở
khâu cuối cùng là đủ. Tuy nhiên, do ranh giới giữa tiêu dùng trung gian và
tiêu dùng cuối cùng khó xác định, nên nhà nước tiến hành thu thuế tiêu dùng
ở tất cả mọi khâu tiêu dùng không kể đó là khâu tiêu dùng trung gian hay tiêu
dùng cuối cùng. Số thuế tiêu dùng ở một khâu sẽ được tính vào giá thành của
khâu tiêu dùng sau và kết thúc việc chuyển thuế đó cho ngườ
i tiêu dùng cuối
cùng. Hiện tượng này gọi là chuyển thuế về phía trước.
Cũng do tính chất gián thu và phạm vi rộng lớn của hành vi tiêu dùng mà
một số sắc thuế tiêu dùng có phạm vi ảnh hưởng rộng như thuế giá trị gia
tăng, không có khoản miễn giảm thuế do hoàn cảnh riêng của người nộp thuế.
c. Thuế tiêu dùng là thuế thực, thuế thực là loại thuế không dựa vào khả
năng của ng
ười nộp thuế. Mặc dù giữa các đối tượng nộp thuế có mức thu
nhập và khả năng trả thuế khác nhau nhưng nếu cùng tiêu thụ một lượng hàng
hoá dịch vụ thì số thuế phải nộp là như nhau vì thuế tiêu dùng tính trên cơ sở

giá bán mà không tính trên lợi nhuận của người nộp thuế.
d. Thuế tiêu dùng thường mang tính lũy thoái, định nghĩa một cách đơn
giản, một loại thuế luỹ
tiến (progressive tax) là thuế mà tỷ lệ trung bình (tỷ lệ
thuế phải trả tính trên mức thu nhập) tăng lên khi thu nhập tăng trong khi thuế
luỹ thoái (regressive tax) là loại thuế có tỷ lệ thuế trung bình giảm khi thu
nhập tăng. Trong hành vi tiêu dùng không thể dựa vào khối lượng tiêu dùng
nhiều hay ít để áp dụng biểu thuế lũy tiến, điều đó là không khả thi, nên phải
áp dụng thuế suất tỷ lệ khi tính thuế tiêu dùng. Giả sử
mức tiêu thụ của một
cá nhân được diễn tả bằng phương trình C(I)=200.000+0.7I. Tức là, mức tiêu
thụ tự định là 200.000 (VND) và khuynh hướng tiêu thụ biên là 0.7. Đối với
Shared by Clubtaichinh.net - Website Chia se tai lieu mien phi
Shared by Clubtaichinh.net - Website Chia se tai lieu mien phi

×