Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Y học cổ truyền Việt Nam - Nan Kinh part 2 ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (116 KB, 11 trang )

Có loại bệnh, người bệnh mở mắt mà khát, dưới Tâm thấy nặng cứng, mạch đáng lẽ
đắc được khẩn thực mà sác, thế mà, trái lại, chỉ đắc được mạch trầm nhu mà vi, chết.
Có loại bệnh, bệnh nhân phải thổ huyết, lại bị chảy máu ra mũi, mạch đáng lẽ phải trầm
tế, thế mà, trái lại, mạch lại phù đại mà lao, chết.
Có loại bệnh, bệnh nhân nhân phải nói sàm ngôn vọng ngữ, thân mình đáng lẽ phải
nhiệt, mạch đáng lẽ phải hồng đại, thế mà, trái lại, tay chân họ bị quyết nghịch, mạch
trầm tế mà vi, chết.
Có loại bệnh, bệnh nhân bụng bị trướng mà tiêu chảy, mạch đáng lẽ phải vi tế mà sắc,
thế mà, trái lại, mạch lại khẩn đại mà hoạt, chết.
NAN 18
Điều 18 Nan viết: “Mạch có tam bộ, mỗi bộ có tứ kinh. Thủ thì có Thái âm, Dương
minh; Túc thì có Thái dương, Thiếu âm, được xem là thượng và hạ bộ. Như vậy nghĩa là
thế nào ?”.
Thực vậy: “Thủ Thái âm, Dương minh thuộc Kim, Túc Thiếu âm, Thái dương thuộc
Thủy. Kim sinh Thủy, Thủy chảy xuống dưới mà không lên trên được, vì thế nên (thủy) ở
tại hạ bộ.
Kinh Túc Quyết âm, Thiếu dương thuộc Mộc. Nó sinh ra Thủ Thái dương, Thiếu âm
Hỏa. Hỏa bốc lên trên mà không xuống dưới được, vì thế (Hỏa) ở tại Thượng bộ.
Kinh Thủ Tâm chủ, Thiếu dương Hỏa sinh ra Túc Thái âm, Dương minh Thổ, Thổ chủ
trung cung, cho nên nó ở tại trung bộ.
Trên đây đều là con đường cùng sinh dưỡng cho nhau giữa “tử và mẫu” của ngũ hành.
“Mạch có tam bộ, cửu hậu, mỗi thứ như vậy làm chủ nơi nào ?”.
Thực vậy: “Tam bộ gồm Thốn, Quan, Xích. Cửu hậu gồm phù, trung, trầm. Thượng bộ
lấy phép ở Thiên, chủ về các bệnh đi ngựïc lên đến đầu. Trung bộ lấy phép ở Nhân, chủ
về các bệnh từ màn cách xuống đến rún. Hạ bộ lấy phép ở Địa, chủ về các bệnh từ rún
xuống đến chân. Nên thẩm định rõ tam bộ, cửu hậu để châm trị”.
“Con người bệnh lâu ngày bị trầm trệ, tích tụ, có thể dùng phép thiết mạch để biết
không ?”.
Thực vậy: “Khi chúng ta chẩn đoán thấy phía phải hông sườn, có tích khí, ta đắc được
mạch kết của Phế. Mạch kết “Thậm: nặng” thì tích khí nặng, kết “vi: nhẹ” thì khí vi”.
“Khi chẩn đoán không đắc được mạch của Phế nhưng bên hông sườn phải vẫn có tích


khí, tại sao ?”.
Thực vậy: “Tuy mạch của Phế không thấy hiện ra, nhưng mạch ở tay phải phải trầm
phục”.
“Vấn đề cố và tật bên ngoài cũng chẩn theo phép ấy hay không, hay là chẩn khác hơn
?”.
Thực vậy: “Mạch “lai” và “khứ” có lúc ngưng 1 “chỉ” không theo 1 thường số nhất
định thì gọi là mạch “kết”. Mạch “phục” là mạch vận hành bên dưới cân; mạch “phù” là
mạch vận hành trên cơ nhục, các phép tứ tả hữu, biểu lý đều như thế cả.
Giả sử như mạch “kết phục” mà bên trong không có tích tụ, mạch “phù kết” mà bên
ngoài không có cố tật, hoặc có tích tụ mà mạch không “kết phục”, có cố tật mà mạch
không “phù kết”. Đây chính là mạch không ứng với bệnh, bệnh không ứng với mạch, gọi
là tử bệnh”.
NAN 19
Điều 19 Nan viết: “Kinh nói rằng: Mạch có nghịch, thuận, nam nữ có lẽ thường của nó.
Vậy mà có khi bị ngược lại, thế là thế nào ?”.
Thực vậy: “Nan (trai) sinh ra ở dần, dần thuộc Mộc, thuộc Dương; nữ (gái) sinh ra ở
thân, thân thuộc Kim, thuộc Âm.
Cho nên, mạch của nam ở tại Quan thượng, mạch của nữ ở tại Quan hạ. Vì thế bộ Xích
của nam “hằng: thường” là nhược, bộ Xích của nữ “hằng” là thịnh. Đó là lẽ thường. Nếu
ngược lại thì nam sẽ đắc được nữ mạch, nữ sẽ đắc được nam mạch. “Nó sẽ gây thành
bệnh như thế nào ?”.
Thực vậy: “Nam đắc nữ mạch gọi là “bất túc”, bệnh ở trong, đắc được mạch tả thì bệnh
xảy ra bên tả, đắc được mạch hữu thì bệnh xảy ra bên hữu, tùy theo mạch mà ta nói được
bệnh (xảy ra ở đâu).
Nữ đắc nam mạch gọi là “thái quá”, bệnh ở tứ chi, đắc được mạch tả thì bệnh xảy ra
bên tả, đến cắt được mạch hữu thì bệnh xảy ra bên hữu, tùy theo mạch mà ta nói bệnh
(xảy ra ở đâu). Đó là ý nghĩa đã nói trên.
NAN 20
Điều 20 Nan viết: “Kinh nói rằng: Mạch có “phục và nặc”. Nó phục nặc ở tạng nào
mới gọi là phục nặc ?”.

Thực vậy: “Đây ý nói Âm Dương cùng thay nhau để thừa lên nhau, để phục với nhau.
Mạch “cư” tại Âm bộ, thế mà, ngược lại, lại thấy Dương mạch hiện ra. Ta gọi đây là
Dương “thừa lên Âm”.
Mạch tuy thường trầm sắc mà đoản, đây gọi là trong Dương đã “phục” sẵn Âm.
Mạch “cư” tại Dương bộ, thế mà, ngược lại, lại thấy Âm mạch hiện ra. Ta gọi đây Âm
“thừa lên” Dương.
Mạch tuy thường phù hoạt mà trường, đây gọi là trong Âm đã “phục” sẵn Dương.
Khi bị “trùng Dương” thì bệnh cuồng, khi bị “trùng Âm” thì bệnh điên. Khi thoát
Dương thì trông thấy qủy, khi bị thoát Âm thì mắt bị mù.
NAN 21
Điều 21 Nan viết: “Kinh nói: Con người nếu hình bị bệnh mà mạch không bệnh thì
sống; nếu mạch bệnh mà hình không bệnh là chết. Nói thế nghĩa là thế nào ?”.
Thực vậy: “Khi nói “con người nếu nói hình bệnh mà mạch không bệnh” không phải là
không có bệnh, ý nói rằng “tức số: số hơi thở” không ứng với mạch số mà thôi. Đây là
nói về “pháp: nguyên lý” lớn.
NAN 22
Điều 22 Nan viết: “Kinh nói: Mạch có “Thị động bệnh” có “Sở sinh bệnh” thuộc huyết.
Khi tà khí ở tại khí thì khí sẽ biến thành “Thị động”, khi tà khí ở tại huyết thì huyết sẽ
biến thành “Sở sinh bệnh”. Khí chủ về chưng bốc lên, huyết chủ về làm nhuận trơn. Khi
mà khí lưu lại không vận hành được, đó là khí “tiên bệnh”, khi huyết bị ủng trệ không
còn nhu nhuận, đó là huyết “hậu bệnh”. Vì thế trước hết là “Thị động”, sau đến là “Sở
sinh bệnh”.
NAN 23
Điều 23 Nan viết: “Độ số của mạch của Thủ. Túc tam Âm, tam Dương có thể biết được
không ?”.
Thực vậy: “Mạch của Thủ tam Dương đi từ tay lên đến đầu dài 5 xích; 5 lần 6 hợp
thành 3 trượng. Mạch của Thủ tam Âm đi từ tay đến giữa ngực, dài 3 xích 5 thốn; 3 lần 6
là 1 trượng 8 xích, 5 lần 6 là 3 xích; tất cả hợp lại thành 2 trượng 1 xích.
Mạch của Túc tam Dương đi từ chân lên đến đầu dài 8 xích; 6 lần 8 là 4 trượng 8 xích.
Mạch của Túc tam Âm đi từ chân lên đến ngực dài 6 xích 5 thốn; 6 lần 6 là 3 trượng 6

xích, 5 lần 6 là 3 xích, hợp lại tất cả là 3 trượng 9 xích.
Kiểu mạch ở 2 bên chân của con người đi từ chân đến mắt dài 5 xích 7 thốn; 2 lần 7 là
1 trượng 4 xích, 2 lần 5 là 1 xích, hợp tất cả là 1 trượng 5 xích. Đốc mạch và Nhậm mạch,
mỗi mạch dài 4 xích 5 thốn, 2 lần 4 là 8 xích, 2 lần 5 là 1 xích, hợp tất cả là 9 xích. Các
mạch dài tất cả là 16 trượng 2 xích. Đây gọi là con số dài ngắn của mạch khí của 12
kinh”.
“Kinh mạch có 12, lạc mạch có 15, chỗ nào là thỉ (bắt đầu), chỗ nào là cùng (chấm dứt)
?”.
Thực vậy: “Kinh mạch là nơi vận hành của huyết khí, là nơi để cho khí Âm Dương
thông nhau nhằm làm “vinh” cho thân hình. Nó bắt đầu ở Trung tiêu để rót vào Thủ Thái
âm và Thủ Dương minh; từ Dương minh nó rót vào Túc Dương minh, Túc Thái âm; từ
Thái âm nó rót vào Thủ Thiếu âm, Thủ Thái dương; từ Thái dương nó rót vào Túc Thái
dương, Túc Thiếu âm; từ Thiếu âm nó rót vào Thủ Tâm chủ, Thủ Thiếu dương; từ Thiếu
dương nó rót vào Túc Thiếu dương, Túc Quyết âm; từ Quyết âm nó trở lại để rót vào Thủ
Thái âm, biệt lạc có 15. Tất cả đều nhân vào cái nguồn “như chiếc vòng ngọc không đầu
mối” để xoay chuyển, cùng tưới thắm nhau. Xong nó lại về “chầu” nơi mạch Thốn khẩu
và Nhân nghênh, nhằm định được trăm bệnh và quyết đoán được việc sống chết”.
Kinh nói: “Biết được rõ ràng là “chung thỉ” thì lẽ nào Âm Dương sẽ được định, nói thế
nghĩa là thế nào ?”.
Thực vậy: “”Thỉ” là cái giềng mối của mạch. Mạch Thốn khẩu và Nhân nghênh là nơi
mà khí của Âm Dương thông nhau vào buổi sáng khiến cho nó như “chiếc vòng ngọc
không đầu mối”, vì thê nên gọi nó là “thỉ”.
“Chung” là nơi tuyệt của mạch của tam Âm tam Dương. Mạch tuyệt là chết, mỗi cái
chết đều có biểu hiện lên bằng “hình mạch”, vì thế gọi đây là “chung”.
NAN 24
Điều 24 Nan viết: “Tam Âm, tam Dương của Thủ và Túc đã tuyệt thì nó biểu hiện như
thế nào ? ta có thể biết được việc cát hung của chúng không ?”.
Thực vậy: “Khí của kinh Túc Thiếu âm bị tuyệt, tức là cốt bị khô. Khí Thiếu âm là
mạch của mùa đông, nó vận hành ẩn phục (bên dưới) để làm ấm cốt tủy. Cho nên khi mà
cốt tủy không còn ấm tức là cơ nhục không còn bám vào cốt. Khi mà cốt và nhục không

còn gần gũi nhau nữa, cơ nhục sẽ bị teo co lại. Khi mà nhục bị co và teo sẽ làm cho răng
lộ dài ra và khô, tóc không còn trơn ướt, đó là cốt bị chết trước: Mậu nhật bệnh nặng, kỷ
nhật chết”.
Khí của kinh Túc Thái âm bị tuyệt thì mạch không làm vinh cho môi và miệng. Miệng
và môi là cái gốc của cơ nhục. Khi mạch không còn “vinh: tươi” thì cơ nhục không còn
trơn ướt, khi cơ nhục không còn trơn ướt thì nhục bị “mãn”, cơ nhục bị mãn sẽ làm cho
môi bị lật ngược lên, môi bị lật ngược lên đó là nhục bị chết trước: Giáp nhật bệnh nặng,
Ất nhật chết.
Khí của kinh Túc Quyết âm bị tuyệt tức là cân bị teo co lại, dái và lưỡi bị cuốn lại,
Quyết âm là mạch của Can. Can là chỗ hợp của Cân. Cân khí tụ lại ở Âm khí (bộ sinh
dục) để rồi lạc với cuống lưỡi. Vì thế khi mạch không còn “vinh: tươi” thì cân bị teo một
cách nhanh chóng, cân bị teo một cách nhanh chóng tức là ảnh hưởng đến buồng trứng và
lưỡi, làm cho lưỡi bị cuốn buồng trứng teo. Đây là cân bị chết trước: Canh nhật bệnh
nặng, Tân nhật chết.
Khí của Thủ Thái âm bị tuyệt sẽ làm cho bì mao khô. Kinh Thái âm thuộc Phế, nó hành
khí để làm ấm ở bì mao. Vì thế nếu khí không còn vinh thì bì mao bị khô, bì mao bị khô
thì tân dịch sẽ tách rời bì và cốt tiết, khi tân dịch tách rời bì và cốt tiết thì bì và cốt tiết bị
thương, bì và cốt tiết bị thương thì da bị khô, lông bị rụng. Lông rụng tức là lông bị chết
trước: Bính nhật bệnh nặng, Đinh nhật chết.
Khí của kinh Thủ Thiếu âm bị tuyệt thì mạch không thông, mạch không thông thì
huyết không lưu hành, huyết không lưu hành sắc diện tươi tắn sẽ không còn, vì thế mặt sẽ
đen như màu quả “lê”. Đây là huyết chết trước: Nhâm nhật bệnh nặng, Qúy nhật chết.
Khí của tam Âm kinh đều tuyệt sẽ làm cho từ mắt bị hoa đến mắt bị mờ (mù). Mắt mù
(mờ) gọi là thất chí, mà thất chí tức là chí chết trước: chết tức là mắt bị mờ hẳn.
Khí của lục Dương kinh đều tuyệt, đó là Âm và Dương cùng rời nhau. Khi Âm Dương
rời nhau thì tấu lý bị phát tiết “tuyệt hạn: mồ hôi cuối cùng” sẽ chảy ra, to như hạt châu
xâu vào nhau lăn ra mà không chảy đi, đó là khí chết trước: sáng xem thấy bệnh là chiều
chết, chiều xem thấy bệnh là sáng chết”.
NAN 25
Điều 25 Nan viết: “Có 12 kinh, ngũ tạng lục phủ chỉ có 11 thôi. Còn lại 1 kinh phải xếp

loại thế nào ?”.
Thực vậy: “Còn lại 1 kinh, đó là biệt mạch Tâm chủ cùng đi với Thủ Thiếu âm. Kinh
Tâm chủ cùng làm biểu lý với Tam tiêu, đều hữu danh mà vô hình. Vì thế mới nói có 12
kinh”.
NAN 26
Điều 26 Nan viết: “Kinh có 12, lạc có 15. Con số 3 lạc dư ra đó là lạc nào ?”.
Thực vậy: “Có Dương lạc, có Âm lạc, có đại lạc của Tỳ. Dương lạc là lạc của mạch
Dương kiểu, Âm lạc là lạc của Âm kiểu. Vì thế lạc có tất cả là 15 lạc”.
NAN 27
Điều 27 Nan viết: “Mạch, có Kỳ kinh bát mạch, không bị ràng buộc với 12 kinh, nói
như thế nghĩa là thế nào ?”.
Thực vậy: “Có mạch Dương duy, có mạch Âm duy, có mạch Dương kiểu, có mạch Âm
kiểu, có mạch Xung, có mạch Đốc, có mạch Nhậm, có mạch Đới. Phàm bát mạch này
đều không ràng buộc với các chính kinh, cho nên gọi là “Kỳ kinh bát mạch”.
“Kinh có 12, lác có 15, tất cả gồm 27 khí, cùng theo nhau mà lên xuống, tại sao lại đơn
độc có (bát mạch) lại không ràng buộc với các kinh ?”.
Thực vậy: “Bậc thánh nhân xây đựng đồ án, thiết lập các đường lạch nước, thông lợi
thủy đạo nhằm chuẩn bị cho các trường hợp bất thường, trời mưa xuống làm cho các lạch
nước bị tràn ngập. Lúc bấy giờ mưa rào vong hành, thánh nhân không thể kịp lập đồ á.
Đây là lúc mà lạc mạch bị tràn ngập và các kinh cũng không thể kịp liên hệ nhau”.
NAN 28
Điều 28 Nan viết: “(Như đã nói) Kỳ kinh bát mạch vốn đã không bị ràng buộc với 12
kinh. Vậy tất cả đã bắt đầu từ đâu ? tiếp nối như thế nào ?”.
Thực vậy: “Đốc mạch khởi lên từ huyệt Hạ cực, nhập vào theo bên trong cột sống, lên
trên đến huyệt Phong phủ, nhập vào não.
Nhậm mạch khởi lên ở dưới huyệt Trung cực, lên đến chòm lông mu, dọc theo bên
trong bụng, lên đến huyệt Quan nguyên, rồi lên đến yết hầu.
Xung mạch khơi2 lên ở huyệt Khí xung, cùng với kinh Dương minh áp theo vùng rốn
lên trên đến giữa ngực để rồi tán rộng ra.
Đới mạch khởi lên ở huyệt Đới mạch nằm dưới sườn cuối, quay quanh 1 vòng thân

mình.
Dương Kiểu mạch khởi lên ở giữa gót chân, dọc theo mắt cá ngoài lên đến trên để nhập
vào huyệt Phong trì.
Âm Kiểu mạch cũng khởi lên ở giữa gót chân, dọc theo mắt cá trong, lên trên đến yết
hầu, giao nhau để xuyên qua Xung mạch.
Dương duy mạch và Âm duy mạch ràng buộc và liên lạc toàn thân, nó tràn ngập và
hàm chứa không thể chảy quanh và tưới thấm các kinh. Cho nên, Dương duy mạch khởi
lên ở nơi hội các kinh Dương, Âm duy mạch khởi lên ở nơi hội của các kinh Âm.
Đây ví với các bậc thánh nhân xây dựng đồ án, thiết lập các đường lạch nước. Khi các
đường lạch nước tràn đầy nó sẽ chảy vào các hồ ao sâu hơn, sẽ khiến cho thánh nhân
không thể làm cho thông được, ví như mạch của con người bị lớn thịnh lên sẽ nhập vào
bát mạch không còn chảy quanh được nữa và 12 kinh cũng không thể làm cho thông
được. Khi nó bị thọ tà khí, bị uẩn súc làm cho (người bệnh) bị sưng thũng, nhiệt, ta dùng
phép biễm xạ.
NAN 29
Điều 29 Nan viết: “Kỳ kinh (bát mạch) gây bệnh như thế nào ?”.
Thực vậy: “Mạch Dương duy ràng buộc với các kinh Dương; Mạch Âm duy ràng buộc
với các kinh Âm. Khi mà Âm Dương không còn tự mình ràng buộc lấy nhau nó sẽ làm
cho bồn chồn như người thất chí, chao đảo không tự giữ vững lấy mình được”.
Âm kiểu mạch gây bệnh thì phía Dương bị lơi lỏng, phía Âm bị co cấp; Dương kiểu
mạch gây bệnh thì phía Âm bị lơi lỏng, phía Dương bị co cấp.
Xung mạch bây bệnh làm cho nghịch khí và lý cấp.
Đốc mạch gây bệnh làm cho cột sống cứng mà quyết lãnh.
Nhậm mạch gây bệnh làm cho bên trong (thiếu phúc) bị kết tụ. Con trai bị chứng thất
sán, con gái thì bị chứng hà tụ.
Đới mạch gây bệnh làm cho bụng bị đầy, thắt lưng bị chơi vơi như đang ngồi giữa
dòng nước.
Dương duy mạch gây bệnh bị chứng hàn nhiệt; Âm duy mạch gây bệnh làm cho Tâm
bị thống. Trên là Kỳ kinh bát mạch gây thành bệnh”.
NAN 30

Điều 30 Nan viết: “Vinh khí khi vận hành có thường đi theo với vệ khí hay không ?”.
Thực vậy: “Kinh nói: con người thọ ở cốc khí. (Thủy) cốc khi nhập vào Vị, sau đó mới
truyền đến ngũ tạng lục phủ. Ngũ tạng lục phủ đều nhận lấy (cốc) khí: phần thanh (của
khí) thành “vinh”, phần trọc thành “vệ”. Vinh khí vận hành trong mạch, vệ khí vận hành
ngoài mạch, (tất cả) làm tươi cho toàn thân không ngừng nghỉ. Vận hành đủ 50 chu rồi
trở lại đại hội. Thế là Âm Dương cùng quán thông nhau như chiếc vòng ngọc không đầu
mối. Nhờ đó ta biết được vinh và vệ cùng đi theo nhau”.
NAN 31
Điều 31 Nan viết: “Tam tiêu bẩm thụ ở đâu ? Sinh ra từ đâu ? Bắt đầu từ đâu ? Chấm
dứt nơi đâu ? Phép trị của nó thường như thế nào ? (Tại nơi nào ?). Ta có thể hiểu được
không ?”.
Thực vậy: “Tam tiêu là con đường (vận hành) của thủy cốc, là nơi chung thỉ của khí.
Thượng tiêu nằm ở dưới Tâm rồi đi xuống dưới cách ở trên thượng khẩu của Vị. Nó
chủ nạp chứ không chủ xuất. “Trị” của nó là vùng Chiên trung, dưới huyệt Ngọc đường 1
thốn 6 phân, ngay chỗ lõm vào của giữa 2 đầu vú.
Trung tiêu nằm ở Trung hoãn của Vị, không lên, không xuống. Nó chủ về làm hủ (nát)
và thục (chín) thủy cốc. Trị của nó nằm ở bên cạnh của rún.
Hạ tiêu nằm ngay ở chỗ thượng khẩu của Bàng quang. Nó chủ về phân biệt thanh và
trọc. Nó chủ xuất mà không chủ nạp, vì nó có nhiệm vụ truyền dẫn (ra ngoài). Trị của nó
là ở dưới rún 1 thốn, cho nên gọi nó là Tam tiêu. Phủ của nó ở tại Khí nhai (có bản viết là
xung).
NAN 32
Điều 32 Nan viết: “Ngũ tạng đều ngang nhau, nhưng Tâm và Phế lại nằm riêng ở phía
trên màn cách, tại sao ?”.
Thực vậy: “Tâm thuộc về huyết, Phế thuộc về khí, huyết thuộc vinh, khí thuộc vệ, (cả
hai) đều cùng theo nhau để lên xuống, được gọi là vinh vệ, nó vận hành thông suốt các
kinh lạc, mở rộng ra ngoài khắp nơi. Vì thế nên Tâm Phế phải ở trên màn cách”.
NAN 33
Điều 33 Nan viết: “Can, (sắc) thanh, tượng là Mộc. Phế (sắc) bạch, tượng Kim. Can
đắc thủy thì trầm, Mộc đắc thủy thì phù. Phế đắc thủy thì phù, Kim đắc thủy thì trầm. Ý

của nó thế nào ?”.
Thực vậy: “Can không phải chỉ thuần là Mộc, nó còn là Ất, là giốc, là nhu của Canh,
nếu nói 1 cách to rộng hơn thì đó là (quan hệ) của Âm và Dương, nếu nói 1 cách hẹp hơn
thì đó là (quan hệ) của chồng và vợ. Khi nó bỏ cái khí “vi Dương” để hút vào cái “vi
Âm” thì “ý” của nó là “lạc: vui” với Kim, vả lại nó vận hành ở “Âm đạo” nhiều hơn, vì
thế nó làm cho Can đắc Thủy thì trầm.
Phế không phải chỉ thuần là Kim, nó còn là Tân, là thương, là nhu của Bính, nếu nói 1
cách to rộng hơn thì đó là (quan hệ) của Âm và Dương, nếu nói 1 cách hẹp hơn thì đó là
(quan hệ) của chồng và vợ. Khi nó bỏ cái khí “vi Âm” để kết hôn về với Hỏa thì “ý” của
nó là “lạc: vui” với Hỏa, vả lại nó còn vận hành ở Dương đạo nhiều hơn, vì thế nó làm
cho Phế đắc Thủy thì phù.
Phế “thục: chết” thì trở lại trầm, Can “thục: chết” thì trở lại phù, tại sao ? Cho nên ta
biết rằng Tân thì phải quay về với Canh, Ất thì phải quay về với Giáp
NAN 34
Điều 34 Nan viết: “Ngũ tạng đều có đủ thanh, sắc, xú, vị, có thể hiểu được không ?”.
Thực vậy: “Có thập biến. Đó là:
Can, sắc thanh, xú của nó là táo (mùi tanh của thịt), vị toan, thanh hô, dịch khấp.
Tâm, sắc xích, xú của nó là tiêu, vị khổ, thanh ngôn, dịch hãn (mồ hôi).
Tỳ, sắc hoàng, xú của nó là hương, vị cam, thanh ca, dịch diên (nước bọt).
Phế, sắc bạch, xú của nó là tinh (mùi tanh của cá), vị tân, thanh khốc (khóc), dịch nước
mũi.
Thận, sắc hắc, xú của nó là hủ (mục nát, rữa), vị hàm (mặn, thanh thân (rên rỉ), dịch
thóa (nước bọt).
Đây là thanh, sắc, xú, vị của ngũ tạng”.
“Ngũ tạng có thất thần, mỗi thần đều được tàng giữ ở đâu ?”.
Thực vậy: “Tạng là nơi tàng chứa thần khí của con người. Cho nên, Can tàng hồn, Phế
tàng phách, Tâm tàng thần, Tỳ tàng ý và trí, Thận tàng tinh và chí”.
NAN 35
Điều 35 Nan viết: “Ngũ tạng đều có chỗ (vị trí) của nó. Các phủ đều gần được bến
(tạng),-g lúc đó Tâm và Phế lại riêng mình cách xa với Tiểu trường và Đại trường. Tại

sao vậy ?”.
Thực vậy: “Kinh nói rằng: Tâm thuộc vinh, Phế thuộc vệ, thảy đều thông hành với
Dương khí, cho nên nó được “ở” bên trên. Đại trường và Tiểu trường có nhiệm vụ truyền
Âm khí cho đi xuống dưới, vì thế chúng phải “ở” phía dưới. Vì thế chúng cùng cách xa
nhau. Vả lại, các phủ đều thuộc Dương khí, phải ở nơi trong sạch. Nay thì Đại trường,
Tiểu trường, Vị, và Bàng quang đều nhận lấy những vật không sạch. Ý đó là thế nào ?”.
Thực vậy: “(Những gì nói về) phủ ở trên có chỗ đúng cũng có chỗ sai. Kinh nói rằng:
Tiểu trường là phủ thọ nhận và chứa đựng, Đại trường là phủ làm nhiệm vụ truyền đi ra
ngoài theo con đường của mình, Đởm là phủ giữ được sự trong sạch, Vị là phủ chứa thủy
cốc, Bàng quang là phủ của tân dịch. (Như vậy), một phủ không thể có đến 2 cách gọi,
điểm sai là đây. Tiểu trường là phủ của Tâm, Đại trường là phủ của Phế, Vị là phủ của
Tỳ, Đởm là phủ của Can, Bàng quang là phủ của Thận.
Tiểu trường gọi là Xích trường. Đại trường gọi là Bạch trường, Đởm gọi là Thanh
trường, Vị gọi là Hoàng trường, Bàng quang gọi là Hắc trường, (tất cả do) Hạ tiêu “trị:
quản lý”.
NAN 36
Điều 36 Nan viết: “Mỗi tạng đều có một (tạng), chỉ có Thận là có đến 2 (tạng) tại sao
thế ?”.
Thực vậy: “Thận có đến 2 tạng, nhưng không phải đều là Thận, bên trái gọi là Thận,
bên phải gọi là Mệnh môn. Mệnh môn là nơi “ở” của thần và tinh, là nơi ràng buộc của
nguyên khí. Ở người con trai, (Mệnh môn) là nơi tàng giữ tinh khí, ở người con gái,
(Mệnh môn) là nơi ràng buộc với việc thụ thai. Vì thế ta biết Thận có một”.
NAN 37
Điều 37 Nan viết: “Khí của ngũ tạng phát khởi lên từ đâu ? Thông đến đâu ? Có thể
hiểu được không ?”.
Thực vậy: “Ngũ tạng, bên trên nó quan hệ đến cửu khiếu. Cho nên, Phế khí thông với
mũi, mũi được hòa thì biết được mùi vị thúi hay thơm. Can khí thông với mắt, mắt được
hòa thì thấy được màu trắng hay đen. Tỳ khí thông với miệng, miệng được hòa thì nếm
được mùi của cốc khí. Tâm khí thông với lưỡi, lưỡi được hòa thì nếm được ngũ vị. Thận
khí thông với tai, tai được hòa thì nghe được ngũ âm.

×