Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

Phân tích kỹ thuật đầu tư chứng khoán part 3 pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (967.76 KB, 14 trang )



29
xuyên chéo của đường biểu diễn giá chứng khoán với đường kháng cự của mô hình – neckline – trước khi
nhận định đây có phải thực sự là hình mẫu kỹ thuật dạng “ba đáy” hay không

Triple top (hình mẫu kỹ thuật ba đỉnh)

Mô hình ba đỉnh được xem là mô hình cải tiến của mô hình đỉnh đầu vai. Tương tự như mô hình “ba đáy”
thứ duy nhất để phân biệt một cách rõ ràng giữa mô hình này với mô hình đỉnh đầu vai đó chính là đỉnh
“đầu” nằm giữa hai “vai”, trong mô hình “ba đỉnh” thì ba đỉnh xấp xỉ cao bằng nhau, nhưng trong mô hình
“đỉnh đầu vai” thì hoàn toàn khác, đỉnh đầu cao hơn hẳn so với hai vai hai bên. Như hình minh hoạ ở bên
dưới thì mô hình “ba đỉnh” được hình thành từ ba đỉnh sắc nhọn, cả ba đỉnh có độ cao gần bằng nhau. Một
đỉnh trong bộ ba xuất hiệ khi giá chứng khoán đang ở trong giai đoạn tăng giá, sự tăng giá lên tới mức
kháng cự của mô hình sau đó giá chứng khoán giảm xuống mức hỗ trợ của mô hình, sau đó xuất hiện sự
tăng giá trở lại nhưng chỉ đạt đến mức kháng cự ngang bằng với mức kháng cự của mô hình và lại giảm
xuống, sự tăng giá trở lại mức kháng cự thứ ba trước khi giá chứng khoán bị giảm một cách nhanh chóng
xuống dưới mức hỗ trợ của mô hình. Hình mẫu kỹ thuật ba đỉnh là một hình mẫu dạng đảo chiều của thị
trường nó đánh dấu một thời kỳ chuyển tiếp giữa một xu thế tăng giá và một xu thế giảm giá. Điều kiện
đầu tiên của mô hình đó là phải được bắt đầu băng một xu thế tăng giá. Các chuyên viên phân tích khuyên
rằng nhà đầu tư nên đợi sự xuất hiện của sự xuyên chéo giữa đường biểu diễn giá chứng khoán với đường
hỗ trợ của mô hình – neckline – một cách rõ ràng. nếu giá chứng khoán không giảm mạnh sau sự xuất hiện
đỉnh thứ ba thì đó không phải là mô hình “ba đỉnh”. Đôi khi trong thực tế mô hình “ba đỉnh” không thực
sự x
ảy ra một cách hoàn hảo ví dụ như ít khi ba đỉnh có độ cao xấp xỉ bằng nhau, mà sự bằng nhau chỉ
mang tính chất có sự sai lệch có thể chấp nhận được.
Phân tích kĩ thuật P.8 - Sử dụng đường hỗ trợ và đường kháng cự trong phân tích
Đường hỗ trợ và kháng cự
là một trong những công cơ bản được các tay buôn chứng khoán sử dụng để
phân tích và xác định vùng biến động của giá cổ phiếu trên thị trường. Có thể ở Việt Nam, khái niệm
đường hỗ trợ, đường kháng cự còn rất lạ lẫm đối với nhiều nhà đầu tư song khái niệm này được nhắc tới


và sử dụng rất phổ biến trong phân tích kĩ thuật, thậm chí còn được coi là kim chỉ nam, là sách gối đầu
giường của nhiều tay chơi cổ phiếu. Bài viết này nhằm cung cấp các kiến thức cơ bản nhất về mức hỗ
trợ, mức kháng cự cũng như cách xác định các mức giá có khả năng xảy ra trong tương lai.

Một trong những tiên đề nổi tiếng, có tính kinh điển trong phân tích kĩ thuật
đó là "giá cả của cổ phiếu
chịu sự tác động mạnh mẽ của mức hỗ trợ và mức kháng cự". Hỗ trợ là thuật ngữ dùng để chỉ các tác
động giữ cho giá cổ phiếu luôn cao hơn một mức nào đó, còn kháng cự ngược lại, là thuật ngữ được sử


30
dụng để chỉ các tác động khiến cho giá cổ phiếu luôn thấp hơn một mức nhất định nào đó. Người ta đã
nghiệm ra rằng lịch sử luôn lặp lại, nếu trong quá khứ các mức giá đã từng đóng vai trò là giá kháng
cự,thì chúng có xu hướng sẽ lặp lại vai trò đó trong tương lai. Việc biểu diễn được các đường hỗ trợ hay
kháng cự trên đồ thị cổ phiếu sẽ giúp nhà đầu tư xác định được tầm quan trọng của chúng trong quá khứ
cũng như tiên liệu được các biến động trong tương lai. Khi nhận thấy thị trường đang giao dịch với mức
giá gần với và hướng về các mức trên, ta có thể đưa ra một số dự báo hợp lý về giá cả cổ phiếu trong
thời gian tới, từ đó có được các quyết định đầu tư cho riêng mình.

Vậy thế nào là hỗ trợ, thế nào là kháng cự và hình thù của chúng trên các đồ thị cổ phiếu ra sao? Để giải
quyết được câu hỏi này, hãy cùng quan sát một đồ thị có biểu diễn các đường kháng cự và đường hỗ trợ
tại các mức giá hết sức rõ ràng và dễ nhận biết. Sử dụng các thông tin rút ra từ bảng này ta có thể biết
được liệu các mức kháng cự hay hỗ trợ này có lặp lại không khi giá cổ phiếu có xu hướng chạm tới các
mức giá đó. Tuy nhiên, trước khi đi sâu khám phá những bí ẩn đằng sau các biểu đồ, hãy cùng tìm hiểu
một số thuật ngữ và các nguyên nhân dẫn tới sự hình thành của các đường này.

Bất kì ai thường xuyên theo dõi các kênh thông tin tài chính, đọc các tạp chí đầu tư như Financial
Times, vào các website chuyên ngành đầu tư chứng khoán của các thị trường lớn đều có thể nghe được
và đọc được các lời nhận xét của các chuyên gia tài chính như, đại loại như là "Tôi cho rằng mức hỗ trợ
của Dow là 7300" hay "Dow chắc chắn sẽ có mức kháng cự là 8100" Vậy thì bản chất tài chính của

kháng cự hay hỗ trợ là gì, và tại sao người ta lại nhắc đến nó nhiều như vậy. Robert Edwards và John
Magee trong tác phẩm kinh điển của họ có tựa đề "phân tích kĩ thuật xu thế biến động cổ phiếu"
(Technical analysis of stock trend) đã định nghĩa như sau:
Hỗ trợ là việc mua, có thể trên thực tế hoặc tiềm năng, một khối lượng lớn cổ phiếu trong một giai đoạn
nhất định nhằm ngăn chặn không cho giá của chúng giảm thêm nữa. Kháng cự, ngược với hỗ trợ, là
việc bán một lượng lớn cổ phiếu nhằm đáp ứng các lệnh mua, khiến cho mức giá không tăng thêm nữa.
Xét về quan hệ cung cầu thì hỗ trợ là mức giá mà tại đó cầu lớn hơn cung, còn kháng cự là mức giá tại
đó cầu nhỏ hơn cung.



31

Hãy cùng quan sát bảng 1 để thấy rõ hơn. Đây là biểu đồ chứng khoán của công ty Rubbermaid từ tháng 6
năm 1997 đến tháng 9 năm 1998. Đồ thị thể hiện ba lần giá cổ phiếu lên cao hơn mức 27.5 điểm ( tại A ,B
,C), sau đó lại đảo chiều và giảm giá. Kế đó, sau khi vượt qua mức 27.5 điểm vào tháng 1 năm 1998 giá cổ
phiếu lại tụt xuống (điểm D ,E ,F) trước khi tăng lên tới mức 35 điểm. Một đường thẳng được kẻ sao cho
càng gần với cả sáu điểm này càng tốt. Trong bảng này, ta thấy mức giá đóng vai trò kháng cự tại điểm A-
C, sau đó đảo chiều và đóng vai trò hỗ trợ tại điểm D-E.

Để giải thích được hành vi của thị trường, chúng ta cần phân tích rõ đồ thị này hơn chút nữa. Sau khi sụt
giảm mạnh từ mức 30 điểm vào giữa tháng 7 năm 1997, giá cổ phiếu sau đó đã tăng lên mức 27.5 (điểm
A) vào tháng 8, lại sụt giảm, rồi tăng lên mức 27.25 điểm vào tháng 8, sau đó lại sụt giảm. Chu kì này lại
tiếp diễn một lần nữa vào tháng 1 năm 1998, sau đó lại được đẩy từ mức 27.5 điểm lên mức 29.5 điểm vào
tháng 2.

Giả định rằng trước khi diễn ra sự sụt giá vào giữa tháng 7 năm 1997, các nhà đầu tư mua cổ phiếu ở mức
giá dưới 30 điểm đã kiếm được một khoản lợi nhuận sau khi bán lại các cổ phiếu này cho các nhà đầu tư
mới ở mức giá 30 điểm. Nhưng ngay sau đó, nhiều người trong số các cổ đông mới này đã đau khổ khi
phải chứng kiến tiền đầu tư của mình bỗng nhiên giảm đi mất 15% chỉ sau một đêm ngắn ngủi (giá giảm

xuống mức 25.5 điểm) và đương nhiên ai cũng mong ngóng ngày giá tăng để giảm bớt khoản lỗ.

Mặt khác, các nhà đầu tư đã lỡ cơ hội kiếm lời từ việc tăng giá ngay trước đó (từ thấp hơn 30 lên 30 điểm)
thì lại coi đây là một cơ hội tốt để mua vào, đơn giản vì mới chỉ hai ngày trước đó, mức giá còn ngất
ngưởng 30 điểm. Chính vì tâm lý này nên giá cổ phiếu đã tăng lên mức 27.5 (điểm A), và các cổ đông
mua cổ phiếu ở mức giá 30 cũng nhẹ nhõm hơn một chút vì mức lỗ của họ chỉ còn 2.5 điểm thay vì 4.5
điểm như trước đây. Nhiều người chấp nhận mức lỗ này, và không muốn kéo dài tình trạng lo lắng cho túi
tiền của mình, họ quyết định bán cổ phiếu ra, khiến cho giá sụt xuống. Chu trình này lặp lại (điểm B và C)
cho đến khi một bộ phận lớn các nhà đầu tư không chấp nhận mức lỗ 2.5 điểm và vẫn quyết định nắm giữ
cổ phiếu, khiến cho mức giá tiếp tục tăng và vượt qua mức 27.5 vào tháng 2 năm 1998, tiếp tục tăng lên
mức 29.5 điểm.
Tại mức giá này, nhiều nhà đầu tư cảm thấy hài lòng với quyết định nắm giữ cổ phiếu của mình, chấp
nhận mức lỗ 0.5 điểm, lo sợ vì mức giá duy trì yếu trong thời gian dài, họ quyết định liên lạc với người
môi giới của mình để bán cổ phiếu, khiến cho giá lại giảm xuống mức 27.5 (điểm D). Hiện tượng này tiếp
tục xảy ra thêm hai lần nữa (điểm E, F) cho đến khi những nhà đầu t
ư chấp nhận chịu mức lỗ nhỏ đã ra
khỏi thị trường, lúc này giá cả lại được đẩy lên mức 30 điểm vào tháng 5 năm 1998.

Quá trình trên không chỉ xảy ra tại mức giá này mà nó xảy ra ngay tại mỗi mức giá cổ phiếu được giao


32
dịch. Mặc dù điều này có
vẻ quá đơn giản, nhưng đó
là một trong những kiểu ra
quyết định của các nhà đầu
tư giúp hình thành nên mức
hỗ trợ và mức kháng cự.
Một vài nhân tố quan trọng
hơn cả sẽ có ảnh hưởng lớn

đến biểu hiện của giá cả,
tuy nhiên nếu không tính
tới các nhân tố này, các
mức hỗ trợ và kháng cự này
có th
ể có những tác động rõ
rệt đến hình dạng của bảng
biểu chứng khoán thường
ngày. Nhưng quan trọng
hơn cả, bằng cách kết hợp
kiến thức về mức hỗ trợ,
mức kháng cự cùng với các
công cụ phân tích cơ bản

phân tích kĩ thuật khác,
chúng ta có thể có những sự
so sánh, dự đoán xu hướng biến động của giá cả, chớp thời cơ làm giàu, hơn là bị động gánh chịu và sửng
sốt trước những biến đổi bất ngờ của nó.


Bảng thứ hai lại là một ví dụ khác, thể hiện biến động theo từng ngày của cổ phiếu OSSi (Outback
Steakhouse). Kể từ đầu năm 1998 tới giữa tháng 2, giá cổ phiếu tăng từ 28.5 lên 34.5 điểm (tại A). Hãy
chú ý tới phần đường biểu diễn nằm sát nhau ngay trên đường hỗ trợ được kẻ tại mức 34.5, và những biến
động của giá cả trong vài tháng tiếp đó khi nó tăng giảm chạm mức hỗ trợ 4 lần tại B, C, D, E. Từ điểm E
cho đến cuối tháng 7, giá tăng lên tới tận mức đỉnh điểm là 41(tại F), ngay sau đó lại tụt dốc rất nhanh
xuyên qua đường hỗ trợ, xuống mức 32.5 vào đầu tháng 8.


33



Vì F là điểm cao nhất trong cả thời kì phân tích, ta sẽ kẻ một đường thẳng từ điểm G đến điểm E, kéo
thẳng đường này sang phía phải (gọi là đường xu thế). Hãy chú ý rằng điểm dừng H trước ngày giá giảm
từ 36 xuống 32.5 điển (I) nằm ngay trên đường này. Sự sụt giảm tương đối lớn ngay ngày sau đó cho thấy
đường xu thế này đóng vai trò như một đường hỗ trợ, một khi vượt qua được "rào cản" này, giá sẽ rớt tự
do. Đồng thời điều này cũng có nghĩa là đường hỗ trợ và kháng cự không nhất thiết phải là đường ngang,
nó có thể là một đường xiên. Trên thực tế, cũng có thể coi chính các đường xu thế này như đường hỗ trợ
hay kháng cự.


Quay lại với các điểm nằm trên đường hỗ trợ (A, B, C, D, E). Vì mức giá giảm xuống dưới 34.5 nên giá
đã phá vỡ đường hỗ trợ và đường xu thế. Trong tháng 8 mức giá chủ yếu giao động nhẹ quanh mức 34.5,


34
lúc này đường xu thế không còn đóng vai trò như một đường hỗ trợ nữa, nó đã đảo chiều và đóng vai trò
như một đường kháng cự cho đến khi giá giảm xuống mức thấp hơn, đến tháng 9, cổ phiếu này được giao
dịch ở mức 26.

Mức độ quan trọng và đáng tin cậy trong việc dự đoán tương lai của đường hỗ trợ hay kháng cự trong
phân tích kĩ thuật liên quan trực tiếp đến sô lần giá chạm tới các đường này và chuyển động ngược trở lại.
Trong đồ thị số 4, có ít nhất là 7 lần giá đạt tới mức kháng cự/hỗ trợ và sau đó đảo chiều. Con số này
chứng tỏ rằng các đường này rất có ý nghĩa và đáng tin cậy, có thể dùng để dự đoán các biến động của giá
trong tương lai. Nó có đáng tin 100% không? Tất nhiên là không, chẳng có phương pháp phân tích nào lại
đáng tin 100% bởi thị trường còn chịu sự tác động của rất nhiều yếu tố, tuy nhiên theo như đồ thị này thì
khả năng giá sẽ đảo chiều là rất lớn.

Theo đồ thị trên, khi mức giá không giữ xu thế tăng nữa, chúng ta sẽ kẻ một đường xu thế mới để thể hiện
hướng biến động mới của giá cả. Một đường thẳng nối từ F, kéo dài qua J là đường xu thế mới. Một
đường thẳng khác nối từ H, song song với đường xu thế trên có vẻ "bao trọn" được biên giao động của giá

trong thời gian từ tháng 7 đến tháng 9, đây chính là môt hình hỗ trợ
-kháng cự đường xiên điển hình.

Nhìn chung, hỗ trợ và kháng cự không phải là công cụ dự đoán chính xác 100% sự biến động của giá cả
trong tương lai, thay vào đó chúng là công cụ dùng để cảnh báo các nhà đầu tư về một số điểm cần xem
xét thẩm tra kĩ càng. Bằng cách sử dụng đường hỗ trợ và kháng cự kèm với các chỉ số khác, chúng ta có
thể biết được các tác động của chúng (nếu có) đối với giá cổ phiếu, với độ chính xác tuỳ theo số lần giá cả
chạm mức kháng cự hay hỗ trợ.
(PHẦN DƯỚI ĐÂY CŨNG LÀ MÔ HÌNH CƠ BẢN VÀ CÓ THÊM VÍ DỤ, ĐƯỢC LƯỢC TỪ MỘT
NGUỒN KHÁC)


35
Các mô hình cơ bản ( phần 1 )
Phân tích kĩ thuật có thể rất đơn giản hoặc rất phức tạp, phụ thuộc vào khả năng bạn thao tác với dữ liệu
thị trường. Những công cụ “thô sơ” bao gồm các mô hình biểu đồ, như tam giác, 2 đỉnh – 2 đáy , đầu và
vai, mô hình cờ, và tất nhiên, cơ bản nhất nhưng quan trọng nhất, là đường xu hướng. Đôi khi bạn
không cần những máy tính và phần mềm quá rườm rà cho dù đôi khi chúng có thể
giúp bạn phân tích
nhanh và dễ dàng hơn.
Các mô hình tiếp diễn
Xu hướng thị trường có khuynh
hướng tiếp tục duy trì. Khi nào biến
động giá còn tuân theo 1 xu hướng
xác định và không phá vỡ đường xu
hướng đó, thì xu hướng đó vẫn còn
sức mạnh và là 1 xu hướng tiếp
diễn. Ngoài ra còn có 1 số mô hình
biến động giá cũng cho thấy xu
hướng vẫn còn tiếp tục.

Mô hình cờ tăng ( bullish flag) –
Mô hình cờ tăng xuất hiện khi th

trường đang có 1 xu hướng tăng
mạnh, và có thể bị gián đoạn bởi 1
sự tạm nghỉ hoặc biến động ít ( sideways) do việc giao dịch giảm trong 1 vài nến ( candles), và sau đó thị
trường tiếp tục 1 xu hướng mạnh tiếp diễn. Khoảng gián đoạn chống lại xu hướng chính có thể diễn ra
trong vài ngày.
Thị trường có đặc thù là luôn dao động giữa 1 chu kì các điểm dao động cao và chu kì các đi
ểm dao
động thấp, và đó là lý do tại sao mô hình cờ là 1 dạng thị trường chậm lại 1 nhịp để xác định lại mức
trước khi quay trở lại xu hướng tăng.

Mô hình cờ giảm (Bearish flag) Mô hình cờ giảm xuất hiện khi thị trường đang có 1 xu hướng giảm
mạnh, và có thể bị gián đoạn bởi 1 sự tạm nghỉ hoặc biến động ít ( sideways) do việc giao dịch giảm
trong 1 vài nến ( candles), và sau đó thị trường tiếp tục 1 xu hướng giảm mạnh tiếp diễn. Cũng như mô


36
hình cờ tăng, vùng “cờ” là thời gian ngắn thị trường củng cố và xác định trước khi trở lại với 1 xu hướng
giảm mạnh.

Tam giác đối xứng hay cờ hiệu (pennants)– 1 trong những mô hình tam giác phổ biến – tam giác
nhọn là mô hình tiếp diễn. Giá có khuynh hướng dao động ngày càng yếu , với điểm cao và điểm thấp
ngày càng có biên độ nhỏ dần và giá hướng đển đỉnh nhọn của tam giác. Sự phá vỡ của giá ra khỏi mô
hình tam giác theo 1 hướng thì xu hướng đó sẽ nổi trội hơn – và trong ví dụ phía trên , giá xuống mạnh.
Tam giác giảm (descending triangle) – 1 trong những mô hình tam giác hiệu quả báo tr
ước sự tiếp
diễn của xu hướng giảm . Thị trường đang nóng lòng tìm kiếm 1 xu hướng mua khi đã chạm mức cản
(support) rất nhiều lần trong vài candle liên tiếp. nhưng đỉnh của các nên trong dãy ngày càng thấp hơn

và giá hướng đến điểm mũi nhọn trong tam giác. Và cũng như các mô hình tam giác khác, khi người
mua quyết định rằng họ không thể giữ giá lâu hơn nữa tại mức chặn đáy của tam giác này, giá sẽ phá vỡ

mức cản, và kì vọng giá sẽ tiếp tục xuống theo xu hướng trội hơn.
Tam giác tăng (Ascending
triangle ) – Tam giác tăng ngược
lại với tam giác giảm. Người bán
giữ giá tại mức chặn trên
(resistance) của tam giác nhưng
người mua tiếp tục đẩy giá lên cao
hơn, tạo nên mức giá thấp của nến
sau cao hơn nến trước cho đến khi
mức chặn trên bị phá vỡ. Cũng
giố
ng như các tam giác khác, giá
sẽ tiếp diễn theo xu hướng trội hơn
sau khi phá vỡ mức cản.


37
Chiếc tách và tay cầm ( cup and handle or cup and saucer) : Thị trường giảm đột ngột , sau đó giao
dịch với mức độ thấp trong 1 thời gian ngắn, và sau đó tăng đột ngột tạo thành 1 hình chữ U dạng cái
tách. Sau đó giá tiếp tục đánh võng tạo thành cái tay cầm phía bên phải cái tách, chạm mức cản trên
(resistance) 1 vài lần. Khi giá đã đủ xung lực để phá vỡ mức cản , nó sẽ tiếp tục bứt phá mạnh tạo mức
cao hơ
n với khối lượng lớn, và đôi khi có thể tạo ra 1 khoảng trống (gap) tại điểm bứt phá để xác định 1
xu hướng tăng mạnh.

Các mô hình cơ bản ( phần 2 )
Như cái tên của nó, đây là những mô hình đổi chiều

cho thấy dấu hiệu xu hướng đã kết thúc và thị
trường đã sẵn sàng đổi sang 1 xu hướng khác
ngược với hướng ban đầu, hoặc có thể, dao động
ngắn ( sideways) trong 1 thời gian.
Mô hình cơ bản: Các mô hình đổi chiều
Cùng với mô hình tiếp diễn, đường xu hướng
(trendline) là mô hình cơ bản để xem xét. Nếu giá
phá vỡ đường xu hướng, và tiếp tục b
ứt phá, đây là
sự xác nhận của 1 sự đổi chiều xu hướng. Luôn
nhớ rằng, tất cả các mô hình đều có thể áp dụng
cho mọi khung thời gian (time frames) – theo giờ,
ngày, tuần, tháng, năm hoặc có thể theo biểu đồ phút.
Mô hình 2 đỉnh – (double tops): Hiện tượng này xuất hiện khi giá đạt đến một điểm cao rõ rệt, vượt
hẳn điểm trước đây, sau đó quay lại điểm đ
ó và lại vượt lên. Khi thời gian 2 đỉnh liên tiếp của sự tăng
giá này cách nhau càng lâu thì càng thể hiện khả năng tăng giá của đồ thị này. Sự biến đổi của mô hình
này tương tự như hiện tượng mà người ta gọi là mô hình các đỉnh “M” hay 1-2-3 đợt sóng tăng giá. Tuy
nhiên, sự tăng giá thứ 2 thường thấp hơn sự tăng giá đầu tiên đối với mô hình này. Trong hầu hết các
trường hợp, những điểm quy
ết định thường là những điểm tăng giá, đó là những điểm đánh dấu khả
năng xuất hiện một mức giá trần mong đợi, và một mức giá thấp tạm thời. Nếu giá giảm xuống thấp hơn
mức đó, đó là sự xác nhận đỉnh mô hình và dấu hiệu khuyên bạn nên bán.



38

Mô hình 2 đáy (double bottom) – nguyên tắc của mô hình này giống như sự ngược lại của mô hình 2
đỉnh. Tương tự mô hình này được gọi là mô hình các đáy “W” hoặc 1-2-3 đợt sóng giảm giá. Trong tất cả

các trường hợp của mô hình này, giá đạt đến một mức thấp rõ rệt, có sự bật lên 1 chút, sau đó rớt xuống
mức thấp để thử lại 1 lần nữa, và cuối cùng tăng trở lại. Khi giá vượt khỏi mức cao tạ
m thời, khi đó đáy
mô hình được xác nhận và thị trường nên bán.

Mô hình đảo ngược các đỉnh “đầu và vai” (Head-and-shoulders top reversal)– Mô hình đảo ngược
khuynh hướng truyền thống này xuất hiện khi thị trường tạo ra một điểm cao mới (left shoulder), giảm
xuống, tăng lên đến đỉnh mới cao hơn (head) và giảm trở lại, sau đó tăng tới 1 đỉnh cao mới sau 1 thời
gian có thể là bằng với đỉnh bên trái (left shoulder) và sau
đó thì giảm trở lại. Điểm mấu chốt ở đây là “1
đường tiệm cận” - “neckline” hoặc là 1 đường nằm ngang mà có thể nối 2 điểm thấp trên đồ thị.

Khi giá rớt xuống thấp hơn “neckline”, đó là dấu hiệu kết thúc sự tăng giá và có khả năng bắt đầu 1 đợt
giảm giá của thị trường. Tuy nhiên,
trong nhiều trường hợp giá có
khuynh hướng đi ngượ
c với xu
hướng thị trường vì vậy sự dừng lại
chưa tạo ra một xu hướng giảm giá
ngay. Đôi khi điểm dừng lại của
đường tiệm cận xuất hiện như 1 sự
gián đoạn hoặc báo hiệu 1 xu
hướng giảm giá mạnh, ủng hộ cho
sự đảo ngược về giá.
Mô hình “ đầu và vai” là một trong
nhiều loại mô hình đồ thị khác nhau

được sử dụng để hoạch định
cho chiến lược về giá. Các nhà
phân tích đo lường khoảng cách từ

đỉnh “head” đến đường tiệm cận
của đồ thị sau đó trừ đi khoảng cách từ điểm ngừng của đường tiệm cận để tính toán xem giá có thể
giảm đến mức nào.


39
Mô hình đảo ngược các đáy “đầu và vai” (Head-and-shoulders bottom reversal)– Có thể nói mô
hình 2 đáy là nghịch đảo của mô hình 2 đỉnh, các đáy “vai và đầu” thì cũng giống các đỉnh “vai và đầu”
nhưng ngược lại. Điều này có nghĩa là giá trượt xuống 1 mức thấp (left shoulder), tăng trở lại sau 1 thời
gian, sau đó giảm xuống đến 1 mức thấp hơn (head), lại tăng trở lại và sau cùng là hạ xuống lần nữa
đến 1 mức thấp x
ấp xỉ với mức “left shoulder” (right shoulder).

Đường tiệm cận của đồ thị rất quan trọng. Khi giá vượt khỏi đường tiệm cận này, mô hình đảo ngược kết
thúc và 1 xu hướng tăng tiềm năng có thể xuất hiện. Cùng với các đỉnh “ vai và đầu”, có thể có 1 vài giao
dịch về phía sau và phía trước theo cả 2 phía của đường tiệm cận khi thị trường quyết định chọn hướng
đi, và khoảng cách giữa đường tiệm cận và đỉnh “head” có thể
được sử dụng để dự đoán xem giá có thể
biến động như thế nào.
Mô hình “sụt giá theo 1 mũi nhọn” (Falling wedge) – Mô hình này xuất hiện khi thị trường đang trong
xu hướng đồng loạt giảm giá và các loại giá cao giảm nhanh hơn các loại thấp, giống như dạng mũi
nhọn. Người bán có thể đẩy giá đến mức thấp hơn nhưng do có 1 lượng mua hỗ trợ để giữ thị trườ
ng
không bị giảm giá thấp hơn. Cuối cùng sức mạnh của bên bán bắt đầu cạn dần và không thể khiến giá
thị trường giảm thấp hơn nữa, và thị trường bắt đầu bật dậy khi thế lực của bên bán vượt hẳn bên mua.
Những mô hình như thế này thường có hướng tăng giá và là điềm báo có 1 sự thay đổi khuynh hướng
thị trường.

Mô hình “tăng giá theo 1 mũi nhọ
n” (Rising wedge) – Mô hình này ngược lại với mô hình trên và

xuất hiện khi thị trường ở xu hướng tăng giá. Người mua tiếp tục đẩy đẩy các loại giá thấp trong ngày
lên, nhưng người mua đã giữ cho giá thị trường không lên quá cao. Sau cùng việc mua đã giảm và
người bán nắm thị trường, và đẩy giá xuống thấp hơn mũi nhọn tạm thời của xu hướng tăng giá. Những
mô hình như thế này thường có hướng giảm giá và là đ
iềm báo có 1 sự thay đổi khuynh hướng thị
trường.


40









Mô hình “kim cương” (diamond pattern) – Đây là 1 mô hình hiếm thấy xuất hiện thường xuất hiện
những thị trường giá cao. Sự hay thay đổi tăng lên ở các mức giá cao hơn, tạo ra 1 phạm vi của giá trần
và giá sàn trong 1 giao dịch rộng hơn để tạo nên 1 đoạn rộng nhất của mô hình “ kim cương”. Sau đó sự
thay đổi này giảm xuống về phía phải của các mức giá cao và dãy biến động giá tr
ở nên hẹp hơn khi xu
hướng giống như dạng “mô hình tam giác” để kết thúc diễn biến của mô hỉnh “ kim cương”. Sự hay thay
đổi theo hướng thấp, cao, thấp liên tiếp nhau này thường tự tạo ra chiều hướng của mình đến khi kết
thúc.


41


Các mô hình cơ bản ( phần cuối )
Còn rất nhiều khái niệm khác cần được đề cập đến trong bất kỳ bàn luận nào về các mô hình đồ thị cơ
bản vì chúng là 1 phần không thể thiếu của bất kỳ kỹ thuật phân tích nào.
Mức giá sàn (support) và mức giá trần (resistance) – như những gì đã đề cập trong bài viết này, các
kỹ thuật phân tích bắt đầu với những đường xu hướng. Đường xu hướ
ng cũng là điểm đầu tiên của các
mức giá sàn và giá trần. Dự kiến 1 đường xu hướng để quyết định vùng giá sàn và giá trần trong tương
lai luôn đem lại hiệu quả. 1 đường xu hướng dọc theo các mức giá thấp là 1 đường hướng lên và và
ngược lại nếu đi qua các điểm giá cao là 1 đường hướng xuống và đó là ranh giới quan trọng để vượt
qua nếu thị trường định thay đổi xu hướng.


Tuy nhiên đường xu hướng không chỉ là nguồn gốc của các mức giá sàn và giá trần. 1 trong những
phương pháp phổ biến để quyết định các mức giá sàn và giá trần là dựa vào 1 dãy đồ thị và các mức giá
trước đây của chúng, sau đó quan sát xem mức giá nào là mức giá cao, mức giá thấp và mức gần nhất
dễ đạt đến nhất. Phương pháp quyết định mức giá sàn và mức giá trần dựa trên bất kỳ dãy đồ thị ở các
khung thời gian như mỗi giờ, mỗi
ngày, mỗi tuần và mỗi tháng. 1
loạt giá cao và thấp nhiều lần tập
trung ở các vùng giá thấp nhưng
không phải là 1 mức giá nhất
định. Thay vào đó nếu có 1 miền
giá trần và giá sàn hẹp sẽ hiệu
quả hơn.

Nhiều đỉnh và đáy cũng là các
mức giá sàn và giá trần. Những
đoạn giá bỏ trống trên đồ thị cũng
được xem như
những mức giá

trần và giá sàn tốt. Đường dịch
chuyển trung bình, đặc biệt là
những đường dài hạn, có thể
cung cấp các mức giá sàn và giá
trần. Ngoài ra còn có cách khác
để nhận biết các mức giá sàn và giá trần như là qua các góc hình học từ các điểm quan trọng xác định,
1 khái niệm liên quan đến W.D.Gann (1 người kinh doanh chứng khoán và hàng hóa trước đây đã qua
đời vào năm 1955).


42

Cuối cùng, các mức giá trần và giá sàn có thể quyết định bởi các mức giá “tâm lý” (psychological price
levels). Chúng thường là những số được làm tròn nhưng lại rất có ý nghĩa trong 1 thị trường. Ví dụ như
đối với dầu thô thì mức giá “tâm lý” là khoảng 60$/ thùng. Đối với đậu nành, thì mức giá có thể là 5$
hoặc 6$/giạ hay vải cotton là 0.5$/ pao(0.45g). Những điểm giá này xác định các mức giá tăng hoặc
giảm khi thị trường tạm ngưng để củng cố
lại.

Nhiều mô hình đồ thị được phát triển là kết quả của sự biến động của giá trong vùng giá sàn và giá trần.
Ví dụ như mô hình 2 đáy có thể hình thành bởi vì thị trường tìm ra được mức giá sàn từ 1 điểm đáy
trước, hoặc là mô hình tam giác được định hình khi giá không thể vượt qua mức giá sàn và giá trần của
đường xu hướng trong ngắn hạn cho đến khi có sự phá vỡ xuất hiện.

M
ột điểm quan trọng cần chú ý về các mức giá sàn và giá trần là khi mức giá sàn quan trọng hoặc là 1
miền giá bị phá vỡ theo hướng giảm, thì mức giá hoặc miền giá đó có thể sẽ trở thành mức giá trần
quan trọng. Cũng như thế, 1 mức giá trần hoặc 1 miền giá quyết định sẽ bị phá vỡ theo hướng tăng sau
đó có thể trở thành mức giá mức giá sàn hoặc vùng giá quan trọng.


Sự quay tr
ở lại xu hướng cũ (retracement) – 1 cách khác để tìm ra vùng giá trần và giá sàn là bằng
cách tìm ở “retracement” của sự di chuyển các mức giá quan trọng. Giá biến động có nghĩa là có sự
chống lại xu hướng đang tồn tại. Những biến động này có thể gọi là sự điều chỉnh của thị trường
(correction). Một khi thị trường đã vượt ra khỏi xu hướng ban đầu, điều đầu tiên mà nhiều người giao
d
ịch muốn biết là sự biến đổi này hay sự điều chỉnh này sẽ đi đến đâu.

Dựa trên những nghiên cứu về giá trước đây, 1 “retracement” phổ biến là khoảng 50% xu hướng cũ. Ví
dụ như 1 thị trường đang có xu hướng tăng chắc chắn thường bắt đầu từ mức giá 100 và tăng dần lên
đến 200. Sau đó sẽ có điều chỉnh, thông thường thì th
ị trường hiếm khi biến động theo 1 chiều. Vậy khi
nào giá của 1 thị trường sẽ đổi hướng? Những nhà phân tích dựa trên “retracement” thì đặt ra 1 mục tiêu
khoảng 150 hay 50% của sự dịch chuyển giá từ 100 đến 200 và mong rằng giá sẽ bật lên và trở lại
hướng tăng sau khi chạm đến 1 mức nào đó. Sự điều chỉnh “retracement” thấp hơn 50% chỉ sổ trung
bình là 1 xu hướng mạnh, ngược lại là 1 xu hướng yế
u.

Mức 50% không chỉ là 1 mức “retracement” phổ biến. Một số nhà phân tích sử dụng mức từ 33% đến
67% như các mức trần và mức sàn. Còn theo các số liệu mang tính quy luật thì sử dụng mức từ 0.382%
đến 0.618% của 1 sự di chuyển ưu tiên như các mức trần và mức sàn quyết định.

Cho dù bạn sử dụng như 1 mục tiêu “ retracement” như thế nào thì bạn có thể đạt được 1 giá trị
cao nếu
như nó trùng khớp với dạng mức sàn và mức trần quan trọng như 1 đường xu hướng, mức cao hoặc
thấp trước đây hay 1 khoảng trống.

×