Tải bản đầy đủ (.doc) (45 trang)

Đánh giá ảnh hưởng của thức ăn viên công nghiệp và thức ăn chế biến lên tốc độ tăng trưởng và hiệu quả kinh tế của cá rô phi vằn đơn tính dòng GIFT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (281.78 KB, 45 trang )

Phần I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Ngày nay nghề nuôi trồng thủy sản đã và đang là ngành mang lại nhiều
lợi nhuận cho người dân và cũng là ngành kinh tế đóng góp lớn lượng ngoại
tệ cho nền kinh tế quốc dân. Vì vậy, thủy sản đã trở thành ngành kinh tế quan
trọng góp phần tạo nguồn thực phẩm cho nhân dân và nguồn nguyên liệu cho
xuất khẩu.
Trong cơ cấu nuôi trồng thủy sản ở Việt Nam thì diện tích nuôi lợ,
mặn chiếm chủ yếu còn nuôi nước ngọt thì ít hơn. Mặc dù vậy nhưng việc
nuôi các đối tượng nước ngọt vẫn được người dân tiến hành rộng rãi. Với các
ưu điểm như tận dụng được nguồn nước sẵn có của tự nhiên, dễ nuôi và yêu
cầu kỹ thuật không phức tạp, phù hợp với trình độ kỹ thuật của người dân
thường quen với việc nhà nông.
Trong quá trình phát triển, các hình thức canh tác thường xuyên được
đổi mới. Từ nuôi quảnh canh năng suất thấp cho đến ngày nay các quốc gia
đang hướng đến việc công nghiệp hóa ngành nuôi thủy sản. Đại bộ phận các
nước tiên tiến của khu vực và thế giới đã chuyển từ hình thức nuôi quảng
canh và quảng canh cải tiến sang nuôi bán thâm canh và thâm canh. Do đó
việc tìm kiếm các đối tượng nuôi và nguồn thức ăn phù hợp là vấn đề đặt ra
trong thực tiễn sản xuất. Đã có nhiều đối tượng đã được nghiên cứu để nuôi,
trong đó với những tính năng vượt trội cá rô phi vằn dòng GIFT với đặc điểm
có khả năng sử dụng loại thức ăn rẽ tiền dễ kiếm, nuôi trong nhiều hình thức
khác nhau, nuôi với mật độ cao, ăn rất mạnh và tốc độ tăng trưởng nhanh,
không bị dịch bệnh gây chết cá, thịt cá thơm ngon và dễ tiêu thụ là một đối
tượng được người nuôi cá rất ưa chuộng.
Mặc dù vậy hiệu quả kinh tế của việc nuôi cá rô phi còn khá thấp. Một
trong những nguyên nhân là do chi phí thức ăn ngày càng cao, đặc biệt khi sử
dụng thức ăn viên công nghiệp. Chính vì lý do làm tăng hiệu quả của nghề
nuôi cá rô phi, được sự đồng ý của giáo viên hướng dẫn, tôi đã thực hiện đề
1
tài: “Đánh giá ảnh hưởng của thức ăn viên công nghiệp và thức ăn chế
biến lên tốc độ tăng trưởng và hiệu quả kinh tế của cá rô phi vằn đơn


tính dòng GIFT (Oreochromis niloticus) nuôi tại Trung tâm giống thủy
sản nước ngọt cấp I, tỉnh Thừa Thiên Huế”
Đề tài thực hiện nhằm đạt được mục tiêu sau:
- Nghiên cứu ảnh hưởng của một số loại thức ăn đến tăng
trưởng cá cá rô phi vằn dòng GIFT từ đó hướng dẫn người dân nuôi
với loại thức ăn có hiệu quả nhất.
- Bước đầu đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi.
- Tập làm quen với phương pháp nghiên cứu khoa học
2
Phần 2
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Đặc điểm sinh học của cá rô phi đơn tính dòng GIFT
2.1.1. Đặc điểm phân loại
Ngành phụ có hàm: Gnathostomata
Lớp cá xương: Osteichthyes
Bộ cá vược: Perciformes
Họ: Cichlidae
Loài cá rô phi dòng GIFT: Oreochromis niloticus
Tên tiếng anh: Tilapia
2.1.2 . Mô tả hình thái
Thân cao, hình hơi bầu dục, dẹp bên. Đầu ngắn. Miệng rộng hướng
ngang, rạch kéo dài đến đường thẳng đứng sau lỗ mũi một ít. Hai hàm dài
bằng nhau, môi trên dầy. Lỗ mũi gần mắt hơn mõm. Mắt tròn ở nửa trước và
phía trên của đầu. Khoảng cách hai mắt rộng, gáy lõm ở ngang lỗ mũi. Khởi
điểm vây lưng ngang với khởi điểm vây ngực, trước khởi điểm vây bụng. Vây
ngực nhọn, dài, mềm. Vây bụng to cứng, chưa tới lỗ hậu môn.
Toàn thân phủ vẩy, ở phần lưng có màu sáng vàng nhạt hoặc xám
nhạt, phần bụng có màu trắng ngà hoặc màu xanh nhạt. Trên thân có từ 6-8
vạch sắc tố chạy từ lưng xuống bụng. Các vạch sắc tố ở các vây đuôi, vây
lưng rõ ràng hơn.

2.1.3. Đặc điểm sinh học và tập tính sống
Cá rô phi vằn dòng GIFT được Philippine lai tạo và chọn lọc từ 8 dòng
cá khác nhau, trong đó có 4 dòng cá châu Phi (Egypt, Ghana, Kenya,
3
Senegal) và 4 dòng cá rô phi thuần từ các nước Israel, Singapore, Đài Loan và
Thái Lan.
Năm 1993 cá rô phi vằn dòng GIFT được Viện nghiên cứu nuôi
trồng thuỷ sản 1 nhập vào nuôi thử nghiệm từ Philippine trong chương trình
dự án “Nâng cao phẩm giống di truyền cá rô phi nuôi” thông qua lai tạo và
chọn lọc từ các dòng cá khác nhau.
Cá rô phi vằn dòng GIFT sinh trưởng và phát triển trong nước ngọt,
nước lợ và có thể phát triển ở nước biển có độ mặn 32‰. Phát triển tối ưu ở
độ mặn dưới 15
o
/
oo
. Cá sống ở tầng nước dưới và đáy, có thể chịu đựng được
ở vùng nước có hàm lượng Oxy hoà tan thấp hơn 1mg/l, ngưỡng gây chết cho
cá khoảng 0,3-1mg/l. Giới hạn pH 5-11 và có khả năng chịu được hàm lượng
khí NH
3
lên tới 2,4 mg/l. Cá có nguồn gốc nhiệt đới, nhiệt độ thích hợp để cá
rô phi phát triển là 25
o
C-35
o
C, song chịu đựng kém với nhiệt độ thấp. Nhiệt
độ gây chết cho cá là 11-12
o
C.

2.1.4. Đặc điểm sinh trưởng và dinh dưỡng
Tính ăn của cá rô phi vằn dòng GIFT thay đổi theo giai đoạn phát triển
và môi trường nuôi. Cá rô phi vằn dòng GIFT là loài cá ăn tạp nghiêng về
thực vật, thức ăn chủ yếu là tảo và 1 phần thực vật bậc cao và mùn bã hữu cơ.
Ở giai đoạn cá con từ cá bột lên cá hương, cá chủ yếu ăn động vật phù du
(ÐVPD) và 1 ít thực vật phù du (TVPD). Ở giai đoạn cá hương chúng ăn sinh
vật phù du, chủ yếu là động vật phù du, một ít thực vật phù du. Từ giai đoạn
cá hương đến cá trưởng thành thức ăn chủ yếu là mùn bã hữu cơ và TVPD.
Đặc biệt chúng có khả năng hấp phụ 70-80% tảo lục, tảo lam mà một số loài
cá khác khó có khả năng tiêu hoá. Ðặc biệt chúng có thể sử dụng rất có hiệu
quả thức ăn tinh như: cám gạo, bột ngô, khô dầu lạc, đỗ tương, bột cá và
các phụ phẩm nông nghiệp khác.Trong nuôi thâm canh nên cho cá ăn thức ăn
có hàm lượng đạm cao (18 - 35% Protein).
4
Cá rô phi vằn dòng GIFT có nhu cầu dinh dưỡng gần giống với cá chép
về thành phần tinh bột (dưới 40%), canxi (1,5- 2%), P (1- 1,5%), K, Na chỉ có
một điều khác là thức ăn của cá rô phi yêu cầu về hàm lượng đạm thấp hơn.
Cá rô phi vằn dòng GIFT lớn nhanh, tuy nhiên tốc độ lớn phụ thuộc nhiệt độ,
thức ăn, mật độ nuôi và loài cá. Cá sau 1 tháng tuổi đạt 2-3g/con. Sau 2 tháng
tuổi đạt 15-20g/con. Nuôi thương phẩm sau 5-6 tháng nuôi cá có thể đạt 400-
500g/con.
2.1.5. Đặc điểm sinh sản
Trong điều kiện nhiệt độ nước trên 20
0
C, cá rô phi vằn dòng GIFT
thành thục lần đầu sau 4-5 tháng tuổi và cỡ cá tương đương 100-150g. Cá rô
phi vằn dòng GIFT có thể đẻ nhiều lần trong năm, cá cái đẻ trứng và ấp trứng
trong miệng. Thời gian ấp trứng được tính từ khi cá được thụ tinh đến khi cá
bột tiêu hết noãn hoàng và có thể bơi lội tự do.Thời gian này kéo dài khoảng
10 ngày tuỳ theo nhiệt độ môi trường. Theo Macintosh và Little (1995), ở

nhiệt độ 20
0
C thời gian ấp của cá rô phi kéo dài khoảng 10-15 ngày, ở nhiệt
độ 28
0
C là 4-6 ngày và khi nhiệt độ tăng lên đến 34
0
C thì thời gian ấp trứng
chỉ còn từ 3-5 ngày. Cá bố mẹ còn tiếp tục bảo vệ và chăm sóc con cái đến
khi cá con có thể tự kiếm ăn được, thường thời gian chăm sóc kéo dài khoảng
1-4 ngày. Trong thời kỳ ấp trứng cá cái thường ngừng kiếm ăn. Chúng kiếm
ăn mạnh nhất khi thời kỳ ấp trứng đã kết thúc hoàn toàn và chuyển sang giai
đoạn tái phát dục lần tiếp theo. Giai đoạn kiếm ăn tích cực kéo dài khoảng 2-4
tuần đến khi cá đã sẵn sàng tham gia sinh sản lần kế tiếp. Chu kỳ sinh sản của
cá rô phi kéo dài khoảng 30-45 ngày từ khi phát dục lần đầu đến khi phát dục
lần kế tiếp. Tuy nhiên, khoảng cách giữa hai lần sinh sản còn phụ thuộc vào
điều kiện dinh dưỡng, hàm lượng ôxy hoà tan và nhiệt độ Trong điều kiện
khí hậu ở miền Nam nước ta thì cá có thể đẻ 10-12 lần/năm, nuôi ở miền Bắc
chỉ đẻ 5-7 lần/năm. Tuỳ theo kích cỡ và tuổi cá bố mẹ, thông thường mỗi lần
cá đẻ 1.000-2.000 trứng đối với cá có trọng lượng 200-250 g/con [1]
5
2.2. Tình hình nuôi cá rô phi trên thế giới.
Cá rô phi là những loài cá có nguồn gốc từ lưu vực sông Nil thuộc châu
Phi. Năm 1920 thí nghiệm về nuôi cá rô phi ở Indonesia, Malaysia một số
nước khác ở châu Á [2]. Trong những năm thập niên tám mươi, nuôi cá rô phi
đạt được sản lượng đáng kể giai đoạn này các nước Nam Mỹ như (Costaria,
Colombia, Brazil…). Nghề nuôi cá bắt đầu đi vào theo hướng sản xuất công
nghiệp. Cũng thời gian này ở một số nước châu Phi như (Nam Phi, Zimbabue,
Kenya) đã phát triển nuôi đối tượng này và đạt được năng suất và sản lượng
cao, không những phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước mà còn có khả năng

xuất khẩu.
Hiện nay trên thế giới đã có hơn 100 nước đưa cá rô phi vào nuôi ở qui
mô thương phẩm ở các hình thức khác nhau. Theo thống kê của tổ chức Nông
Lương thế giới (FAO,2002), sản lượng nuôi cá rô phi trên thế giới năm 1990
đạt trên 400 ngàn tấn, năm 1995 đạt trên 800 ngàn tấn, năm 1999 đạt 1,1 triệu
tấn và hiện nay khoảng 1,6 triệu tấn, trong đó châu Á chiếm trên 70% sản
lượng cá rô phi trên thế giới, và trong đó Trung Quốc là nước dẫn đầu với gần
50% sản lượng (năm 1999 đạt sản lượng 526.000 tấn) với năng suất trung
bình đạt 6 tấn/ha. Ai Cập là nước thứ hai (năm 1999 là 220.000 tấn), Thái Lan
đạt 102.000 tấn/năm, Philippine, Indonesia là 70.000 tấn. Tuy vậy, Đài Loan
lại là nước xuất khẩu cá rô phi lớn nhất trên thế giới với năng suất nuôi trong
ao đạt trung bình 12 tấn/ha. Nhu cầu nhập khẩu cá rô phi trên thị trường thế
giới cũng tăng nhanh, đặc biệt dưới dạng philê [7] .Trong số sản lượng của
các loài cá rô phi thì cá rô phi vằn chiếm gần 70%.
2.3. Tình hình nuôi cá rô phi ở Việt Nam.
Từ năm 1973 cá rô phi vằn đã được nhập vào Việt Nam và sau đó được
nhân rộng ra nuôi trong cả nước. Tuy nhiên, do việc quản lý con giống chưa
chặt chẽ nên đã xảy ra hiện tượng giao phối cận huyết nên chất lượng con
giống bị thoái hóa, cá chậm lớn năng suất nuôi thấp. Từ năm 1993 đến nay
6
Viện Nghiên Cứu Nuôi Trồng Thủy Sản I đã thực hiện chương trình chọn
giống dòng GIFT nhằm tăng sức sinh trưởng và có khả năng chịu lạnh. Đến
năm 2000 đã chọn được dòng cá rô phi có sức sinh trưởng cao hơn so với cá
dòng GIFT thường đến 16,6%. Kết quả này đã được công nhận và được các
Bộ Nghành chủ quản cho phép nhân rộng ra nuôi trên toàn quốc [17].
Hiện nay, Việt Nam đang phát triển rộng rãi nuôi cá rô phi. Nhiều hình
thức nuôi khác nhau đã được áp dụng như nuôi chuyên canh cá rô phi trong
ao đất, nuôi kết hợp với các đối tượng khác trong ao nước tĩnh, nuôi cá rô phi
kết hợp trong ao tôm nước lợ, nuôi lồng bè trên sông và trên hồ chứa… Nhìn
chung đây là đối tượng dễ nuôi, ít bị dịch bệnh, nhu cầu dinh dưỡng đơn giản,

thị trường tiêu thụ lớn và thích hợp với nhiều tầng lớp người dân trong xã hội.
Do đặc điểm tự nhiên thuận lợi và có thị trường tiêu thụ lớn nên việc
nuôi cá rô phi trong lồng bè rất được phát triển ở các sông và hồ chứa các tỉnh
phía nam. Năng suất cá rô phi nuôi tại các lồng bè hiện nay từ 35 – 60 kg/m
3
lồng. Hiện nay có hai đối tượng cá rô phi đang được sử dụng trong nuôi lồng
là cá rô phi vằn và cá điêu hồng. Trong một thời gian dài cá điêu hồng gần
như chiếm ưu thế trên thị trường. Tuy nhiên vừa qua do quản lý chất lượng
đàn giống kém, nhiều cơ sở sản xuất giống đã để đàn cá bố mẹ lai tạp với
những loài cá rô phi khác nên màu sắc cá thay đổi, chất lượng thịt kém, cá
chậm lớn. Vì lý do này cá điêu hồng có giá bán giảm sút nhiều (từ 30.000
đ/kg - 40.000 đ/kg giảm còn 12.000-13.000 đ/kg). Do sự suy giảm nhu cầu
của thị trường cá điêu hồng, đồng thời với những tính năng vượt trội của
mình, cá rô phi dòng GIFT được người nuôi lựa chọn như là giải pháp có ý
nghĩa chiến lược [10].
Ở Thừa Thiên Huế việc nuôi cá rô phi đơn tính mới được bắt đầu từ
năm 1995 do một số hộ gia đình và trung tâm khuyến ngư thuộc sở thủy sản
tỉnh thực hiện. Hiện nay việc nuôi cá rô phi đơn tính đã được phát triển ra
diện rộng trên toàn tỉnh, nhất là các vùng ven đầm phá.
7
2.4. Một số vấn đề liên quan đến dinh dưỡng của cá rô phi
( Oreochromis niloticus)
Cá rô phi là loài cá được nghiên cứu khá kỹ về dinh dưỡng. Đã có
nhiều công trình nghiên cứu của các tác giả nước ngoài về nhu cầu dinh
dưỡng của cá rô phi đối với đạm và axit amin, năng lượng, các axit béo,
vitamin và các chất khoáng [14] . Ý kiến khá thống nhất cho rằng nuôi trong
điều kiện không có thức ăn tự nhiên, cá rô phi cỡ cá hương cần khoảng 50%
đạm đã cân bằng axit amin, với cá rô phi cỡ trên 30g nhu cầu này chỉ là 30 –
35% với cá rô phi cỡ lớn hơn giảm xuống còn 25 – 35%. Nhu cầu đạm ở cá rô
phi thay đổi theo cỡ cá, lượng thức ăn tụ nhiên có trong ao, bể nuôi và tùy

thuộc vào chất lượng đạm, mức năng lượng của thức ăn [12]
Cũng giống như các loài cá và động vật trên cạn khác, cá rô phi cần đến
10 axit amin không thay thế, đó là arginin, histidin, isoleusin, leusin, lysin,
methionin, phenylalanin, treonin, trytophan và valin. Theo P.J Popma, 1982
(trích dẫn Chhorn Lin, 1990). Cá rô phi tiêu hóa tốt đạm của cá bột, bột thịt
giống như cá trê. Khả năng tiêu hóa đạm trong hạt ngũ cốc và hạt của những
cây có dầu cao hơn cá trê. P.J Popma và L.L Lovshin (1996) đã nghiên cứu tỉ
lệ phần trăm tiêu hóa được của cá rô phi O.niloticus với đạm mỡ,
hydratcacbon và năng lượng thô có trong bột cá, bột cá + ngô, thịt và bột
xương, bột đậu tương, ngô trộn với bột cá, ngô (nấu chín), bột mỳ, cám mỳ…
Trong khẩu phần ăn, cá rô phi có nhu cầu với các axit béo thuộc nhóm
linoleic. Jauncey và ross, 1982; Takeuchi, satoh và Watanabe, 1983 (trích dẫn
Chholin, 1990)… cho rằng một khẩu phần ăn có hàm lượng mỡ trên 12% sẽ
kìm hãm tốc độ lớn của cá rô phi vì chúng không thích ứng với khẩu phần mỡ
cao như cá hồi. Hiện nay vẫn còn ít thông tin về nhu cầu vitamin của cá rô phi
vì phần lớn cá rô phi được nuôi trong ao nên cá được ăn một lượng lớn thức
ăn tự nhiên, nhu cầu vitamin có lẽ phần nào được thỏa mãn. Ở điều kiện nuôi
8
cá rô phi thâm canh, nghĩa là hạn chế hoặc không có các sinh vật thức ăn tự
nhiên khác, người ta phải trộn thêm vitamin vào thức ăn viên.
Cũng giống như với vitamin, những thông tin về yêu cầu khoáng đối
với cá rô phi còn rất thiếu, mặc dù điều dễ dàng thừa nhận là cá rô phi cũng
giống như các loài cá có vảy khác cần đến một lượng đáng kể các chất
khoáng, ví dụ như Caxi. Ngoài kết quả nghiên cứu của Wantabe và ctv, 1980
(theo trích dẫn của Chhorn Lin, 19990) cho rằng mức độ Phospho trong bột
cá của cá rô phi là khoảng 60% các tác giả khác vẫn yêu cầu dùng khoáng
trong thức ăn nuôi cá trê để tham khảo trong việc lập công thức thức ăn nuôi
cá rô phi.
Trong các nguyên liệu dùng làm nguồn đạm trong thức nuôi cá rô phi,
theo Jackson, capper và Matty, 1982 (trích dẫn của Chhorn Lin, 1990), bột cá

là nguồn đạm tốt hơn đạm của nguyên liệu khác như lạc, đậu tương, hạt
hướng dương, cùi dừa, hạt cải và hạt bông. Cũng theo Chhorn Lin (1990, Wu
và Jan, 1987) đã dùng đậu tương làm nguồn đạm để nuôi cá rô phi và có bổ
sung thêm riêng lẻ từng loại trong 10 axit amin mà cá cần. Hướng dùng các
phụ phẩm của nông nghiệp làm thức ăn nuôi cá rô phi là hướng phổ biến.
Người ta chú ý đến dùng nguyên liệu là thực vật khi nuôi cá rô phi bán thâm
canh và chú ý đến nguyên liệu lấy từ động vật hoặc bột cá khi nuôi thâm canh
Ở điều kiện nuôi bán thâm canh, người ta thường cho cá ăn thức ăn có
nguồn gốc thực vật như cám gạo, bã bia, thực vật ủ…(P. Edwards, Kmall M.
& Wee K. L 1985) [16]
Nuôi cá rô phi bán thâm canh trong ao ở Isarel người ta thường dùng
công thức thức ăn 25% Protein theo hai công thức 15% bột cá; 20% bột đậu
tương; 20% lúa mỳ; 45% lúa miến hoặc 8% bột lành canh; 28,8% bột đậu
tương (có 48% đạm); 59,4 hạt hoặc phụ phẩm của hạt; 2% chất kết dính, 1,5%
dicanxium photphas; 0,25% hỗn hợp vitamin và 0,05% hỗn hợp khoáng. Khi
nuôi cá nước chảy trong lồng, do cá chỉ dựa vào thức ăn nhân tạo làm nguồn
9
dinh dưỡng là chủ yếu nên công thức thức ăn phải có đầy đủ dinh dưỡng hơn,
đạt 32% Protein với các thành phần nguyên liệu là 12% bột lành canh; 43%
bột đậu tương; 38,8 hạt; 1,9% mỡ; 2% chất kết dính; 2% dicanxium photphas;
0,25% hỗn hợp vitamin và 0,25% hỗn hợp khoáng (Chhorn Lin, 1990;
K.J.Rana & M.C.M. Beveridge (1992) [13] đã giới thiệu một số công thức
thức ăn thích hợp để nuôi thâm canh có kết quả, trong đó dùng đến 2 – 3
nguồn đạm động vật.
Những kết quả nuôi cá rô phi ở châu Phi đã cho phép rút ra những gợi ý
tốt về nguyên liệu làm thức ăn nuôi loài cá này J. Lajrad, P. Morissen và
P.Parel (1990) đã lưu ý đến vai trò của bột cá trong việc tăng năng suất cá
nuôi. Các tác giả cho biết khi cho cá rô phi ăn thức ăn hỗn hợp có 69% cám
gạo + 31% khô dầu bông, năng suất cá thu được là 11 tấn/ha/năm; còn nếu
cho cá ăn thức ăn có 75% cám gạo+ 15% khô dầu bông+ 10% bột cá sẽ thu

được năng suất trên 15 tấn/ha/năm. Mối tương quan của chúng với các mức
năng suất cá rô phi thịt từ 5 – 16 tấn/ha/năm nuôi trong ao châu phi đã được J.
Lajrad (1990) tổng kết, trong đó có kết luận rằng để năng suất đạt từ 7 đến 11
tấn/ha/năm thức ăn phải chứa 23% protein động vật. Nói chung trong việc lập
ra những khẩu phần ăn cũng như việc lựa chọn các nguyên liệu làm thức ăn
của cá rô phi các nhà khoa học đã có hướng sử dụng những loại thức ăn nào
cho phép cá có tốc độ vừa phải, đảm bảo các chi phí về thức ăn ở mức độ cho
phép, hướng đến những nguyên liệu có sẵn, giá cả thấp, dể bảo quản và không
có các độc tố.
Ở Việt Nam, những công trình nghiên cứu về dinh dưỡng của cá cho
đến nay không nhiều, những kết quả thu được cũng chưa thật chắc chắn và ổn
định. Một vài năm gần đây tình hình nghiên cứu có sáng sủa hơn do mở rộng
thêm thực nghiệm với một số công thức thức ăn hỗn hợp và cũng do yêu cầu
mở rộng của một số hình thức nuôi bán thâm canh và thâm canh. Theo nghiên
10
cứu của nhóm tác giả trường Đại học Khoa học Tự nhiên, thuộc đại học Quốc
gia Hà Nội thấy được cá rô phi vằn cỡ 100 – 200g/con có khả năng hấp thụ
glucose qua ống tiêu hóa cao hơn acid amin khoảng 19 – 25 lần. Trong môi
trường glucosa và acid amin, các enzym tiêu hóa bị kìm hãm. Theo tác giả
việc nghiên cứu khẩu phần thức ăn của cá rô phi có trọng lượng 100 – 200g
được xác định là 15,4g gluxit và 1,64g protein/kg [6]. Nghiên cứu của Trịnh
Thị Thanh,1991 được tiến hành trên loài cá mè trắng và cá rô phi. Khi nhiễm
độc cá bị rối loạn nhịp thở, cá tiết màng nhầy bao phủ cơ thể, mất khả năng
giữ cân bằng, mang, gan và ruột cá bị nhiễm độc đều có chứa thủy ngân, song
ở gan có tỷ lệ độc cao hơn. Riêng về cá rô phi, mới đây có công bố của Trần
Thị Thanh Hiền và ctv (1998) về nghiên cứu sử dụng cám gạo chế biến thức
ăn nuôi cá rô phi, trong đó các tác giả đi đến kết luận là có thể phối chế 30 –
40% cám gạo vào thức ăn nuôi cá rô phi để đạt hiệu quả kinh tế cao. Viện
nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I vẫn thường ương nuôi cá rô phi
(Oreochromis niloticus) từ hương lên giống bằng các thức ăn có thành phần

sau: bột cá 40%; đỗ tương 15%; ngô 25%; cám gạo 19%; vitamin 1% và nuôi
cá rô phi thịt với các thức ăn : bột cá 10%; đỗ tương 12%; khô lạc 15%; cám
gạo 40%; ngô 17%; sắn 5% và vitamin 1% [4].
11
Phần ba
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các loại thức ăn gồm: thức ăn viên
nổi của công ty Proconco sản xuất và thức ăn tự chế biến theo công thức phối
trộn của Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I (cám gạo 60% + bột bắp 20%
+ bột cá 20 % )
Khách thể nghiên cứu là cá rô phi dòng GIFT (Oreochromis niloticus )
Ngành phụ có hàm: Gnathostomata
Lớp cá xương: Osteichthyes
Bộ cá vược: Perciformes
Họ: Cichlidae
Loài cá rô phi dòng GIFT: Oreochromis niloticus
Tên tiếng anh: Tilapia
3.2. Thời gian, địa điểm nghiên cứu
3.2.1. Thời gian nghiên cứu
Đề tài được tiến hành trong thời gian từ tháng 6/1 đến 9/5 năm 2010
3.2.2. Địa điểm nghiên cứu
Trung tâm giống thủy sản nước ngọt cấp I, tỉnh Thừa thiên Huế
3.3. Vật liệu nghiên cứu
3.3.1. Các loại thức ăn
- Thức ăn viên nổi của công ty Proconco sản xuất
- Thức ăn chế biến theo công thức phối trộn của Viện Nghiên cứu nuôi
trồng thủy sản I (cám gạo 60% + bột bắp 20% + bột cá 20 % )
3.3.2. Bố trí thí nghiệm
12

Thí nghiệm được bố trí trong 6 giai lưới và được đặt trong ao có diện tích
khoảng 2ha . Độ sâu mực nước của ao dao động từ 1,7 – 2m. Nguồn nước của
ao được lấy trực tiếp từ hồ Thủy Tiên. Giai nuôi thí nghiệm được làm bằng
lưới nilon có kích cỡ mắt lưới là 2a = 1,5 cm. Các giai nuôi thí nghiệm được
ngăn và giữ bởi các cộc tre cắm ngay trong ao nuôi. Đáy giai cách đáy ao
0,3m giúp chất thải của cá được thoát ra ngoài một cách dễ dàng.
Sơ đồ bố trí thí nghiệm được trình bày như sau:
Sơ đồ 1: sơ đồ bố trí thí nghiệm
Trong đó:
CT1: cá được cho ăn bằng thức ăn viên nổi do công ty Proconco sản
xuất
CT2: cá được cho ăn bằng thức ăn chế biến theo công thức phối trộn
của Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I (cám gạo 60% + bột bắp 20% +
bột cá 20 % )
Các lô thí nghiệm được đặt trong cùng một ao nuôi, độ sâu mực nước
trong giai dao động từ 1,0– 1,2 m.
Các lô thí nghiệm được ngăn bằng các giai lưới
Các giai lưới được đặt cạnh nhau trong cùng một ao nuôi nên đảm bảo
được nguyên tắc đồng đều các yếu tố môi trường của ao nuôi thí nghiệm.
3.3.4. Cá giống
Tất cả giống cá rô phi dùng để thí nghiệm được lấy từ Trung tâm
giống thủy sản nước ngọt cấp I tỉnh Thừa thiên Huế. Cỡ giống cá trung bình
13
CT1.1 CT2.1 CT1.2 CT2.2 CT1.3 CT2.3
khoảng 8 – 8,5 g/con, và dài khoảng 58 – 70 mm. Cá giống khoẻ mạnh,
không trầy xước, vây vảy còn nguyên vẹn, không bị dị tật, dị hình,
3.3.5 Mật độ:
Cá giống được thả với mật độ 80 con/8 m
2
(tương đương 10 con/m

2
)
- Cho ăn: Khẩu phần ăn của cá rô phi qua các độ tuổi được áp dụng
theo Tacon (1988) được chỉ ra ở bảng I
Bảng 1. Khẩu phần của cá rô phi ở các lô thí nghiệm
Cỡ cá (g) Tỷ lệ thức ăn (% trọng lượng cở thể)
0 – 5 30 giảm xuống 20
5 – 20 14 giảm xuống 12
20 – 40 7 giảm xuống 6,5
100 – 200 4 giảm xuống 2
200 – 300 1,8 giảm xuống 1,5
( Nguồn: Melard and Philippart,1981. Trích dẫn của tacon, 1988)
- Số lần cho ăn trong ngày: Thức ăn được chia đều và cho ăn 2 bữa/
ngày vào các thời điểm, sáng 8h, chiều 16 h
3.4. Nội dung và chỉ tiêu nghiên cứu
3.4.1. Sự biến động của các yếu tố môi trường trong ao nuôi:
Theo dõi sự biến động một số yếu tố môi trường trong ao nuôi thí
nghiệm gồm các chỉ tiêu theo dõi là: nhiệt độ, chỉ số pH và hàm lượng oxy
hoà tan.
3.4.2. Sinh trưởng của cá rô phi đơn tính khi sử dụng các loại thức
ăn thí nghiệm:
Nghiên cứu sinh trưởng của cá rô phi đơn tính khi sử dụng các loại
thức ăn thí nghiệm thông qua các chỉ tiêu sau:
 Tăng trưởng về chiều dài
14
 Khả năng tăng trọng
 Tăng trưởng về chiều dài
 Tỉ lệ sống
 Hệ số sử dụng thức ăn FCR.
3.4.3. Hoạch toán kinh tế

- Thu nhập hỗn hợp
- Giá thành sản xuất/kg
3.5. Phương pháp nghiên cứu và theo dõi các chỉ tiêu
3.5.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm:
Thí nghiệm được thiết kế gồm 6 lô.
3.5.2. Phương pháp theo dõi và tính toán các chỉ tiêu nghiên cứu
3.5.2.1. Đối với các chỉ tiêu theo dõi về môi trường trong ao nuôi
Các yếu tố môi trường trong nước như pH, nhiệt độ nước, hàm lượng
oxy hoà tan được theo dõi hàng ngày.
Nhiệt độ nước được đo bằng nhiệt kế hàng ngày vào buổi sáng vào lúc
6h30 giờ và 16h.
pH nước: pH được đo bằng bộ test pH định kỳ 3 ngày một lần vào 8h30 giờ
sáng.
Hàm lượng oxy hoà tan (DO) được kiểm tra định kỳ 3 ngày một lần
bằng máy đo oxy hòa tan vào thời điểm sáng sớm (6:00 – 6:30h) và chiều mát
(14:00 – 15:00h)
Các số liệu được ghi chép và tổng hợp lại hàng tuần
3.5.2.2. Chỉ tiêu tăng trưởng về trọng lượng và chiều dài của cá:
Định kỳ 15 ngày/lần kiểm tra tốc độ tăng trưởng của cá về chiều dài và
khối lượng. Khối lượng và chiều dàikhối lượng của cá được cân và đo định kỳ
15 ngày/lần bằng cân đồng hồ có độ chính xác đến 1g, chiều dài cá được đo
từ miệng đến mút đuôi bằng và thước kẻ có độ chính xác đến 1mm.
15
Phương thức cân và đo: bắt ngẫu nhiên một giai 30 con sau đó lần lượt
cân, đo và ghi chép số liệu.
Các số liệu được tính trung bình bằng các công thức thống kê sau:
Tính giá trị trung bình:

=
=

n
i
i
X
n
X
1
1
Tính độ lệch chuẩn:
( )
n
XX
S
n
i
i

=

±=
1
2
Trong đó:
X
: Giá trị trung bình
i
X
: Số liệu thu lần thứ i
n: Số mẫu kiểm tra
Sai số chuẩn của giá trị trung bình

nSm /
±=
Hệ số chuyển đổi thức ăn FCR;
FCR được tính bằng công thức:
FCR =
Lượng thức ăn cho vào (kg)
số kg tăng trọng
Trong đó: tổng số lượng thức ăn cá sử dụng trong một thời gian nhất
định và tăng trọng chính là tăng trọng tuyệt đối được tính bằng hiệu của tổng
trọng lượng trung bình của cá tại lần cân sau trừ tổng trọng lượng trung bình
của cá tại lần cân trước.
3.5.2.3. Hạch toán kinh tế
16
So sánh hiệu quả kinh tế giữa 2 công thức thí nghiệm, phương pháp
tính như sau:
+ Thu nhập hỗn hợp = Tổng thu – Tổng chi
Trong đó:
- Tổng thu là tiền bán cá rô phi theo giá thị trường hiện nay là
16.000đồng/ kg
- Tổng chi gồm tiền mua giống và thức ăn. Do mỗi đợt thí nghiệm bố
trí ngắn ngày trên quy mô nhỏ nên không tính khấu hao dụng cụ nuôi, lao
động, máy móc và các khoản chi khác.
+ Giá thành sản xuất/kg cá rô phi
3.5.3. Phương pháp xử lý số liệu:
Các số liệu được tổng hợp và xử lý theo phương pháp thống kê dùng
trong các ngành sinh học với sự hỗ trợ của phần mềm vi tính Excel.
GTSX =
Tổng chi

Khối lượng cá thu được

17
Phần 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Điều kiện tự nhiên của trung tâm giống thuỷ sản nước ngọt cấp I
4.1.1. Vị trí địa hình
Thừa Thiên Huế là một tỉnh duyên hải Miền Trung Việt Nam nằm
trong toạ độ 16
0
10 đến 16
0
35 độ vĩ Bắc, 106
0
30 đến

108
0
10 độ kinh Đông.
Phía Bắc giáp tỉnh Quảng Trị, phía Nam giáp Thành phố Đà Nẵng, phía Đông
giáp biển Đông với 126 km chiều dài bờ biển. Tỉnh Thừa Thiên Huế có hệ
thống đầm phá nước lợ chạy dọc gần hết chiều dài ven biển của tỉnh với tổng
diện tích 22.000 ha nằm trong khu vực chế độ bán nhật triều không đều.
Chiều dài của hệ đầm phá thông qua các huyện Phong Điền, Quảng Điền,
Hương Trà, Phú Vang, Phú Lộc gồm 5 khu vực chuyển tiếp nhau từ Bắc vào
Nam: Phá Tam Giang, đầm An Truyền, đầm Sam, Đầm Thuỷ Tú, đầm Cầu
Hai.
Trung tâm Giống Thuỷ sản nước ngọt cấp I, Thừa Thiên Huế thuộc Sở
Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Thừa Thiên Huế nằm trong địa phận xã
Thủy Bằng, huyện Hương Thủy, nằm trên vùng đất bán sơn địa cách trung
tâm thành phố Huế 5 km về phía Tây, gần đồi Thiên An.
4.1.2. Đặc điểm thời tiết khí hậu

Do địa hình phức tạp, phía Nam bị chắn bởi đèo Hải Vân, phía Tây bị
chắn bởi dãy Trường Sơn, phía Bắc là đèo Ngang nên thời tiết khí hậu của
Thừa Thiên Huế có những nét đặc trưng với nhiều yếu tố tổng hợp khác nhau.
Do cách trung tâm Thành phố Huế không xa nên thời tiết khí hậu tại
Trung tâm Giống Thuỷ sản nước ngọt cấp I nằm trong vành đai thời tiết của
tỉnh Thừa Thiên Huế. Một số đặc điểm về lượng mưa, nhiệt độ, độ ẩm, …như
sau:
+ Về nhiệt độ: Chế độ nhiệt độ của tỉnh Thừa Thiên Huế khá cao, đặc
biệt là từ tháng 4 đến tháng 7, biên độ dao động nhiệt trong ngày lớn hơn nên
có ảnh hưởng đến chế độ dinh dưỡng và sinh trưởng của cá. Nhiệt độ bình
quân từ tháng 4 đến tháng 7 là trên 30
0
C, nhiệt độ bình quân tháng 10 là
18
20,2
0
C, tháng 11 khoảng 16
0
C, tháng 12 khoảng 13,6
0
C. Trung tâm Giống
Thuỷ sản nước ngọt cấp I nằm trong vùng tiểu khí hậu của tỉnh Thừa Thiên
Huế nên chịa ảnh hưởng chung của toàn vùng.
+ Về lượng mưa: Tỉnh Thừa Thiên Huế mưa nhiều và muộn kéo dài từ
tháng 9 đến tháng 2 năm sau. Mùa mưa thường bị lũ, mưa lớn kèm theo lũ
thường gây thiệt hại nghiêm trọng cho hệ thống sản xuất nói chung và cho
nghề nuôi cá nói riêng.
+ Về nắng: Số giờ nắng trung bình của Thừa Thiên Huế khá cao chủ
yếu là từ tháng 4 đến tháng 7. Số giờ nắng trong các tháng khác ít hơn. Cụ thể
tháng 10 khoảng 140 giờ , tháng 11 khoảng 110 giờ, tháng 12 khoảng 63 giờ.

Nắng là nguồn năng lượng không thể thiếu được trong quá trình quang hợp
của sinh vật, ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến sự sinh trưởng và phát
triển của cá.
+ Về gió: Gió mùa Đông thổi theo hướng Bắc Nam, dần dần chuyển
sang hướng Đông Bắc. Tốc độ gió mùa Đông ở vùng đồng bằng bình quân 1,5
m/s. Gió mùa Đông Bắc không liên tục, tràn về từng đợt, kèm theo những đợt
rét và mưa phùn dẫn đến nhiệt độ môi trường hạ thấp.
Gió mùa hè chủ yếu thổi từ lục địa ra biển. Do bị chắn bởi dãy Trường
Sơn nên khi gió mùa vượt qua thổi ra biển mang theo hơi nóng. Đây là đặc
trưng của gió Tây Nam khô và nóng.
+ Về các yếu tố thuỷ hoá: do nhiệt độ luôn luôn biến động, giữa mùa
nắng, mùa mưa chênh lệch nhau nên ảnh hưởng đến độ pH và lượng oxy hoà
tan, pH giao động từ 5 - 7,5. Lượng oxy hoà tan từ 4-8 mgO
2
/lít.
4.1.3. Nguồn nước và chế độ thuỷ văn:
Trung tâm Giống thủy sản nước ngọt cấp 1 nằm trên vùng đất bán sơn địa
cách trung tâm thành phố Huế 5 km về phía Tây, gần hồ Thủy Tiên. Do đó có
điều kiện nguồn nước rất thuận lợi. Trung tâm đã đầu tư đường ống dẫn nước
bằng gang để lấy nước tự chảy từ hồ Thủy Tiên về phục vụ sản xuất. Nguồn
nước ở đây được duy trì quanh năm, các yếu tố môi trường nước rất thích hợp
cho việc sinh sản nhân tạo và sản xuất cá giống nước ngọt. Hàng năm Trung tâm
đã tiết kiệm được nhiều chi phí nhờ sử dụng nguồn nước tự nhiên này.
19
4.1.4. Sơ đồ Trung tâm giống thủy sản nước ngọt cấp I - Thừa Thiên Huế
Sơ đồ 2: Sơ đồ bố trí hệ thống sản xuất của Trung Tâm
A. Nhà tập thể; B. Nhà cân thức ăn và làm việc; C. Nhà truyền
thống;
D. Nhà kho thức ăn và dụng cụ lao động;
E. Nhà ấp trứng cá bằng khay ấp và bình vây;

F. Bể đẻ + Bể ấp trứng + Một số bể nhốt giữ và luyện cá
G. Bể nuôi cá chim
H. Hệ thống nâng nhiệt
Mương dẫn nước
Bộ máy tổ chức: Cơ cấu bộ máy tổ chức của trại giống như sau:
F
2
F
3
F
4
E
5
E
4
E
3
E
2
E
1
D
8
D
7
D
6
D
5
D

4
D
1
D
2-3
D
9
C
6
C
5
C
4
C
3
C
2
A
6
C
1
B
1
B
4
B
3
B
2
B

5
Ao
xử lý
L
ối

o
Văn phòng
A
B
C
D
E
F
A
2
A
1
A
5
A
4
G
Ao
chứa
A
3
H
20
Bảng 2: Bộ máy tổ chức của trại giống

Chức vụ Số lượng (người)
Giám đốc 1
Phó giám đốc 1
Kế toán 1
Thủ quỹ 1
Tạp vụ 1
Cán bộ kỹ thuật 5
Công nhân 6
Bảo vệ 3
Tổng 19

Sơ đồ 3: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của trung tâm
4.1.5. Lịch sử phát triển và tình hình sản xuất Trung tâm giống
thuỷ sản nước ngọt cấp I
PHÓ GIÁM ĐỐC
PHÒNG KỸ THUẬT
GIÁM ĐỐC
TỔ
KẾ HOẠCH
TỔ
KẾ TOÁN
TỔ
KỸ THUẬT
TỔ
SẢN XUẤT
KẾ HOẠCH TỔNG HỢP
21
TỔ
BẢO VỆ
-Tổng diện tích đất đai thuộc xí nghiệp quản lý là 12ha, trong đó tổng

diện tích mặt nước thực tế sử dụng là 6ha còn lại là nhà làm việc, nhà kho,
phân xưởng và các phần đất khác.
- Đơn vị được thành lập năm 1976.
- Năm 1996 có tên là xí nghiệp nuôi cá Huế (hợp nhất trại cá Cư Chánh
và trại cá Tây Lộc). Từ đó, xí nghiệp thuộc quyền quản lý của thành phố Huế
nhưng do điều kiện sản xuất trên hai địa bàn cách xa nhau không thuận tiện
và do yêu cầu của Sở Thuỷ Sản cần có một xí nghiệp sản xuất nuôi cá nước
ngọt nên xí nghiệp tách ra làm hai: Xí nghiệp nuôi cá Huế (Trại cá Cư Chánh)
và trại cá Tây Lộc. Tháng 10/2005 đổi tên thành Trung tâm giống thuỷ sản
nước ngọt cấp I.
Hiện nay, Trung tâm trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông
thôn, và là doanh nghiệp nhà nước thực hiện hoạch toán kinh tế độc lập.
Chức năng chính của Trung Tâm là sản xuất và kinh doanh cá giống
nước ngọt để cung câp cho nhân dân và các đơn vị có nhu cầu nuôi cá, kết
hợp với nuôi cá thịt và chăn nuôi một số loài động vật trên cạn khác. Các đối
tượng sản xuất của trại là các loài cá truyền thống nước ngọt như: cá trắm, cá
mè hoa, cá trôi, cá rô phi, cá chép…Những năm gầnm đây Trung tâm đã nuôi
thử nghiêệm các loại như cá trê lai, cá chim trắng, tôm càng xanh, cá chình…
và đã có những thành công bước đầu.
Đợt lũ tháng 11 năm 1999 gây một hậu quả thiệt hại nghiêm trọng cho
trại, đã cuốn trôi hết đàn cá bố mẹ. Vì vậy, những năm trở lại đây Trung
tâmtrại đang khôi phục lại đàn cá bố mẹ và chủ yếu là nhập cá bột ở các nơi
khác về ương để phục vụ nhu cầu giống trong tỉnh.
Hằng năm trung tâm sản xuất trên 12 triệu cá bột các loại, trong đó cá
trắm chiếm ưu thế hơn cả (40-60%) cung cấp cho các vùng trong tỉnh, đặc
biệt là các huyện miền núi, một lượng lớn vùng lân cận như Quảng Bình,
Quảng Trị, Đà Nẵng, Quảng Nam.
22
Bảng 3: Kết quả sản xuất cá bột qua các năm 1996-2000
ĐVT:Vạn

Đối tượng
Năm
Chép Trắm Mè Trôi Tổng
1996 172 954 128,4 84 1338,4
1997 80 126,5 12,6 100 319,1
1998 121 22 120 165 428
1999 82,5 13 129,9 102,3 327,7
2000 197 36,4 195 268 696,4
Bảng 4. Kế hoạch và thực hiện sản xuất cá giống nước ngọt của
trung tâm qua 3 năm (2006-2008)
CHỈ TIÊU ĐVT
NĂM 2006 NĂM 2007 NĂM 2008
Kế
hoạch
Thực
hiện
Kế hoạch
Thực
hiện
Kế
hoạch
Thực
hiện
1. Cá rô phi đơn
tính
Con
1.900.00
0
1.892.000 2.500.000 2.458.000
2.800.00

0
2.575.000
2. Cá trê lai Con
1.400.00
0
1.308.000 1.600.000 1.651.000
2.000.00
0
1.907.000
3. Cá trắm cỏ Con
1.250.00
0
1.125.000 1.500.000 1.306.000
1.500.00
0
1.356.000
4. Cá chép Con 900.000 865.000 800.000 752.000
1.000.00
0
970.000
5. Cá mè Con 480.000 459.000 500.000 509.000 800.000 821.000
6. Cá trôi Con 200.000 198.000 200.000 191.000 300.000 461.000
7. Cá lóc lai Con 170.000 153.000 150.000 133.000 150.000 110.000
Tổng lượng cá giống
6.300.00
0
6.000.000 7.250.000 7.000.000
8.550.00
0
8.200.000

(Nguồn số liệu: Báo cáo kế hoạch và thực hiện sản xuất của Trung tâm - Từ
phòng Kế hoạch kinh doanh)
23
4.1.6. Những thuận lợi, khó khăn và phương hướng phát triển của
Trung tâm
* Thuận lợi
- Trung tâm có vị trí thuận lợi, gần đường quốc lộ, xa khu dân cư, giao
thông thuận lợi, môi trường ít bị ô nhiễm, an ninh trật tự được bảo đảm.
- Cơ sở vật chất đầy đủ phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh.
- Có đội ngũ cán bộ kỹ thuật, công nhân lâu năm, lành nghề và giàu kinh
nghiệm.
- Quan hệ khách hàng của trung tâm rộng rãi, có uy tín.
- Có nguồn nước tự chảy, đảm bảo đầy đủ cho quá trình sản xuất giống
và ương nuôi các loại thủy đặc sản được chủ động, ít tốn kém.
- Cho sinh sản được nhiều đối tượng mới.
* Khó khăn
- Nguồn cá bố mẹ do sử dụng lâu ngày nên có chiều hướngCác đối
tượng nuôi ngày càng thoái hóa nhưng trung tâm chưa có điều kiện để chọn
và nhân giống trở lại.
- Một số đối tượng chưa cho sinh sản được mà phải nhập từ nơi khác.
- Chất đáy và nguồn nước của trung tâm thuộc vùng núi nên kém dinh
dưỡng, độ pH thấp.
- Sự cạnh tranh của các cơ sở sản xuất tư nhân với Trung tâm ngày
càng gia tăng.
* Phương hướng phát triển của Trung tâm trong thời gian tới
Trong điều kiện nền kinh tế Việt Nam đang phát triển, bên cạnh những
thuận lợi và khó khăn, thách thức, nhất là đối với các đơn vị trong nghề nuôi
trồng thủy sản thì càng khó khăn hơn, đặc biệt là khó khăn khi phải đối mặt với
thiên tai, lũ lụt như hiện nay. Để sản phẩm cá giống của Trung tâm đứng vững
trên thị trường và ngày càng phát triển hơn, trung tâm cần phải thực hiện một

số biện pháp sau:
* Tăng cường công tác nghiên cứu thị trường
Nghiên cứu thị trường, nắm bắt nhu cầu của khách hàng là cơ sở để đưa
ra quyết định sản xuất kinh doanh các loại cá giống nào với số lượng là bao
nhiêu và kích cỡ, chất lượng như thế nào. Nếu thực hiện không tốt công tác
24
nghiên cứu thị trường thì Trung tâm sẽ không định lượng được số lượng sản
phẩm bán ra, đối tượng cá giống được ưa chuộng và phù hợp với nhu cầu thị
trường. Điều này gây nên sự bị động trong sản xuất kinh doanh của Trung tâm.
Nếu không có những dự báo biến động bất ngờ có thể xảy ra, Trung tâm sẽ
không có khả năng đối phó và sẽ gây tổn thất lớn cho Trung tâm.
* Đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm
- Hiện nay sản phẩm cá giống của Trung tâm không những tiêu thụ ở
tỉnh Thừa Thiên Huế mà đã có mặt ở các tỉnh lân cận như Quảng Trị, Quảng
Bình, Đà Nẵng, Quảng Nam nhưng Tuy nhiên chủ yếu là tiêu thụ trên địa
bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, còn các tỉnh lân cận chỉ tiêu thụ với số lượng không
lớnrất ít. Vì vậy cần phải mở rộng thị trường hơn nữa, cần phải xây dựng các
trại nuôi cá giống trực thuộc Trung tâm ở các tỉnh nhằm tạo điều kiện thuận lợi
cho trong công tác bán hàng, tiết kiệm được chi phí.
- Tăng cường công tác quảng bá sản phẩm, xây dựng các chính sách
khuyến mãi. Thường xuyên liên hệ với các đơn vị, các dự án phát triển nuôi
trồng thủy sản để cung cấp con giống.
- Tăng cường công tác hướng dẫn kỹ thuật cho khách hàng về quy trình
kỹ thuật nuôi cá thương phẩm, để người nuôi đạt được hiệu quả cao, tạo cho
người nuôi có niềm tin đối với Trung tâm.
- Không ngừng phát triển những đối tượng cá giống mới có hiệu quả
kinh tế cao để cung cấp cho thị trường.
* Mở rộng quy mô sản xuất
Trung tâm Giống thủy sản nước ngọt cấp 1 có diện tích trên 12 ha, tuy
nhiên diện tích ao hồ để sản xuất cá giống còn ít, vì vậy cần phải mở rộng thêm

diện tích ao hồ, xây dựng các hệ thống cấp và thoát nước để có thể nâng cao
sản lượng sản xuất. Mặt khác cần phải đa dạng hoá đối tượng cá giống, vì hiện
nay trung tâm chủ yếu chỉ sản xuất kinh doanh các đối tượng cá giống như cá
rô phi đơn tính, cá trắm cỏ, cá mè, cá trê lai Trong khi đó các đối tượng giống
thủy sản nước ngọt khác có hiệu quả kinh tế cao và cũng là đặc sản như cá
chình, cá bống tượng, tôm càng xanh ,có giá trị xuất khẩu cao thì Trung tâm
chưa sản xuất để bán ra thị trường. Vì vậy việc đa dạng hoá sản phẩm là rất
25

×