Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Làn da và ánh nắng pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (104.98 KB, 4 trang )

Làn da và ánh nắng

Theo một thống kê của viện nghiên cứu về da IDI (Mỹ), trong sáu
người Mỹ thì có một người có nguy cơ bị ung thư da và 90% người
mắc bệnh ung thư da là do hấp thụ tia cực tím từ mặt trời.






Vì vậy cách chống ung thư da tốt nhất là giới hạn khả năng hấp thụ
ánh nắng và luôn dùng kem chống nắng để bảo vệ da.
Nhiệt độ cao, ánh nắng gắt gao là “kẻ thù” đáng gườm của làn da khi
vào mùa hè.
Phụ nữ VN thường hay dùng găng tay, bịt mặt để bảo về làn da của
mình. Điều đó là rất cần nhưng thực ra chưa đủ, thậm chí ngay khi
bạn sử dụng kem chống nắng nhưng không đúng cách.
Trước tiên, bạn gái nên có thói quen sử dụng sản phẩm chống nắng
với chỉ số SPF tối thiểu là 15, thoa nửa giờ trước khi ra ngoài nắng.
Khi ra ngoài nắng trong thời gian dài, cần thoa kem chống nắng
nhiều lần, tùy thuộc vào nhiều yếu tố như mồ hôi ra nhiều hay tiếp
xúc với nước. Thoa kem chống nắng nhưng cũng nên tránh tiếp xúc
với tia cực tím, giúp da hoàn thiện và ngăn chăn da bị tổn thương về
sau.
SPF là gì?
SPF (Sun Protection Factor) là chỉ số chỉ mức độ bảo vệ ánh nắng
mặt trời của sản phẩm. SPF 8 ngăn chặn 87,5% các tia, 12,5% thâm
nhập & đốt cháy da, SPF 15 ngăn ngừa 93,33% tia UVB và các tia
UVA, SPF 30 ngăn ngừa 96,6% tia UVA & UVB. Ví dụ: Nếu bình
thường bạn ra ngoài nắng mà không dùng kem chống nắng thì da sẽ


bị cháy nắng sau 20 phút, trong khi đó SPF 15 cho phép bạn ở dưới
nắng lâu gấp 15 lần (15 x 20’ = 5 giờ). Hãy nhớ rằng chỉ số SPF
càng cao, da bạn càng được bảo vệ. Đừng nên dùng bất kỳ sản phẩm
chống nắng nào có chỉ số SPF dưới 15.
Tác hại của ánh mặt trời đối với làn da
Tia nắng mặt trời bao gồm 2 loại tia: tia UVB & tia UVA. Tia UVB
là tia nắng mặt trời bị ngăn chặn bởi kính cửa sổ và là nguyên nhân
chính gây ra cháy nắng & ung thư da. Tia UVA đi xuyên qua kính
cửa sổ xâm nhập sâu vào biểu bì hay những lớp da cơ bản. Trước
nay người ta nghĩ rằng tia UVA không có hại, thật ra là nó là nguyên
nhân chính gây hủy hoại các tế bào nằm sâu bên trong & gây lão hóa
da. Cả tia UVA & tia UVB đều có thể ngăn chặn được nếu thoa kem
chống nắng cho da.
Có 2 mức độ da bị tổn thương do nắng: cấp độ I hay cấp độ II. Da
tổn thương ở cấp độ đầu có thể gây ra những vết đỏ đi kèm với cảm
giác đau rát. Sau vài ngày da bị bong tróc, vết đau này bắt đầu kéo
da non & lành lặn. Hãy lưu ý những sản phẩm có thành phần lạ mặt,
sạch da, tránh sử dụng các sản phẩm chứa “caine” vì nó có thể gây ra
nhạy cảm với các sản phẩm khác.
Mức độ thứ nhì làm rộp da và có thể xem là tổn thương nặng. Nếu
vết phồng nghiêm trọng và đi kèm với nhức đầu, cảm hàn hoặc sốt,
bạn nên đến khám bác sĩ ngay. Bảo vệ da khỏi ánh nắng mặt trời
trong thời gian da kéo da non.
Làm gì để hạn chế tổn thương?
Một vài nghiên cứu cho thấy rằng bị da tổn thương do nắng ở tuổi
niên thiếu có khả năng gây ung thư da về sau. Do đó hãy bảo vệ
chính bạn, gia đình bạn kể từ hôm nay và nhớ thoa kem chống nắng
mỗi ngày.
Nhìn chung, lối sống của con người là yếu tố quan trọng nhất so với
các yếu tố khác trong việc quyết định nguy cơ da bị hấp thụ ánh

nắng - nhất là những người làm công việc hoặc hoạt động ngoài trời
trong một thời gian dài sẽ có nhiều nguy cơ hơn. Kem chống nắng
không chỉ ngăn ngừa hảnh hưởng của mỹ phẩm lên da mà còn bảo
đảm sức khỏe và toàn bộ cơ quan lớn nhất của cơ thể.
Nghiên cứu gần đây đã khám phá ra rằng các vitamin chống oxy hóa
đóng vai trò quan trọng như chất chống nắng khi bảo vệ da chống lại
lão hóa, cùng những tác hại của tia cực tím (tia UV). Đó là lý do vì
sao những sản phẩm chống nắng có chứa vitamin có thể bảo vệ an
toàn da khi tiếp xúc với nắng, đồng thời trị liệu cho từng loại da
riêng biệt.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×