Tải bản đầy đủ (.doc) (28 trang)

hoàn thiện quản lý chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm với việc tăng cường quả

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (779.35 KB, 28 trang )

BỘ CÔNG NGHIỆP
TRƯỜNG CAO DẲNG KINH TẾ-KỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP I
KHOA KINH TẾ - PHÁP CHÊ


BÁO CÁO QUẢN LÝ
hoàn thiện quản lý chi phí sản xuất
và tính giá thành sản phẩm
LỜI MỞ ĐẦU
Một điểm khác nhau căn bản giữa kinh tế thị trường và kinh tế tập trung
bao cấp là vấn để xem xét giá trị, giá trị sử dụng và mối quan hệ giữa chúng.
Nền kinh tế tập trung khi sản xuất sản phẩm thiếu về giá trị sử dụng để đáp ứng
các tiêu chuẩn kỹ thuật và số lượng để ra theo kế hoạch, nhưng khi chuyển sang
kinh tế thị trường thì các hoạt động kinh tế vận động theo quy luật giá trị: sản
phẩm muốn cạnh tranh thì hao phí lao động cá biệt càng thấp càng tốt. Lý do
này khiến việc hạ giá thành sản phẩm luôn là đề tài quan tâm của tất cả các
doanh nghiệp. Muốn gía thành hạ thì chi phí sản xuất phải giảm.
Trong quản trị doanh nghiệp, đòi hỏi phải đánh giá chính xác các mặt hiệu
năng hiệu quả của hoạt động kinh doanh. Thông tin do kế toán cung cấp làm cơ
sở cho việc ra các quyết định quản trị doanh nghiệp nên yêu cầu phải kịp thời,
đầy đủ chính xác. Điều này càng quán triệt hơn trong hạch toán chi phí sản xuất
và tính giá thành sản phẩm ở doanh nghiệp công nghiệp.
Thực tiễn luôn biến đổi, đặt ra yêu cầu về lý luận cũng như chế độ kế toán
luôn phải sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với thực tiễn và thống kê kế toán quốc
tế. Ngay trong thực tiễn, do những nguyên nhân khách quan và chủquan, việc áp
dụng chế độ kế toán tại các doanh nghiệp không phải lúc nào cũng đúng, đủ theo
yêu cầu, nhất là việc tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.
Nhận thức được tính cấp thiết và tầm quan trọng đó, em mạnh dạn chọn
đề tài “Hoàn thiện quản lý chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm với việc
tăng cường quản trị doanh nghiệp tại Công ty Giầy Thượng Đình” cho chuyên
đề tốt nghiệp của mình.


PHẦN I. MỘT SỐ NÉT KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY GIẦY
THƯỢNG ĐÌNH.
I. QÚA TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG
TY.
Lịch sử phát triển của công ty có thể chia thành hai giai đoạn sau:
* Giai đoạn 1957 - 1960: Đây là giai đoạn trưởng thành từ quân
đội.
Để đảm bảo sức chiến đấu quân đội, phục sự mục tiêu chung của cả
nước là giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Xí nghiệp X30 được
thành lập trực thuộc Cục Quân nhu - Tổng cụ Hậu cần Quân đội nhân
dân Việt Nam. Thành lập tháng 01 năm 1957. Sản phẩm của xí nghiệp là
giầy vải và mũ cứng cung cấp cho bộ đội, thay thế laọi mũ bằng tre lồng
vải lưới nguỵ trang và dép lốp cao su.
* Giai đoạn 1961 - 1972: Sống chiến đấu vì miền Nam ruột thit.
Hoà trong tinh thần của cả nước, xí nghiệp X30 tích cực hoạt động
mở rộng phạm vi sản xuất ngang tầm nhiệm vụ mới.
Ngày 2/1/1961 xí nghiệp chuyển sang Cục Công nghiệp Hà Nội
thuộc Uỷ ban hành chính Hà Nội. Tháng 6/1961 Xí nghiệp tiếp nhận một
đơn vị công tư hợp doanh sản xuất giầy dép là Liên xưởng kiến thiết
giầy vải ở phố Trần Phú và Kỳ Đồng (nay là phố Tống Duy Tân) và đổi
tên thành Nhà máy Cao su Thụy Khuê.
Về sản phẩm năm 1965 đạt 100.000 chiếc mũ, 320.000 đôi giầy
vải, đạt 150% kế hoạch.
Nưm 1970 Xí nghiệp đổi tên là xí nghiệp Phong phú hơn, bao gồm:
Mũ cứng, bóng tay, giầy ba ta, giầy cao su cho trẻ em và đặc biệt có giầy
basket xuất khẩu sang Liên Xô và Đông Âu được bạn hàng đánh giá cao.
Giầy Basket ra đời đánh dấu sự phát triển vượt bậc về mọi mặt của xí
nghiệp.
* Giai đoạn 1973 -1989: Tự khẳng định.
Thời kỳ nay, miền Bắc chủ yếu sống trong thời bình. Với sự giúp

đỡ của các nước xã hội chủ nghĩa, xí nghiệp có những thay đổi nhất
định.
Ngày 01/04/1973 phân xưởng mũ cứng tách ra thành lập xí nghiệp
Mũ Hà Nội. Năm 1976 Xí nghiệp giao phân xưởng may ở Khâm Thiên
cho Uỷ ban nhân dân thành phố thành lập trường dạy cắt may, đồng thời
giao hai cơ sở ở Văn Hương và Cát Linh về Xí nghiệp Cao su Hà Nội.
Tháng 06/1978 Xí nghiệp Giày vải Hà Nội hợp nhất với Xí nghiệp
Giầy vải Thượng Đình cũ lấy tên là Xí nghiệp Giầy vải Thượng Đình.
* Giai đoạn 1990 - 2000 thị trường và đổi mới.
Sau sự kiện Liên Xô và Đông Âu sụp đổ, xí nghiệp mất đi thị
trường xuất khẩu truyền thống to lớn. Mặt khác phải đổi mới với cơ chế
thị trường dầy khắc nghiệt đã đặt xí nghiệp đứng trước rất nhiều khó
khăn. Nhưng với quyết tâm đổi mới, Xí nghiệp đã đạt được một số thành
tựu khả quan.
- Ngày 08.07.1993 và chức năng của xí nghiệp được mở rộng, kiêm
thêm cả trực tiếp xuất nhập khẩu và kinh doanh giầy dép, cũng như các
máy móc, thiết bị phục vụ nó, xí nghiệp đổi tên thành công ty Giầy
Thượng Đình.
Năm 1996 sản phẩm của Công ty nhận giải thưởng Top Ten.
Năm 1996 - 1997 Công ty tiếp cận tiêu chuẩn chất lượng ISO:
9000 - 9001 và nhận nhiều bằng khên.
II. ĐẶC ĐIỂM QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ.
Đối với doanh nghiệp sản xuất, công nghệ là yếu tố then chốt quyết
định chất lượng sản phẩm là điều không thể thiếu trong việc dành lợi thế
cạnh tranh. Công nghệ phải được doanh nghiệp lựa chọn một cách tối ưu
sao cho phù hợp với tiềm năng của doanh nghiệp, đảm bảo chi phí thấp
nhất. Nhận thức được điều đó, công ty Giầy Thượng Đình đã áp dụng
quy trình công nghệ sản xuất thuộc kiểu chế biến liên tục.
III. ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC HD SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA
CÔNG TY.

Công ty giầy Thượng Đình.
- Tên giao dịch: Thượng Đình Fôotwoear Company.
- Trụ sở: 277 Nguyễn Trãi - Thanh Xuân - Hà Nội.
- Tổng diện tích: 3500m
2
.
- Webnite: wwwthuongdinh.com.vn.
- Email: td.Footweargtpt.vn
- Điện thoại: 84.4.8544680 Fax: 84.4.8282063.
Công ty ty giầy Thượng Đình là doanh nghiệp sản xuất nên vốn cố
định cao hơn vốn lưu động là điều hợp lý. Sản phẩm của Công ty làm ra
có tới 2/2 là xuất khẩu ra thị trường nước ngoài. Công ty hiện đang liên
doanh với nhiều doanh nghiệp nước ngoài, như: Nau (Đức), FOOTECH,
YEONBONG (Hàn Quốc).
Về thị trường trong nước, công ty giầy Thượng Đình là một doanh
nghiệp đầu ngành về sản xuất giầy vải và sản phẩm từ lâu đã đi vào tiềm
thức người tiêu dùng. Tuy vậy, miền Trung du và vùng đồng bằng sông
Cửu Long vẫn chưa được khai thác triệt để.
Căn cứ vào các chỉ tiêu trên, ta nhận thấy doanh thu tiêu thụ sản
phẩm chưa ổn định nhưng lợi nhuận trong các năm gần đây tăng lên rõ
rệt. Đây là điều đáng khích lệ. Bởi lẽ trong cơ chế thị trường hiện nay rất
nhiều doanh nghiệp nhà nước khác đang trong tình trạng lãi giả, lỗ thật.
Đặc điểm sản xuất ở công ty là theo đơn đặt hàng. Mẫu giầy được
phòng tạo mẫu chế thử sau đó đem chào hàng chấp nhận thì hai bên hợp
đồng và đi vào sản xuất hàng loạt. Đối với khách hàng ở nước ngoài thì
hình thức thanh toán chủ yếu qua hệ thống ngân hàng.
Tất cả các công đoạn quy trình công nghệ được thực hiện trong
bốn phân xưởng. Mỗi phân xưởng có thể có các phân xưởng nhỏ. Trong
các phân xưởng nhỏ lại chia thành các tổ, đội sản xuất.
Bồi cắt là phân xưởng đầu tiên của quy trình công nghệ. Khi có

lệnh sản xuất (đơn đặt hàng), phân xưởng nhận lệnh và lên kho lấy
nguyên liệu như: vải bạt, vải phin
Một đơn đặt hàng có thể có một hay nhiều lệnh sản xuất. Phân
xưởng cắt nào nhận lệnh sản xuất thì nhận nguyên liệu lệnh đó. Thực
hiện xong quy trình công nghệ, bán thành phẩm của phân xưởng cắt là
pho hậu, pho mũ
Ngoài các thao tác trên, phân xưởng cắt còn thực hiện việc bồi
trang phục vụ cho các khâu sau. Đầu tiên, nguyên liệu đưa vào máy bồi
để đính kết lại với nhau bằng một lớp keo dính. Sau đó chuyển cho bộ
phận cắt, khi cắt xong sẽ được chuyển sang cho bộ phận phân xưởng
may đẻ lắp giáp thành mũ giầy.
* Phân xưởng may.
Đây là phân xưởng thứ hai trong quy trình chế biến. Nguyên vật
liệu sử dụng là bán thành phẩm của phân xưởng cắt và nguyên liệu lấy từ
kho. Nhiệm vụ của phân xưởng là may các chi tiết thành mũ giầy hoàn
chỉnh qua các kỹ thuật. Mũ giầy sau khi may xong sẽ được cho phân
xưởng may để lắp giápthành mũ giầy.
* Phân xưởng cán.
Phân xưởng cán thực hiện song song với phân xưởng cắt và phân
xưởng may.
Nhiệm vụ: Từ cao su và các hoá chất cần thiết lấy từ kho vật tư sử
dụng sản xuất các đế giầy bằng cao su.
* Phân xưởng gò:
Đây là phân xưởng nằm trong giai đoạn cuối cùng của qúa trình
sản xuất giầy. Sản phẩm tạo ra là những đôi giầy hoàn chỉnh theo mẫu
mã, chất lượng quy định trong đơn vị đặt hàng.
IV. ĐẶC ĐIỂM CÔNG TRÁC TỔ CHỨC QUẢN LÝ.
Công ty giầy Thượng Đình xây dựng bộ máy tổ chức quản lý theo
kiểu trực tuyến. Sơ đồ thể hiện trong một kiểu.
* Giám đốc: là người đứng đầu công ty, quyết định những vấn đề

hệ trong, đồng thời chịu trách nhiệm trước nhà nước về nhiệm vụ ược
giao.
* Phó giám đốc kỹ thuật và công nghệ.
Nhiệm vụ của phó giám đốc kỹ thuật và công nghệ là quản lý về
mặt kỹ thuật dây truyền công nghệ trong doanh nghiệp, chỉ đạo việc tìm
phương hướng cải tiến kĩ thuật, nâng ao chất lượng sản phẩm, giải quyết
những vấn đề liên quan đến công nghệ theo thẩm quyền được giao. Phó
giám đốc có nhiệm vụ điều hành hoạt động của trưởng phòng chế thử
mẫu và trưởng phòng kỹ thuật công nghệ.
* Phó giám đốc sản xuất - chất lượng.
Đây là chức vụ quan trọng trong doanh nghiệp và tương đối nhiều
công việc. Phó giám đốc các trưởng phòng kế hoạch - Vật tư, phòng
quản lí chất lượng phòng tiêu thụ và các quản độc 4 phân xưởng: Phân
xưởng bồi đắp, xưởng may, xường cán, và phân xưởng gò hàn và bao
gói.
* Phó giám đốc Thiét bị - An toàn :
Quản lý quản đốc xưởng cơ năng và tưởng phòng Bảo vệ.
* Phó giám đốc Bảo hiểm xã hội và vệ sinh môi trường.
Phụ trách vấn đề vệ sinh công nghiệp, vệ sinh môi trường như: rác
thải công nghiệp, ô nhiễm môi trường, bảo hộ lao động và phụ trách
trạm y tế.
*Phòng hành chính - Tổ chức:
chức năng chính là tiếp khách của Công ty, quản lý các giấy tờ
hành chính, lập kế hoạch và kiểm tra trình độ lao động toàn công ty,
tuyển chọn lao động, thực hiện mọi chế độ về lao động như: Lương,
thưởng, phụ cấp, bảo hộ lao động
*Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu:
Do mặt hàng của công ty chiếm 2/3 là xuất khẩu ra thị trường các
nước nên về vấn đề kinh doanh xuất nhập khẩu giữ vai trò rất quan trọng
va được tách ra, chịu sự quản lý của một phòng chuyên biẹt là phòng

kinh doanh xuất nhập khẩu. Chức năng chính của phòng là khai thác các
nguồn hàng, làm kế hoạch xuất khẩu giầy và kế hoạch nhập nguyên liệu,
máy móc thiết bị. Mặt khác, phòng kinh soanh xuất nhập khẩu còn phối
hợp với phòng thiết kế trong việc tạo ra những sản phẩm mới phù hợp
với thị hiếu người tiêu dùng.
*Phòng kế toán - tài chính: có chức năng, nhiệm vụ sau:
- Thực hiện ghi chép và phản ánh tất cả các nghiệp vụ phát sinh
vào tài khoản liên quan.
-Ttheo dõi tình hình biến động về tài sản, nguồn vốn tại công ty.
- Giám sát, đôn đốc việc thực hiện các chỉ tiêu của công ty.
- Tính toán, tập hợp chi phí, tính giá thành sản phẩm xác định kết
quả kinh doanh.
- Cung cấp số liệu, tài liệu, các báo cáo có liên quan theo yêu cầu
của cán bộ quản lý trong công ty (Giám đốc, phó giám đốc, các phòng
ban liên quan cũng như theo yêu cầu của các cơ quan quản lý nhà nước
(Thuế, Thanh tra).
- Lập kế haọch về tài chính, tham mưu cho giám đốc về các quyết
định quản lý.
PHẦN II. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHI PHÍ SẢN XUẤT TẠI
CÔNG TY GIẦY THƯỢNG ĐÌNH.
Công ty giầy Thượng Đình là một đơn vị quản lý kinh doanh độc
lập, tự chịu trách nhiệm trước cơ quan quản lý về tình hình và kết quả
hoạt động kinh doanh của mình. Tất cả các chi phí chi ra đều phải được
xem xét, cân nhắc kỹ lưỡng. Chi phí sản xuất là khoản chi lớn nhất trong
tổng chi nên việc cung cấp thông tin về khâu tập hợp chi phí sản xuất
được dầy đủ, chính xác là yêu cầu hết sức quan trọng trong quản lý kinh
doanh, cũng như trong việc tính toán chính xác kết quả hoạt động kinh
doanh.
1. ĐẶC ĐIỂM VÀ PHÂN LOẠI CHI PHÍ SẢN XUẤT.
Công ty giầy Thường Đình là một doanh nghiệp sản xuất thuộc

ngành công nghiệp nhẹ. Chi phí sản xuất phát sinh ở cong ty là toàn bộ
các khoản hao phí về lao động sống (Tiền trả cho công nhân viên) và hao
phí lao động quá khứ (tiền trả cho việc sử dụng vật tư, tiền khấu hao
TSCĐ) cho việc sản xuất những đôi giầy của các đơn vị đặt hàng phát
sinh trong một tháng nhất định.
Đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty là chu kỳ sản xuất tương
đối ngắn nên chi phí về nguyên vật liệu chiếm tỷ lệ khá lớn trong tổng
chi phí sản xuất.
Để thuận tiện cho kế toán tính giá thành, công ty phân loại chi phí
sản xuất theo các khoản mục trong giá thành sau:
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Bao gồm chi phí về nguyên liệu
chính, vật liệu phụ sử dụng trực tiếp cho sản xuất sản phẩm của các đơn
đặt hàng.
Nguyên vật liệu chính là phần chủ yếu cấu thành nên đôi giầy,
gồm: vải bạt…
Vật liệu phụ bao gồm: mác giầy, chỉ khâu, keo, dây giầy…
- Chi phí nhân công trực tiếp: Bao gồm các khoản chi cho nhân
công trực tiếp sản xuất được tính vào chi phí trong kinh doanh của doanh
nghiệp như tiền lương chính, lương làm thêm giờ, thưởng, phụ cấp và
các khoản trích theo lương là BHXH, BHYT, KPCĐ.
- Chi phí sản xuất chung: Bao gồm các chi phí liên quan đến việc
phục vụ, quản lý sản xuất trong phạm vi phân xưởng như chi phí nguyên
vật liệu, công cụ dụng cụ.
2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP QUẢN LÝ CHI PHÍ SẢN
XUẤT.
Công ty giầy Thượng Đình có quy định công nghệ sản xuất giầy
khép kín nên trên một dây chuyền chỉ sản xuất một đơn đặt hàng nhất
định. Vì vậy, kế toán xác định đối tượng hạch toán, chi phí sản xuất là
từng đơn đặt hàng cụ thể. Các đơn đặt hàng đều được ghi mã để tiện việc
theo dõi và hạch toán. Trong một tháng công ty có thể sản xuất vài choc

đến vài trăm đơn đặt hàng khác nhau.
Để đơn giản hoá công tác kế toán, kế toán tại công ty quản lý chi
phí nguyên vật liệu trực tiếp, gồm chi phí nguyên vật liệu chính, và chi
phí vật liệu phụ. Các chi phí này được tập hợp trực tiếp cho các đơn đặt
hàng, còn phần chi phí nguyên vật liệu sử dụng chung cho nhiều đơn đặt
hàng thì đưa vào chi phí sản xuất chung. Xuất phát từ điều này, phương
pháp tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là phương pháp trực tiếp:
Nguyên vật liệu sử dụng cho đơn đặt hàng nào thì tập hợp trực tiếp cho
đơn đặt hàng đó.
Dựa vào bảng bình quân gia quyền và số lượng ghi trên phiếu xuất
kho, cuối tháng kế toán lập bảng tổng hợp chi phí nguyên vật liệu sản
xuất dùng cho tổng đơn đặt hàng.
Bảng tổng hợp vật tư theo đơn đặt hàng tháng 2 năm 2001.
Đơn vị tính: Đồng
Đơ
đặt hàng
Vải Chỉ, ôrê
Cao su, hoá
chất
Bao bì
TĐ 01 95353467 40718816 65741320 3718636
YB 05 14344718 15274356 25558071 1537018
YB 06 49068837 238766112 45378799 4138185
GSVC 13422910 8278110 20783388 277880
Mel
01
42775897 17248873 35081410 428112
Mel
02
29729597 23371182 28378915 1738425

FT 11 51583212 25523188 56723118 3568187
TF 12 55878080 30694009 45899978 3150735
Cộng 1502738421 701445231 1234576733 18557178
Căn cứ vào định mức vật tư, lượng vật tử sử dụng thực tế của các
phân xưởng theo báo cáo sản xuất do nhân viên thống kê tại các phân
xưởng lập các bảng chi tiết chi phí về từng danh điểm nguyên vật liệu
trực tiếp do các đơn đặt hàng. Chẳng hạn, với đơn đặt hàng Yoon bong
YB 05 thể hiện trong biểu 4.
Biểu 4: Bảng chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
Đơn đặt hàng : Yeon bong
Mã khách hàng YB.05
Số lượng: 2670 đôi
STT
Tên vật

Quy
cách
ĐVT
Phân
xưởng
Số
lượng giá
1 Bạt 125
kaki
44” m cắt 329 12659
2 Bạt 125
xanh
44” m cắt 198 15600
3 Phin
mộc 222

1.2 m cắt 383 20300
4 BB Tex
xanh
44’ m cắt 133 17270
5 BB tex
kaki
44’ m cắt 178 16112
6 Mút
xốp 4mm
1.2 m cắt 174 19120
7 Gạc xô 1.2 m cắt 174 18748
8 Bạt
3419 kaki
0.8 m cắt 152 13185
9 Bạt
3419 xanh
0.8 m cắt 152 12500
10 Xăng m cắt 408
11 Keo
latex
lít cắt 20
12 Keo
P509
kg cắt 31 17210
13 Keo
P115A
kg cắt 12 18570
14 Mút
EVA
2*2 kg cắt 610 35657

15 B.tẩy
Hàn Quốc
1*30 tấm cắt 68 48780
16 Phin
mộc 222
0.9 tấm cán 85 20300
17 BBTEX
xanh
44” m cán 14 17270
18 BBTEX
kaki
m cán 14 16112
19 Chỉ các
màu
m may 130560
20 ôrê các
màu
bộ may 110560
21 Mút
độn cổ
kg may 18 27000
22 Dây
doly
m may 253 18700
23 Mác cỡ
số
cái may 5340
24 Keo
D115A
kg may 3 18570

Cộng
Bảng phân bổ nguyên vật liệu công cụ dụng cụ (bảng phân bổ 2)
phản ánh giá trị công cụ - dụng cụ in xuất kho trong tháng đã được phân
bổ cho từng đối tượng sử dụng theo biểu 5.
*Quản lý chi phí tiền lương:
Đơn giá tiền lương cho công nhân sản xuất trực tiếp do phòng kinh
doanh xuất nhập khẩu tính cho từng đơn đặt hàng ở từng phân xưởng
trong công ty.
ĐG i = TL x ĐG K. Trong đó:
ĐG i là đơn giá tiền lương cho 1 đôi giầy ở phân xưởng i của đơn
đặt hàng.
TL là tỷ lệ khoan (%) ở phân xưởng i.
ĐGK là đơn giá khoán một đôi giầy.
Tiền lương của công nhân sản xuất từng đơn đặt hàng được tính
bằng công thức:
LĐĐ
(PXGi)
= ĐG i x Si. Trong đó:
LĐĐ
(PXGi)
là tiền lương của đơn đặt hàng ở phân xưởng i
ĐGi là đơn giá tiền lương một đôi giầy của đơn đặt hàng ở phân
xưởng i.
Si là số lượng giầy của đơn đặt hàng ở phân xưởng i được sản xuất
trong tháng.
Sau đó tiền lương của công nhân sản xuất của cả đơn đặt hàng
bằng cách cộng tiền lương đơn đặt hàng của bốn phân xưởng lại.
LĐĐ = Tổng LĐĐ
(PXGi)
.

Bảng tính tiền lương trực tiếp
Đơn đặt hàng : YB 05
Tháng 2 năm 2001.
Phân
xưởng
Đơn giá
(đồng)
Sô lượng
(đôi)
LĐĐ
(PXGi)
(đ)
May 1773.00 2670 4733910
Cán 2818.20 2670 7524594
Gò 2432.90 2670 6495843
LĐĐ 18574347
Tại phân xưởng, nhân viên thống kế theo dõi sản phẩm sản xuất,
thời gian sản xuất sản phẩm sản xuất, thời gian sản xuất của công nhân
từng phân xưởng, chi tiết đơn đặt hàng và phản ánh vào bản chấm công
và bản cân đối (xác nhận tiền lương) sản phẩm. Sau lấy số liệu tiền
lương à số BHXH trừ vào lương của mỗi công nhân và ghi vào bảng
thanh toán tiền lương của phân xưởng. Cuối tháng nhân viên thống kê
gửi bảng chấm công, báo cáo tình hình sản xuất của phân xưởng vào
thành toán tiền lương lên cho phòng kế toán - Tài chính để nhận tiền
lương cho công nhân.
Phòng kế toán - Tài chính hàng ngày căn cứ vào bảng chấm công
của các phân xưởng, báo cáo kết quả sản xuất của từng phân xưởng. Các
chứng từ ghi tiền mặt vào bảng thanh oán tiền lương, để tổng hợp tiền
lương phải trả cho công nhân sản xuất của từng đơn đặt hàng.
Căn cứ vào bảng thanh toán tiền lương, thanh toán tiền làm thêm…

kế toán tập hợp chứng từ theo đối tượng sử dụng, tính toán tiền để ghi
vào bảng phân bổ số 1 (Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm XH).
3. TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM CÔNG TY GIẦY THƯỢNG
ĐÌNH.
a. Công tác quản lý giá thành:
Khách hàng có nhu ầu về sản phẩm của công ty, sẽ gửi đơn đặt
hàng đến, yêu cầu chủng loại của mình.
Khi nhận được đơn đặt hàng của khách hàng là lúc hợp đồng đã
được ký kết và từ đấy, công ty tiến hành sản xuất hàng loạt.
Phòng kế hoạch vật tư có nhiệm vụ lập kế hoạch giá thành về
nguồn vật liệu trực tiếp cho từng đơn đặt hàng trên cơ sở định mức
nguyên vật liệu. Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu có nhiệm vụ lập kế
hoạch giá thành và chi phí nhân công trực tiếp trên cơ sở đơn giá tiền
lương cho một đôi giầy trong đơn đặt hàng.
b. Đối tượng và phương pháp tính giá thành.
Giá thành là một chỉ tiêu chất lượng quan trọng đối với các doanh
nghiệp sản xuất cũng như đối với toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Giá
thành sản phẩm là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh toàn bộ kết
quả hoạt động sản xuất kinh doanh, trình độ quản lý kinh tế cùa doanh
nghiệp. Giá thành cao hạ thấp, tăng hay giảm cũng đồng nghĩa với việc
lãng phí hay tiết kiệm lao động xã hội trong quá trình sản xuất sản phẩm.
Do vậy, việc tính giá thành sản phẩm đúng và đủ có ý nghĩa rất quan
trọng trong quá trình sản xuất tại doanh nghiệp. Để tính đúng và đủ giá
thành, trước hết phải xác định được chính xác đối tượng tính giá thành
sản phẩm.
Do đặc điểm sản xuất hàng loạt theo đơn đặt hàng nên đối tượng
tính giá thành tại công ty Giầy Thượng Đình là từng đôi giầy của từng
đơn đặt hàng cụ thể. Đây là điều phù hợp với đặc điểm sản xuất của
ngành giầy với sản phẩm cuối cùng là đôi giầy hoàn chỉnh. Vì vậy, kỳ
tính giá thành không trùng với kỳ hạch toán mà phụ thuộc vào thời gian

hoàn thành của các đơn đặt hàng.
Phương pháp tính giá thành của công ty là phương pháp tổng cộng
chi phí. Việc tính giá thành cho các đơn đặt hàng thể hiện trên bảng tổng
hợp chi phí sản xuất và tính giá thành. Kế toán của công ty không mở thẻ
tính giá thành cho từng đơn đặt hàng. Khi đơn đặt hàng nào đó hoàn
thành kế toán tiền hành tổng cộng chi phí của đơn đặt hàng đó để xá định
tổng giá thành đơn vị của đơn đặt hàng.
A. NHẬN XÉT CHUNG VỀ TỔ CHỨC QUẢN LÝ CHI PHÍ SẢN
XUẤT VÀ TÍNH GIÁ HÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY GIẦY
THƯỢNG ĐÌNH.
1. Sự cần thiết phải tổ chức quản lý:
Các chi phí sản xuất và tính đúng, tính đủ giá thành sản phẩm.
Quản lý chính xác chi phí sản xuất có nghĩa là doanh nghiệp ghi
nhận đầy đủ các chi phí phải chi ra để thu được những khoản lợi nhận
cho từng cái. Nếu khoản hao phí này được quản lý chính xác thì mới làm
cơ sở cho việc tính đúng các khoản lợi mà doanh nghiệp thu được. Để
làm được điều này, trong kế toán tuân thủ nguyên tắc: “Chỉ ghi nhận các
khoản thu nhập chắc chắn xảy ra nhưng được phép ghi nhận tất cả cá
khoản hi phí có thể phát sinh”.
Quản lý chính xác các hi phí sản xuất đồng nghĩa với việc tuân thủ
các quy định của Nhà nước liên quan đến hạch toán chi phí sản xuất như
phương pháp tính giá nguyên vật liệu xuất kho, phương pháp khấu hao
TSCĐ, hệ thống sổ sách…
Quản lý chĩnhá chi phí sản xuất còn là cơ sở tính đúng, tính đủ giá
thành sản phẩm. Chỉ tiêu tổng giá thành và giá thành đơn vị sản phẩm rất
nhạy cảm đối với những người quản lý và những người quan tâm khác,
bởi lẽ, nhìn lại đó người ta có thể biết được là lợi nhuận trong năm này,
quý này, tháng này thu được bao nhiêu trên một đơn vị sản phẩm. Mặt
khác, chỉ tiêu tổng giá thành còn thể hiện là giá vốn mà doanh nghiệp
phải bỏ ra khi tiêu thụ sản phẩm, từ đó xác định lợi nhuận gộp thu được

khi tiêu thụ sản phẩm.
Công ty Giầy Thượng Đình là một doanh nghiệp nhà nước đầu
ngành về sản xuất giầy vải, có trách nhiệm hướng dẫn các doanh nghiệp
trong các thành phần kinh tế khác cùng ngành phát triển theo định hướng
xã hội chủ nghĩa. Sứ mệnh lịch sử đó chỉ thực hiện được khi công ty sản
xuất, kinh doanh thực sự hiệu quả, chi phí sản xuất, chi phí ngoài sản
xuất thấp, công nghệ sản xuất ngày càng hiện đại, đời sống của cán bộ
công nhân viên trong Công ty không ngừng được nâng cao… Nhận thức
được điều này, công ty luôn củng cố và hoàn thiện mọi mặt về tở chức,
sản xuất, quy trình công nghệ, tổ chức công tác kế toán… nhất là kế toán
tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành của đơn đặt hàng.
Lịch sử hơn 40 năm qua, công ty đã thể hiện khả năng trụ vững và
không ngừng đi lên. Với 60% sản phẩm xuất khẩu ra thị trường nước
ngoài đã thể hiện tính ưu việt về giá cả, chất lượng sản phẩm của công ty
là đã được khách hàng chấp nhận.
2. Nguyên tắc hoàn thiện quản lý chi phí sản xuất và tính giá thành
sản phẩm.
Nguyên tắc hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành
sản phẩm là những tư tưởng chỉ đạo có tính xuyên suet trong quá trình
hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành. Tuân thủ các nguyên tắc đó
sẽ giúp cho việc hạch toán đúng đắn, khách quan, khoa học. Sau đây là
một số nguyên tắc chủ yếu:
Thứ nhất: phải xác định đúng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất,
lựa chọn phương pháp tổng hợp và tiêu thức phân bổ thích hợp.
Xác định đúng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất thì chi phí được
tập hợp đầy đủ, chính xác, không được chồng chéo, bỏ soát.
Lựa chọn phương pháp tập hợp phân bổ thích hợp với đặc điểm
ngành nghề kinh doanh, đặc điểm về tổ chức, đặc điểm về quản lý công
ty sẽ giúp cho việc phân bổ chi phí cho các đối tượng được khách quan,
đúng với chức năng, vị trí đối tượng ấy.

Thứ hai: Phải xác định đúng đối tượng gía thành và lựa chọn
phương pháp tính giá thành thích hợp.
Như chúng ta đã biết, giá thành chỉ là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp,
phản ánh việc sử dụng các loại tài sản, vật tư, tiền vốn trong quá trình
sản xuất, chế tạo sản phẩm, cũng như các giải pháp mà doanh nghiệp đã
thực hiện nhằm mục đích chi phí bỏ ra ít nhất nhưng kết quả sản xuất
kinh doanh thu được nhiều nhất. Giá thành sản phẩm là cơ sở để tính
toán và xá định kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Do vậy cần xác
định đúng đối tượng và phương pháp tính giá thành.
Thứ ba: Xây dung quy tắc tập hợp chi phí sản xuất và tính giá
thành trong doanh nghiệp; những quy tắc đó quy định tình tự công việc
sao cho việc hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm được
tiến hành thuận lợi và kịp thời, phù hợp với yêu cầu quản lý của doanh
nghiệp.
Thứ tư: Phân loại chi phí sản xuất, xác định các loại giá thành phù
hợp với yêu cầu công tác tổ chức quản lý và hạch toán.
Sau một thời gian thực tập tại phòng kế toán tài chính công ty giầy
Thượng Đình bằng vốn kiến thức tích luỹ được ở trường, lớp, kết hợp
với thực tiễn tại công ty, em xin đưa ra một số đánh giá về tổ chức hạch
toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của Công ty như sau:
3. Nhận xét chung về tổ chức quản lý chi phí sản xuất và tính giá
thành sản phẩm tại công ty Giầy Thượng Đình.
Về ưu điểm ta thấy:
Thứ nhất: Về tổ chức bộ máy của công ty: Với hình thức tổ chức
kế toán tập trung, bộ máy kế toán đã phát huy hiệu quả của mình trong
việc tăng cường quản lý.
Trong phòng kế toán - Tài chính, các nhân viên có trình độ tay
nghề cao, kinh nghiệm tương đối vững, nhiệt tình với công việc đã tạo
điều kiện tốt cho công tác hạch toán. Việc phân công, phân nhiệm giữa
các phần hành kế toán rành mạch, rõ ràng đã tạo điều kiện tốt cho việc

phối hợp giữa các phần hành, nâng cao chất lượng thông tin hạch toán kế
toán.
Thứ hai: Về tổ chức quản láy và sử lý số liệu trên máy tính.
Công ty giầy Thượng Đình là một doanh nghiệp nhà nước có quy
mô lớn nên số lượng các nghiệp vụ nhiều, phức tạp. Nếu đơn thuần chỉ
làm kế toán thủ công thì sẽ rất vất vả. Hơn nữa, trong xu thế hiện nay,
việc cung cấp thông tin chính xác, kịp thời để đưa ra các quyết định là
một trong những nhân tố dẫn tới thành công mà việc sử dụng máy tính đã
đáp ứng được yêu cầu này.
Thứ ba: Về hệ thống quản lý của Công ty.
Công ty theo hình thức kế toán là nhật ký - chứng từ đã đảm bảo
cho việc hạch toán đầy đủ, chính xác do đặc điểm của hình thức này là
kết hợp được hạch toán theo thời gian và theo hệ thống trên cùng một sổ
là Nhật ký - Chứng từ.
Các sổ sách tuân theo quy định của Bộ Tài chính. Chưng từ kế toán
được tổ chức luân chuyển hợp lý với hệ thống báo cáo tài chính và báo
cáo nội bộ được cung cấp kịp thời đã giúp cho Ban lãnh đạo công ty có
đầy đủ thông tin để có được các quyết định đúng đắn.
Thứ tư: Với mục tiêu tiết kiệm chi phí và hạ giá thành sản phẩm
nhưng vẫn đảm bảo chất lượng sản phẩm, công ty đã thực hiện nhiều các
biện pháp để tiết kiệm nguyên vật liệu, sử dụng tối đa công suet ủa máy
móc, thiết bị sản xuất… Nhờ vậy mà hiệu quả đã tăng lên rõ rệt. Đặc
biệt, công ty đã thực hiện tổ chức quản lý quy trình sản xuất giầy theo
tiêu chuẩn ISO 9002, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý và
hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong những năm vừa qua.
Thứ năm: Về nguyên vật liệu: để sản xuất giầy phải sử dụng rất
nhiều loại nguyên vật liệu khác nhau. Có nguyên vật liệu mua ở trong
nước, có nguyên vật liệu phải mua ở nước ngoài. Khi nguyên vật liệu
được mua về, được quan lý ở rất nhiều kho bãi khác nhau. Tuy vậy, công
tác tổ chức và quản lý các kho bãi… để xuất kho theo định mức để sử

dụng cho các phân xưởng, bộ phận trong doanh nghiệp. Việc mua sắm
vật tư trực tiếp cho các đơn đặt hàng góp phần tránh ứ đọng vốn trong
hàng tồn kho của công ty.
Thứ sau: Về việc trả lương cho công nhân: Tiền lương cho công
nhân sản xuất trực tiếp được trả theo sản phẩm trên cơ sở định mức tiền
lương được lập và tiền lương cho nhân viên phân xưởng, nhân viên các
phòng ban được trả theo căn cứ vào thời gian lao động thực tế của họ là
hợp lý. Tiền lương trả theo sản phẩm do công nhân sản xuất đã thự sự
khuyến khích họ không ngừng nâng cao tay nghề để tạo ra sản phẩm
nhiều hơn, tăng nhanh năng suet lao động. Ngoài tiền lương, công ty còn
có các hình thức thưởng, phụ cấp… thích hợp và kịp thời.
Thứ bẩy: Công ty xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là
các đơn đặt hàng được sản xuất. Đây là một điều hợp lý, xuất phát từ đặc
điểm sản xuất kinh doanh trong công ty là sản xuất theo đơn đặt hàng
với quy trình công nghệ khép kín, chế biến liên tục.
Thứ tám: Công nghệ sản xuất giầy của công ty được chuyên môn
hoá với trình độ kỹ thuật công nghệ hiện đại, ổn định đã tạo điều kiện tốt
cho việc tính toán và xây dung định mức, dự toán chi phí cho từng đơn
đặt hàng trong tháng. Điều này góp phần vào việc ổn định chi phí, ổn
định lợi nhuận cho công ty, từ đó tìm ra các biện pháp nâng cao hơn nữa
hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Bên cạnh những ưu điểm nổi bật trên, những tồn tại ở công ty có
thể thấy trong việc hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
là:
- Chi phí phải trả là những khoản chi trong kế hoạch của toàn bộ
công ty cần phải trích trước để tính vào chi phí sản xuất kinh doanh để
đảm bảo không có sự đột biến trong giá thành sản phẩm khi các chi phí
này phát sinh. Các chi phí phải trả bao gồm: Tiền lương, nghỉ phép của
công nhân sản xuất, chi phí sửa chữa lớn TSCĐ ngoài kế hoạch… Tuy
nhiên, công ty lại không thực hiện trích trước các khoản này.

- Sản phẩm hang là một tất yếu không thể tránh khỏi trong quá
trình sản xuất nhưng doanh nghiệp không hạch toán khoản này gây ảnh
hưởng tới kết quả sản xuất kinh doanh.
- Ngừng sản xuất là điều có thể xảy ra trong thực tế, gây thiệt hại
đến hoạt động sản xuất kinh doanh, làm phát sinh chi phí nhưng công ty
lại không tiến hành hạch toán cụ thể thiệt hại về ngừng sản xuất.
Hệ thống sổ sách tính giá thành còn đơn giản: kế toán chưa mở
phiếu tính giá thành riêng cho từng đơn đặt hàng. Những đơn đặt hàng
liên quan đến nhiều tháng thì quá trình theo dõi sẽ phức tạp, ghi chép
trên nhiều trang sổ.
- Việc phân bổ tất cả chi phí sản xuất chung theo sản lượng là chưa
hợp lý, bởi lẽ trong chi phí sản xuất chung có nhiều loại. Do đó, nếu
phân bổ theo cùng một tiêu thức sẽ không thấy được ảnh hưởng của mỗi
loại chi phí đến giá thành của các đơn đặt hàng khác nhau.
- Côngty tổ chức mua nguyên vật liệu trực tiếp cho các đơn đặt
hàng, song khi tính giá nguyên vật liệu lại sử dụng phương pháp bình
quân gia quyền là không thích hợp, không phản ánh chính xác giá trị vật
liệu sử dụng cho sản xuất sản phẩm của các đơn đặt hàng.
PHẦN 3:
MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN HẠCH TOÁN CHI
PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY
GIẦY THƯỢNG ĐÌNH.
Kiến nghị 1: Xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất.
Như trên đã nói, đối tượng tập hợp chi phí sản xuất của công ty là
đơn đặt hàng riêng biệt. Theo đó chi phí sản xuất phát sinh bất kể ở đâu
đều được tập hợp cho các đơn đặt hàng. Những chi phí sản xuất phát sinh
chung của các đơn đặt hàng thì cuối tháng sẽ tiến hành phân bổ. Tuy
nhiên, khi thực hiện nhưvậy khó có thể theo dõi chi phí phát sinh ở từng
phân xưởng là bao nhiêu. Toàn công ty có 4 phân xưởng, khi cần nghiên
cứu để đưa ra biện pháp nhằm làm giảm chi phía sản xuất, hạ giá thành

thì không biết thực hiện ở đâu, khó xác định được phân xưởng nào có
mức chi phí cao nhất, hay biến động nhất. Qua đó còn cho thấy rằng,
việc xác định khoản chi phí phát sinh nào ở các phân xưởng là hợp lý
cũng rất khó khăn, dẫn đến tình trạng thất thoát, lãng phí tài sản, tiền
vốn trong công ty.
Để khắc phục điều này, theo em, công ty nên xác định đối tượng
tập hợp chi phí sản xuất là từng phân xưởng và từng đơn đặt hàng ở phân
xưởng đó. Như vậy, lãnh đạo trong công ty có thể theo dõi sát sao chi
phí sản xuất hơn thông qua các bảng tổng hợp ch phí sản xuất, báo cáo
sản xuất từng phân xưởng.
Kiến nghị 2: về việc hạch toán các khoản chi phí phải trả.
Chi phí phải trả (hay chi phí trích trước) là những khoản chi tiêu
phát sinh tương lai và đã được dự toán, có liên quan đến hoạt động sản
xuất kinh doanh của kỳ hiện tại. Vì vậy, chi phí này được trích trước vào
chi phí sản xuất kinh doanh của kỳ hiện tại theo dự toán.
Mục đích của việc trích trước là để ổn định chi phí sản xuất trong
các kỳ, tránh sự đột biến.
Hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty có tính thời vụ (từ
tháng 7 năm trước đến tháng 5 năm sau) nên công nhân sẽ nghỉ phép và
nhiều khi không đủ việc làm và số lao động nữ trẻ trong công ty là chiểm
tỷ lệ khá lớn nên nếu không thực hiện trích trước tiền lương nghỉ phép sẽ
gây ảnh hường không nhỏ đến chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ của
công ty.
TSCĐ tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
cũng hiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng tài sản và yêu cầu cần được sửa
chữa thường xuyên, định kỳ để đảm bảo hoạt đọng kinh doanh được liên
tục là một điều tất yếu. Do đó khoản chi phí này cũng cần được trích
trước để ổn định chi phí.
Theo em, công ty nên hạch toán chi phí phải trả theo trình tự sau:
Trước hết: xác định tỷ lệ trích trước hợp lý. Chẳng hạn, với tiền

lương nghỉ phép của công nhân sản xuất thì dựa vào số lượng lao động,
mức lương và thời gian nghỉ phép bình quân, mức lương trả cho công
nhân trong thời gian nghỉ phép để xác định tỷ lệ trích hợp lý.
Với khấu hao sửa chữa lớn TSCĐ thì cần xác định số khấu hao
bình quân cho một đôi giầy trên cơ sở sản lượng kế hoạch. Số khấu hao
trong một tháng trích trước căn cứ vào số chênh lệch sản lượng sản xuất
tháng đó với sản lượng bình quân các tháng và số khấu hao tính cho một
đôi giầy.
- Sau đó: Căn cứ vào tỷ lệ trích trước, lập kế hoạch trích trước.
Kiến nghị 3: Về hạch toán các khoản thiệt hại trong sản xuất
Thiệt hại trong sản xuất là điều khó tránh khỏi trong quá trình tiến
hành hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Những thiệt hại
này có thể do nguyên nhân khách quan hay chủ quan gây ra những tổn
hại bất ngờ làm cho chi phí sản xuất tăng lên ảnh hưởng đến giá thành
sản phẩm. Các thiệt hại này cần phải được hạch toán đúng, đủ để đảm
bảo giá thành sản phẩm của công ty không tăng lên quá cao, gây khó
khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm, nhất là đối với công ty giầy Thượng
Đình có đặc điểm là sản xuất theo đơn đặt hàng nên nếu giá thành tăng
sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến sản xuất kinh doanh đo hợp đồng đã ký kết,
thì khó có thể thay đổi được.
Kiến nghị 4: Về dối tượng tính giá thành sản phẩm
Việc xác định đối tượng tính giá thành là từng đơn đặt hàng cụ thể
phù hợp với đặc điểm sản xuất của công ty. Tuy nhiên, trong mỗi đơn đặt
hàng có nhiều kích cỡ giầy, nhiều màu sắc khác nhau. Mỗi kích cỡ có
một mức tiêu hao chi phí sản xuất khác nhau. Do đó, mỗi một cỡ giầy
với màu sắc khác nhau sẽ có một giá thành khác nhau. Nhưng hiện tại,
các loại giầy của công ty đều được tính giá thành như nhau, bất kể đó là
cỡ to hay cỡ nhỏ, có màu sắc hay không có màu sắc. Nếu như thế thì giá
thành của mỗi đôi giầy được tính là chưa chính xác. Vậy nên chăng, kế
toán tính giá thành riêng cho từng cỡ, từng màu giầy, để đảm bảo nguyên

tắc tập hợp đủ chi phí và tính đúng giá thành cho một đôi giầy.
Kiến nghị 5: Về việc áp dụng khấu hao TSCĐ.
Khấu hao TSCĐ là việc dịch chuyển dần giá trị TSCĐ vào chi phí
sản xuất kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp. Do vậy, cần xác định bộ
phận nào sử dụng loại TSCĐ nào để trích khấu hao hợp lý. Hiện nay,
toàn bộ mức khấu hao của nhà làm việc 5 tầng, nhà để xe đạp… Điều
này theo em chưa thật hợp lý bởi vì bộ phận đó thuộc về quản lý doanh
nghiệp, công ty nên hạch toán vào TK 642. Chi phí quản lý doanh
nghiệp.
Kiến nghị 6: Về phân bổ chi phí sản xuất chung:
Chi phí sản xuất chung tại công ty phân thành các loại: chi phí
nhân viên phân xưởng, chi phí nguyên vật liệu … Các bộ phận chi phí
trên có công dụng vào từng trường hợp khác nhau đối với việc sản xuất
các đơn đặt hàng, nhưng công ty thực hiện phân bổ theo một tiêu thức
chung là số lượng sản phẩm mà đơn đặt hàng đó được sản xuất trong
tháng là chưa thật hợp lý. Mặt khác, tất cả nguyên vật liệu chính dùng
chung cho các đơn vị đặt hàng đều đưa vào chi phí sản xuất chung như
hiện nay dẫn đến tình trạng khó theo dõi, phản ánh không chính xác các
khoản mục chi phí của các đơn đăt hàng. Theo em công ty nên chuyển
chi phí nguyên vật liệu chính dùng chung sang TK 621 và phân bổ cho
các đơn đặt hàng theo tiêu chức là chi phí định mức, mà công ty đã lập
cho các đơn đặt hàng.
Kiến nghị 8: Về sổ sách kế toán.
Hiện nay, công ty giầy Thượng Đình sử dụng hình thức hạch toán
tổng hợp là Nhật ký chưng từ. Hình thức này phù hợp với quy mô và
hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Tuy nhiên, hình thức này chỉ
phù hợp với kế toán thủ công. Khi áp dụng các phần mềm kế toán vào
hạch toán sẽ có những điểm bất cập nhất định. Chẳng hạn, nhìn vào Nhật
ký chứng từ số 7 đã trình bầy ở phần trên có thể thấy là kết cấu nhiều
cột, trong khi đó khổ giấy máy in của công ty chỉ là khổ A4 nên các

chưng từ sổ sách phải làm nhiều tờ dán lại, dễ thất lạc.
Theo em Công ty nên ử dụng hình thức nhật ký chung hoặc hình
thức chứng từ ghi sổ sẽ thuận tiện hơn cho công tác kế toán hiện nay.
KẾT LUẬN
Hạch toán kế toán tập hợp ch phí sản xuất và tính giá thành sản
phẩm có vị trí hết sức quan trọng trong công tác kế toán của các doanh
nghiệp sản xuất. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh có được cung
cấp kịp thời hay không phụ thuộc vào việc cung cấp thông tin về chi phí
sản xuất được tập hợp và thông tin về giá thành sản phẩm. Nhờ vào các
thông tin ở phần hành kế toán này mà lãnh đạo doanh nghiệp mới có căn
cứ để ra các quyết định đúng đắn, hợp lý, chính xác. Chẳng hạn với một
doanh nghiệp sản xuất theo đơn đặt hàng như công ty giầy Thượng Đình
thì thông tin về chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm giúp cho ban
chấp nhận hay từ chối đơn đặt hàng.
Cũng bởi vai trò quan trọng của chi phí sản xuất và tính giá thành
sản phẩm đã đặt ra yêu cầu cho các nhà quản lý kinh tế phải tìm ra cách
thức quản lý chi phí và giá thành hợp lý hơn nữa. Hợp lý ở đây chính là
việc phải làm sao tiết kiệm được chi phí sản xuất để hạ giá thành sản
phẩm nhưng vẫn đảm bảo nâng cao chất lượng sản phẩm để tăng uy tín
và vị thế của doanh nghiệp trên thị trường.
Qua một thời gian thực tập tại phòng Kế toán tài chính Công ty
giầy Thượng Đình, với kiến thức ít ỏi của mình, em xin đóng góp một số
ý kiến với mong muốn hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá
thành sản phẩm tại Công ty.
Công ty Giầy Thượng Đình là một doanh nghiệp sản xuất lớn, đang
có những bước tiến vững chắc trên thị trường trong và ngoài nước. Hy
vọng rằng công ty sẽ tiếp nối và phát huy hơn nữa những thành tích đã
đạt được, đóng góp vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá của
nước nhà.
Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của

thầy cô và sự giúp đỡ của Công ty Giầy Thượng Đình, đặc biệt là các cán

×