Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Luận văn tốt nghiệp: Lợi ích của quỹ BHXH tại Việt Nam phần 3 ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (268.89 KB, 9 trang )

Luận văn tốt nghiệp


đơn vị chậm đóng BHXH Đây là phần thu nhập tăng thêm đô bộ phận nhàn
rỗi tương đối của quỹ BHXH được cơ quan BHXH đưa vào hoạt động sinh
lời. Việc đầu tư quỹ nhàn rỗi này cũng cần phải đảm bảo khả năng thanh
khoản khi cần thiết, an toàn và mang tính xã hội.
- Phương thức đóng góp.
Phương thức đóng góp BHXH của NLĐ và NSDLĐ hiện vẫn còn hai
quan điểm:
+ Căn cứ vào mức lương cá nhân và quỹ lương của cơ quan, doanh
nghiệp.
+ Căn cứ vào mức thu nhập cơ bản của NLĐ được cân đối chung trong
toàn bộ nền kinh tế quốc dân để xác định mức đóng góp.
- Mức đóng góp BHXH: Ở một số nước quy định người sử dụng
lao động phải chịu toàn bộ chi phí cho chế độ tai nạn lao động, Chính phủ trả
chi phí y tế và trợ cấp gia đình, các chế độ còn lại cả NGLĐ và NSDLĐ cùng
đóng góp mỗi một phần bằng nhau. Một số nước khác lại quy định quỹ
BHXH do NLĐ và NSDLĐ đóng, Chính phủ sẽ bù thiếu.
Ở Việt nam quy định NLĐ đóng 5% lương tháng cho BHXH, 1%
lương tháng cho BHYT; còn NSDLĐ đóng 15% quỹ lương tháng cho
BHXH và 2% quỹ lương tháng cho BHYT.
6.3. Mục đích sử dụng quỹ BHXH.
Quỹ BHXH được sử dụng chủ yếu cho 2 mục đích sau:
- Chi trả trợ cấp cho các chế độ BHXH: Đây là khoản chi chiếm
tỷ trọng lớn nhất của BHXH nhằm đảm bảo ổn định, duy trì cuộc sống cho
NLĐ đồng thời góp phần ổn định sản xuất kinh doanh cho các doanh nghiệp
Theo khuyến nghị của Tổ chức lao động quốc tế (ILO) quỹ BHXH
được sử dụng để trợ cấp cho các đối tượng tham gia BHXH, nhằm ổn định
Luận văn tốt nghiệp



cuộc sống cho bản thân và gia đình họ khi mà đối tượng tham gia gặp rủi ro
và các chế độ được BHXH trợ cấp là 9 chế độ BHXH đã nêu trong công ước
102 tháng 6/1952 tại Giơnevơ.
Trong thực tế việc chi trả cho các chế độ BHXH diễn ra thường xuyên
trên phạm vi rộng, hầu hết các nước trên thế giới đều có những khoản chi
thường xuyên là chi lương hưu và trợ cấp tuất.
- Chi phí cho sự nghiệp quản lý BHXH: Ngoài việc trợ cấp cho các
đối tượng hưởng BHXH, quỹ BHXH còn được sử dụng để chi cho các khoản
chi phí quản lý như: tiền lương cho cán bộ làm việc trong hệ thống BHXH,
khấu hao tài sản cố định, văn phòng phẩm và một số khoản chi khác.
II. CÔNG TÁC THU BHXH.
1. Vai trò của công tác thu BHXH.
Quỹ BHXH hiện đang được thực hiện nhằm đạt mục tiêu là một công
quỹ độc lập với ngân sách nhà nước, nhằm đảm bảo về tài chính để chi trả các
chế độ BHXH cho NLĐ. Vì thế công tác thu BHXH ngày càng trở thành khâu
quan trọng và quyết định đến sự tồn tại và phát triển của việc thực hiện chính
sách BHXH.
- Công tác thu BHXH là hoạt động thường xuyên và đa dạng
của ngành BHXH nhằm đảm bảo nguồn quỹ tài chính BHXH đạt
được tập trung thống nhất: Thu đóng góp BHXH là hoạt động của các cơ
quan BHXH từ Trung ương đến địa phương cùng với sự phối hợp của các ban
ngành chức năng trên cơ sở quy định của pháp luật về thực hiện chính sách
BHXH nhằm tạo ra nguồn tài chính tập trung từ việc đóng góp của các bên
tham gia BHXH. Đồng thời tránh được tình trạng nợ đọng BHXH từ các cơ
quan đơn vị, từ người tham gia BHXH. Qua đó, đảm bảo sự công bằng trong
Luận văn tốt nghiệp


việc thực hiện và triển khai chính sách BHXH nói chung và giữa những người

tham gia BHXH nói riêng.
- Để chính sách BHXH được diễn ra thuận lợi thì công tác thu
BHXH có vai trò như một điều kiện cần và đủ trong quá trình tạo lập
cùng thực hiện chính sách BHXH: Bởi đây là đầu vào, là nguồn hình
thành cơ bản nhất trong quá trình tạo lập quỹ BHXH. Đồng thời đây cũng là
một khâu bắt buộc đối với người tham gia BHXH thực hiện nghĩa vụ của
mình. Do vậy công tác thu BHXH là một công việc đòi hỏi độ chính xác cao,
thực hiện thường xuyên, liên tục, kéo dài trong nhiều năm và có sự biến động
về mức đóng và số lượng người tham gia.
- Công tác thu BHXH vừa đảm bảo cho quỹ BHXH được tập
trung về một mối, vừa đóng vai trò như một công cụ thanh kiểm tra số
lượng người tham gia BHXH biến đổi ở từng khối lao động, cơ quan,
đơn vị ở từng địa phương hoặc trên phạm vi toàn quốc. Bởi công tác thu
BHXH cũng đòi hỏi phải được tổ chức tập trung thống nhất có sự ràng buộc
chặt chẽ từ trên xuống dưới, đảm bảo an toàn tuyệt đối về tài chính, đảm bảo
độ chính xác trong ghi chép kết quả đóng BHXH của từng cơ quan đơn vị
cũng như của từng người lao động. Hơn nữa, hoạt động thu BHXH là hoạt
động liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ của cả một đời người và có tính kế
thừa, số thu BHXH một phần dựa trên số lượng người tham BHXH để tạo lập
lên quỹ BHXH, cho nên nghiệp vụ của công tác thu BHXH có một vai trò hết
sức quan trọng và rất cần thiết trong thực hiện chính sách BHXH. Bởi đây là
khâu đầu tiên giúp cho chính sách BHXH thực hiện được các chức năng cũng
như bản chất của mình.
- Hoạt động của công tác thu BHXH ở hiện tại ảnh hưởng trực
tiếp đến công tác chi và quá trình thực hiện chính sách BHXH trong
tương lai. Do BHXH cũng như các loại hình bảo hiểm khác đều dựa trên cơ
Luận văn tốt nghiệp


sở nguyên tắc có đóng có hưởng BHXH đã đặt ra yêu cầu quy định đối với

công tác thu nộp BHXH. Nếu không thu được BHXH thì quỹ BHXH không
có nguồn để chi trả cho các chế độ BHXH cho NLĐ. Vậy hoạt động thu
BHXH ảnh hưởng trực tiếp đến công tác chi và quá trình thực hiện chính sách
BHXH. Do đó, thực hiện công tác thu BHXH đóng một vai trò quyết định,
then chốt trong quá trình đảm bảo ổn định cho cuộc sống của NLĐ cũng như
các đơn vị doanh nghiệp được hoạt động bình thường.
2. Quy trình thu BHXH.
 Đăng kí tham gia BHXH.
NSDLĐ, cơ quan, doanh nghiệp quản lý các đối tượng tham gia có
trách nhiệm đăng kí tham gia BHXH với cơ quan BHXH được phân công
quản lý nhằm xác định số lượng người tham gia BHXH để thông báo với cơ
quan chức năng có thẩm quyền về BHXH. Đây là khâu đầu tiên trong quá
trình thu và quản lý thu quỹ BHXH, tuỳ vào mỗi nước mà có quy định khác
nhau trong việc nộp hồ sơ đăng kí tham gia BHXH cho người lao động nhưng
nhìn chung hồ sơ đăng kí tham gia BHXH thường bao gồm:
- Các quy định, công ước đăng kí tham gia BHXH.
- Danh sách lao động và quỹ tiền lương trích nộp BHXH
- Hồ sơ hợp lệ về đơn vị và NLĐ trong danh sách
Cơ quan BHXH tiếp nhận, thẩm định danh sách tham gia BHXH, số
tiền lương phải đóng hàng tháng.
Đơn vị quản lý đối tượng căn cứ thông báo hoặc hợp đồng đã ký kết
với cơ quan BHXH tiến hành cấp sổ BHXH.
 Sau quá trình đăng kí tham gia BHXH cho người lao động: cơ
quan BHXH định kì (theo quy định của từng nước) sẽ tiến hành thu BHXH từ
người tham gia BHXH hoặc từ các đơn vị, cơ quan sử dụng lao động tham gia
BHXH thông qua việc mở tài khoản tại ngân hàng hoặc tại kho bạc Nhà nước.
Luận văn tốt nghiệp


Hoặc cũng có thể đến trực tiếp từng đơn vị, từng người tham gia BHXH để

thu đóng góp BHXH. Quá trình thu được tiến hành theo hai cách như sau:
- Trường hợp 1: Cán bộ BHXH phải trực tiếp thu BHXH từ người tham
gia BHXH: trường hợp này cán bộ BHXH hoặc bộ phận chuyên trách thu của
cơ quan BHXH sẽ trực tiếp thu đóng góp từ người tham gia BHXH. Họ sẽ
xuống tận cơ sở, nơi người lao động làm việc để trực tiếp thu.
- Trường hợp 2: Cơ quan BHXH thu thông qua NSDLĐ hoặc thông
qua đại lý thu của mình như Ngân hàng, bưu điện, thông qua cơ quan
thuế…Cơ quan BHXH thường mở tài khoản tại ngân hàng hoặc tại kho bạc
nhà nước để công việc chuyển tiền từ NSDLĐ và các đại lý thu đến cơ quan
BHXH được thuận lợi hơn. Khi đó, NSDLĐ được giao kết là đại lý cho cơ
quan BHXH sẽ tiến hành thu BHXH từ NLĐ sau đó chuyển toàn bộ đóng góp
BHXH của cả NSDLĐ và NLĐ cho cơ quan BHXH có kèm theo báo cáo số
thu nộp BHXH và danh sách lao động nộp BHXH thông qua việc chuyển
khoản vào tài khoản của cơ quan BHXH đã được mở tại Ngân hàng hoặc tại
kho bạc Nhà nước.
 Hàng tháng nếu có sự biến động so với danh sách đã đăng kí tham gia
BHXH, đơn vị quản lý đối tượng lập danh sách điều chỉnh theo mẫu quy định
(tuỳ vào quy định của mỗi nước) gửi cơ quan BHXH có chức năng để kịp thời
điều chỉnh, xử lý.
3. Quản lý thu BHXH.
Tham gia BHXH là nhiệm vụ, nghĩa vụ của các đơn vị sử dụng lao
động nhằm thực hiện quyền lợi cho NLĐ nhằm thực hiện quyền lợi cho
NLĐ. Việc đóng góp vào quỹ BHXH của các bên tham gia BHXH là tất yếu
vì nguyên tắc có đóng có hưởng. Vậy thu từ đóng góp của những người tham
gia BHXH là nguồn nguồn thu chủ yếu quan trọng nhất cho quỹ BHXH ở hầu
hết các quốc gia.
Luận văn tốt nghiệp


Trên cơ sở nhiệm vụ của công tác thu là phải thu đúng, thu đủ, thu

đúng đối tượng và rõ ràng minh bạch nhằm đảm bảo tính công bằng và quyền
lợi giữa những người tham gia BHXH. Bên cạnh đó cần phải tổ chức theo dõi,
ghi chép kết quả đóng BHXH của từng người, đơn vị để làm cơ sở cho việc
tính mức hưởng BHXH theo quy định.
Hơn nữa, công tác thu BHXH có những đặc điểm sau:
+ Số đối tượng phải thu là rất lớn và gia tăng theo thời gian nên công
tác quản lý thu BHXH là rất khó khăn và phức tạp.
+ Công tác thu mang tính chất định kỳ, lặp đi lặp lại do đó khối lượng
công việc là rất lớn đòi hỏi nguồn nhân lực và cơ sở vật chất phục vụ cho
công tác thu cũng phải tương ứng.
+ Đối tượng thu là tiền nên dễ xảy ra sai pham, vi phạm đạo đức và
lạm dụng quỹ vốn tiền thu BHXH.
Do vậy, công tác quản lý thu BHXH cũng là nhiệm vụ quan trọng và
khó khăn của ngành BHXH. Để công tác thu BHXH đạt hiệu quả cao thì đòi
hỏi phải có quy trình quản lý thu chặt chẽ hợp lý, khoa học nhất là trong thời
đại công nghệ thông tin bùng nổ hiện nay. Vì vậy, công tác quản lý thu
BHXH phải được tổ chức chặt chẽ, thống nhất trong cả hệ thống từ lập kế
hoạch thu, phân cấp thu, ghi kết quả đặc biệt là quản lý tiền thu quỹ BHXH…
Trong quá trình tiến hành công tác thu với phương châm là thu đúng
đối tượng, đúng phạm vi thu và quan trọng hơn nữa là thu được đủ số tiền
đóng BHXH từ các đối tượng tham gia BHXH thì việc tăng cường công tác
quản lý thu BHXH là vấn đề được các cơ quan quản lý và mọi người rất quan
tâm. Để hình thành nên một kế hoạch thu, một chính sách thu BHXH thích
ứng với cơ chế quản lý kinh tế đang trong quá trình đổi mới, đòi hỏi phải
nghiên cứu, giải quyết hàng loạt vấn đề cả về lý luận và thực tiễn.

CHƯƠNG II
Luận văn tốt nghiệp



THỰC TRẠNG CỦA CÔNG TÁC THU BHXH
Ở VIỆT NAM
I. KHÁI QUÁT VỀ CHÍNH SÁCH BHXH Ở VIỆT NAM.
Chính sách BHXH ở Việt nam cho đến nay đã trải qua một chặng đường
dài trên nửa thế kỷ. Đây là một trong những chính sách lớn thể hiện sự quan
tâm, chăm lo của Đảng và Nhà nước ta đối với NLĐ.
BHXH ở nước ta đã xuất hiện từ những năm còn dưới ách đô hộ của
Thực dân Pháp. Tuy nhiên, chính sách BHXH chỉ thực sự phục vụ NLĐ từ
thời kì thành lập nước Việt nam dân chủ cộng hoà. Trải qua một chặng đường
lịch sử lâu dài trên nửa thế kỉ, BHXH Việt nam cũng có nhiều thay đổi . Vì
vậy, để khái quát về chính sách BHXH ở Việt nam có thể chia làm hai giai
đoạn sau:
 Giai đoạn trước năm 1995: cùng với cơ chế quản lý nền kinh tế kế
hoạch hành chính tập trung là thời kỳ bao cấp của Nhà nước về BHXH.
 Giai đoạn từ năm 1995 đến nay: cùng với cơ chế quản lý của nền
kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước là thời kỳ cải cách về BHXH
phù hợp với công cuộc đổi mới của đất nước và gắn liền với sự hình thành và
phát triển của ngành BHXH.
1. Giai đoạn trước năm 1995.
BHXH xuất hiện ở Việt nam ngay từ thời kỳ Pháp thuộc. Khi đó Chính
phủ bảo hộ Pháp đã thực hiện một số chế độ BHXH cho những người Việt
nam làm việc trong bộ máy cai trị của chính quyền Pháp.
Sau cách mạng tháng 8 năm 1945, Đảng và Nhà nước ta đã sớm quan
tâm và thực hiện chính sách BHXH đối với NLĐ. Đối tượng được hưởng
chính sách BHXH chủ yếu là NLĐ trong biên chế Nhà nước. Thời kì này, ở
Luận văn tốt nghiệp


nước ta đã thực hiện chữa bệnh miễn phí cho người dân và hoạt động BHYT
trong thời gian này nằm trong chương trình chăm sóc y tế của Quốc gia.

Trước năm 1995 chính sách BHXH được thực hiện và hoạt động theo
hàng loạt các Sắc lệnh, Nghị định ban hành nhằm xác định về đối tượng và
chế độ, mức đóng, mức hưởng. Sắc lệnh 54 ngày 3/11/1945 của Chính phủ
lâm thời, sắc lệnh số 105 ngày 14/6/1946 của chủ tịch nước Việt nam dân chủ
cộng hòa. Sắc lệnh 29 ngày 13/3/1947 của Chính phủ Việt nam dân chủ cộng
hòa… cùng với cơ sở pháp lý tiếp theo của BHXH thể hiện trong hiến pháp
năm 1959 thừa nhận công nhân viên chức có quyền được trợ cấp BHXH.
Quyền này được cụ thể hóa trong điều lệ tạm thời về BHXH đối với công
nhân viên chức Nhà nước được ban hành kèm theo Nghị định số 218/CP ngày
27/2/1961 và điều lệ đãi ngộ quân nhân ban hành kèm theo Nghị định 161/CP
ngày 30/10/1964 của Chính phủ.
Trong thời gian này, chính sách BHXH nước ta đã góp phần ổn định về
mặt thu nhập, ổn định cuộc sống cho người công nhân viên chức, quân nhân
và gia đình họ, góp phần rất lớn trong việc động viên sức người, sức của cho
thắng lợi của cuộc kháng chiến chống xâm lược, thống nhất đất nước.
Năm 1986 Việt nam tiến hành cải cách kinh tế và chuyển đổi nền kinh
tế từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung sang cơ chế thị trường với nền kinh tế
nhiều thành phần theo định hướng của Nhà nước. Sự thay đổi về cơ chế kinh
tế đòi hỏi có những thay đổi tương ứng về chính sách xã hội nói chung và
chính sách BHXH nói riêng.
Đến năm 1989, bắt đầu có Quyết định số 45/HĐBT ngày 24/4/1989 của
Chính phủ về việc thu một phần viện phí gồm các khoản tiền giường nằm
điều trị, thuốc men, máu, xét nghiệm…
Hiến pháp năm 1992 nêu rõ: Nhà nước thực hiện chế độ BHXH đối với
công chức Nhà nước và người làm công ăn lương khuyến khích phát triển các
hình thức BHXH khác đối với NLĐ.
Luận văn tốt nghiệp


Ngày 22/6/1993 Chính phủ ban hành Nghị định 43/CP quy định tạm

thời chế độ BHXH cho NLĐ ở các thành phần kinh tế, đánh dấu một bước
ngoặt quan trọng trong sự nghiệp thực hiện chính sách BHXH.
Ngày 23/1/1994 Quốc hội nước cộng hòa xã hộ chủ nghĩa Việt nam
thông qua Bộ luật lao động trong đó có chương XII quy định về BHXH.
Những nội dung chính về chính sách BHXH trong thời kì này:
+ Về đối tượng tham gia và hưởng chế độ BHXH là công nhân viên
chức trong khu vực Nhà nước, các đoàn thể xã hội, chính trị và trong lực
lượng vũ trang như: công nhân viên chức Nhà nước, lực lượng vũ trang (quân
đội, công an…), người làm việc trong các tổ chức đoàn thể, tổ chức xã hội
thuộc hệ thống chính trị của Đảng và Nhà nước, người làm việc trong các
doanh nghiệp quốc doanh… Thời kì này, những người làm việc trong các
thành phần kinh tế ngoài quốc doanh không được hưởng các chế độ BHXH.
+ Về thực hiện các chế độ BHXH: Nhà nước ta đã thực hiện 6 chế độ
BHXH đó là: trợ cấp ốm đau, trợ cấp thai sản, trợ cấp tai nạn lao động - bệnh
nghề nghiệp, trợ cấp mất sức lao động, trợ cấp hưu trí và trợ cấp tử tuất.
+ Về tổ chức thực hiện: Nhà nước giao cho 3 cơ quan quản lý thu và
chi các chế độ như sau: Bộ nội vụ (nay là Bộ Lao động- Thương binh và Xã
hội) quản lý khoản thu 1% tổng quỹ lương thông qua hệ thống Ngân sách Nhà
nước và thực hiện giải quyết 3 chế độ hưu trí, mất sức lao động, tử tuất và có
phân cấp cho các cơ quan trực thuộc giải quyết chế độ BHXH; Tổng công
đoàn Lao động Việt Nam (nay là Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam) quản lý
thu 3,7% quỹ tổng quỹ lương của đơn vị) và tổ chức chi 3 chế độ: ốm đau,
thai sản, tai nạn lao động- bệnh nghề nghiệp (TNLĐ-BNN); Quỹ thu về Bộ tài
chính quản lý và tiến hành cấp phát kinh phí chi cho các chế độ đài hạn hàng
năm theo kế hoạch của Bộ lao động - Thương binh và Xã hội

×