Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

Giáo dục thể chất cho Hoc sinh potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (109.8 KB, 9 trang )

Lí luận Giáo Dục
MỞ ĐẦU
“GIÁO DỤC LÀ QUỐC SÁCH HÀNG ĐẦU ”
Mục tiêu đào tạo của giáo dục là phát triển con người toàn diện, tăng
cường bồi dưỡng cho thế hệ trẻ về năng lực trí tuệ cũng như về phẩm chất, đạo
đức, nhân cách. Mục tiêu giáo dục toàn diện phải hội đủ các mặt: Đức - Trí - Thể
- Mỹ - Lao động hướng nghiệp, trong đó thể chất là cơ sở để tiếp nhận các mặt
còn lại và là chìa khoá để nâng cao tầm vóc, thể trạng cho học sinh.
Giáo dục thể chất là một loại hình giáo dục, mà nội dung chuyên biệt là
dạy học vận động (động tác) và phát triển có chủ đích các tố chất vận động của
con người. Trong quá trình học thể chất giúp học sinh thiết lập mối quan hệ với
bạn bè, hình thành cho trẻ thói quen, tính kiên nhẫn và sự năng động trong luyện
tập, từ đó dần hình thành nhân cách cho trẻ. Giáo dục thể chất là một quá trình
giáo dục đồng thời cũng là một hoạt động văn hoá xã hội, lấy sự phát triển cơ
thể, tăng cường thể chất, nâng cao sức khoẻ làm đặc trưng cơ bản. Không những
thế, giáo dục thể chất còn giúp hình thành ở học sinh những kĩ năng ứng xử, giao
tiếp, những hành vi đạo đức đúng đắn khi luyện tập. Đồng thời còn góp phần
giáo dục lối sống tích cực, lành mạnh và bồi dưỡng các phẩm chất đạo đức nhân
cách cho học sinh để đáp ứng được những gì mà xã hội, đất nước đang mong đợi
ở thế hệ trẻ.
Tuy nhiên, thực tế hiện nay, vấn đề giáo dục thể chất trong các cấp bậc
học nói chung, bậc tiểu học nói riêng còn tồn tại nhiều bất cập. Việc giáo dục thể
chất cho học sinh chưa nhận được sự quan tâm đúng mức từ phía gia đình, nhà
trường và xã hội. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến việc phát triển thể trạng, sức
khoẻ của trẻ, gây mất cân đối, hài hoà giữa phát triển trí tuệ, thể chất và phát
triển toàn diện nhân cách học sinh.
- 1 –
Lí luận Giáo Dục
Thành phố Hồ Chí Minh – trung tâm kinh tế của cả nước với những khu
kinh tế sầm uất, dân số đang ngày một gia tăng cũng không tránh khỏi những bất
cập trong giáo dục, đặc biệt là giáo dục thể chất ở bậc tiểu học.


NỘI DUNG
I. Thực trạng giáo dục thể chất trong các trường tiểu học tại thành
phố Hồ Chí Minh.
“Năm học 2005 – 2006, thành phố Hồ Chí Minh có 809 trường phổ thông,
trong đó tập trung nhiều nhất là cấp tiểu học (53,26%). Bình quân mỗi xã,
phường có 1,44 trường tiểu học. Số trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia 5,9%
(27/457). Năm học này, sĩ số bình quân/ lớp là 36,1 học sinh, sĩ số này so với qui
định của bộ thì mỗi lớp cao hơn 1,1 học sinh, trong đó các quận nội thành số học
sinh bình quân trên một lớp là 38,5 học sinh cao hơn khu vực ngoại thành 3 đến
4 học sinh”
(1)
. Nhìn chung thì số học sinh tiểu học ở thành phố được đầu tư đi
học với số lượng cao hơn so với các vùng miền, được trang bị đầy đủ về cơ sở
vật chất, kĩ thuật, trang thiết bị học tập, giảng dạy…
1. Thuận lợi
Nhìn chung, ở các trường Tiểu học, các giờ học nội khóa được thực hiện
tương đối nghiêm túc. Trong đó, môn thể dục cũng tương đối ổn định và đi vào
nề nếp.
Bên cạnh đó, các phong trào ngoại khóa thể dục thể thao, các môn bơi lội,
bóng chuyền… ngày càng nhiều, các giải thể thao như cờ vua, cờ tướng… và
Hội khỏe Phù Đổng cũng được học sinh tham gia tích cực Nhờ vậy, thành tích
về thể thao ngày càng được nâng dần.
- 2 –
Lí luận Giáo Dục
Trong chương trình học, môn thể dục cũng được phân chia ra cho từng lớp
để mỗi lớp có thời gian, có giáo viên giảng dạy và có sân bãi, dụng cụ để tập
luyện. Để đảm bảo sức khỏe cho học sinh, sự thoải mái trong khi tập luyện,
nhiều trường học cũng đã triển khai và tạo điều kiện cho học sinh được mặc
đồng phục khi học môn thể dục.
Hoạt động giáo dục thể chất trong nhà trường đã được sự quan tâm, hỗ trợ

từ các tổ chức Xã hội. “Cụ thể, trong thời gian từ năm 2006-2010, 10 tỉ đồng
dành cho chương trình “Tăng cường giáo dục thể chất và các hoạt động vui
chơi ngoại khóa cho trẻ em” là thông tin được Bộ Giáo Dục - Đào tạo và quỹ
Unilever Việt Nam công bố ngày 25-7 tại Hà Nội. Để thực hiện điều đó, quỹ
Unilever thuộc công ty Unilever Việt Nam đã tiến hành triển khai chương trình
“Sân chơi vì sự phát triển toàn diện trẻ em Việt Nam”
(1)
.
Quỹ này đã đầu tư xây dựng sân chơi tiêu chuẩn quốc tế tại thành phố Hồ
Chí Minh và đang ngày càng được mở rộng. Năm 2006-2010, dự kiến quỹ sẽ
đầu tư mua sắm và lắp đặt đồ chơi, thiết bị phục vụ các hoạt động giáo dục thể
chất cho các trường Tiểu học. Ngoài ra cũng sẽ có hàng trăm bộ thiết bị vui chơi
vận động cho các trường Tiểu học. “Theo Tiến sĩ Trịnh Quốc Thái, Vụ trưởng
Vụ Giáo dục Tiểu học cho biết: Việc đầu tư thiết bị vui chơi vận động cho các
trường mỗi năm trị giá 6 tỉ đồng”
(2)
. Với các thiết bị này, các em có điều kiện rèn
luyện các kỹ năng vận động nhằm phát triển thể lực và nhân cách đạo đức cũng
như tạo cơ hội cho các em được vui chơi ngoài trời giúp tinh thần thoải mái, vui
vẻ sau những giờ học mệt mỏi trên lớp.
- 3 –
Lí luận Giáo Dục
Hàng năm số lượng giáo viên tăng dần, trung bình tăng 2,95% một năm.
Số giáo viên bình quân trên mỗi lớp ở cấp tiểu học có cao hơn qui định. Với số
lượng giáo viên đứng trên lớp tăng thì có được nhiều tiết học hiệu quả hơn và
học sinh có được sự quan tâm tận tình của giáo viên hơn, giáo viên có nhiều
thuận lợi trong việc nắm bắt tình hình học tập. Đấy là nhìn mặt bằng chung
nhưng so với bộ môn giáo dục thể chất ở tiểu học thì không ít những khó khăn
hạn chế.
2. Khó khăn

“Về chương trình học, số tiết học giáo dục thể chất ở lớp 1 là 1 tiết/ tuần,
còn ở lớp 2 - 12 là 2 tiết/ tuần. Tuy nhiên, trên 75% số tiết dạy thể dục ở Tiểu
học do giáo viên chưa được đào tạo chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm dạy thể
dục đảm nhiệm”
(1)
.
Để đảm bảo cho việc học thể dục đạt được hiệu quả cao thì một trong những
điều kiện không thể thiếu là về sân bãi, dụng cụ, phương tiện phục vụ cho việc
tập luyện của học sinh. Thế nhưng hiện nay, cơ sở vật chất phục vụ cho việc dạy
và học môn thể dục còn rất khó khăn, thiếu thốn. Nhiều trường không có chỗ tập
cho học sinh, thậm chí có trường còn không có nơi cho học sinh tập trung trong
khi theo chương trình của bộ Giáo Dục và Đào Tạo ban hành cũng như yêu cầu
của môn giáo dục thể chất thì trường nào cũng phải có sân tập cho học sinh.
Theo số liệu thống kê cho biết, sân bãi chỉ đáp ứng 10% nhu cầu của học sinh
học thể dục. “Chịu cảnh đất chật người đông, các trường học ở thành phố ngày
càng bị thu hẹp lại, có trường phải dùng sân chơi trong trường làm sân học thể
dục. Sân thể dục dường như đã trở thành … xa xỉ với học sinh. Điều kiện sân bãi
đang dần dần làm biến dạng môn học thể dục”
(2)
. Việc thiếu thốn về sân bãi còn
để lại những hậu quả rất đáng tiếc. Chẳng hạn như học sinh bị chấn thương do
- 4 –
Lí luận Giáo Dục
nhảy ở hố cát không đạt tiêu chuẩn, ngất xỉu khi tập chạy bền hay bị bạn ném
banh trúng do bãi tập quá chật… Những điều ấy cũng đã làm cho một số em cảm
thấy dị ứng khi học môn thể dục.
Nhìn chung dụng cụ, phương tiện phục vụ cho việc tập luyện còn rất thiếu
thốn, học sinh không đủ dụng cụ để tập luyện.
Từ những hạn chế trên cho thấy có nhiều nguyên nhân dẫn đến hoạt động
giáo dục thể chất cho học sinh tiểu học còn thiếu sự quan tâm.

II. Nguyên nhân gây ra những khó khăn trong việc giáo dục thể chất
cho học sinh tiểu học
1. Nhà trường:
- Sự phân bổ thời gian giữa việc học kiến thức và học giáo dục thể chất
trong nhà trường chưa hợp lí. Theo nghiên cứu của TS Trịnh Quốc Thái- Vụ
trưởng Vụ giáo dục Tiểu học Bộ GD-ĐT thì thời lượng cho các hoạt động giáo
dục thể chất cho học sinh tiểu học Việt Nam so với tổng thời lượng đào tạo thuộc
hàng thấp nhất thế giới. Đó là một điều bất hợp lí trong chương trình giáo dục
thể chất ở bậc tiểu học.
- Nội dung giáo dục thể chất không chỉ ít về thời lượng, tiết học còn chạy
theo lí thuyết kĩ thuật mà quên mất mục đích tăng cường sức khỏe và phát triển
thể chất cho học sinh. Theo nghiên cứu của GS.TS Dương Nghiệp Chí- viện Thể
Dục Thể Thao thì số trường tiểu học dạy có chất lượng môn thể dục chỉ chiếm 6-
8%. Theo chương trình đổi mới, giáo dục thể chất có sự kết hợp giữa bộ môn vận
động và các môn thể dục nhịp điệu, tạo cho học sinh tâm lí thoải mái sau những
giờ học căng thẳng. Do thiếu thốn về cơ sở vật chất, khuôn viên trường học chật
hẹp, diện tích sân trường hầu như bị “ xi măng hóa” nên chương trình mang nặng
- 5 –
Lí luận Giáo Dục
tính hình thức, những môn như: nhảy cao, nhảy xa… cần có thiết bị bảo hộ
nhưng trên thực tế lại không có
- Bên cạnh đó, “không ít trường quan niệm thể dục là môn phụ nên ít chú
trọng đến chất lượng giảng dạy của thầy và học tập của trò. Chương trình học lại
nặng nề, vì thế mà “vô tư” để dành giờ thể dục cho học sinh làm bài tập”
(1)
. Một
số giáo viên lại cho rằng học sinh đến trường mục đích chỉ “lo cái đầu”, là học
văn hóa còn thể dục thể thao chỉ là phần hỗ trợ mục đích trên và thuộc trách
nhiệm của gia đình. Thể dục thể thao học đường chưa trở thành sân chơi đích
thực cho học sinh trong việc đem lại giá trị phát triển thể lực góp phần hoàn

thiện toàn diện nhân cách cho học sinh.
- Nhà trường chưa có sự quan tâm đúng mức đến đội ngũ giáo viên chuyên
trách môn thể dục. Ở nhiều trường, đội ngũ giáo viên thiếu trầm trọng. Hầu hết
giáo viên phải kiêm nhiệm nên các giờ không thể theo đúng chương trình đề ra,
ảnh hưởng đến chất lượng học tập của học sinh. Ngoài ra còn chưa có chế độ
chính sách riêng để họ có thể dạy tốt hơn.
2. Gia đình:
- Giáo dục thể chất phát triển hình thể, sức khỏe, hình thành những kĩ năng
vận động, góp phần rèn luyện nhân cách cho học sinh. Thế nhưng, học sinh tiểu
học hiện nay đang chịu áp lực từ cha mẹ và phải học thêm ngoài giờ. Một số phụ
huynh không nhận thức được tầm quan trọng của giáo dục thể chất, sợ con mệt
khi vận động nhiều nên tìm mọi cách cho con mình được miễn học thể dục thay
vì khuyến khích con vận động.
- Với lí do nhà cửa đô thị chật chội, nhiều phụ huynh cho rằng không có
đất cho con họ chạy nhảy, việc đến câu lạc bộ thể dục thể thao thì không có thời
gian. Thế là việc giáo dục thể chất cho con được khoán trắng cho nhà trường.
- 6 –
Lí luận Giáo Dục
“91% các bà mẹ cho biết sau giờ học, con họ chỉ xem truyền hình hoặc video,
thiếu vắng những chuyến dã ngoại và vận động ngoài trời”
(1)
.
3. Học sinh:
- Với áp lực nặng nề vì chương trình học quá tải, học sinh giành thời giờ
chủ yếu cho việc học. “Ngoài những giờ học chính khóa, 90,3 % dành từ 4-6
tiếng cuối tuần cho việc học thêm. Chỉ có 66,9 % dành 2 tiếng cho vui chơi, vận
động vào ngày cuối tuần”
(2)
.
- Nhiều học sinh học môn thể dục như một sự đối phó. Bởi các em chưa

nhận thức được tầm quan trọng của giáo dục thể chất. Bên cạnh đó, nội dung thể
dục không có gì là mới lạ, những nguy hiểm có thể xảy ra, học sinh bị bắt buộc
không được hò hét lớn làm ảnh hưởng đến các lớp học khác trong khi thể dục là
môn giúp trẻ xả Stress sau những giờ học căng thẳng. Điều đó gây cho học sinh
một tâm thế bị động, chán nản với việc học thể chất.
III. Giải pháp nâng cao hoạt động giáo dục thể chất cho học sinh
tiểu học
1. Nhà trường
Giảm tải chương trình học, nội dung chương trình học cần có sự cân bằng
hơn giữa việc học và vui chơi, luyện tập thể lực.
Bộ giáo dục nên để sở giáo dục – đào tạo của các địa phương, các trường học
tự túc về nội dung học để phù hợp với điều kiện, cơ sở vật chất của từng trường.
Đầu tư trang thiết bị, xây dựng cơ sở vật chất phù hợp với điều kiện từng địa
phương nhưng phải đảm bảo an toàn, theo tiêu chuẩn phù hợp, tạo cho học sinh
sự lôi cuốn, thích thú.
Giáo viên dạy thể dục cần được đào tạo bài bản, chính quy, trang bị kiến thức
y học để họ biết cách xử trí trong những tình huống đặc biệt.
- 7 –
Lí luận Giáo Dục
Khám sức khoẻ định kỳ cho học sinh để có chế độ học tập thể lực phù hợp,
nếu học sinh có bệnh tật thì phải có chế độ rèn luyện thích ứng, riêng biệt.
Tổ chức các buổi gặp gỡ với phụ huynh học sinh để trao đổi và có sự liên kết
đồng bộ giữa các hoạt động trên lớp và gia đình.
Tổ chức thường xuyên các buổi picnic, dã ngoại, vui chơi tập thể cho các học
sinh.
2. Gia đình.
Quan tâm hơn đến việc giáo dục thể lực cho con em mình, ý thức được tầm
quan trọng của giáo dục thể chất trong học đường.
Thường xuyên liên lạc với nhà trường để biết được tình hình học tập, sức
khoẻ của các em.

Ủng hộ, tạo điều kiện để nhà trường tổ chức các hoạt động ngoại khoá cho
các em.
Không nên đặt quá nhiều áp lực học tập, điểm số lên các em để các em được
“ sống thực sự là một đứa trẻ”
3. Xã hội.
Xây dựng nhiều hơn các mô hình, chương trình vì trẻ em như hoạt động của
quỹ Unilever.
Tăng cường truyền thông để nâng cao nhận thức của cộng đồng về sự cần
thiết của giáo dục thể chất cho học sinh.
- 8 –
Lí luận Giáo Dục
KẾT LUẬN
Sức khỏe thể chất là cơ sở quan trọng của sức khỏe tâm thần và trí tuệ con
người. Vì vậy, phát triển giáo dục thể chất ở trường học góp phần nâng cao sức
khỏe cho học sinh nói riêng và phát triển toàn diện nhân cách nói chung được coi
là một trong những nhiệm vụ ưu tiên trong chiến lược phát triển thể dục thể thao
nước ta. Giáo dục thể chất tạo tiền đề cho học sinh bộc lộ năng khiếu thể chất
cũng như rèn luyện phát triển thể lực và trí tuệ. Thông qua giáo dục thể chất, rèn
luyện cho học sinh nếp sống lành mạnh, tác phong nhanh nhẹn, thói quen tự
giác; học sinh được học tập căn bản về tinh thần kỉ luật, thái độ cư xử tốt đẹp với
nhau trong sinh hoạt thể dục thể thao.
Tuy nhiên, thực tế giáo dục thể chất cho học sinh nói chung và học sinh
tiểu học nói riêng hiện nay vẫn tồn tại nhiều bất cập. Những hạn chế trong nhận
thức ngăn cản khả năng phát triển toàn diện của các em. Thực tế trên đòi hỏi phải
có sự phối hợp thống nhất giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong việc chăm lo
sức khỏe thể chất, tạo điều kiện để các em có thể nhận thức đúng được tầm quan
trọng của giáo dục thể chất, phát huy tối đa tiềm năng vốn có của mình hình
thành nên những phẩm chất đạo đức nhân cách, lối sống đúng và đẹp. Tất cả:
“ Vì lợi ích mười năm trồng cây
Vì lợi ích trăm năm trồng người.”

( Hồ Chí Minh )
- 9 –

×