Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (141.03 KB, 4 trang )
NGHIÊN CỨU KIẾN TRÚC ĐỀN THÁP
CHAMPA – PHẦN 1
Tháp Chăm, hay còn gọi là tháp Chàm, là một dạng công trình thuộc thể loại kiến trúc
đền tháp Champa, thuộc kiến trúc tôn giáo tín ngưỡng của dân tộc Chàm (còn gọi là dân
tộc Chăm, sinh sống ở miền Nam Trung Bộ Việt Nam ngày nay. Có thể thấy vị trí phân
bố các đền tháp là những nơi từng là nơi ở của người Champa, xa hơn nữa còn có những
ngôi tháp có thể coi là tháp Champa trên đất nước Camphuchia như tháp Damray Krap.
Ngược lại, những yếu tố Java hay Khmer cũng được thấy trên các tháp Champa như ở
Khương Mỹ, Hưng Thanh, Dương Long, hay có cả những ngôi tháp còn được người
Champa gọi là "tháp Khmer" như tháp Champa Hoà Lai.
Tháp Mỹ Sơn
Các tháp Chăm là một khối kiến trúc xây dựng bằng gạch nun g màu đỏ sẫm lấy từ đất địa
phương, phía trên mở rộng và thon vút hình bông hoa. Mặt bằng tháp đa số là hình vuông
có không gian bên trong chật hẹp thường có cửa duy nhất mở về hướng Đông (hướng
Mặt Trời mọc). Trần được cấu tạo vòm cuốn, trong lòng tháp đặt một bệ thờ thần bằng
đá. Nghệ thuật chạm khắc, đẽo gọt công phu hình hoa lá, chim muông, vũ nữ, thần thánh
thể hiện trên mặt tường ngoài của tháp. Các viên gạch liên kết với nhau rất rắn chắc, bền
vững tới hàng chục thế kỷ.
Ngày 1 tháng 10 năm 2006, Trung tâm Quản lý di tích-di sản tỉnh Quảng Nam chính thức
công bố thông tin: các nhà khoa học của Đại học Milan, Ý khi đang làm việc trùng tu
nhóm tháp G-thuộc Thánh địa Mỹ Sơn đã nhận biết được loại vật liệu kết dính để xây
tháp Champa cách đây vài trăm năm. Đó là loại keo được tinh chế từ một loài thực vật
vốn có rất nhiều trong khu vực quanh di sản Mỹ Sơn, mà người dân địa phương thường
gọi là cây dầu rái. Ngoài ra, họ cũng đã phát hiện ra một loại hợp chất có nguồn gốc từ
thực vật bản địa nói trên có trong gạch sử dụng để xây tháp. Như vậy, những điều bí ẩn
xung quanh vật liệu được người Chăm sử dụng để xây dựng các công trình tôn giáo ở
Việt Nam sau hơn 100 năm đã được giải mã. Trước đó, một người thợ thủ công tên là Lê
Văn Chỉnh (thuộc tỉnh Quảng Nam) cũng đã bỏ nhiều thời gian để nghiên cứu phương
pháp xây dựng tháp Chăm đã phát hiện được hợp chất dầu rái trong gạch để xây tháp và
chất kết dính, nhưng chưa được ai quan tâm thừa nhận.
Thần Siva làm bằng đá cát, cuối thế kỷ 12. Tháp Mẫm. An Nhơn. Bình Định. Hình trang trí trên cửa chính.