Lấy lại sự tươi trẻ nhờ lúa
mỳ, đỗ tương và gừng
Không cần phải tốn nhiều tiền và thời gian để đi làm đẹp ở Spa, chỉ
bằng cách chế biến những món ăn hàng ngày với những gia vị và
thực phẩm dưới đây bạn có thể kéo dài tuổi thanh xuân cho mình.
Chúng rất dễ kiếm và cũng rất rẻ tiền.
1. Mầm lúa mỳ giúp chống lão hoá
Nếu không muốn mất công tự mình làm những chiếc bánh ngọt, bạn
có thể tìm thấy khắp mọi nơi (siêu thị, cửa hàng bánh ngọt, chợ
cóc…) những loại bánh được làm từ bột lúa mỳ: bánh mỳ, bánh
ngọt, bánh ga tô…
Lúa mỳ rất giàu các chất chống oxy hoá đặc biệt là vitamin E bảo vệ
các tế bào của cơ thể chúng ta. Khi bạn ăn nhiều những thực phẩm
được làm từ lúa mỳ, quá trình lão hoá của bạn sẽ chậm lại do đó bạn
có thể kéo duy trì lâu dài sự trẻ trung của mình.
Ngoài ra, lúa mỳ cũng chứa rất nhiều vitamin B rất cần thiết cho sự
sự mọc và phát triển của tóc. Các loại bánh như bánh mỳ là loại thức
ăn rất tốt và rẻ cho người già và cho trẻ nhỏ. Cuối cùng, thành phần
Canxi và magiê rất có lợi cho phụ nữ đặc biệt là những phụ nữ đang
mang thai.
2. Đậu tương - Thần dược trong chuyện phòng the và làm đẹp
Đậu tương còn được gọi là đậu nành, đại đậu. Trong hạt đậu tương
chứa 8% nước, 4 - 5% chất vô cơ, gluxit từ 15-25%, chất béo 15-
20%, 35-40% chất protit, các vitamin B1, B2, PP, E, các loại men.
Đặc biệt trong đậu tương có những glucozit izoflavon, đó là
genistein và daidzein, đây là những chất có tác dụng như nội tiết tố
nữ. Các nhà khoa học Mỹ đã xác định genistein và daidzein có các
hoạt tính sinh học như:
Đậu tương có lợi cho sức khỏe:
- Có hoạt tính ức chế ung thư phổi, ung thư vú, ung thư đại tràng,
ung thư tuyến tiền liệt, ung thư da và bạch cầu. Tăng hoạt tính chống
ung thư của các chất chống ung thư. Ức chế các angiogenesi, do vậy
kìm hãm được sự phát triển của các khối u. Các nhà khoa học Pháp
cũng đã công bố các isoflavon đậu tương có tác dụng phòng và
chống ung thư vú, ung thư đại tràng, ung thư nội mạc tử cung.
Các nhà khoa học đã chứng minh. Đậu tương có tác dụng phòng
chống các bệnh tim mạch là do đậu tương chứa ít các axit béo no và
không chứa cholesterol, nhờ vậy nó làm giảm hàm lượng cholesterol
trong máu và có tác dụng chống ôxy hóa cholesterol trong máu. Tác
dụng phòng chống ung thư của các isoflavon đậu tương là do chúng
vừa có hoạt tính chống ôxy hóa vừa có tính chống đột biến. Theo
thống kê cho thấy số phụ nữ Nhật Bản bị ung thư vú ít hơn 4 lần so
với phụ nữ Mỹ. Nguyên nhân chính của hiện tượng này là do phụ nữ
Nhật Bản hằng ngày ăn nhiều thực phẩm có chứa đậu tương và các
sản phẩm của nó, còn phụ nữ Mỹ ăn rất ít các sản phẩm có chứa đậu
tương.
- Có tác dụng phòng chống bệnh tim mạch và xơ vữa động mạch.
- Có tác dụng hợp đồng với các enzym trong cơ thể kiểm soát sự
tăng trưởng và điều chỉnh hoạt động của các tế bào.
Đặc biệt với phụ nữ ở thời kỳ tiền mãn kinh và mãn kinh thì các
isoflavon đậu tương có tác dụng phòng và hạn chế các chứng bốc
hỏa, huyết áp dao động thất thường, các rối loạn về thần kinh, tuần
hoàn, chứng loãng xương, gãy xương do chúng giúp cơ thể hấp thụ
tốt chất canxi. Ngoài ra, nhờ có tác dụng chống ôxy hóa nên
isoflavon đậu tương còn làm đẹp da, bảo vệ da, hạn chế nếp nhăn.
Liều thuốc thần tiên cho phụ nữ chốn phòng the: Đậu tương có tác
dụng làm tăng sự ham muốn của phụ nữ trong chuyện chăn gối.
Và làm đẹp:
Đậu tương với những chất có tác dụng giống như nội tiết tố nữ rất tốt
trong làm đẹp. Ăn đậu tương thường xuyên có thể khiến da phụ nữ
trở nên mềm mại, mịn màng và trắng hồng.
Trong đậu nành có chứa chất zoflavo - một chất chống lão háo giúp
phụ nữ trẻ lâu, tái tạo các mô, sung sức, tăng trí nhớ và làm cứng
xương. Vì vậy trong thực phẩm chức năng dành cho phụ nữ luôn có
thành phần là đậu tương.
Ngoài ra ăn đậu tương còn giúp chúng ta quên đi nỗi lo về căn bệnh
hói đầu.
Uống nước đậu nành đặc biệt tốt vào mùa hè, nó giúp cho cơ thể hạ
nhiệt trước cái nóng khủng khiếp.
3. Gừng giúp tăng cường sinh lực và làm đẹp
Trong dân gian từ bao đời nay, gừng được coi như một loại thuốc
hữu hiệu và được sử dụng đại trà trong chữa bệnh và chế biến món
ăn tại các nước phương Đông. Gừng có thể được dùng riêng biệt
hoặc kết hợp với các loại cây cỏ khác trong chữa bệnh. Những tác
dụng kỳ diệu từ củ gừng:
Làm đẹp da: gừng có tác dụng giải độc, thúc đẩy sự tuần hoàn của
máu. Nhiều thẩm mỹ viện ở châu Á đã dùng gừng để tẩy tế bào chết,
khôi phục sinh khí cho làn da.
Kem gừng làm mềm da khô: Miếng gừng tươi 5 cm, 2 thìa dầu vừng,
2 thìa dầu thực vật, 1 thìa vitamin E, 1/2 cốc nước dừa. Giã gừng
chắt lấy khoảng 1/8 thìa nước gừng. Cho tất cả nguyên liệu vào bát,
đun trong lò vi sóng ở nhiệt độ thấp nhất đến khi chúng hòa lẫn vào
nhau. Để nguội, có thể vắt thêm vài giọt chanh. Xoa dung dịch lên
các vùng da bị khô sẽ thấy tác dụng nhanh chóng.
Ngoài ra, gừng còn giúp tóc sạch gàu. Bạn có thể lấy gừng gọt sạch,
giã nát, vắt lấy nước cốt, hòa với dầu mè và nước rồi xoa lên da đầu,
massage nhẹ. Giữ khoảng 3 tiếng rồi gội thật sạch với dầu xả. Thực
hiện 2 lần/tuần, liên tục trong ba tuần.
Ngoài ra, dầu gừng cũng được dùng để làm massage.
Xương và cơ bắp: Độ nóng của gừng làm dịu sự đau nhức do viêm
khớp, chuột rút và bong gân.
Hệ thần kinh: Khi cơ thể mệt mỏi, gừng cũng chính là liều thuốc hữu
hiệu nhất giúp xua tan mọi mệt nhọc, kích thích giác quan và tăng
cường trí nhớ.
Hệ tiêu hóa: Công dụng phổ biến nhất của gừng là điều trị các triệu
chứng rối loạn tiêu hóa như: buồn nôn, đầy bụng, lạnh bụng… Gừng
còn kích thích vị giác, giúp ăn ngon miệng hơn.
Hô hấp: Từ lâu, trong dân gian đã dùng gừng như một vị thuốc rẻ
tiền mà hữu hiệu để điều trị các triệu chứng như: cảm sốt, ngạt mũi,
sổ mũi, ho, cảm lạnh…
Khôi phục và cải thiện sức khỏe: Gừng giúp những người làm việc
quá sức hoặc đang sau khi khỏi bệnh lấy lại sự dẻo dai của cơ thể.
Gừng còn có tác dụng trong việc chống thụ thai và chữa một số bệnh
do lạnh gây nên.