Tải bản đầy đủ (.pdf) (126 trang)

Khảo sát tình trạng kỹ thuật và đề xuất giải pháp phục hồi máy phân ly nhiên liệu của tàu biển đông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.03 MB, 126 trang )

NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

Họ và tên sinh viên: Nguyễn Văn Tài
Lớp: 49DLTT
Ngành: Động lực tàu thuyền
Tên đề tài: “Khảo sát tình trạng kỹ thuật và đề xuất giải pháp phục hồi máy phân
ly nhiên liệu của tàu Biển Đông”.
Số trang: 108 Số chương: 5 Số tài liệu tham khảo: 7
Hiện vật: 1 đĩa CD

NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN





Kết luận:


Nha Trang, ngày tháng năm 2011
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
(Ký và ghi rõ họ tên)


Th.s Nguyễn Đình Long

PHIẾU ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Họ và tên sinh viên: Nguyễn Văn Tài
Lớp: 49DLTT
Ngành: Động lực tàu thuyền


Tên đề tài: “Khảo sát tình trạng kỹ thuật và đề xuất giải pháp phục hồi máy phân
ly nhiên liệu của tàu Biển Đông”.
Số trang: 108 Số chương: 5 Số tài liệu tham khảo: 7
Hiện vật: 1 đĩa CD

NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ PHẢN BIỆN





Điểm phản biện:

Nha Trang, ngày tháng năm 2011
CÁN BỘ PHẢN BIỆN
(Ký và ghi rõ họ tên)



Nha Trang, ngày tháng năm 2011
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG
(Ký và ghi rõ họ tên)
ĐIỂM CHUNG
Bằng số Bằng chữ

ĐỀ CƯƠNG ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Tên đề tài: “ Khảo sát tình trạng kỹ thuật và đề xuất giải pháp phục hồi máy phân ly
nhiên liệu”.
Nội dung thực hiên:

1. Đặt vấn đề
2. Khảo sát tình trạng kỹ thuật
3. Giải pháp kỹ thuật phục hồi thiết bị làm mô hình học tập
4. Kết luân
Ngành: Động lực tàu thuyền Mã ngành: Khóa: 49
Họ và tên sinh viên: Nguyễn Văn Tài Lớp: 49DLTT MSSV: 4913094017
Địa chỉ liên hệ: 15/33 Đoàn Trần Nghiệp Số điện thoại: 01683425229
Cán bộ hướng dẫn: Ths.Nguyễn Đình Long

I. MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Mục tiêu: Tăng cường thiết bị phục vụ giảng dạy – học tập và nghiên cứu khoa học
Đối tượng: Máy phân ly nhiên liệu MAB 104B- 24/4108-5 của tàu Biển Đông
Phạm vi: Khảo sát tình trạng kỹ thuật và đề xuất giải pháp phục hồi máy phân ly nhiên
liệu.
II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Lời nói đầu
Chương I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Vai trò của cơ sở vật chất trong giáo dục
1.2 Mục tiêu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
Chương II: TỔNG QUAN MÁY PHÂN LY LY TÂM
2.1. Giới thiệu chung về máy phân ly
2.2 Máy phân ly nghiên cứu trong đề tài: máy phân ly MAB 104B-24/4108-5
2.2.1 Cấu tạo chính của máy phân ly
2.2.2 Nguyên tắc hoạt động của máy phân ly
2.2.3 Thông số kỹ thuật máy phân ly
2.2.4 Các chi tiết của máy phân ly
2.2.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả phân ly
Chương III: KHẢO SÁT TÌNH TRẠNG KỸ THUẬT
3.1 Khái niệm khảo sát tình trạng kỹ thuật
3.2 Các phương pháp khảo sát tình trạng kỹ thuật

3.3 Lựa chọn phương pháp khảo sát tình trạng kỹ thuật
3.4. Quá trình tháo và khảo sát tình trạng kỹ thuật máy phân ly MAB104B 24/4108-
5
3.4.1 Kiểm tra sơ bộ máy phân ly
3.4.2 Quá trình tháo máy
3.4.3 Khảo sát tình trạng kỹ thuật hai máy phân ly MAB 104B- 24/4108-5
3.4.3.1 Các dụng cụ đo được sử dụng khi tiến hành khảo sát tình trạng kỹ thuật
3.4.3.2 Tình trạng kỹ thuật hai máy phân ly MAB 104B- 24/4108-5
3.4.3.3 So sánh tình trạng kỹ thuật của hai máy
3.4.3.4 Kết luận
Chương IV: PHƯƠNG ÁN PHỤC HỒI MÁY
4.1 S¬ ®å tãm t¾t qu¸ tr×nh söa ch÷a m¸y
4.2 Các phương án phục hồi máy
4.3 Lựa chọn phương án phục hồi máy phân ly nhiên liệu
4.3.1 C¬ së lùa chän phư¬ng ¸n phục hồi
4.3.2 Phương án phục hồi máy phân ly nhiên liệu
4.4.1 Sửa chữa các chi tiết bị hư hỏng
4.4.2 Vệ sinh các chi tiết thay thế
4.4.3 Lắp ráp máy
4.4.4 Chạy thử nghiệm
4.4.5 Kết luận
Chương V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
III. KẾ HOẠCH THỜI GIAN:
1. Từ ngày 30/3 – 15/3 tìm tài liệu và lập đề cương đố án.
2. Từ ngày 16/3 – 30/4 tiến hành tháo máy, khảo sát tình trạng kỹ thuật và lắp máy.
3. Từ ngày 1/5 – 5/5 hoàn thành chương I.
4. Từ ngày 6/5 – 15 /5 hoàn thành chương II.
5. Từ ngày 16/5 – 10/6 hoàn thành chương III.
6. Từ ngày 11/6 – 20/6 hoàn thành chương IV.
7. Từ ngày 21/6 – 30/6 hoàn thành chương V.

8. Từ ngày 1/7 – 5/7 hoàn thành bản thảo
9. Từ ngày 5/7 – 10/7 chỉnh sửa bản thảo
10. Thời gian còn lại dự trữ thời gian

Nha Trang, ngày 11 tháng 3 năm 2011
Cán bộ hướng dẫn Sinh viên thực hiện


Ths. Nguyễn Đình Long Nguyễn Văn Tài


















i

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành đồ án tốt nghiệp này, lời đầu tiên em xin chân thành cảm ơn
các thầy, cô trong Khoa Kỹ Thuật Tàu Thủy Trường Đại học Nha Trang, những
người đã dạy dỗ, trang bị cho em những kíến thức bổ ích trong bốn năm học vừa qua.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy Nguyễn Đình Long, người đã tận
tình hướng dẫn, chỉ bảo em trong suốt thời gian làm đồ án.
Nhân dịp này em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới gia đình, bạn bè, những
người thân đã động viên, cổ vũ tiếp thêm cho em nghị lực để em hoàn thành đồ án
tốt nghiệp.
Em xin chân thành cảm ơn !
Nha Trang, ngày 01 tháng 07 năm 2011
Sinh viên thực hiện

Nguyễn Văn Tài
ii
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN i
MỤC LỤC ii
DANH MỤC CÁC BẢNG vi
DANH MỤC CÁC HÌNH vii
LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG I: ĐẶT VẤN ĐỀ 3
1.1 Vai trò của cơ sở vật chất trong giáo dục 4
1.2 Mục tiêu, đối tượng, phạm vi nghiên cứu 5
CHƯƠNG II: TỔNG QUAN VỀ MÁY PHÂN LY LY TÂM 6
2.1. Giới thiệu chung về máy phân ly 7
2.1.1 Khái niệm phân ly 7
2.1.2 Công dụng của máy phân ly 7
2.1.3 Nguyên lý phân ly 7
2.1.3.1 Nguyên lý phân ly bằng trọng lực 7
2.1.3.2 Nguyên lý phân ly ly tâm 8

2.1.4 Phân loại máy phân ly ly tâm 10
2.1.5 Máy phân ly ly tâm kiểu phản lực 11
2.1.5.1 Cấu tạo 11
2.1.5.2 Nguyên lý hoạt động 11
2.1.5.3 Ưu, nhược điểm 11
2.1.6 Máy phân ly ly tâm kiểu hình trống 12
2.1.6.1 Cấu tạo 12
2.1.6.2 Nguyên lý của máy phân ly kiểu hình trống 12
2.1.6.3 Ưu, nhược điểm 13
2.1.7 Máy phân ly ly tâm dạng đĩa 13
2.1.7.1 Cấu tạo 13
2.1.7.2 Cấu tạo của đĩa phân ly 14
2.1.7.3 Nguyên lý chung của máy phân ly dạng đĩa 15
iii

2.1.7.4 Vị trí mặt trung hòa 16
2.1.7.5 Phân loại máy phân ly ly tâm dạng đĩa 17
2.1.7.6 Ưu, nhược điểm 19
2.2 Máy phân ly nghiên cứu trong đề tài: máy phân ly MAB 104B-24/4108-5 . 19
2.2.1 Cấu tạo chính của máy phân ly 19
2.2.1.1 Bộ phận phân ly 20
2.2.1.2 Cơ cấu truyền năng lượng 21
2.2.1.3 Phanh 21
2.2.1.4 Bơm bánh răng 22
2.2.1.5 Thiết bị chỉ báo tốc độ quay 22
2.2.2 Nguyên tắc hoạt động của máy phân ly 22
2.2.3 Thông số kỹ thuật máy phân ly 22
2.2.4 Các chi tiết của máy phân ly 24
2.2.4.1 Các chi tiết của phần thân và đế máy 24
2.2.4.2 Các chi tiết của phần nắp máy 26

2.2.4.3 Các chi tiết của trục dọc 30
2.2.4.4 Các chi tiết của trục dẫn động 32
2.2.4.5 Các chi tiết của bộ phận phân ly 34
2.2.4.6 Các chi tiết lắp với động cơ điện 36
2.2.4.7 Các chi tiết của phanh 37
2.2.4.8 Các chi tiết của phần chỉ báo tốc độ quay 38
2.2.4.9 Các chi tiết của bơm bánh răng 39
2.2.4.10 Các chi tiết của hệ thống đường ống 41
2.2.4.11 Các chi tiết của van cấp nước làm kín 43
2.2.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả phân ly 44
2.2.5.1 Nhiệt độ phân ly 44
2.2.5.2 Độ nhớt 44
2.2.5.3 Sự khác nhau tỷ trọng 44
2.2.5.4 Lưu lượng 45
iv
2.2.5.5 Không gian cặn dầu 45
2.2.5.6 Chồng đĩa 45
2.2.5.7 Các tạp bẩn 45
CHƯƠNG III: KHẢO SÁT TÌNH TRẠNG KỸ THUẬT 46
3.1 Khái niệm khảo sát tình trạng kỹ thuật 47
3.2 Các phương pháp khảo sát tình trạng kỹ thuật 48
3.2.1 Khảo sát khi máy đang hoạt động 48
3.2.1.1 Kiểm tra bằng giác quan 48
3.2.1.2 Kiểm tra hiệu năng 48
3.2.1.3 Kiểm tra rung động 48
3.2.1.4 Kiểm tra hạt 48
3.2.2 Khảo sát khi máy không hoạt động 49
3.2.2.1 Kiểm tra bằng phương pháp không phá hủy 49
3.2.2.2 Kiểm tra bằng phương pháp phá hủy 51
3.3 Lựa chọn phương pháp khảo sát tình trạng kỹ thuật 52

3.3.1 Cơ sở lựa chọn phương án khảo sát tình trạng kỹ thuật 52
3.3.2 Phương pháp khảo sát tình trạng kỹ thuật 52
3.4. Quá trình tháo và khảo sát tình trạng kỹ thuật máy phân ly MAB104B
24/4108-5 52
3.4.1 Kiểm tra sơ bộ máy phân ly 52
3.4.2 Quá trình tháo máy 53
3.4.2.1 Chuẩn bị dụng cụ trước khi tháo máy 53
3.4.2.2 Các bước tiến hành tháo máy 54
3.4.3 Khảo sát tình trạng kỹ thuật hai máy phân ly MAB 104B- 24/4108-5 . 59
3.4.3.1 Các dụng cụ đo được sử dụng khi tiến hành khảo sát tình trạng kỹ
thuật 60
3.4.3.2 Tình trạng kỹ thuật hai máy phân ly MAB 104B- 24/4108-5 60
3.4.3.3 So sánh tình trạng kỹ thuật của hai máy 87
3.4.3.4 Kết luận 87
v

CHƯƠNG IV:PHƯƠNG ÁN PHỤC HỒI MÁY 88
4.1 S¬ ®å tãm t¾t qu¸ tr×nh söa ch÷a m¸y 89
4.2 Các phương án phục hồi máy 90
4.2.1 Phục hồi máy bằng cách thay thế chi tiết 90
4.2.2 Phục hồi máy bằng cách sửa chữa, phục hồi chi tiết 90
4.3 Lựa chọn phương án phục hồi máy phân ly nhiên liệu 91
4.3.1 C¬ së lùa chän phư¬ng ¸n phục hồi 91
4.3.2 Phương án phục hồi máy phân ly nhiên liệu 92
4.3.2.1 Phương án 1 92
4.3.2.2 Phương án 2 95
4.4 Phục hồi máy phân ly theo phương án 2 97
4.4.1 Sửa chữa các chi tiết bị hư hỏng 97
4.4.1.1 Phục hồi động cơ điện 97
4.4.1.2 Phục hồi ly hợp ma sát ly tâm 98

4.4.1.3 Chế tạo bệ máy 98
4.4.1.4 Sửa chữa hệ thống đường ống 99
4.4.2 Vệ sinh các chi tiết thay thế 99
4.4.3 Lắp ráp máy 100
4.4.4 Chạy thử nghiệm 102
4.4.4.1 Chuẩn bị 102
4.4.4.2 Chạy thử nghiệm 103
4.4.4.3 Kết quả thực nghiệm 105
4.4.5 Kết luận 105
CHƯƠNG V:KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 107
5.1 Kết luận 108
5.2 Kiến nghị 108
TÀI LIỆU THAM KHẢO 109
PHỤ LỤC

vi
DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1: Bảng liệt kê các chi tiết của phần thân và đế máy 24
Bảng 2.2: Bảng liệt kê các chi tiết của phần nắp máy 26
Bảng 2.3: Bảng liệt kê các chi tiết của trục dọc 30
Bảng 2.4: Bảng liệt kê các chi tiết của bộ dẫn động 32
Bảng 2.5: Bảng liệt kê các chi tiết của bộ phận phân ly 34
Bảng 2.6: Bảng liệt kê các chi tiết lắp với động cơ điện 36
Bảng 2.7: Bảng liệt kê các chi tiết của phanh 37
Bảng 2.8: Bảng liệt kê các chi tiết phần chỉ báo tốc độ quay 38
Bảng 2.9: Bảng liệt kê các chi tiết của bơm bánh răng 39
Bảng 2.10: Bảng liệt kê các chi tiết của hệ thống đường ống 41
Bảng 2.11: Bảng liệt kê các chi tiết của van cấp nước làm kín 43
Bảng 4.1 Bảng giá các bộ phận máy phân ly 93

Bảng 4.2 Những bộ phận của máy M14 cần thay thế 94
Bảng 4.3 Những bộ phận được chọn thay thế 95
Bảng 4.4 Thông số kỹ thuật của dầu Diese………………………………………………102

Bảng 4.5: Bảng chi phí để phục hồi máy phân ly M14 theo phương án 2 106

vii

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1: Nguyên lý phân ly trọng lực 7
Hình 2.2: Nguyên lý phân ly ly tâm 9
Hình 2.3 Sơ đồ phân loại máy phân ly ly tâm 10
Hình 2.4: Máy phân ly ly tâm kiểu phản lực 11
Hình 2.5: Máy phân ly ly tâm hình trống 12
Hình 2.6: Cấu tạo máy phân ly dạng đĩa 14
Hình 2.7 Các dạng đĩa của máy phân ly 14
Hình 2.8: Nguyên lý của máy phân ly dạng đĩa 15
Hình 2.9 Vị trí đúng của mặt trung hòa 16
Hình 2.10 Máy phân ly 3 pha, xả cặn đình kỳ 17
Hình 2.11: Máy phân ly 2 pha, xả cặn định kỳ tự động 18
Hình 2.12: Máy phân ly 3 pha, xả cặn định kỳ tự động 18
Hình 2.13: Cấu tạo máy phân ly ly tâm 19
Hình 2.14: Bộ phận phân ly 20
Hình 2.15: Cơ cấu truyền năng lượng 21
Hình 2.16: Phanh 21
Hình 2.17: Sơ đồ hoạt động của máy phân ly 22
Hình 2.18: Các chi tiết của phần thân và đế máy 26
ình 2.19: Các chi tiết của phần nắp máy 29
Hình 2.20: Các chi tiết của trục dọc 31
Hình 2.21: Các chi tiết của trục dẫn động 33

Hình 2.22: Các chi tiết của bộ phận phân ly 35
Hình 2.23: Các chi tiết lắp với động cơ điện 36
Hình 2.24 Các chi tiết của phanh 37
Hình 2.25: Các chi tiết của phần chỉ báo tốc độ quay 38
Hình 2.26. Các chi tiết của bơm bánh răng 40
Hình 2.27 Các chi tiết của hệ thống đường ống 42
Hình 2.28 Các chi tiết của van cấp nước làm kín 43
viii
Hình 3.1 Kích thước cơ bản của máy phân ly 53
Hình 3.2 Các dụng cụ chuyên dùng để tháo lắp máy 54
Hình 3.3 Kiểm tra máy đã ngừng hay chưa 55
Hình 3.4 Tiến hành nới lỏng các khóa 55
Hình 3.5 Dùng tay vặn 2 tay khóa ngược chiều kim đồng hồ nhằm cố định trống
không cho trống quay 55
Hình 3.6 Tháo vòng hãm nhỏ bằng cách sử dụng cờ lê đặc biệt 55
Hình 3.7 Dùng búa và cờ lê đặc biệt để tháo vòng hãm lớn 56
Hình 3.8 Tiến hành nhấc chồng đĩa ra ngoài 56
Hình 3.9 Tháo trống quay 56
Hình 3.10 Tháo các đường ống 56
Hình 3.11 Tháo bộ phận thoát dầu, nước 56
Hình 3.12 Tháo động cơ điện 57
Hình 3.13 Dùng búa và đột, đột chốt cố định bánh vít và trục. 57
Hình 3.14 Kéo ổ bi và bánh vít ra khỏi trục 57
Hình 3.15 Nới lỏng 3 đai ốc vòng chặn bằng vít và dùng chìa khóa lục giác tháo
mặt bích nối 57
Hình 3.16 Tháo trục ngang 58
Hình 3.17 Dùng cảo tháo vòng đệm làm kín 58
Hình 3.18 Đột chốt bằng búa và đột 58
Hình 3.19 Dùng búa đóng trục nằm ngang ra khỏi ly hợp ma sát 58
Hình 3.20 Nới lỏng các đai ốc vòng chặn 59

Hình 3.21 Nâng trục dọc lên 59
Hình 3.22 Kéo ổ bỉ ra khỏi trục 59
Hình 3.23 Tháo lò xo giảm chấn 59
Hình 3.24 Tháo ổ bi 59
Hình 3.25 Thước cặp 60
Hình 3.26 Panme đo trong 60
Hình 3.27 Đồng hồ đo lỗ 60
ix
Hình 3.28 Thước đo độ sâu 60
Hình 3.29 Phía bên ngoài nắp máy M14 61
Hình 3.30 Phía bên ngoài nắp máy M15 61
Hình 3.31 Phía bên trong nắp máy M14 62
Hình 3.32 Phía bên trong nắp máy M15 62
Hình 3.33 Vết nứt trên nắp máy M15 63
Hình 3.34 Ăn mòn ở mép trên thân máy M14 64
Hình 3.35 Tình trạng kỹ thuật mép trên thân máy M15 64
Hình 3.36 Vòng đệm cao su làm kín của máy M14 64
Hình 3.37 Vòng đệm cao su làm kín của máy M15 64
Hình 3.38 Kích thước vòng hãm nhỏ 65
Hình 3.39 Vòng hãm nhỏ của máy M14 66
Hình 3.40 Vòng hãm nhỏ của máy M15 66
Hình 3.41 Kích thước vòng hãm lớn 67
Hình 3.42 Ăn mòn ở vòng hãm lớn máy M14 68
Hình 3.43 Ăn mòn ở vòng hãm lớn máy M15 68
Hình 3.44 Kích thước vành điều chỉnh 69
Hình 3.45 Độ vênh vành điều chỉnh của máy M14 70
Hình 3.46 Độ vênh vành điều chỉnh của máy M15 70
Hình 3.47 Kích thước mũ trùm đầu trống 71
Hình 3.48 Mũ trùm đầu máy M14 71
Hình 3.49 Mũ trùm đầu máy M14 71

Hình 3.50 Kích thước bộ phân phối 72
Hình 3.51 Mòn phần thân đĩa phân phối 72
Hình 3.52 Bộ phân phối máy M14 73
Hình 3.53 Mòn lỗ gắn chốt cố định của máy M15 73
Hình 3.54 Trống quay máy M14 74
Hình 3.55 Vết xước trên thân trống máy M15 74
Hình 3.56 Kích thước đĩa phân ly 75
x

Hình 3.57 Chồng đĩa máy M14 76
Hình 3.58 Chồng đĩa máy M15 76
Hình 3.59 Kích thước trục dọc 77
Hình 3.60 Kiểm tra độ đảo trục dọc máy M14 78
Hình 3.61 Mẻ đầu côn trục dọc máy M15 78
Hình 3.62 Kích thước của trục dọc 80
Hình 3.63 Ổ bi máy M14 80
Hình 3.64 Cặn bẩn bám trên ổ bi máy M15 80
Hình 3.65 Hư hỏng của bộ phận làm kín đầu trục máy M14 81
Hình 3.66 Hư hỏng của bộ phận làm kín đầu trục máy M15 81
Hình 3.67 Cặp bánh răng máy M14 82
Hình 3.68 Cặp bánh răng máy M15 82
Hình 3.69 Van một chiều máy M14 83
Hình 3.70 Van một chiều máy M15 83
Hình 3.71 Bộ phận làm kín đầu trục máy M14 bị gãy 83
Hình 3.72 Bộ phận làm kín đầu trục máy M15 83
Hình 3.73 Ly hợp ma sát ly tâm 85
Hình 3.74 Hệ thống đường ống máy M14 86
Hình 3.75 Hệ thống đường ống máy M15 86
Hình 3.76 Phanh tay máy M14 86
Hình 4.1 Sơ đồ tóm tắt quá trình sửa chữa 90

Hình 4.2 Sơ đồ phân loại các phương pháp thực hiện sửa chữa phục hồi 91
Hình 4.3 Động cơ điện 93
Hình 4.4 Sấy nóng động cơ điện 97
Hình 4.5 Bệ máy phân ly 99
Hình 4.6 Kiểm tra ly hợp ma sát ly tâm 101
Hình 4.7 Vị trí của vòng hãm 101
Hình 4.8 Đo khoảng cách của vòng hãm 102
Hình 4.9 Bố trí hệ thống đường ống 103
1

LỜI NÓI ĐẦU
Ngày nay với sự phát triển vượt bậc và mang tính cạnh tranh của nền kinh tế thế
giới, nguy cơ xuất hiện khoảng cách giữa các quốc gia ngày càng lớn. Những nước
đang phát triển, trong đó có Việt Nam, nếu không muốn ngày càng bị tụt hậu so với
thế giới thì phải nỗ lực phát triển kinh tế. Đó là một sứ mệnh. Sứ mệnh này không
chỉ là nỗ lực riêng của Đảng và Nhà nước hay bất kì cơ quan, tổ chức nào mà là nỗ
lực của toàn xã hội, toàn dân tộc. Vì vậy, các ngành kỹ thuật nói chung và ngành kỹ
thuật tàu thủy nói riêng phải đào tạo những kỹ sư có kiến thức sâu rộng, đồng thời
phải biết vận dụng những kiến thức đó để giải quyết những vấn đề cụ thể trong sản
xuất, sử dụng và sửa chữa… góp phần phát triển ngành công nghiệp Việt Nam.
“Là một sinh viên, phải làm gì trước sứ mệnh này?”. Câu hỏi này dường như rất
quen thuộc. Tuy nhiên, mỗi sinh viên đã, đang và sẽ làm gì mới là điều quan trọng.
Đó là nỗ lực học tập, trau dồi kiến thức, rèn luyện kỹ năng làm việc sao cho bắt kịp
với yêu cầu của thời đại. Người ta thường quan niệm rằng “Học đi đôi với hành”.
Vâng, quan niệm này hoàn toàn đúng. Tuy nhiên, muốn “hành” thì phải có đủ điều
kiện, trang thiết bị học tập, các máy móc chuyên ngành… Nhưng điều kiện trang
thiết bị phục vụ giảng dạy và học tập tại trường Đại học Nha Trang nói riêng và cả
hệ thống giáo dục đại học Việt Nam nói chung vẫn còn hạn chế.
Chính vì vậy, tôi chọn thực hiện đề tài “Khảo sát tình trạng kỹ thuật và đề xuất
giải pháp phục hồi máy phân ly nhiên liệu của tàu Biển Đông” với mục tiêu phục

hồi máy phân ly làm mô hình phục vụ học tập. Đề tài là cơ sở để vận dụng kiến thức
đã học vào giải quyết một vấn đề cụ thể trong thực tiễn sản xuất.
Đề tài được thực hiện với những nội dung sau:
Chương I: Đặt vấn đề
Chương II: Tổng quan về máy phân ly ly tâm
Chương III: Khảo sát tình trạng kỹ thuật máy phân ly nhiên liệu
Chương IV: Phương án phục hồi máy phân ly nhiên liệu
Chương V: Kết luận và kiến nghị
2

Qua thời gian 4 tháng, với nỗ lực của bản thân, cùng với sự giúp đỡ tận tình của
thầy Nguyễn Đình Long, tôi đã hoàn thành đồ án. Nhưng do thời gian có hạn, kinh
nghiệm hạn chế nên trong đề tài sẽ không tránh khỏi thiếu sót. Kính mong các thầy
cô trong bộ môn góp ý giúp tôi hoàn thiện đề tài này.
Nha Trang, ngày 01 tháng 07 năm 2011
Sinh viên thực hiện


Nguyễn Văn Tài





















3













CHƯƠNG I:
ĐẶT VẤN ĐỀ










4

1.1 Vai trò của cơ sở vật chất trong giáo dục
Người xưa đã từng quan niệm rằng, lý thuyết hay không bằng thực hành giỏi.
Điều đó cho thấy người xưa đã đề cao vai trò của thực hành. Rõ ràng lý thuyết và
thực hành phải xen kẽ với nhau. Học và hành lúc nào cũng đi đôi, không thể tách
rời nhau, điều đó cũng đã được chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định:
“Học với hành phải đi đôi, học mà không hành thì vô ích. Hành mà không
học thì hành không trôi chảy.”
Phương châm “học đi đôi với hành” đã được các trường cao đẳng, đại học
quán triệt, thể hiện bằng nhiều chủ trương. Chẳng hạn: Kết hợp kiến thức trên lớp
với tạo điều kiện cho sinh viên tiếp cận thực hành. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu
khoa học trong sinh viên, tạo điều kiện cho cho sinh viên tiếp cận thiết bị máy móc
hiện đại… Thực tế nghiên cứu cho thấy, việc sinh viên tiếp cận thực hành không chỉ
nâng cao năng lực mà còn giúp sinh viên nhận biết và tự phấn đấu lấp dần những lỗ
hổng kiến thức. Khi sinh viên tham gia nghiên cứu, một mặt chính sinh viên đã tự
trang bị cho mình những kiến thức về phương pháp luận, mặt khác hình thành kỹ
năng làm việc cho sinh viên.
Tuy nhiên, tình trạng chung của những nước nghèo, những nước đang phát
triển như Việt Nam là: cơ sở vật chất nghèo nàn lạc hậu, ngân sách Nhà nước đầu tư
cho giáo dục còn hạn chế. Thư viện với những tài liệu mang tính chất phổ thông,
thiếu những tài liệu chuyên sâu, những tài liệu nâng cao dành cho nghiên cứu khoa
học. Thiết bị, máy móc dành cho nghiên cứu khoa học còn thiếu. Phòng thí nghiệm,
thực hành thì không đủ tiêu chuẩn. Chính vì thế, điều kiện tiếp cận thực hành của
sinh viên còn gặp rất nhiều khó khăn. Cơ hội tiếp cận máy móc hiện đại còn rất ít,
chủ yếu là tiếp thu thông qua hình ảnh, lý thuyết và được trình bày tại các buổi học.

So với mặt bằng chung của các trường Đại học trong cả nước, trường Đại
học Nha Trang cũng đang “yếu và thiếu” về thiết bị học tập. Chẳng hạn, máy móc
của Bộ môn Động lực khoa Kỹ thuật Tàu thủy còn rất thiếu. Hiện bộ môn chỉ có
một phòng máy “sống” và một phòng thực tập, đa số máy móc đều cũ và lạc hậu
như động cơ Diesel chỉ có loại vừa và nhỏ. Nhiều thiết bị quan trọng như nồi hơi,
tuabin, máy phân ly nhiên liệu… vẫn chưa được trang bị. Theo đó, điều kiện thực
5

hành của sinh viên bị hạn chế, sinh viên không có điều kiện củng cố kiến thức qua
việc tiếp cận máy móc trên toàn hệ thống tàu thủy.
Với cơ sở vật chất như hiện nay của các trường thì “Khó có thể đảm bảo việc
dạy tốt, học tốt”, cũng như khó đáp ứng yêu cầu của xã hội.
Nhận thức được tầm quan trọng của trang thiết bị học tập và nghiên cứu khoa
học, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chủ trường và triển khai đầu tư vật chất cho các
trường qua từng năm học. Trên tinh thần đó, năm 2009, Bộ Nông nghiệp và Phát
triển Nông thôn đã hỗ trợ bằng cách giao cho trường Đại học Nha Trang các thiết bị
máy móc trên tàu đánh cá Biển Đông, nhằm giúp sinh viên Đại học Nha Trang nói
chung và sinh viên Khoa Kỹ thuật Tàu thủy nói riêng có thêm máy móc phục vụ
thực hành.
Ở trên tàu, ngoài máy chính, máy phụ bao gồm những máy phục vụ máy
chính và các nhu cầu khác đảm bảo sự hoạt động theo công dụng tàu, cũng như đảm
bảo an toàn. Chúng đóng vai trò rất quan trọng. Trong đó, máy phân ly được dùng
để làm sạch nhiên liệu và dầu bôi trơn nhằm đảm bảo cho động cơ Diesel hoạt động
hiệu quả, an toàn và tin cậy.
1.2 Mục tiêu, đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Với vai trò của cơ sở vật chất trong giáo dục, tôi đã chọn đề tài “Khảo sát tình
trạng kỹ thuật và đề xuất giải pháp phục hồi máy phân ly nhiên liệu của tàu Biển
Đông” làm đồ án tốt ngiệp.
 Mục tiêu: Tăng cường thiết bị phục vụ giảng dạy – học tập và nghiên cứu
khoa học.

 Đối tượng: Máy phân ly nhiên liệu MAB 104B- 24/4108-5 của tàu Biển Đông.
 Phạm vi: Khảo sát tình trạng kỹ thuật và đề xuất giải pháp phục hồi máy
phân ly nhiên liệu.






6













CHƯƠNG II:
TỔNG QUAN VỀ MÁY
PHÂN LY LY TÂM













7

2.1. Giới thiệu chung về máy phân ly
2.1.1 Khái niệm phân ly
Phân ly là tách hỗn hợp các chất thành hai hay nhiều sản phẩm khác nhau.
Những sản phẩm được tách ra có thể có tính chất hóa học và vật lý khác với hỗn
hợp ban đầu như kích thước phân tử, nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ kết tinh, nhiệt độ
bay hơi, màu sắc, mùi vị.
2.1.2 Công dụng của máy phân ly
Máy phân ly có rất nhiều công dụng và được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực
khác nhau. Chẳng hạn như: trong công nghiệp sản xuất sữa, trong xây dựng, trong
chế biến thực phẩm… Trong công nghiệp hóa chất, máy phân ly có các công dụng
như sau:
 Giải phóng chất lỏng khỏi hạt rắn.
 Để tách hai chất lỏng không hòa tan với tỷ trọng khác nhau, trong khi loại bỏ
chất rắn cùng một lúc.
 Để tách và tập trung các hạt rắn từ chất lỏng.
2.1.3 Nguyên lý phân ly
2.1.3.1 Nguyên lý phân ly bằng trọng lực
Nguyên lý phân ly bằng
trọng lực dựa trên cơ sở khác
nhau về trọng lượng riêng của

dầu, nước và các hạt rắn để tiến
hành tách chúng ra trong các két
lắng. (Xem hình 2.1).
Hỗn hợp chất lỏng trong
cốc sẽ dần dần trong hơn do các
hạt rắn và chất lỏng nặng chìm
xuống dưới đáy, chất lỏng nhẹ
hơn sẽ nổi lên trên. Nguyên nhân
là do tỷ trọng giữa chúng có sự khác nhau, những chất có tỷ trọng nhỏ hơn sẽ nổi









Hình 2.1: Nguyên lý phân ly trọng lực
8

lên trên, những chất tỷ trọng lớn hơn chìm xuống. Khi chất rắn lắng hoàn toàn
xuống dưới đáy, lúc đó ta mới có thể rót phần chất lỏng phía trên ra. Thời gian để
rót chất lỏng ra khỏi cốc phụ thuộc hoàn toàn vào tốc độ lắng chất rắn và khoảng
phân cách giữa chất lỏng và chất rắn trong cốc. Tốc độ và chất lượng làm sạch khi
dùng phương pháp phân ly trọng lực sẽ thấp. Vì vậy mà thời gian để phân ly các
chất dựa vào phương pháp này kéo dài.
Với những hạn chế của phương pháp phân ly bằng trọng lực nên các máy
phân ly theo phương pháp này ít được áp dụng trong thức tế. Nhiệm vụ của các nhà
khoa học là phải tìm ra một nguyên lý phân ly mới đảm bảo được chất lượng mà

thời gian phân ly lại nhanh. Chính vì thế, máy phân ly ly tâm đã ra đời và được áp
dụng rộng rãi như hiện nay.
2.1.3.2 Nguyên lý phân ly ly tâm
Nguyên lý phân ly ly tâm dựa vào độ chênh lệch về lực ly tâm giữa dầu với
nước và các chất rắn mà phân ly chúng ra. Nguyên lý phân ly ly tâm dựa trên
nguyên lý phân ly bằng trọng lực, tuy nhiên nguyên lý phân ly ly tâm có những ưu
điểm đáng kể.
Sau đây là thí nghiệm để tìm ra nguyên lý phân ly ly tâm: (Xem hình 2.2)
Cũng giống như nguyên lý phân ly bằng trọng lực ở hình 2.1, nhưng ở hình 2.2.a,
người ta tạo những lối thông ra sắp xếp theo sự khác biệt tỷ trọng của chất lỏng.
Chính vì vậy, sự phân ly và thải cặn được diễn ra liên tục. Lúc này hạt rắn sẽ tham
gia đồng thời hai chuyển động, vừa lắng xuống đáy, vừa chuyển động theo dòng
chảy. (Xem hình 2.2.a).
Tuy nhiên, đối với các hạt rắn nhỏ, việc lắng cặn diễn ra khó khăn hơn và thời
gian lắng cũng kéo dài. Do đó, khi tiến hành thải cặn các hạt rắn dễ theo dòng chất
lỏng đi ra ngoài. (Xem hình 2.2.b).
9


Để các hạt rắn
không theo dòng chất
lỏng đi ra ngoài và các hạt
rắn lắng xuống đáy dễ
dàng hơn, người ta dùng
các vành chặn được bố trí
như hình 2.2.c,d. Trong
khe hở các vành chặn,
dưới tác dụng của dòng
chất lỏng hạt rắn sẽ tham
gia đồng thời hai chuyển

động, chuyển động dọc
đường sinh của vành chặn
và chuyển động vuông
góc với vành chặn. Vì chế
độ chảy trong rãnh các
vành chặn là chảy tầng
nên hạt rắn sẽ được lắng
nếu nó đi hết quãng
đường theo phương vuông góc giữa hai vành chặn.
Theo mô hình 2.2.c,d thì chiều dài các vành chặn ngắn, không gian lắng cặn
nhỏ vì vậy hiệu quả phân ly thấp. Do đó người ta cải tiến như hình 2.2.e. Tuy nhiên,
cũng như những mô hình trước việc phân ly được thực hiện nhờ trọng lực nên chất
lượng và sản lượng lọc không cao. Việc phân ly chỉ đạt hiệu quả cao khi dùng lực ly
tâm để phân ly.
Sản lượng và chất lượng phân ly được cải thiện đáng kế khi tiến hành cho
cốc đựng hỗn hợp chất lỏng quay với tốc độ cao. (Xem hình 2.2.f).

















Hình 2.2: Nguyên lý phân ly ly tâm
10
Do lực ly tâm lớn hơn hàng ngàn lần so với lực trọng trường nên sự phân ly xảy
ra rất nhanh. Kết quả phân ly ly tâm có thể đạt được trong một vài giây trong khi
phân ly bằng trọng lực phải mất nhiều giờ mới có thể đạt được, đồng thời chất
lượng làm sạch từ phân ly ly tâm lại cao hơn.
2.1.4 Phân loại máy phân ly ly tâm
Căn cứ vào cấu tạo có thể phân loại máy phân ly ly tâm như sau:

Hình 2.3 Sơ đồ phân loại máy phân ly ly tâm
Máy phân ly ly tâm
Máy phân ly ly tâm sử dụng
nguồn năng lượng bên ngoài
Máy phân ly
kiểu phản lực
Máy phân
ly 3 pha
Máy phân
ly 2 pha
Hình trống Hình đĩa
Tự động Không tự động
Xả cặn định kỳ Xả cặn liên tục

×