Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Sự thật về sữa mẹ và sự phát triển các giác quan ở trẻ nhỏ - 4 pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (144.6 KB, 6 trang )


Đọc cho trẻ nghe các mục truyện tranh vui trên báo. Hãy để trẻ cắt và sưu tập
những truyện nó thích.

Đọc cho trẻ nghe các mục liên quan đến lứa tuổi của nó như chương trình phim
thiếu nhi, hoạt động của các bạn cùng lứa, quảng cáo mua bán đồ chơi, quần áo
dành cho lứa tuổi của trẻ.

Cho trẻ đóng vai nhà báo để tự viết (hay kể) dựa trên một việc gì đó mà hai mẹ
con từng làm cùng với nhau. Để trẻ "phỏng vấn" bạn, giúp trẻ đặt câu hỏi và sắp
xếp chúng thành một câu chuyện.

Tận dụng chương trình tivi và video để giúp trẻ tập đọc

Hãy trò chuyện với con về các chương trình TV hay về bất kỳ phim nào mà nó
từng xem. Trẻ có thể kể lại cho bạn nghe về cảnh trí hay nhân vật trong phim hay
không? Trẻ tưởng tượng ra sao nếu chúng đóng vai các nhân vật đó? Phim có gợi
cho trẻ nhớ về một câu chuyện nó từng đọc hay nghe?

Bảo trẻ kể lại tóm tắt về những gì đã xem. Xem thử những gì trẻ kể có đủ làm
anh em hay bạn bè nó hiểu rằng bộ phim đó nói về điều gì và tại sao chúng ta nên
xem phim đó hay không.

Giúp trẻ đọc các dòng chữ khi chúng xuất hiện trên màn ảnh, đặc biệt là những
dòng chữ không được đọc lên trong các chương trình TV, phim ảnh; chẳng hạn
như tên các đô thị, tỉnh thành trong chương trình dự báo thời tiết, tên các nhân vật
trong buổi phỏng vấn, nhân vật trong phim, tên đường phố trong các bản đồ truy
tìm kho báu

Khuyến khích trẻ tưởng tượng


Trẻ nhỏ thích đóng vai người lớn như bác sĩ, chú cảnh sát hay cô giáo. Bên cạnh
việc giúp trẻ ngoan ngoãn, say sưa hơn, trò chơi về trí tưởng tượng này còn mang
lại những lợi ích khác mà có thể bạn chưa biết.

Phát triển các kỹ năng xã hội

Khi trẻ chơi trò nhập vai, chúng sẽ khám phá các mối quan hệ giữa các thành
viên gia đình, bạn bè và đồng nghiệp, từ đó học được nhiều hơn về cách thức
tương tác giữa người với người.

Đóng vai bác sĩ, trẻ tưởng tượng cách bác sĩ chăm sóc cho bệnh nhân. Chơi trò
gia đình, trẻ học được về cảm nghĩ của bố mẹ đối với con cái.

Các trò chơi tưởng tượng giúp phát triển sự thấu cảm của trẻ đối với người
khác. Trẻ sẵn sàng chơi công bằng, sẵn sàng chia sẻ và hợp tác.

Tạo dựng sự tự tin

Trẻ nhỏ khó có thể kiểm soát cuộc sống của chúng. Tưởng tượng bản thân là
người xây dựng các tòa tháp hay một anh hùng bảo vệ hành tinh sẽ mang lại quyền
cho trẻ. Điều này giúp trẻ tạo dựng lòng tự tin về khả năng và tiềm năng của
chúng.

Thúc đẩy phát triển trí tuệ

Sử dụng trí tưởng tượng là khởi đầu của tư duy trừu tượng. Trẻ nhìn thấy lâu đài
của nhà vua từ mô cát hay một bữa ăn ngon từ mẩu bánh bằng đất chính là đang
học suy nghĩ một cách tượng trưng.

Kỹ năng này rất quan trọng ở trường, nơi trẻ sẽ phải học những điều như con số

tượng trưng cho nhóm đồ vật, các kí tự tượng trưng cho âm thanh.

Luyện kỹ năng ngôn ngữ

Trẻ chơi trò nhập vai thường nói nhiều, nhờ thế có thể phát triển vốn từ, trau dồi
cấu trúc câu và tăng cường các kỹ năng giao tiếp.

Gạt bỏ nỗi sợ

Chơi các trò tưởng tượng giúp trẻ vượt qua sợ hãi và lo lắng. Khi trẻ đóng vai
quái vật to xấu bụng dưới gầm giường, trẻ sẽ hiểu được cách kiểm soát con quái
vật đó và thấy quái cũng không quá to hay quá xấu bụng.

Ngoài ra, trò chơi tưởng tượng còn giúp trẻ giải tỏa những xúc cảm lẫn lộn như
hờn giận bố mẹ hay ghét bỏ đứa em mới sinh.

Dạy trẻ biết yêu em


Con trai bé bỏng mới lên 3 và bạn lại đang tay bồng tay bế một cô con gái mới 3
tháng tuổi. Làm sao để Cún Con biết yêu em gái bé nhỏ của mình mà không nghĩ
rằng bạn đang thiên vị cô bé?

- Hãy luôn nghĩ và đặt mình vào hoàn cảnh của bé. Tưởng tượng nếu là bé, bạn
sẽ thấy thế nào khi không còn là tâm điểm chú ý của cả nhà nữa?

- Thử đặt ra tình huống: Nhà bạn nuôi một chú cún rất dễ thương. Bạn vẫn
thường vuốt ve cún con nhưng không cho con trai động vào (có thể bạn lo lắng về
vệ sinh cho bé).


Thật không may, việc bạn đang làm không chỉ khiến “anh Cún” cảm thấy cô
đơn, hụt hẫng mà còn nghĩ mình không được mẹ quan tâm.

Vì thế cách tốt nhất, hãy chia sẻ mọi thứ với bé Cún, để bé biết rằng bạn lúc nào
cũng chăm sóc và yêu thương bé.

- Cho bé tham gia “lo cho em” dưới sự quan sát của bạn. Nhờ đó Cún không
những biết chăm em mà còn ý thức được rằng đó là em gái của mình và mình có
quyền lợi và nghĩa vụ yêu thương, chăm sóc.

- Luôn chia sẻ mọi thông tin, tình cảm và đồ chơi cho cả hai bé.

- Đối xử công bằng với cả hai con để bé không thấy mình lạc lõng khi sống
cùng gia đình.

- Đừng bao giờ đưa ra kế hoạch nào mà lại không có sự tham gia của “anh
Cún”.

- Trong trường hợp anh Cún là con riêng của chồng bạn, tuyệt đối không nên
giới thiệu bạn là mẹ kế hay em bé mới sinh là con chung của hai người. Bé sẽ thấy
rất buồn và dễ ghen tị.

Đừng bắt Cún gọi bạn bằng mẹ nếu bé chưa sẵn sàng, nếu không bé sẽ ghét bạn
và ghét luôn cả em.

Khi mẹ con cãi nhau tay đôi

Chị Hương vô cùng bực tức, thậm chí cảm thấy bất lực khi cậu con trai dám
chành chọe, cãi nhau tay đôi với mẹ. Chị không biết rằng, phần lớn nguyên nhân
lại đến từ phía chị.


Bài học đầu tiên mà mỗi bậc cha mẹ cần nhớ để dạy con cái là: Người lớn
không phải lúc nào cũng đúng. Và với con trẻ bây giờ, cha mẹ sai cũng đồng nghĩa
với việc cha mẹ sẽ khó có quyền kiểm soát và khuyên bảo các hành vi của con cái.

Chị Hương đưa khách về nhà chơi, vừa bước vào nhà, chị thấy đồ chơi đủ các
loại đang nằm lăn lóc khắp phòng khách, bàn ghế thì mỗi cái một hướng. Thấy
"quê" với khách, chị mắng: "Con chơi kiểu gì mà bừa bãi như vậy hả?" - "Con
chơi hồi nào", cậu bé cãi lại.

"À, giỏi cãi. Không con thì đứa nào?" - "Mấy đứa bạn ở xóm".

Chị Hương la: "Thằng này dám cãi mẹ, chẳng nể mặt chút nào". Cậu con trai
vặn lại: "Vậy hai bữa trước, sao mẹ không nể mặt con, cứ chửi con trước bạn bè?".

Đúng là hai ngày trước, trong lúc bạn của Trung đến chơi, tìm không thấy cái
bấm móng tay, chị la ầm ĩ. Nghi ngay mấy đứa trẻ "táy máy tay chân", chị chửi
con ngu dại không biết giữ đồ đạc.

Như muốn chứng minh bạn trong sạch, Trung tìm kỹ từng chỗ và khi thấy "tang
vật" liền đưa cho mẹ và nói: "Mẹ thấy chưa, thật oan cho bạn con". Rõ là lỗi ở chị,
thế nhưng, chị chẳng những không xin lỗi con lại còn cố mắng át: "Lần này không,
còn lần tới thì chưa biết". Sau câu nói này, mẹ con chị đâm ra giận nhau bởi mẹ
nói con bênh bạn hơn mẹ, con thì bảo mẹ làm sai mà không xin lỗi.

Chồng chị đi công tác vài ngày, trong nhà chỉ có hai mẹ con. Biết bố không có ở
nhà, Trung như được tự do vui chơi thoả thích theo ý mình, mặc cho mẹ tìm kiếm
khắp xóm. Tối thứ bảy không phải chuẩn bị bài vở đến trường, Trung cứ ngồi
"ôm" cái tivi. Thấy đêm đã khuya chị giục con: "Thôi không xem nữa, đi ngủ
ngay". Thế nhưng thằng bé vẫn cứ dán mắt vào màn hình, bất chấp lời nói của mẹ.


Giận quá chị quát: "Mẹ nói đi ngủ sao không nghe hả". "Mẹ nói ai", Trung cãi
lại. "Nói con chứ còn ai vào đây". "Nhưng bố bảo nói gì phải có chủ ngữ, vị ngữ
chứ".

Chị nạt: "Đừng có đem bố ra mà hù mẹ. Mẹ la như vậy mà con cho là sai à".
"Mẹ nói không sai nhưng cách nói thì không đúng", cậu con trả lời. Chị lắc đầu
ngao ngán.

Chủ nhật rồi, chồng chị về nhà, chị thú nhận: "Con bướng bỉnh, khó dạy quá,
em chịu không nổi nữa rồi". Chồng chị bảo: "Mỗi lần con cãi tay đôi với em, anh
la thì em can nói nó còn nhỏ biết gì. Được rồi, bây giờ anh chỉ em bài học đầu tiên
về dạy con: Trước hết cha mẹ phải là tấm gương ".

Lỗi thường gặp khi nuôi con

Tin vào mọi lời khuyên là sai lầm mà rất nhiều bà mẹ mắc phải. Lời khuyên từ
kinh nghiệm của mẹ chồng, bà bán hàng, hàng xóm có thể không đúng. Vì vậy,
bạn cần biết sàng lọc thông tin.

×