Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Sự thật về sữa mẹ và sự phát triển các giác quan ở trẻ nhỏ - 1 pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (146.06 KB, 6 trang )

Sự thật về sữa mẹ và sự phát triển
các giác quan ở trẻ nhỏ

Để giúp thiên thần nhỏ của bạn có một khởi đầu tốt đẹp, bác sĩ khuyên nên cho
bé bú sữa mẹ. Đôi khi ngẫm nghĩ, tạo hóa quả thật có nhiều điều kỳ diệu. Bé chỉ
cần bú sữa mẹ trong những tháng đầu đời là có được sự phát triển vượt bậc về mọi
mặt mà không cần bất cứ một loại thức ăn nào, kể cả nước.

Tại sao vậy? Dưới đây là một số thắc mắc về dòng sữa mẹ, bạn có thể tìm hiểu.

1. Chất lượng sữa mẹ thực sự tốt thế nào?

Sữa mẹ là loại thực phẩm toàn năng vì có đủ cả 4 nhóm thực phẩm cần thiết cho
sự phát triển thể chất và trí tuệ của bé. Chẳng hạn, chất lượng trong sữa là đường
lactose rất dễ tiêu hóa, chất đạm lại có giá trị sinh học cao nên cơ thể sử dụng
được hoàn toàn

Khi trẻ bắt đầu bú, bầu sữa mẹ sẽ tiết ra một loại dung dịch màu trắng trong,
chứa nhiều nước và các kháng thể.

Sau đó, sữa mẹ sẽ trắng đục dần do chứa nhiều chất béo, đó chính là sữa sau.
Chất béo cung cấp nhiều năng lượng, đáp ứng nhu cầu tăng trưởng của trẻ.

2. Sữa mẹ có đủ các dưỡng chất như Taurin, DHA, ARA?

Nguồn sữa mẹ có đầy đủ các vitamin và khoáng chất cần thiết cho sự phát triển
toàn diện của tất cả các cơ quan, bộ phận trong cơ thể trẻ. Đặc biệt, các chất canxi,
phốt-pho trong sữa có một tỷ lệ hợp lý nhất để hấp thu tối đa khoáng chất, giúp
xây dựng và tăng cường hệ thống xương và răng của trẻ.

Ngoài ra, trong nguồn sữa này còn có những thành phần dinh dưỡng mà bạn


thường thấy trên các hộp sữa như: Taurin, DHA, ARA dù số lượng các chất này
khác nhau.

Không những thế, khi khoa học tiến bộ tìm ra trong sữa mẹ có một chất dinh
dưỡng nào mới, các hãng sữa sẽ nghiên cứu, tìm cách thêm chất này vào sản phẩm
của họ.

3. Sữa mẹ có nóng? Khi bé lớn, loại sữa này còn tốt không? Mẹ gầy ốm, sữa
có kém chất lượng?

Sữa mẹ luôn ấm ở 37độ C, đảm bảo chất lượng từ lúc sinh đến khi bé lớn và
không ảnh hưởng xấu đến con bạn.

Khi trẻ lớn, sữa mẹ có ít hay nhiều tùy thuộc chế độ ăn của mẹ cũng như mức
độ bé ngậm mút vú mẹ.

Mẹ gầy ốm, ăn ít, chất lượng sữa cũng sẽ kém hơn người đủ dinh dưỡng, dù cơ
thể đã lấy hết các chất cần thiết để tạo sữa cho trẻ.

Muốn tạo ra nhiều sữa mẹ, bạn phải cho trẻ ngậm mút vú thường xuyên. Người
mẹ cần giữ tinh thần thật thoải mái, vô tư, không lo buồn.

4. Lợi ích của việc cho bé bú mẹ

Ngoài khía cạnh dinh dưỡng, cho con bú sữa mẹ còn có nhiều lợi ích khác.
Chẳng hạn, trong dòng sữa mẹ có nhiều kháng thể, giúp trẻ chống lại bệnh tật.
Hơn nữa, khi cho bé bú, tình cảm mẹ con gần gũi hơn, giúp bé phát triển tinh thần,
trí tuệ.

Ngoài ra, quá trình cho bé bú sữa mẹ còn giúp người mẹ nhanh chóng lấy lại

vóc dáng bình thường (do lấy hết mỡ và nhiều chất dinh dưỡng trong cơ thể tạo
sữa). Đồng thời, điều này còn làm chậm chu kỳ kinh nguyệt và chậm mang thai trở
lại.

5. Điểm yếu duy nhất của sữa mẹ

Là lượng vitamin K trong nguồn sữa này hơi thấp so với sữa bò, trẻ bú mẹ hoàn
toàn có nguy cơ thiếu vitamin K. Vì thế, khi trẻ sơ sinh vừa chào đời sẽ được tiêm
1 mũi vitamin K1 để ngừa chứng xuất huyết sau sinh.

Khi bú mẹ, trẻ sơ sinh có thể bị vàng da nhạt kéo dài trên 21-30 ngày tuổi.
Ngoài triệu chứng trên, bé không có bất thường gì khác. Nên cho trẻ sơ sinh phơi
nắng vào sáng sớm để chữa chứng vàng da.

Đối phó với tính vòi vĩnh của bé

"Con không về đâu, phải mua cho con bộ rô bốt cơ ". Trước cửa hàng đồ chơi,
bé Tú hét to, chân dậm dậm và không chịu đi khi mẹ kéo tay. Bố nghiêm mặt từ
chối, cậu bé càng nức nở.

Bố Tú bảo con: "Đi về, ở nhà có rô bốt rồi, đòi gì lắm thế". Cậu bé giãy nảy:
"Con ở nhà bé lắm, còn gãy chân nữa. Con thích con to này cơ".

Bất luận bố mẹ dỗ thế nào, cậu bé cũng không chịu đi, kiên quyết đòi bằng
được. Cuối cùng, bà mẹ đành phải mua rô bốt cho con. Trên đường về nhà, vẻ mặt
của cậu bé lộ vẻ hân hoan vui sướng, nhưng bố mẹ thì rõ ràng không vui.

Ai làm cha làm mẹ hẳn đều đã gặp những trường hợp con vòi vĩnh. Trong quá
trình phát triển, trẻ luôn có nhu cầu đòi hỏi. Tuổi bé thì đòi hỏi đồ chơi, lớn hơn
thì nhiều thứ khác. Trước những tình huống trên, nhiều bậc cha mẹ đã thực sự

lúng túng, không biết nên đáp ứng nhu cầu của trẻ ngay hay lần nữa, hẹn dịp
khác

Có người dễ dãi chiều con cho nó khỏi mè nheo điếc tai, có người lại "kệ cho nó
khóc, đòi mãi không được thì khắc nín", hoặc dùng kế hoãn binh: "Lúc nào lĩnh
lương mẹ sẽ mua cho con", và đợi trẻ quên.

Để giúp các bậc cha mẹ hiểu và ứng phó đúng mực với trẻ trong các tình huống
tương tự, các nhà tâm lý đã nêu lên một số "chiêu" cơ bản mà trẻ hay sử dụng khi
muốn vòi vĩnh.

Trẻ từ 3 đến 8 tuổi đều biết cách sử dụng các "vũ khí" dưới đây:

Khóc, gào to: Đa số trẻ đều biết cha mẹ thường sợ "chiêu" này của chúng. Một
khi bé gào to, bố mẹ không những đáp ứng nhu cầu vô điều kiện mà còn hơn thế.

Năn nỉ, khẩn khoản: Bọn nhóc thường rất đáng yêu. Khi chúng nài nỉ cái gì thì
bạn khó có thể cản lại được sức tấn công "dịu dàng" của chúng.

'Trường kỳ, nhẫn nại': Lúc này đòi chưa được thì lúc khác bé lại nhắc, chẳng
hạn như: "Hôm nọ mẹ bảo tuần sau sẽ mua cho con đĩa siêu nhân. Chốc mẹ cho
con đi mua đĩa nhé!". Với phương châm bền bỉ, dai dẳng, tấn công tới cùng của
trẻ, một lúc nào đó, bạn sẽ thấy mình không thể hoãn binh được nữa và sẽ đầu
hàng vì không thể thất hứa với con được.

Tỏ thái độ không hợp tác: Khi đòi hỏi không được đáp ứng, bé tỏ thái độ giận
dỗi, bĩu môi, không nói, vứt đồ, bỏ ăn uống. Và thời gian trẻ giận dỗi thường
tương đối dài. Vì trẻ đã nắm được bí quyết "chiến tranh" tâm lý này nên nên cha
mẹ nào không nhẫn lại chỉ có nước giơ tay đầu hàng.


Nên nói không một cách kiên quyết

Chuẩn bị tâm lý: Bố mẹ cần có trạng thái tâm lý tốt và kiên định. Không nên
nghĩ nếu mình cự tuyệt sẽ gây nên sự tổn thương cho trẻ. Ngược lại, đây là cơ hội
để cha mẹ giảng giải, bồi dưỡng cho con sự kiên nhẫn, biết cảm thông với hoàn
cảnh của gia đình. Khi đối mặt với những nhu cầu không hợp lý của trẻ, bạn phải
nói không một cách kiên quyết và không được mềm lòng.

Lùi một bước để tiến ba bước: Ví dụ, khi trẻ muốn một món đồ mà bạn không
thể đưa cho nó, người mẹ có thể nói: "Cái này là của mẹ, hiện nay mẹ không dùng,
con có thể chơi một lúc nhưng ngày mai phải trả lại mẹ". Sang ngày thứ hai bạn lại
phải nhắc bé: "Con ngoan, hãy đem đồ đưa lại mẹ nào, lúc nào con muốn chơi lại
nói với mẹ nhé!".

Công bố trước: Trẻ thường rất dễ quên những điều chúng đã hứa trước nên nhất
định phải đưa chúng vào quy củ. Khi trẻ phá vỡ nguyên tắc, phải có hình thức xử
lý nhất định. Chẳng hạn, bạn hẹn với con: "Buổi sáng, bố đi làm, con nhất định
phải dậy sớm, ăn sáng đúng giờ thì bố mới kịp đưa đến nhà trẻ, nếu con dậy muộn
thì chỉ có cách là bỏ bữa sáng". Nếu bé lười dậy, bạn phải thu lại bữa sáng và nói
với bé: "Xin lỗi con yêu, chúng ta đã giao hẹn trước và không thể tuỳ tiện phá bỏ".

Luôn thống nhất quan điểm: Không nên lúc này thì ngăn cấm, sau lại chấp
thuận. Nếu làm vậy, trẻ sẽ cho rằng, bố mẹ thật dễ thay đổi và chúng ngày càng
đòi hỏi vô lý. Sự vòi vĩnh sẽ theo cấp bậc ngày càng cao và khi bố mẹ không thể
thoả mãn nhu cầu, trẻ sẽ nảy sinh tâm lý quá khích, cực đoan, dẫn đến hậu quá khó
lường.

Khi sử dụng tất cả những phương pháp trên để nói "không" với con, bạn cũng
cần nhẫn nại giải thích lý do với chúng. Từ chối bé mà không nói nguyên nhân sẽ
khiến trẻ cảm thấy bị oan ức, thậm chí nảy sinh tâm lý lo lắng, sợ hãi, buồn rầu và

tuyệt vọng.

Cả nhà thương yêu nhau

Làm thế nào để gần gũi các con hơn khi bạn có rất ít thời gian? Một cách đơn giản
mà hiệu quả chính là khuyến khích con cùng nấu nướng với bạn. Hãy biến thời
gian chuẩn bị bữa ăn cho cả nhà thành khoảnh khắc vui vẻ, thú vị nhất.

1. Tắt ti vi vào thời gian nấu ăn và trong suốt bữa ăn. Ti vi chính là cản trở lớn
nhất ngăn bạn và gia đình trò chuyện, chia sẻ.

2. Đi chợ cùng các con, cho con tự chọn rau, thịt…

3. Tạo một ngân quỹ nhỏ cho con dùng khi đi chợ với bạn. Để tự con so sánh
giá của các loại thức ăn tươi và đồ làm sẵn.

4. Bắt đầu với các công thức món ăn mà bạn biết bọn trẻ thích. Chắc chắn các
cháu sẽ rất hứng thú “lăn vào bếp” cùng bạn.

×