Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Các lễ hội đặc sắc tại Nhật Bản - 2 pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (283.01 KB, 6 trang )

cho lễ hội. Vào ngày 24, các kiệu rước, hay dung hơn là các Mikoshi, các mô hình
được diễu hành quanh khu vực Osaka , khoảng 2km từ Tenmangu. Kiệu rước có
thể có bánh xe hoặc là do người khiêng. Có những kiệu lớn cần đến 50hay 100
người khiêng, trong tiếng nhạc truyền thống của Thần đạo và tiếng hô khoẻ mạnh.
Tâm điểm của lễ hội Tenjin là các thuyền diễu hành được trang trí rực rỡ rất hợp
với không khí hội hè tràn ngập hai bên bờ song với các quán hang tấp nập, với đèn
lồng giấy và các băng rôn chạy dai theo hai mạn thuyền. Trong buổi chiều hoàng
hôn, các thuyền Hoan-sen lần lượt tiến vào Sông Okawa, dòng sông lớn bên công
viên Sakura no miya, một địa diểm nổi tiếng ở Osaka vào mùa hoa anh đào. Theo
sau những chiếc thuyền Hoan-sen dẫn đường là Gubu-sen. Có khoảng hơn một
trăm chiếc thuyền như vậy diễu hành và biểu diễn trên sông. Ngoài các tàu của lễ
hội truyền thống, các tàu mang biểu tượng của lễ hội, người ta còn có thể nhìn
thấy những tàu của các công ty lớn biểu tượng cho sức mạnh kinh tế của vùng
Osaka như bia Asahi hay Kirin, của công ty thực phẩm Nissin… Các con tàu này
thường được tổ chức như một nhà hang di động, và có các màn hát múa truyền
thống. Nếu bạn là một nhân vật quan trọng hay khách mời của công ty, bạn sẽ có
dịp được ngồi trên thuyền dự diễu hành Trên các con tàu này có những biểu tượng
rất lớn như lon bia khổng lồ hay là con gà màu vàng ruộm của Nissin…Người
Nhật rất giỏi kinh doanh, nên chắc chắn, với cơ hội quảng bá cho hơn 1 triệu du
khách đến Tenjjin Matsuri, và tăng thêm tiếng tăm cho công ty như thế này, các
công ty lớn sẽ không tiêc tiền để đầu tư tiền tài trợ cho những con tàu như vậy.
Ngoài ra các quán ăn di động trên hai bờ song cũng mua bán tấp nập,c hủ yếu là
các món ăn như takoyaki, hay là mực nuớng, đồ uống uớp lạnh. Tôi gặp rất nhiều
các quầy hang mà chủ là các bạn sinh viên. Đây cũng là một cách tham gia lễ hội,
mà lại kiếm được tiền.



Trên các con tàu diễu hành, rất đông những người mặc quần áo lễ hội truyền
thống, hát múa theo các bài ca cổ . Từng đoạn, họ lại vỗ tay theo nhịp và hai bên
bờ khách thăm quan cũng vỗ tay theo, tạo nên một không khí tưng bừng với tiếng


hát tiếng nhạc, vỗ tay… hoà cũng nhịp sóng vỗ hai bên mạn tàu. Khi trời tối hẳn,
hai bên bờ song Okawa, khoảng 80 ngọn đuốc lớn được thắp sang, soi ánh sang
lung linh xuống nước, trong khi khoảng 3000 phát pháo hoa được bắn lên , đủ các
màu sắc lung linh hoà với ánh sang từ các con tàu, các ngọn đèn hai bên bờ, tạo
cho Tenjin một không khí đặc biệt náo nức và hoàng tráng!

Phần kết

Người Osaka tự hào có Tenjin và đang tiếp tục giữ gìn và phát triển. Mặc dù lễ hội
Tenjin trải qua mỗi thời kì lại có một vài thay đổi, có những lúc sự tồn tại bị đe
doạ, nhưng cứ mỗi lần vượt qua khó khăn, thì tính cách và khí phách của người
Osaka lại được nâng lên một tầm mới. Lễ hội Tenjin, ngay cả bây giờ cũng đang
truyền them năng lượng và đang phat triển cùng với Osaka. " Nếu bạn đến với
Osaka những ngày này, bạn sẽ cảm nhận được điều ấy, và bạn sẽ có dịp thưởng
thức món Okonomiyaki và Takoyaki nổi tiếng.
Bảng tên trước nhà ngôi nhà Nhật Bản
Có dịp dạo bộ ngang qua bất cứ khu dân cư nào ở Nhật, bạn sẽ nhìn thấy những
bảng tên này bên cạnh cửa ra vào hay cổng nhà: những tấm bảng tên hình chữ nhật
với những chữ Hán (kanji) đậm đề tên chủ nhà. Một số bảng còn ghi cả địa chỉ.



Bảng tên được gắn bên ngoài cửa nhà hay trên cột cổng nhà. Đôi khi chúng biến
mất, bởi vì có người dị đoan rằng đánh cắp bảng tên sẽ giúp thi đỗ.

Bảng tên chủ nhà trở nên phổ biến vào hậu bán thế kỷ thứ 19. Mãi cho đến thời ấy
chỉ có người thuộc giai cấp trên (võ sĩ đạo) mới được phép có tên họ gia đình. Sau
khi “dân thường” được phép có tên họ, người ta bắt đầu có tập quán treo bảng tên
ngoài cửa nhà. Tập quán này càng phổ biến khi dịch vụ bưu chính lan rộng ra khắp
mọi miền đất nước.




Vào thời ấy, đa số nhà cửa thường dân đều làm bằng gỗ cho nên cho nên bảng tên
gia đình cũng được làm bằng gỗ. Nhiều bảng thật thô sơ đơn giản - chỉ là một
miếng gỗ nào đó còn lại sau khi làm nhà xong, mang tên gia đình chủ nhân, thế
thôi.

Vào khoảng năm 1882, những tấm bảng tên bằng gạch men bắt đầu xuất hiện. Một
công ty ở Tokyo đầu tiên chế tạo ra loại bảng này, Ito Hyosatsu-ten, hiện vẫn còn
hoạt động.

Từ bấy giờ đến nay đã được hơn 100 năm rồi. Trong những năm gần đây bảng tên
đã qua một quá trình tiến hóa đáng kể, cả về chất liệu lẫn phong cách.


Ông Hirasawa To hiện đang quản lý một cửa hàng ở Tokyo bán con dấu dùng để
chứng nhận các loại văn bản tài liệu (Người Nhật dùng con dấu cá nhân thay vì ký
tên. Các cửa hàng này bán con dấu đồng thời cũng làm bảng tên gia đình, vì cả hai
loại đều mang tên chủ nhân).

Hirasawa cho biết : “Ngày xưa bảng tên được làm bằng gỗ và gạch men, ngày nay
thì người ta dùng nhiều loại vật liệu khác nhau như thép không rỉ và nhựa acrylic.
Theo tôi thì đấy là do các vật liệu xây dựng nhà cửa đã thay đổi. Tên họ thường
được viết theo chiều thẳng đứng, nhưng ngày nay người ta thích viết tên họ theo
chiều ngang từ trái sang phải hơn”.



Bây giờ thì tên họ người Nhật thường được viết bằng mẫu tự Latin. Một số bảng

trông giống như bảng tên của người Bắc Mỹ hay Châu Âu. Dường như việc này
cũng đang có chiều hướng thay đổi theo quá trình toàn cầu hóa.

×