Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Chuyện cá mắm trong ẩm thực và tính cách người Nhật Bản 3 ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (282.23 KB, 6 trang )

Chuyện cá mắm trong ẩm thực và tính cách người Nhật Bản
3

Nho giáo vẫn còn ảnh hưởng rất lớn trong xã hội Nhật Bản.



Chân dung Thái tử shotoku được in trên đồng 10.000 yen.

Quan niệm dung hòa và kết hợp các tôn giáo lại với nhau này nói lên quan niệm về
tôn giáo và văn hóa của người Nhật. Biết “lấy hòa làm quý”, không quá khích,
không tự đại tự tôn mà biết tiếp thu cái hay của người, đồng thời vẫn duy trì bản
sắc của mình. Chính cái tư tưởng này đã giúp cho nước Nhật không những thành
công nhanh chóng trong việc tiếp thu văn hóa và kỹ thuật của Phương Tây, mà còn
làm cho dân tộc Nhật có được những phẩm chất về nhân cách mà không dễ gì tìm
thấy được ở các dân tộc khác.

Việc dung hòa và kết hợp một tôn giáo mới với tôn giáo cổ truyền qủa thật là
chuyện không dễ xảy ra ở nhiều nước trên thế giới. Ví dụ như Ấn Độ đã gặp phải
nhiều vấn đề khi đạo Islam truyền tới. Ở châu Âu khoảng thế kỷ 16 và 17 đã xảy
ra nhiều cuộc xung đột giữa những người Tin Lành và Công giáo . Tại Hy Lạp
thời cổ cũng đã gặp nhiều phản đối khi đạo Thiên chúa du nhập vào. Ở Đức cũng
đã có nhiều xung đột với tôn giáo cổ truyền khi đạo Cơ đốc đã từ vùng Địa Trung
Hải truyền bá tới. Hiện nay, tại 1 số nước ở Trung Động, Ấn độ, Indonesia,
Nigeria sự xung đột giữa Hồi giáo và Thiên Chúa giáo vẫn còn diễn biến rất
nghiêm trọng.

Ở những nước này, tư tưởng gộp đạo đã không xuất hiện, người ta giết nhau, tìm
cách tiêu diệt những người khác tôn giáo, gây bao nhiêu tội ác, tạo nên những mối
thù truyền kiếp. Chính vì thế mà chiến tranh tôn giáo đã diễn ra triền miên và còn
tiếp diễn cho đến ngày hôm nay. Chỉ vì không muốn bị đồng hóa, sợ mất đi truyền


thống của mình mà ra. Nói một cách khác, chính vì họ cuồng tín, quá khích, bảo
thủ cực đoan, không biết “lấy hòa làm quý” cho nên mới phát sinh ra chiến tranh
tôn giáo và sự thù ghét lẫn nhau. Thật là nghịch lý, mặc dù tôn giáo nào cũng
khuyên dạy con người nên biết thương nhau ?

Ngay trong chữ viết của tiếng Nhật cũng thể hiện tính dung hòa nay. Tiếng Nhật
được viết trong sự phối hợp 3 kiểu chữ: Kanji , Hiragana và Katakana. Kanji dùng
để viết các từ Hán (mượn của Trung Quốc) hoặc các từ người Nhật dùng chữ Hán
để thể hiện rõ nghĩa. Hiragana dùng để ghi các từ gốc Nhật và các thành tố ngữ
pháp như trợ từ, trợ động từ, đuôi động từ, tính từ,… Katakana dùng để phiên âm
từ vựng nước ngoài. Bảng ký tự Latinh Rōmaji cũng được dùng trong tiếng Nhật
hiện đại, đặc biệt là ở tên và biểu trưng của các công ty. Nhờ thế tiếng Nhật trở
nên phong phú, tạo thuận lợi trong việc dịch thuật các tác phẩm có giá trị của thế
giới, giúp nước Nhật tiếp thu văn hóa và kỹ thuật của nước ngoài 1 cách nhanh
chóng .

Tính quật cường vươn lên :

Vì thua trận trong thế chiến thứ hai, vì đất nước bị tàn phá nặng nề, người dân
Nhật đã phải âm thầm cui đầu nhẫn nhục tìm cách vươn lên từ những đống tro tàn.
Hơn nữa , nước Nhật là nước nghèo nàn về tài nguyên. Ibuka Masaru, người sáng
lập ra công ty Sony, đã phát biểu trong ngày thành lập công ty như sau: “Phải cố
gắng đem công nghệ, kỹ thuật góp phần vào việc phục hưng tổ quốc chúng ta”.
Tinh thần trách nhiệm đó là động lực thúc đẩy người Nhật luôn siêng năng trong
công việc. Chính nhờ được tôi luyện trải qua những giai đoạn khó khăn gian khổ
cho nên người Nhật có được tính kiên cường, điềm tĩnh và khiêm tốn trong bất cứ
tình huống khó khăn nào

Tinh thần võ sĩ đạo :


Trong lịch sử nước Nhật, nhất là từ khi chế độ phong kiến chính thức được thành
lập, nhờ xuất hiện một số giai cấp võ sĩ với cái tên là “Samurai” có những nhân
cách cao thượng về Nhân, Nghĩa, Lễ , Dũng, Tín . Họ được xem như là những tấm
gương , những mẫu người được kính trọng trong xã hội, đã gây ảnh hưởng sâu
đậm trong lòng của người dân Nhật. Người Nhật rất hãnh diện về truyền thống
này.

Một khí phách của võ sĩ đạo mà thế giới điều biết đến đó là Harakiri hay Seppuku.
Nó không chỉ là 1 hành vi tự sát, mà là 1 hình thức để chứng minh lòng thành của
mình, để tránh khỏi nhục nhã, để nói lên lời xin lỗi, nhận trách nhiệm. Được xem
như là 1 hình phạt đúng nghi thức đối với 1 võ sĩ đạo chân chính, biểu hiện tinh
thần trách của người Nhật.



Võ sĩ đạo (武士道 Bushido)

Có thể còn có nhiều nhân tố khác nữa đã tạo ra đức tính của người Nhật, nhưng có
thể nói sự dung hòa kết hợp các tôn giáo và sự xuất hiện tầng lớp võ sĩ đạo là 2
nhân tố quyết định tạo nên 1 nước Nhật hùng mạnh, không những trong lĩnh vực
kinh tế mà còn trong phẫm chất nhân cách của người Nhật. Nhân tố thứ 2 là quan
trọng hơn hết, phát triển kinh tế mà đạo đức suy đồi sẽ dẫn đền những hậu quả
không lường. Người Việt Nam mình cũng đã được dạy ngay từ buổi mới cặp sách
đến trường “Tiên học lễ hậu học văn”. Giáo dục vẫn phải là vấn đề ưu tiên hàng
đầu, có con người tốt thì sẽ có 1 xã hội thật sự tốt theo đúng nghĩa ?

Vận mệnh của đất nước mình không được may mắn như nước Nhật, chúng ta đã
không có 1 thái tử Shotoku như Nhật, biết kết hợp và dung hòa các văn hóa lại với
nhau.Vua chúa của chúng ta bất tài để cho đất nước bị ngoại xâm, chính vì bị thực
dân cho nên phải gánh chịu hậu qủa của chiến tranh với thực dân và nội chiến với

nhau, đã làm thay đổi tư duy, đạo nghĩa của con người VN mình. Người VN ta
không đoàn kết, thích chia thành phe nhóm, nghi kỵ lẫn nhau, dễ bị khích động,
công kích và giết hại nhau 1 cách mù quáng, bất chấp hậu quả ra sao. Đạo đức bị
suy đồi.

Rút từ kinh nghiệm của Nhật Bản, Việt Nam mình cần có những người lãnh đạo
như thái tử Shotoku, biết dung hòa và kết hợp tất cả người VN lại với nhau làm
tăng lên sức mạnh của dân tộc. Chúng ta cũng rất cần có những con người lãnh
đạo có phẩm chất cao thượng như võ sĩ đạo của Nhật Bản để làm gương ?

×