Tải bản đầy đủ (.pdf) (78 trang)

Nghiên cứu nuôi trồng loài nấm bào ngư mới phát hiện ở vườn quốc gia cát tiên pleurotus cornucopiae

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.04 MB, 78 trang )





i

LỜI CẢM ƠN
Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn Anh Phạm Ngọc Dương Vườn Quốc Gia
Cát Tiên đã giúp đỡ tôi tận tình, cung cấp tài liệu, tạo điều kiện cho tôi trong thời
gian hoàn thành đề tài này.
Tôi xin chân thành cảm ơn Chị Nguyễn Thị Anh cùng cán bộ, nhân viên thuộc
Vườn Quốc Gia Cát Tiên đã giúp đỡ, quan tâm tôi nhiều trong thời gian thực tập.
Tôi xin chân thành cảm ơn Cô Khúc Thị An, Viện Công Nghệ Sinh Học và
Môi trường đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn tất cả các thầy cô thuộc bộ môn Công Nghệ Sinh
Học Đại Học Nha Trang đã giúp đỡ tôi thực hiện đề tài này.
Tôi xin chân thành cảm ơn Bố mẹ và người thân đã cho tôi điều kiện tốt nhất
về mặt tinh thần, vật chất, giúp tôi hoàn thành khoá học.
Cuối cùng tôi cảm ơn tập thể lớp 50CNSH và các bạn cùng đi thực tập tại
Vườn Quốc Gia Cát Tiên đã giúp tôi trong thời gian qua.




ii
LỜI MỞ ĐẦU
Các nấm Bào ngư Pleurotus spp. có khả năng chuyển hoá các chất xơ sợi giàu
cellulose và lignin - thực chất là khả năng phân hủy các polysacchride tự nhiên để
tạo nên nguồn carbon cho nấm sinh trưởng phát triển. Hầu hết các loại phụ phế liệu,
các chất phế thải của nông, lâm, công nghiệp đều có thể được nấm Bào ngư sử dụng
hiệu quả. Đây là nguồn tài nguyên nấm quý đang được công nghệ hóa rộng rãi ở


Việt nam, góp phần phát triển nông thôn, miền núi và giải quyết các loại phụ, phế
liệu công, nông, lâm nghiệp giàu chất xơ (lignocellulosic wastes), góp phần cung
cấp sinh khối có giá trị kinh tế cao, bã thải lại là nguồn phân bón sinh học sạch sinh
thái. Do vậy, sản lượng nấm Bào ngư nuôi trồng trên thế giới từ 1986-1991 đã tăng
rất nhanh: gần 450% (1993), năm 2005 đã tăng tới >3 triệu tấn (Chang, 2005). Nấm
Bào ngư vừa có giá trị là thực phẩm giàu dinh dưỡng (Zadrazil & Kurztman, 1982;
Bano & Rajarathnam, 1988) vừa là nguồn dược liệu có tính kháng sinh (P.
griseus, ) và phòng chống ung thư (Yoshioka et al., 1985; Mizuno et al., 1990,
Zhuang et al., 1993; Zhang et al., 1994) với polysaccharides liên kết protein tách từ
Pleurotus ostreatus (Fr.) Quél., P. sajor-caju (Fr.) Sing., P. citrinopileatus Sing.,
Các loài nấm Bào ngư được nuôi trồng phổ biến ở Việt nam hiện nay có thể kể
đến như Pleurotus florida, Pleurotus ostreatus, Pleurotus abalones (Bào ngư nhật),
và một số loài khác. Các chủng giống nấm này phần lớn có nguồn gốc ngoại nhập
được du thực vào nước ta qua nhiều con đường khác nhau. Các giống bản địa có
nguồn gốc từ tự nhiên của Việt nam ít được quan tâm nghiên cứu.
Đề góp phần bảo tồn tài nguyên nấm lớn của Việt nam và góp phần tạo ra một
chủng nấm mới mang tính chất bản địa phù hợp với khí hậu Việt nam, chúng tôi
tiến hành đề tài “ Nghiên cứu nuôi trồng loài nấm Bào ngư mới phát hiện ở Vườn
Quốc Gia Cát Tiên Pleurotus cornucopiae”.





iii

MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
 Nghiên cứu về phân loại học của nấm Bào ngư Pleurotus cornucopiae: đặc
điểm hình thái, hiển vi, phân bố, bổ sung các dữ liệu cần thiết của loài này tại Việt nam.
 Khảo sát tốc độ phát triển của tơ nấm trên các môi trường thạch, hạt ngũ

cốc, môi trường nuôi trồng ra thể quả Pleurotus cornucopiae, so sánh với tốc độ lan
tơ của nấm Bào ngư đang trồng phổ biến hiện nay ở Việt nam Pleurotus florida.
 Phân tích một số chỉ tiêu về dinh dưỡng của nấm Bào ngư Pleurotus
cornucopiae. Đề xuất quy trình nuôi trồng phù hợp.





















iv
MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM ƠN i
LỜI MỞ ĐẦU ii

MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI iii
MỤC LỤC iv
DANH MỤC CÁC BẢNG viii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ x
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1
1.1. Đặc điểm của chi nấm Bào ngư Pleurotus. 1
1.1.1. Đặc điểm sinh trưởng của nấm Bào Ngư.[4] 4
1.1.2. Những lưu ý khi nuôi trồng nấm Bào ngư.[7] 5
1.2. Giá trị của nấm Bào ngư. 5
1.2.1. Giá trị dinh dưỡng của nấm Bào ngư.[1] 5
1.2.2. Giá trị dược liệu của nấm Bào ngư.[1] 6
1.2.3. Tầm quan trọng của việc phát triển giống nấm có nguồn gốc Việt nam.
Nuôi trồng nấm Bào ngư ở Việt nam. 7
1.2.3.1. Tầm quan trọng của việc phát triển giống nấm có nguồn gốc Việt nam.[6] 7
1.2.3.2. Nuôi trồng nấm Bào ngư ở Việt nam.[11] 8
CHƯƠNG 2 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP 15
2.1. Đối tượng nghiên cứu. 15
2.2. Vật liệu và hóa chất sử dụng trong nghiên cứu. 15
2.2.1. Vật liệu sử dụng trong nghiên cứu. 15
2.2.2. Hóa chất sử dụng trong nghiên cứu. 16
2.3. Phương pháp nghiên cứu. 16
2.3.1. Nghiên cứu giải phẫu hình thái nấm Bào ngư Hoàng Bạch Pleurotus
cornucopiae. 16




v

2.3.2. Phân tích thành phần dinh dưỡng nấm Bào ngư Hoàng Bạch Pleurotus

cornucopiae. 16
2.2.3. Khảo sát tốc độ lan, đặc điểm của tơ nấm Bào ngư Hoàng Bạch
Pleurotus cornucopiae và so sánh tốc độ lan tơ với loại nấm Bào ngư đang
được trồng phổ biến hiện nay Pleurotus florida trên môi trường thạch dinh
dưỡng. 17
2.3.4. Khảo sát tốc độ lan, đặc điểm tơ nấm Bào ngư Hoàng Bạch Pleurotus
cornucopiae và so sánh tốc độ lan tơ với loại nấm Bào ngư đang được trồng
phổ biến hiện nay Pleurotus florida trên môi trường hạt (giống cấp 2) 20
2.3.5. Khảo sát tốc độ lan và đặc điểm tơ nấm Bào ngư Hoàng Bạch
Pleurotus cornucopiae và so sánh tốc độ lan tơ với loại nấm Bào ngư đang
được trồng phổ biến hiện nay Pleurotus florida trên môi trường cọng mì
(giống cấp 3). 20
2.3.6. Khảo sát sự sinh trưởng, phát triển của hệ sợi nấm Bào ngư Hoàng
bạch Pleurotus cornucopiae trên giá thể mạt cưa. So sánh với đặc điểm sinh
trưởng, phát triển hệ sợi của loài Bào ngư đang được nuôi trồng phổ biến
hiện nay Pleurotus florida trên giá thể mạt cưa. 21
2.3.7. Khảo sát hiệu quả kinh tế nấm Bào ngư Hoàng Bạch Pleurotus
cornucopiae. So sánh hiệu quả kinh tế của nấm Pleurotus cornucopiae với
loài nấm Bào ngư Pleurotus florida đang được nuôi trồng phổ biến hiện nay.22
2.3.8. Phương pháp xử lý số liệu. 23
CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 25
3.1. Kết quả giải phẫu hình thái nấm Bào ngư Hoàng Bạch Pleurotus
cornucopiae. 25
3.2. Kết quả phân tích thành phần dinh dưỡng nấm Bào ngư Hoàng Bạch
Pleurotus cornucopiae. 30
3.3. Khảo sát tốc độ lan, đặc điểm của tơ nấm Bào ngư Hoàng Bạch Pleurotus
cornucopiae và so sánh tốc độ lan tơ với loại nấm Bào ngư đang được trồng phổ
biến hiện nay Pleurotus florida trên môi trường thạch dinh dưỡng. 31





vi
3.3.1. Khảo sát tốc độ lan, đặc điểm của tơ nấm Bào ngư Hoàng Bạch
Pleurotus cornucopiae và so sánh tốc độ lan tơ với loại nấm Bào ngư đang
được trồng phổ biến hiện nay Pleurotus florida trên môi trường 1. 31
3.3.2. Khảo sát tốc độ lan và đặc điểm tơ nấm Bào ngư Hoàng Bạch
Pleurotus cornucopiae và so sánh tốc độ lan tơ với loại nấm Bào ngư đang
được trồng phổ biến hiện nay Pleurotus florida nuôi cấy trên môi trường 2.36
3.3.3. Khảo sát tốc độ lan và đặc điểm tơ nấm Bào ngư Hoàng Bạch
Pleurotus cornucopiae và so sánh tốc độ lan tơ với loại nấm Bào ngư đang
được trồng phổ biến hiện nay Pleurotus florida nuôi cấy trên môi trường 3. 40
3.3.4. Khảo sát so sánh tốc độ lan và đặc điểm tơ nấm Bào ngư Hoàng Bạch
Pleurotus cornucopiae trong ba môi trường khác nhau: môi trường 1, môi
trường 2, môi trường 3. 43
3.4. Khảo sát tốc độ lan và đặc điểm tơ nấm Bào ngư Hoàng Bạch Pleurotus
cornucopiae và so sánh tốc độ lan tơ với loại nấm Bào ngư đang được trồng
phổ biến hiện nay Pleurotus florida trên môi trường hạt (giống cấp 2) 46
3.5. Khảo sát tốc độ lan và đặc điểm tơ nấm Bào ngư Hoàng Bạch Pleurotus
cornucopiae và so sánh tốc độ lan tơ với loại nấm Bào ngư đang được trồng
phổ biến hiện nay Pleurotus florida trên môi trường cọng mì (giống cấp 3). 48
3.6. Khảo sát sự sinh trưởng, phát triển của hệ sợi nấm Bào ngư Hoàng bạch
Pleurotus cornucopiae trên giá thể mạt cưa. So sánh với đặc điểm, tốc độ hệ
sợi của loài Bào ngư đang được nuôi trồng phổ biến hiện nay Pleurotus
florida trên giá thể mạt cưa. 49
3.6.1. Khảo sát tốc độ tăng trưởng của hệ sợi hai loài nấm Bào ngư Pleurotus
cornucopiae trên môi trường giá thể 1 và giá thể 2 sử dụng giống hạt làm
giống sản xuất. 49
3.6.2. Khảo sát tốc độ tăng trưởng của hệ sợi hai loài nấm Bào ngư Pleurotus
cornucopiae và so sánh tốc độ lan tơ với loại nấm Bào ngư đang được trồng

phổ biến hiện nay Pleurotus florida trên môi trường giá thể 1 sử dụng giống
hạt làm giống sản xuất. 53




vii

3.6.3. Khảo sát tốc độ lan tơ của nấm Bào ngư Hoàng Bạch Pleurotus
cornucopiae trên môi trường giá thể 1 trong hai trường hợp sử dụng giống
hạt làm giống sản xuất và sử dụng giống cọng làm giống sản xuất. 55
3.6.4. Khảo sát hiệu quả kinh tế nấm Bào ngư Pleurotus cornucopiae. So
sánh hiệu quả kinh tế của nấm Pleurotus cornucopiae với loài Pleurotus
florida đang được nuôi trồng phổ biến hiện nay. 57
CHƯƠNG 4 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 66
4.1. KẾT LUẬN. 66
4.2. KIẾN NGHỊ. 66
TÀI LIỆU THAM KHẢO 68







viii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 1.1. Thành phần dinh dưỡng của một số loài nấm Bào ngư (%). 6
Bảng 3.1. Chỉ tiêu phân tích thành phần dinh dưỡng của Pleurotus cornucopiae. 30

Bảng 3.2. Tốc độ lan tơ của nấm Bào ngư Pleurotus cornucopiae và Pleurotus
florida nuôi cấy trên môi trường 1. 32
Bảng 3.3. Tốc độ lan tơ của loài nấm Bào ngư Pleurotus cornucopiae và Pleurotus
florida nuôi cấy trên môi trường 2. 37
Bảng 3.4. Tốc độ lan tơ của nấm Bào ngư Pleurotus cornucopiae và Pleurotus
florida nuôi cấy trên môi trường 3. 40
Bảng 3.5. Tốc độ lan tơ của nấm Bào ngư Hoàng Bạch Pleurotus cornucopiae nuôi
cấy trên 3 môi trường. 43
Bảng 3.6. Tốc độ lan tơ của loài nấm Bào ngư Pleurotus cornucopiae và Pleurotus
florida trên môi trường hạt lúa. 46
Bảng 3.7. Tốc độ lan tơ của hệ sợi hai loài nấm Bào ngư Pleurotus cornucopiae trên
môi trường giá thể 1 và môi trường giá thể 2 giống hạt làm giống sản xuất. 50
Bảng 3.8. Tốc độ lan tơ của hệ sợi hai loài nấm Bào ngư Pleurotus cornucopiae và
Pleurotus florida nuôi cấy trên môi trường giá thể 1 giống hạt làm giống sản xuất.53
Bảng 3.9. Tốc độ lan tơ của loài nấm Bào ngư Hoàng Bạch Pleurotus cornucopiae
trên môi trường giá thể 1 trong hai trường hợp sử dụng giống hạt và giống cọng làm
giống sản xuất. 56
Bảng 3.10. Thời gian hình thành quả thể của nấm Bào ngư Pleurotus cornucopiae
và Pleurotus florida sau khi bịch mạt cưa lan kín. 58
Bảng 3.11. Thời gian và tỷ lệ nhiễm tạp của nấm Bào ngư Pleurotus cornucopiae và
Pleurotus florida trong hai đợt thu hái quả thể. 58
Bảng 3.12. Giá trị trung bình khối lượng mẫu tươi/ 1 cụm quả thể hai loài nấm Bào
ngư Pleurotus cornucopiae và Pleurotus florida ở đợt 1 thu hái quả thể. 59
Bảng 3.13. Giá trị trung bình và giá trị lớn nhất khối lượng quả thể tươi/ 1 bịch mạt
cưa hai loài nấm Bào ngư Pleurotus cornucopiae và Pleurotus florida ở đợt 1 thu
hái quả thể. 59






x

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Trang

Biểu đồ 3.1. Tốc độ lan tơ của nấm Bào ngư Pleurotus cornucopiae và Pleurotus
florida nuôi cấy trên môi trường 1. 32
Biểu đồ 3.2. Tốc độ lan tơ của Pleurotus cornucopiae và Pleurotus florida nuôi cấy
trên môi trường 2. 37
Biểu đồ 3.3. Tốc độ lan tơ của loài nấm Bào ngư Pleurotus cornucopiae và
Pleurotus florida nuôi cấy trên môi trường 3. 40
Biểu đồ 3.4. Tốc độ lan tơ của nấm Bào ngư Hoàng Bạch Pleurotus cornucopiae
nuôi cấy trên 3 môi trường. 44
Biểu đồ 3.5. Tốc độ lan tơ của loài nấm Bào ngư Pleurotus cornucopiae và
Pleurotus florida trên môi trường hạt lúa. 47
Biểu đồ 3.6. Tốc độ lan tơ của hệ sợi nấm Bào ngư Pleurotus cornucopiae trên môi
trường giá thể 1 và môi trường giá thể 2 giống hạt làm giống sản xuất. 51
Biểu đồ 3.7. Tốc độ lan tơ của hệ sợi hai loài nấm Bào ngư Pleurotus cornucopiae và
Pleurotus florida nuôi cấy trên môi trường giá thể 1 giống hạt làm giống sản xuất. 54
Biểu đồ 3.8. Tốc độ lan tơ của nấm Bào ngư Hoàng Bạch Pleurotus cornucopiae trên giá
thể 1 trong hai truờng hợp sử dụng giống hạt và giống cọng làm giống sản xuất. 56












xi
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Giai đoạn phát triển quả thể của nấm Bào ngư. 3
Hình 3.1. Bào tử nấm Bào ngư Hoàng Bạch Pleurotus cornucopiae dưới kính hiển
vi điện tử. 26
Hình 3.2. Mặt cắt phiến nấm Bào ngư Hoàng Bạch Pleurotus cornucopiae dưới
kính hiển vi điện tử. 27
Hình 3.3. Quả thể nấm Bào ngư Hoàng Bạch Pleurotus cornucopiae ngoài tự nhiên
và nuôi trồng. 28
Hình 3.4. Tốc độ lan tơ của nấm Bào ngư Pleurotus cornucopiae và Pleurotus
florida nuôi cấy trên môi trường 1. 35
Hình 3.5. Tốc độ lan tơ của nấm Bào ngư Pleurotus cornucopiae và Pleurotus
florida nuôi cấy trên môi trường 1 sau 11 ngày nuôi cấy. 36
Hình 3.6. Tốc độ lan tơ của nấm Bào ngư Pleurotus cornucopiae và Pleurotus
florida nuôi cấy trên môi trường 2. 39
Hình 3.7. Tốc độ lan tơ của nấm Bào ngư Pleurotus cornucopiae và Pleurotus
florida nuôi cấy trên môi trường 3. 42
Hình 3.8. Tốc độ lan tơ của nấm Bào ngư Hoàng Bạch Pleurotus cornucopiae nuôi
cấy trên 3 môi trường. 45
Hình 3.9. Tốc độ lan tơ của hai loài Pleurotus cornucopiae và Pleurotus florida sau
11 ngày cấy giống trên môi trường hạt lúa. 48
Hình 3.10. Môi trường cọng (sắn) của hai loài Pleurotus cornucopiae và Pleurotus
florida sau 13 ngày cấy chuyền 49
Hình 3.11. Mầm quả thể nhỏ nấm Bào ngư Hoàng Bạch Pleurotus cornucopiae hình
thành trong giá thể 1 sau 29 ngày cấy giống. 52
Hình 3.12. Tốc độ lan tơ của nấm Bào ngư Pleurotus cornucopiae và Pleurotus
florida trên môi trường giá thể 1 giống hạt làm giống sản xuất. 55

Hình 3.13. Quả thể nấm Bào ngư Hoàng Bạch Pleurotus cornucopiae trên giá thể 1
giống cọng làm giống sản xuất. 62
Hình 3.14. Quả thể nấm Bào ngư Hoàng Bạch Pleurotus cornucopiae và Pleurotus
florida trên môi trường giá thể 1 giống cọng làm giống sản xuất. 63

1


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN` TÀI LIỆU
1.1. Đặc điểm của chi nấm Bào ngư Pleurotus.
Trên thế giới hiện nay, chi nấm Bào ngư Pleurotus đã được định danh nhiều
hơn 40 loài. Để định danh các loài trong chi này cũng như các loài nấm lớn khác,
thường người ta dựa vào màu sắc, hình dạng, kích thước của mũ nấm, cuống nấm,
hình dạng màu sắc của bào tử, thậm chí Singer (1986) sử dụng tỉ lệ kích thước đảm
trên kích thước bào tử để định danh một số loài. Tuy những đặc điểm này không
phải là những đặc điểm chung đặc trưng để định danh nhưng nó thể hiện tính đặc
trưng và đa dạng của chi. Các nhà nghiên cứu hiện nay thường định danh dựa vào
đặc điểm của: giá (basidia), lớp sinh sản, cuống bào tử, liệt bào nằm ở bề mặt phiến
(pleurocystidia), liệt bào ở mép phiến (cheilocystidia), mấu (inflat), khóa (clamp),
cấu trúc mô bất thụ ở phiến nấm, hệ sợi nấm, sợi cứng, sợi nguyên thủy, đặc tính
nhuốm màu iot của bào tử (amyloid)…Đó là những đặc điểm đặc trưng nỗi bật của
hệ sợi, bào tử hiện nay các chuyên gia nấm học sử dụng để phân loại. Trên thế giới,
có nhiều nhà nghiên cứu nấm Bào ngư và có một số tác giả đưa ra khoá phân loại về
chi nấm này như Singer (1986), Fr.Quél (1981), Julich (1981), Kuhner et
Romagnesi (1989)… Tuy có nhiều tranh luận trong vấn đề định danh nấm Bào ngư
nhưng khóa phân loại của Fr.Quél (1986) được nhiều chuyên gia ghi nhận.[9]
Theo phân loại cổ điển, người ta xếp chi Pleurotus vào họ nấm Nhung thông
Tricholomataceae (Pleurotaceae), bộ nấm Tán Agaricales, lớp đảm tầng
Hymenomycetes, ngành nấm đảm Basidiomycota.[7]

Theo phân loại hiện đại, người ta có khuynh hướng xếp Pleurotus vào bộ
nấm lỗ (Polyporaceae) và tách riêng với Lampteromyces, Omphalotus trong họ nấm
nhung thông (Tricholomataceas). Nhưng Pleurotus và Panus không thuộc cùng với
Lentinus và Polyporus. Khi phân biệt, Pleurotus, Lampteromyces và Omphalotus
2


được xếp cùng với Clitocybe. Theo Fr.Quél, đây không phải là một sáng kiến cho
cách phân loại mới, nhưng nó giúp tìm kiếm những đặc điểm chung.[9]
Bên cạnh đó, Fr.Quél cũng cho rằng nên xếp Nothopanus vào thuộc chi
Pleurotus, loài này được Singer xếp nó vào họ nấm nhung thông Tricholomataceae.
Tuy nhiên, không thể phân biệt sự khác nhau giữa 2 chi này, chỉ có một đặc điểm
khác nhau nỗi bật duy nhất là bào tử hình elip của Pleurotus lớn hơn bào tử hình
elip của Nothopanus. Ông cho rằng quan niệm của Singer mô tả Pleurotus không có
mấu là không đúng. Với Nothpanus, Singer cũng cho rằng không có dạng cấu trúc
mà các nhà nấm học gọi là cấu trúc Rameales: “Mũ nấm đan dệt bởi các sợi nấm có
đầu mút và cách sắp xếp không đồng đều”, tuy nhiên những sợi nấm bất thường ở
mũ nấm của N.porrigens (Fr.)Singer rất phát triển cấu trúc này. Thêm nữa, khi mô
tả về Nothopanus, Singer cũng đã mô tả liệt bào ở mép phiến (cheilocystidia) không
có dạng chỉ, nhưng đặc điểm này không thể xác định ở loài N.eugrammus (Singer
1952). Vì vậy, Fr.Quél không lưỡng lự xếp Nothopanus vào thuộc cùng chi
Pleurotus.[9]
Nấm Bào ngư có 2 nhóm lớn: nhóm chịu nhiệt (nấm tạo thể quả thể từ 20 -
30
0
C và nhóm chịu lạnh (nấm tạo thể quả từ 15 - 25
0
C).[7]
Hình thức sinh dưỡng chủ yếu sống dị dưỡng, lấy ăn từ các nguồn hữu cơ qua
màng tế bào hệ sợi và hệ enzyme phân giải, chúng có thể sử dụng các đại phân tử

như chất xơ xenllulose, protein, ligin. Với cấu trúc hệ sợi, tơ nấm len lỏi vào cơ chất
lấy thức ăn nuôi quả thể.[7]
Chu trình sống của nấm Bào ngư cũng như các loài nấm đảm khác, bắt đầu từ
đảm bào tử hữu tính, nảy mầm cho hệ sợi tơ dinh dưỡng (sơ và thứ cấp), kết thúc
bằng việc hình thành cơ quan sinh sản là tai nấm. Tai nấm sinh ra các đảm bào tử
và chu trình lại tiếp tục.
Quả thể nấm Bào ngư phát triển qua nhiều giai đoạn dựa theo hình dạng tai
nấm mà có tên gọi cho từng giai đoạn.
3



a: Dạng san hô d: Dạng bán cầu lệch
b: Dạng dùi trống e: Dạng lá lục bình
c: Dạng phễu
Hình 1.1. Giai đoạn phát triển quả thể của nấm Bào ngư.
Từ giai đoạn phễu sang phễu lệch có sự thay đổi về chất (giá trị dinh dưỡng
tăng), còn từ giai đoạn phễu lệch sang dạng lá có sự nhảy vọt về khối lượng (trọng
lượng tăng).
Quả thể nấm có cuống đính bên hoặc không đính cuống, mọc trên thân cây
một lá mầm, thực vật hoa mạch hoặc một số loài mọc dưới đất. Mũ nấm có hoặc
không có lông mịn, nhẵn, mép cong vào trong, có hoặc không có bao (veil), một số
loài không có vòng trên cuống. Phiến tiếp xúc với cuống ở khoảng rất rộng và men
xuống cuống, hiếm khi phân đôi. Mép phiến đều. Thịt nấm dày đến rất mỏng, mọng
nước hoặc có lớp nước nhầy.[9]
Nhìn chung, bào tử có màu trắng hoặc hồng nhợt, nhẵn. Giá (basidia) ngắn đến
dài nhất là (11)18-80 µm, gấp 2-6 lần bào tử, không có dạng tương tự giá
(basidioles). Giá (basidia) có kích thước thường biến đổi từ 12 x 4,3 µm đến 5,7 x 7
µm. Tuy nhiên, kích thước này thay đổi tùy vào các loài có bào tử khác nhau thì
khác nhau: đối với các loài có bào tử hình elip đến hình trụ giá (basidia) có kích

thước 4,7 x 8,5 µm và với các loài có bào tử hình elip đến hình cầu giá (basidia) có
kích thước từ 12 x 3,8 µm đến 6,7 x 15,5 µm. Giá (basidia) ít biến đổi về chiều
rộng. Có hoặc không có liệt bào tại mép phiến (cheilocystidia), có mấu thường dạng
mấu nhọn. Liệt bào tại bề mặt phiến nấm (pleurocystidia) có ở một số loài.[9]
Lớp sinh sản không dày, dưới lớp sinh sản dày 5 µm đến 50 µm. Dưới lớp sinh
sản của chi Pleurotus có độ dày thay đổi từ 3-5 µm đối với loài P.anserinus (Pegler
4


1977), 6-7 µm với loài P.eous (Peger 1977) đến 12-20 µm với loài P.djamor và dày
nhất là 25-50 µm đối với hai loài P.cornucopiae, P.ostreatus. Nó có thể dày trong
những loài có quả thể nhỏ và nhìn chung ở gần mép phiến nó mỏng hơn ở dưới
phiến.[9]
Hệ sợi nấm đơn độc (monomitic) hoặc hệ sợi nấm hai loại (dimitic) gồm sợi
cứng thóp dần, hiếm khi phân nhánh và sợi nguyên thủy. Sợi nguyên thủy có nhiều,
ít hoặc không có mấu (inflate). Mấu (inflate) trở thành vách mỏng ở một số loài, sợi
nguyên thủy có khóa (clamp) ở một số loài bất thường. Các tế bào sợi nấm hiếm khi
dài quá 300 µm.[9]
Cấu trúc mô bất thụ ở phiến nấm có dạng hướng xuống, sợi nấm phân nhánh
đan dệt vào nhau, một số loài có cấu trúc mô bất thụ ở phiến nấm dạng tia xòe. Có
hoặc không có cấu trúc phiến nấm dạng đan dệt.[9]
1.1.1. Đặc điểm sinh trưởng của nấm Bào Ngư.[4]
Ngoài yếu tố dinh dưỡng từ các chất có trong nguyên liệu trồng nấm Bào ngư
thì sự tăng trưởng và phát triển của nấm có liên quan đến nhiều yếu tố khác nhau
như: nhiệt độ, ẩm độ, pH, ánh sáng, oxy …
Nhiệt độ: Nấm Bào ngư mọc nhiều ở nhiệt độ tương đối rộng. Ở giai đoạn ủ
tơ, một số loài cần nhiệt độ từ 20-30
0
C, một số loài khác cần từ 27- 32
0

C, thậm chí
35
0
C như loài P. tuber-regium. Nhiệt độ thích hợp để nấm ra quả thể ở một số loài
cần từ 15-25
0
C, số loài khác cần từ 25-32
0
C.
Độ ẩm: độ ẩm rất quan trọng đối với sự phát triển tơ và quả thể của nấm.
Trong giai đoạn tăng trưởng tơ, độ ẩm nguyên liệu yêu cầu từ 50 - 60%, còn độ ẩm
không khí không được nhỏ hơn 70%. Ở giai đoạn phát triển quả thể, độ ẩm không
khí tốt nhất là 80-95%. Ở độ ẩm không khí 50%, nấm ngừng phát triển và chết, nếu
nấm ở dạng phễu lệch và dạng lá thì sẽ bị khô mặt và cháy vàng bìa mũ nấm.
Nhưng nếu độ ẩm cao trên 95%, tai nấm dễ bị nhũn và rũ xuống.
pH: Nấm Bào ngư có khả năng chịu đựng sự giao động pH tương đối tốt. Tuy
nhiên pH thích hợp đối với hầu hết các loài nấm Bào ngư trong khoảng 5 - 7.
5


Ánh sáng: yếu tố này chỉ cần thiết trong giai đoạn ra quả thể nhằm kích thích
nụ nấm phát triển. Nhà nuôi trồng nấm cần có ánh sáng khoảng 200-300 lux (ánh
sáng khuếch tán - ánh sáng phòng).
Thông thoáng: Nấm cần có oxy để phát triển vì vậy nhà trồng cần có độ thông
thoáng vừa phải, nhưng phải tránh gió lùa trực tiếp.
Thời vụ nuôi trồng: Nhìn chung với khí hậu miền nam nấm Bào ngư có thể
trồng quanh năm, nhưng thời vụ thích hợp nhất là vào mùa mưa, vì lúc này độ ẩm
không khí tương đối cao sẽ tiết kiệm được nước tưới.
1.1.2. Những lưu ý khi nuôi trồng nấm Bào ngư.[7]
Tính nhạy cảm với môi trường:

Nấm Bào ngư là một trong những loài nấm nhạy cảm với môi trường nhất.
Ngoài yếu tố nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, pH, nồng độ CO
2
nấm còn đặc biệt nhạy
cảm với các tác nhân gây ô nhiễm môi trường, như hoá chất, thuốc trừ sâu, các kim
loại nặng cả trong nguyên liệu cũng như trong không khí môi trường. Tai nấm
thường biến dạng hoặc ngưng tạo quả thể. Do đó, cần kiểm tra điều kiện nuôi trồng
hoặc nguồn nguyên liệu khi nấm có biểu hiện không bình thường.
Dị ứng do bào tử nấm Bào ngư:
Trong các loài nấm trồng, thì đặc biệt thận trọng với bào tử nấm Bào ngư.
Nhiều người nhạy cảm với loại bào tử này, sẽ biểu hiện ngay trong 8 giờ hoặc 4-6
tuần. Bào tử nấm xâm nhập vào cuống phổi, gây triệu chứng khó thở, mệt mỏi,
nhiều vết đỏ ở tay, nhức đầu, ho và sốt. Bệnh kéo dài vài ngày rồi dứt, nhưng có thể
tái đi tái lại khi tiếp xúc lại với nguồn bệnh.
Để tránh hít phải bào tử nấm Bào ngư nên đeo khẩu trang khi vào khu vực nhà
trồng, nhất là vào sáng sớm khi trời còn lạnh.
1.2. Giá trị của nấm Bào ngư.
1.2.1. Giá trị dinh dưỡng của nấm Bào ngư.[1]
Nấm ăn nói chung và nấm Bào ngư nói riêng là loại thực phẩm có giá trị dinh
dưỡng cao. Hàm lượng protein chỉ đứng sau thịt, cá, giàu các chất khoáng và các
acid amin tan trong nước, các acid amin không thay thế như lyzin, trytophan, các
6


acid amin chứa nhóm lưu huỳnh. Ngoài ra chúng còn chứa một lượng lớn vitamin
quan trọng.
Thành phần các chất dinh dưỡng chính của một số loài nấm Bào ngư bao gồm:
carbohydrate, protein, amino acid, chất béo, khoáng chất, hoạt chất và các vitamin
được nhiều nhà dinh dưỡng học quan tâm nghiên cứu, nhằm đánh giá vai trò của
nấm như nguồn thực phẩm cho con người.

Carbonhydrate và protein là thành phần chính, chiếm từ 70 đến 90% trọng
lượng khô quả thể, tro ~ 10% chứa nhiều loại chất khoáng. Chất béo có hàm lượng
thấp trong hầu hết các loại, dao động trong khoảng 1-2 %, ngoại trừ P.limpidus (9,4%).
Giá trị về mặt năng lượng được đánh giá trên cơ sở thành phần protein thô,
chất béo và carbohydrate, trị số này thấp khoảng từ 261-367 Kcal/100g chất khô.
Bảng 1.1. Thành phần dinh dưỡng của một số loài nấm Bào ngư (%).
Tên loài
Protein
thô
Chất béo

Cacbohydrate sợi Tro
Năng
lượng
(Kcal)
P.eous
17,5 1,0 59,2 12,0 9,1 261
p.florida
18,9 1,7 58,0 11,5 9,3 265
p.flabellatus
21,6 1,8 7,4 11,9 10,7 271
P.ostreatus
10,5 1,6 81,8 7,5 6,1 367
P.opuntia
8,9 2,4 72,9 7,5 15,8 330
P.limpidus
38,7 9,4 46,6 27,6 5,3 313

1.2.2. Giá trị dược liệu của nấm Bào ngư.[1]
Nấm Bào ngư được bổ sung vào nhóm nấm chống ung thư ở Việt nam, một

loại thông dụng có giá trị cao: nấm Bào ngư Pleurotus sajor-caju (Lê Xuân Thám-
Trần Hữu Độ, tạp chí dược học-số 7/1999, bộ y tế xuất bản).
Các loại nấm thuộc nhiều taxon: Polyporus, Lyophyllum (Shimeiji),
Pleurotus (Hiratake), Lentinus, Grifola, Flammulia, Lentinula (Shiitake),
Ganoderma (Mannentake), Schizophyllum, Trametes,…các loại quả thể nấm tươi;
7


thể quả ty nấm (hệ sợi) (kí hiệu bằng Mizuno là YF, YM, YE) đã được khảo
nghiệm. Các nhà nghiên cứu bằng các phương pháp Sarcoma180/mice ip hoặc po,
đã chứng minh rằng các dẫn xuất trao đổi của acid nucleic, Polysaccharide,
Heteroglucan C-D, Glucan có hoạt tính kháng ung thư một cách rõ rệt, chức năng
tăng cường miễn dịch kháng ung thư của Polysaccharides nấm Pleurotus sajor-caju
đã được chứng minh (Zhuang et al.,1993).
Đặc tính kháng đã được biết rõ với hoạt tính Pleurotin, xác định được từ năm
1994. Năm 1993, Mizuno và cộng sự đã tách được từ phân đoạn plysaccharide có
chứa protein từ Pleurotus sajor-caju và chứng minh hiệu lực chống u Sarcoma 180
trên chuột khá rõ ràng, có thể so sánh với hoạt lực của Plysaccharid, PSK, PSP tách
từ nấm kê tọa Grifolafrondosa, nấm Donko Lentinula edodes, nấm Vân chi
Trametes versicolor (Lê Xuân Thám et al., 1989,1999a).
1.2.3. Tầm quan trọng của việc phát triển giống nấm có nguồn gốc Việt nam.
Nuôi trồng nấm Bào ngư ở Việt nam.
1.2.3.1. Tầm quan trọng của việc phát triển giống nấm có nguồn gốc Việt nam.[6]
Việt nam là một trong những quốc gia có đa dạng sinh học cao trên thế giới
với khoảng 12000 loài thực vật bậc cao và 3000 loài động vật xương sống đã được
mô tả, trong đó có những loài đặc hữu. Cấu trúc địa chất độc đáo, địa lý thủy văn đa
dạng, khí hậu nhiệt đới gió mùa, những sinh thái khác nhau…đã góp phần tạo nên
sự đa dạng cho khu hệ nấm.
Nếu ước tính số loài nấm có trên lãnh thổ Việt nam gấp 6 lần số loài thực vật
bậc cao (Hawksworth 1991, 2001) thì số loài có thể có lên tới 72000 loài. Điều đó

có nghĩa là hơn 90% loài nấm có thể có ở Việt nam còn chưa được định loại và nêu
tên trong danh mục. Hiện ở Việt nam có 10 loài Bào ngư được định danh và nêu tên
vào danh mục, gồm các loài: Pleurotus chioneus, Pleurotus cornucopiae, Pleurotus
eryngii, pleurotus globulifer, Pleurotus ostreatus, Pleurotus pulmonarius, Pleurotus
salmoneostramineus, Pleurotus spiculifer, Pleurotus versiformis [4]. Và khi định
danh loài nấm, chúng ta hiện nay chủ yếu dựa vào các khóa phân loại và mô tả loài
chuẩn của các tác giả nước ngoài khi nghiên cứu về khu hệ nấm của châu Âu, Bắc
8


Mỹ, Nhật Bản và một số khu hệ nấm châu Phi, Trung Quốc, Liên Xô cũ. Bởi vì, vấn
đề nghiên cứu khu hệ nấm Việt nam nói chung và nấm lớn nói riêng chỉ bước đầu
nghiên cứu. Qua đó, dễ dàng nhận ra sự khác biệt giữa các loài nấm Việt nam và
các nước khác, nhất là nấm ôn đới.
Nấm lớn Việt nam có khoảng hơn 200 loài trong đó khoảng 50 loài là nấm ăn
quý. Tuyệt đại đa số của nấm ăn Việt nam thuộc nấm Đảm Basidiomycota và một
số loài thuộc nấm Túi Ascomycota. Bào ngư có khoảng hơn 40 loài và một số loài
được xếp vào loài có giá trị lớn về mặt dinh dưỡng và dược liệu.
Cũng cần nói thêm rằng, việc nuôi trồng nấm ăn ở Việt nam đã thúc đẩy việc
nhập nhiều chủng giống nấm ăn ở nước ngoài để tiến hành nghiên cứu, thuần hóa và
nuôi trồng ở Việt nam dẫn tới sự có mặt của tập đoàn giống với khoảng 50 chủng
giống ăn và nấm cho dược liệu. Riêng Bào ngư hiện khoảng hơn 4 giống được nhập
ngoại, thuần hóa và nuôi trồng phổ biến ở nước ta. Bởi vậy, để khắc phục tình trạng
tụt hậu so với nghiên cứu thực vật bậc cao và động vật có xương sống, cần đầu tư
thích đáng đẩy mạnh nghiên cứu khu hệ nấm có nguồn gốc Việt nam để nghiên cứu,
nuôi trồng thử nghiệm, thuần hóa và thương mại hóa trên quy mô công nghiệp.
1.2.3.2. Nuôi trồng nấm Bào ngư ở Việt nam.[11]
Chi nấm Bào ngư Pleurotus được nuôi trồng ở nước ta cách nay hơn hai chục
năm, với nhiều chủng loại: Pleurotus florida, Pleurotus ostreatus, Pleurotus sajor-
saju, Pleurotus pulmonarius…và trên nhiều nguồn nhiên liệu khác nhau như rơm rạ,

bã mía, mạt cưa, bàng, lát, bông, phế thải, cùi bắp…Kết quả cho thấy nấm mọc tốt
trên nhiều loại nguyên liệu và hiệu suất sinh học rất cao. Điều này cho thấy, nấm
Bào ngư có loài nấm dễ trồng, năng suất cao, lại ăn ngon nhưng do chưa đuợc
quảng bá, hướng dẫn nuôi trồng và chế biến nên dù được nghiên cứu, nuôi trồng
hơn hai chục năm nay, nhưng nấm Bào ngư vẫn còn xa lạ với nhiều người Việt nam.
a. Giới thiệu về một số loài nấm thuộc chi Pleurotus được nuôi trồng phổ
biến ở Việt nam.
 Pleurotus ostreatus.
Theo mô tả của (Fr.) Kummer. [9]
9


Bào tử có kích thước (8)9-11(12) x 3-3,7(4) µm, màu hồng nhợt đến màu cà
xám, nhẵn, hình chữ nhật đến gần hình trụ, hình tù hoặc có dạng giọt, bào tử dưới
kính hiển vi không nhốm màu iot (inamyloid). Giá (basidia) có kích thước 40-55 x
6-7,7 µm, có 4 cuống bào tử, không có liệt bào (cystidia). Lớp sinh sản không dày,
từ đế cuống lên phiến nấm có độ dày 50 µm và 25 µm ở gần mép phiến. Lớp sinh
sản này gồm các tế bào sợi nấm ngắn (có chiều rộng là 2,5-6 µm) tạo nên nhiều
hoặc ít góc cho mô bất thụ ở phiến nấm dạng hướng xuống.
Hệ sợi đơn độc (monomitric), có khóa (clamp), có mấu (inflat), thường chia
nhánh góc rộng, có nhiều hoặc ít vách mỏng, bào tử dưới kính hiển vi không nhốm
màu iot (inamyloid). Mấu (inflat) có chiều rộng là 11 µm, trở thành vách mỏng. Độ
dày của vách là 1-3 µm nhưng ở phần cuối mô đặc biệt là phần vừa qua phiến có
nhiều vách mỏng hơn hình trụ. Các sợi nấm chứa dầu nằm thưa thớt trong mô.
Mũ nấm có màu nâu đen và có lớp vảy cứng màu nâu nhợt. Bề mặt mũ nấm
gồm các tế bào có kích thước chiều rộng 3-11 µm, chiều dài 40-250 µm. Mặt dưới
mũ nấm gồm các tế bào có chiều rộng 3-11 µm. Mô bất thụ ở phiến nấm có dạng
hướng xuống, đan dệt vào nhau, mô sợi nấm không đều.
Hiện nay, các loại nấm P.ostreatus ở châu Âu và Bắc Mỹ, nếu không nói là tất
cả mọi nơi đều giống nhau về mọi mặt. Thật vậy, chúng giống với P.cornucopiae

nhưng sợi nấm hẹp, rộng 4-8 µm và thóp dần về cuối với đầu mút có chiều rộng 3-5
µm. Chúng không có giới hạn cuối cùng nào về hình dạng như dạng móc, dạng hình
trụ, dạng tù hay dạng thóp dần về cuối. Bào tử có các khoảng kích thước khác nhau
biến đổi từ 7,5-9 x 3,5 µm, 8,5-12 x 3,8-5 µm đến 8-11 x 4-4,5 µm (Dennis 1970,
Pegler 1977, Pilat 1935) và có màu trắng. Một sưu tập khác ở Tây Ban Nha (Corner
s.n.30 March 1926, on Agave) P.ostreatus có bào tử lớn 9-11,5 x 4-4,5 µm và sợi
cứng có chiều rộng 3-5 µm. Sưu tập P.ostreatus ở Oregon, M.S.Doty 80, có thể do
Anderson, Wang và Schawandt (1973) nghiên cứu cho rằng loài này có bào tử lớn,
có sợi cứng giống với loài P.opuntiae.


10


Theo PGs.Ts.Trịnh Tam Kiệt mô tả.[3]
Quả thể dạng sò với cuống ngắn, lệch, mũ màu nâu tim lối, phiến trắng men
dài xuống cuống. Mũ nấm rất thay đổi về hình dạng, từ dạng phễu lệch đến dạng sò,
dạng thận… phụ thuộc vào vị trí mọc và điều kiện sinh thái. Mặt mũ phẳng nhẵn,
không có lông; mép mũ đầu tiên cuộn vào trong nhiều, sau phẳng ra, chỉ hơi cuộn
vào, lượn sóng và chia thùy ít hay nhiều, nứt ra khi già. Mũ khi mới hình thành màu
tim đen, màu tím, màu đen nhạt với sắc thái xanh, đến màu nâu xám, nhạt dần khi
trưởng thành, khi khô, già. Kích thước 5-15(30) cm đường kính. Phiến nấm màu
trắng, xếp xít nhau, men dài xuống cuống và có thể dính lại thành dạng phân nhánh.
Cuống dài màu trắng có khi có sắc thái nâu, đặc, phần gốc phủ lông ngắn và hay
mọc dính liền với những cuống khác, đính lệch hay đính bên, kích thước 1-3 cm.
Thịt nấm màu trắng lúc đầu nạc, mềm, sau già dai. Khi phơi khô có mùi thơm.
Giá (basidia) hình chùy, kích thước 5,5-7,5 x 19-21 µm. Bào tử hình elip dài
gần hình trụ, không màu, nhẵn, kích thước 3-4,5 x 7-9(10) µm. Hệ sợi nấm hai loại
(dimitric) gồm sợi nguyên thủy có vách ngăn với khóa và sợi cứng, không vách
ngăn ngang, màng dày. Kích thước sợi 3,5-6,5 µm đường kính.

Nấm sống trên gỗ mục hay kí sinh nhẹ mọc trên cây lá rộng. Thường thành
từng cụm lớn, nhất là vào đầu mùa xuân hay cuối mùa thu. Đây là loài nấm ăn quý
khi non. Lúc già hơi dai, nên dùng để làm bột nấm. Nấm có tác dụng chữa béo bệu.
Loài nấm này đang được nuôi trồng chủ động ở nhiều nước, nấm cho năng xuất rất
cao (ở Hungari, CHDC Đức). Nấm cần độ nhiệt thấp để ra quả thể. Ở Việt Nam, có
thể trồng chúng vào mùa lạnh và quanh năm nếu có thiết bị hạ độ nhiệt.
 Pleurotus florida.
Ở Việt nam, P.florida là nấm Bào ngư được nuôi trồng nhiều nhất vì một số ưu
điểm của nó. Đến nay, có nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới đã công bố các bài báo
mô tả, phân tích thành phần dinh dưỡng, đặc biệt là thành phần amino axit trong
loài nấm này. Tuy nhiên lĩnh vực nghiên cứu về nấm lớn ở nước ta nói riêng và trên
thế giới nói chung đang ở bước đầu, bởi vậy, nguồn tài liệu cũng ở mức độ hạn chế.
11


Tôi đã không tìm được bất kì tư liệu nào mô tả P.florida. Sau đây là một vài chú ý
của tôi trong quá trình nuôi trồng thử nghiệm loài P.florida:
Quả thể nấm hình chùy, mọc thành cụm thường từ 5 -10 tai nấm cá biệt có thể
lên đến gần 100 tai nấm. Khi còn non, quả thể có hình dùi trống, hình chùy; bề mặt
mũ nấm màu nâu nhợt đến đậm hoặc trắng hoàn toàn, có lớp nước nhầy tạo thành
lớp màng mỏng, lớp này dày hơn so với P.cornucopiae, hơi láng bóng. Càng phát
triền màu nâu càng nhợt dần. Khi trưởng thành mũ nấm nhẵn, có màu trắng hoàn
toàn, không có lớp lông mịn, rộng 2,5-7 cm đường kính. Từ lúc hình thành quả thể
đến lúc thu hái chỉ trong 4 ngày, từ ngày đầu tiên đến ngày thứ 3 mũ nấm có mép
cong xuống, nhưng đến ngày thứ 4 mép cong lên tạo dạng nông cạn cho mũ nấm.
Cuống đính tâm, không có vòng, kích thước chiều dài là 1,5-7 cm, đế cuống rộng
0,5-0,75 mm. Mép trơn, màu trắng đến màu nâu nhợt. Thịt nấm màu trắng, dạng
bông nạc, mọng nước, mềm, dai và dai nhất ở cuống. Thịt nấm P.florida xốp và dai
hơn so với P.cornucopiae, dày nhất ở đỉnh cuống 0,5-1,75 cm. Phiến tiếp xúc với
cuống một khoảng rộng và men sâu xuống cuống, màu trắng, đan dệt lỏng lẻo vào

nhau kết thành mạng lưới mỏng từ gần đế cuống lên đỉnh cuống và toàn bộ mép, có
4-5 rãnh, khoảng cách giữa các rãnh rộng. Ở giữa mũ nấm phiến dày 0,3-0,75 mm.
 Pleurotus pulmonarius.[3]
Theo PGs.Ts.Trịnh Tam kiệt mô tả:
P.pulmonarius có quả thể dạng sò, màu trắng có cuống ngắn, lệch, phiến trắng
mọc men xuống. Mũ nấm hình phễu nông, lệch hình sò đến hình thìa, có kích thước
3-8(15) cm. Mặt mũ nấm nhẵn, phẳng, có thể hơi có lông mịn, màu trắng, hơi có sắc
thái vàng bẩn, khi khô hơi vàng bẩn. Mép mũ đầu tiên cuộn vào trong, sau phát triển
hơi cuộn lại hoàn chỉnh, lượn sóng và chia thùy ít hay nhiều; khi già có thể nứt ra.
Cuống nấm ngắn, màu trắng có khi có sắc thái vàng bẩn, hơi phủ lông mịn ở gốc và
mọc đính vào với cuống nấm khác thành cụm; kích thước 9,5–2(5) x 0,2–1 cm.
Phiến nấm màu trắng, xếp xít nhau, men dần xuống cuống. Khi già hay khô có sắc
thái vàng.
12


Giá (basidia) dạng chùy, không màu, kích thước 13,5–19 x 6,5–7,5 µm. Bào tử
hình elip dài gần đến hình trụ, không màu, màng nhẵn, kích thước 3,5–4 x 8,5–9,5
µm. Hệ sợi nấm hai loại (dimitric) gồm sợi nguyên thủy và sợi cứng. Sợi nguyên
thủy có vách ngăn ngang, có khóa (clamp). Sợi cứng không có vách ngăn, màng
dày, kích thước 2,5–7,5 µm đường kính. Hệ sợi nấm trong môi trường nuôi cấy
thuần khiết màu trắng, mọc khá nhanh, phần lớn tạo thành sợi nguyên thủy; khi đưa
ra sáng có khả năng hình thành mầm nấm, nấm non.
Nấm mọc trên gỗ mục các cây lá rộng, thường thành từng cụm. Nấm mọc
nhiều vào mùa nóng ẩm.
 Pleurotus saijor-caju.[3]
Theo PGs.Ts.Trịnh Tam Kiệt mô tả :
Quả thể dạng phểu nông, chất thịt mềm khi non, có vòng nấm lớn màu trắng
trên cuống ngắn. Mũ nấm dạng bán lệch, dẹp, sau hơi lõm, lệch dạng phểu nông,
mặt mũ nhẵn đến hơi có lông, vảy mịn khi già. Mép mũ đầu tiên cuộn vào trong,

sau trải phẳng, thường lượn sóng, nhất là khi già. Bề mặt mũ nấm màu nâu tối nhạt,
nâu đất nhạt đến màu trắng nhuốm sắc thái nâu tối. Kích thước mũ 3-8(15) cm
đường kính. Phiến nấm mỏng, hẹp, xếp xít nhau men xuống cuống, đầu tiên màu
trắng, sau hơi có sắc thái vàng bẩn. Cuống nấm đính lệch hay gần đính bên, to, hình
trụ, đặc, màu tương tự mũ nấm, kích thước 1-2(4) cm x 0,5-1(2) cm.
Giá (basidia) hình chùy, có 4 cuống bào tử; kích thước 6,5-7,5 x 16-19 µm.
Bào tử hình elip đến hình trụ, không màu, nhẵn, kích thước 2-3(4) x 5-7,5(8,5) µm.
Lớp sinh sản màu trắng đến vàng nhạt, kích thước 20-35 x 30-55 µm. Hệ sợi nấm
hai loại (dimitric) gồm sợi nguyên thủy và sợi cứng. Sợi nguyên thủy có vách ngăn
và khóa (clamp). Sợi cứng không có vách ngăn, ít phân nhánh, có kích thước 2,5–4
µm đường kính.
Nấm mọc trên gỗ mục, thường thành từng đám và mọc nhiều trong mùa nóng
ẩm, thường gặp với số lượng lớn. Có thể là loại nhiệt đới. Đây là loại nấm ăn quý
khi còn non. Ở một số nước đã nghiên cứu nuôi trồng chủ động ( Ấn Độ, đảo Đài
Loan) cùng các loại nấm sò.
13


b. Giới thiệu về loài nấm Pleurotus cornucopiae.
Trên thế giới Romagnesi (1969) và (Fr.) Kummer đã mô tả, định danh và ghi
tên P.cornucopiae vào danh mục nấm Bào ngư. Ở Việt nam, PGs.Ts.Trịnh Tam
Kiệt đã định danh và ghi loại nấm này vào danh mục, song chưa có bất kì tư liệu về
mô tả sơ lược hay bất kì tư liệu ảnh nào. Hiện nay, P.cornucopiae đã được nuôi
trồng trên một số nước trên thế giới như Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan và một
số nước Châu Âu, đặc biệt ở nước Pháp rất ưa chuộng loại nấm này.
Theo mô tả của Romagnesi (1969).[9]
Bào tử có kích thước thay đổi từ 8-9,5 x 3,5-4 µm đến 7,5-11 x 3,5-5 µm
(Kuhner và Romagnesi). Nhìn chung bào tử có màu xám hồng nhợt đến màu cà xám
nhợt, có dạng giọt, bào tử dưới kính hiển vi không nhuốm màu iot (inamyloid). Giá
(basidia) có kích thước 27-35 x 7-8 µm, có 4 cuống bào tử, không có liệt bào ở mép

phiến (cheilocystidia) và liệt bào ở bề mặt phiến (pleurocytidia). Lớp sinh sản
không dày, dưới lớp sinh sản như P.ostreatus.
Hệ sợi nấm hai loại (dimitic) gồm sợi cứng và sợi nguyên thủy. Sợi nguyên
thủy có mấu (inflat), khóa (clamp), các tế bào nguyên thủy rộng 3-23 µm đến 40
µm (Chang Kiaw Lan), phân nhánh góc rộng, vách mỏng 1µm. Tế bào sợi cứng
thóp dần, có chiều dài 200-600 µm, rộng 8-18 µm, hẹp nhất ở mũ và phiến nấm 4-7
µm, không hoặc hiếm khi phân nhánh, đan dệt vào nhau.
Mô bất thụ ở phiến nấm có dạng hướng xuống. Bề mặt của mũ nấm nhẵn.
Theo mô tả của (Fr.)Kummer và giáo sư cùng làm việc ở trường Đại học
Y.Otani ở Hokkaido, họ đã mô tả P.cornucopiae không giống ở Châu Âu: bào tử
ngắn, hẹp và sợi cứng hẹp hơn. Mũ nấm có kích thước 5,5 cm, nhẵn, màu đục, màu
vàng đậm đến vàng ong. Cuống nấm có kích thước 1,5-3 cm x 3-5 mm, cuống đính
giữa hoặc cuống đính lệch, đặc kết thành cụm có kích thước gốc cụm là 3 x 2 cm,
phủ phấn màu trắng đến màu vàng nhẹ. Phiến tiếp xúc với cuống một khoảng rộng
và men xuống cuống, đặc, kích thước chiều rộng là 5 mm, 3-4 rãnh, màu trắng. Thịt
nấm mỏng, dai, màu trắng. Có mùi thơm nhưng có lớp bụi mỏng.
14


Trên cây phân nhánh của Ulmus. Japan, Hokkaido, Mt. Keisaizura, Otani và
Corner ngày 17 tháng 9 năm 1966: bào tử P.cornucopiae có kích thước 6,5-8,5 x 2-
3 µm, hình trụ hẹp, bào tử dưới kính hiển vi không nhuốm màu iot (inamyloid). Giá
(basidia) có kích thước 26-38 x 5,5-6,5 µm, có 4 cuống bào tử, không có dạng
tương tự giá (basidioles). Dưới lớp sinh sản dày 20-25 µm, sợi nấm có kích thước 2-
3 µm đan dệt vào nhau. Liệt bào ở mép phiến (cheilocystidia) bất thụ nhỏ như giá
(basidia). Không có liệt bào ở bề mặt phiến (pleurocystidia), nhưng có một vài tế
bào gần đảm (basidium-like) bất thụ có kích thước chiều rộng 7-9 µm, nằm thưa
thớt trong lớp sinh sản.
Hệ sợi nấm hai loại (dimitic) gồm sợi cứng và sợi nguyên thủy. Sợi nguyên
thủy có khóa (clamp), mấu (inflat), tế bào sợi nguyên thủy có kích thước 30-160 x

2,5-19 µm. Tế bào sợi cứng thóp dần với đầu mút rộng 2-3 µm, có kích thước là
600 x 3-7 µm, vách mỏng 2,5 µm, xuyên suốt trong các mô từ đế nấm đến mũ và
phiến nấm.
Mô bất thụ ở phiến nấm có dạng hướng xuống. Bề mặt mũ nấm được nén chặt
bởi các sợi nấm dạng tia xòa ra có kích thước là 3-7 µm, thưa thớt, sợi cuối cùng
không chặt.
15


CHƯƠNG 2
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP
2.1. Đối tượng nghiên cứu.
Nấm Bào ngư Pleurotus cornucopiae (còn gọi tên khác là nấm Hoàng Bạch) là
một loài mới được phát hiện tại Vườn Quốc Gia Cát Tiên – Đồng Nai.
Giống nấm Pleurotus cornucopiae được lấy từ phòng thí nghiệm nấm Cát Tiên
sử dụng cho các nghiên cứu thử nghiệm nuôi trồng.
Mẫu nấm Pleurotus cornucopiae được sưu tập từ Vườn Quốc Gia Cát Tiên, sử
dụng cho các nghiên cứu hình thái, hiển vi của loài nấm này.
Ngoài ra, giống nấm Pleurotus florida cũng được lấy từ phòng thí nghiệm nấm
Cát Tiên. Đây là loài nấm được nuôi trồng phổ biến hiện nay. Bởi vậy, chúng tôi
chọn loài nấm này để nuôi trồng thử nghiệm đối chứng với Pleurotus cornucopiae.
2.2. Vật liệu và hóa chất sử dụng trong nghiên cứu.
2.2.1. Vật liệu sử dụng trong nghiên cứu.
 Tủ cấy.
 Nồi hấp Autoclave.
 Tủ sấy.
 Cân điện tử.
 Máy đảo trộn mạt cưa.
 Máy cắt đoạn cây sắn mì.
 Đèn cồn.

 Bình tam giác 250 ml, 1 lít.
 Bình thủy tinh 1 lít, 2 lít.
 Buret.
 Đĩa petri.
 Que cấy, dao cấy, panh cấy.

×