Những quy tắc vàng sau đây sẽ giúp
máy bạn hoạt động hiệu quả hơn.
Việc sở hữu một máy tính cá nhân tại thời điểm này đã quá phổ biến.
Không cần một điều kiện kinh tế quá dư dả, bạn đã có thể sở hữu riêng
cho mình (hoặc gia đình mình) một chiếc desktop bởi giá của nó hiện giờ
đã khá rẻ.
Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách sử dụng chiếc máy tính sao cho
hiệu quả và bền nhất. Có những người dùng máy cả 10 năm mà không có
vấn đề gì trong khi lại có người vừa mua về đã hỏng. Vậy sử dụng máy
tính sao cho hiệu quả và bền? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau. Tất
nhiên, những cách sau đây sẽ giúp bạn tận dụng máy hiệu quả nhất chứ
sẽ không có những khuyến cáo kiểu: "hạn chế sử dụng ít nhất có thể"
Chỗ đặt máy
Khác với laptop, desktop rất hiếm khi di chuyển hoặc nếu có thì cũng rất hạn
chế. Chính vì thế, chỗ đặt máy là một trong những yếu tố quan trọng quyết
định tới hiệu năng và độ bền của chiếc máy tính yêu quý của bạn.
Đầu tiên, chỗ đặt máy phải bằng phẳng không quá nghiêng, không "lồi
lõm" Điều này đảm bảo cho quá trình hoạt động của máy luôn ổn đinh.
Đừng coi thường các vết gồ ghề bởi chúng hoàn toàn có khả năng phá hỏng
vỏ máy của bạn thậm chí cả những linh kiện bên trong.
Chỗ đặt máy phải tuyệt đối khô ráo. Điều này chắc hẳn ai cũng biết nhưng
không phải ai cũng tránh được. Tất nhiên, không ai đặt máy ở bể nước
nhưng nhiều người vẫn đặt máy ở trước máy làm ẩm, quạt làm ẩm, Điều
này lâu dài sẽ ảnh hưởng rất xấu tới máy và các linh kiện.
Không đặt máy ở chỗ quá nóng hoặc quá lạnh: phải biết rằng máy tính trong
quá trình làm việc tỏa ra một nhiệt lượng rất lớn. Muốn máy hoạt động tốt
thì nhiệt lượng do các bộ phận của máy tỏa ra phải nhanh chóng được "giải
phóng". Nếu như đặt tại chỗ quá nóng thì đương nhiên nhiệt lượng sẽ tích tụ
lại và trực tiếp phá hỏng máy. Để ở chỗ quá lạnh cũng không tốt bởi các nếu
quá lạnh, sau khi tắt máy nhiệt độ sẽ thay đổi đột ngột khiến các linh kiện có
nguy cơ hỏng cao (tuy nhiên ở Việt Nam khó mà có chỗ nào quá lạnh). Nói
chung, bạn chỉ cần để máy tránh xa lò sưởi, bếp hoặc các nguồn nhiệt khác
là được. Nhiệt độ thích hợp với đa số máy tính là từ 15 đến 30 độ.
Đặt máy ở chỗ thoáng khí. Nhiều người thường tiết kiệm không gian bằng
cách nhét desktop vào bất cứ góc nào trong bàn làm việc. Thậm chí, có
người để giấy tờ, tài liệu che các quạt tản nhiệt của máy. Điều này rất có hại
bởi nhiệt lượng tích tụ sẽ nhanh chóng khiến bạn phải đưa máy đi bảo hành.
Hãy đảm bảo khoảng cách từ quạt tản nhiệt của bạn đến "vật cản" tối thiểu
15cm.
Không sử dụng máy liên tục trong thời gian dài
Đối với các game thủ thì việc "cắm máy" liên tục cả ngày không phải là điều
lạ. Thậm chí, có những người sử dụng máy liên tục trong nhiều ngày liền.
Đây là điều tối kỵ trong việc sử dụng máy bởi nó sẽ nhanh chóng phá hỏng
máy tính của bạn. Thậm chí ngay cả khi chưa kịp "phá" nó cũng khiến cho
máy của bạn chạy ì ạch và kém ổn định.
Đây là điều hiển nhiên với bất cứ thiết bị nào. Hãy cố gắng cho máy tính bạn
"nghỉ" sau khoảng 3 đến 5h sử dụng. Điều này sẽ bảo vệ máy tốt nhất. Tuy
nhiên, nếu như không thể "nghỉ" được thì sau 3h hãy restart máy để giải
phóng Ram.
Vệ sinh máy đúng cách, đúng tần suất
Trong quá trình hoạt động, bụi , giấy hay một số thứ không muốn khác có
thể lọt vào và phá hỏng các linh kiện của máy. Bạn hầu như không có cách
nào để phòng tránh điều này.
Như vậy, việc vệ sinh máy là điều bắt buộc phải là nếu như bạn muốn giữ
gìn máy tính của mình luôn trong tình trạng tốt nhất. Việc lau chùi bụi bẩn,
loại bỏ rác rưởi khỏi chiếc desktop yêu quý của mình. Việc này buộc bạn
phải làm đúng kỹ thuật và đúng tần suất.
Thế nào là đúng cách? Là bạn không được dùng nước hay khăn ẩm (đương
nhiên) để chau chùi bên trong máy tính. Ngay cả lau ở bên ngoài cũng cực
kỳ hạn chế điều này. Ngoài ra, vật dụng dùng để vệ sinh máy nên là các vật
chuyện duyện hoặc nếu không phải là một cây chổi mềm có cán cầm bằng
nhựa. Chú ý, khi vệ sinh nhẹ nhàng, tránh va đập với các linh kiện trong
máy.
Khoảng cách giữa mỗi lần vệ sinh máy của bạn cũng phải rất chú ý. Đương
nhiên, nếu cả năm không thèm lau chùi gì là không nên. Tuy nhiên còn tệ
hơn nếu ngày nào bạn cũng "vật" máy ra để vệ sinh. Thời gian lý tưởng cho
việc này là khoảng 1 lần mỗi 2 tháng.
Không overclock máy nếu không quá cần thiết
Overclock là việc bạn qua một số thao tác can thiệp vào hệ thống làm cho
một số linh kiến chạy vượt công suất mặc định. Đây là một trong những kỹ
thuật rất được giới công nghệ thế giới yêu thích. Việc Overclock khiến bạn
có thể chạy được những phần mềm mà bình thường máy của bạn chào thua.
Ngoài ra, Overclock cũng là một trong những cách thức để các cao thủ phần
cứng đua tài.
Nếu như ngày trước, Overclock máy được coi là một "hành động" khá khó
khăn bởi bạn phải có kiến thức chắc chắn về phần cứng, phần mềm và vô số
thứ khác mới có thể can thiệp vào hệ thống. Tuy nhiên, để đáp ứng nhu cầu
của các thượng đế, ngày nay, rất nhiều hãng máy tính đã cung cấp sẵn công
cụ overclock thông qua phần mềm có sẵn và trực quan trong việc sử dụng.
Điều này làm nhiều người liên tục "tận dụng" các công cụ này với suy nghĩ
vì thế máy của mình mạnh hơn.
Phải biết rằng mỗi khi sử dụng tính năng này, máy tính của bạn sẽ giảm tuổi
thọ đáng kể. Chưa kể đến các nguy cơ lớn như máy chết do quá nóng, hay
lỗi nào đó thì chỉ riêng việc bắt máy chạy quá công suất thiết kế cũng đã
khiến cho các thiết bị của bạn nhanh ra sọt rác hơn.
Đảm bảo nguồn điện ổn định cho máy
Ai cũng biết hậu quả của việc máy tính đột nhiên bị ngắt nguồn. Điều này
ngoài việc làm mất hết công việc đang thực hiện của bạn thì nó còn làm các
linh kiện bên trong máy vi tính phải chịu những hậu quả không nhỏ và khiến
hệ thống hoạt động một cách không ổn định.
Đương nhiên, ít người rút điện máy tính để tắt máy nhưng đôi khi người ta
vì quá vội hoặc khách quan hơn là do mất điện đã khiến máy bị tắt đột ngột.
Điều này không tốt chút nào. Hãy sắm riêng cho máy tính bạn một bộ lưu
điện (có thể sử dụng thêm khoảng 5 phút sau khi mất điện - thời gian đủ để
bạn lưu công việc và shutdown máy).
Ngoài ra, hãy hạn chế dùng nút reset trên máy của bạn. Nhiều người coi đây
là cách để reset máy nhanh nhất nhưng rút cục, nó sẽ nhanh chóng khiến bạn
phải mua máy mới hoặc đem máy đi sửa. Hãy bỏ ra khoảng 5s để ấn reset
bằng windows nếu như bạn muốn máy của bạn dùng thêm được 5 năm.
Cân nhắc cài lại win hoặc ghost máy
Cài lại windows hoặc ghost máy là một trong những cách yêu thích của
nhiều người dùng để khắc phục các lỗi xuất hiện. Nói chung thì đây cũng là
một cách hiệu quả tuy nhiên nó không thực sự tốt cho máy vi tính của bạn.
Liên tục format hay cài lại ổ cứng sẽ khiến giảm tuổi thọ ổ cứng.
Tuy nhiên, ở chiều ngược lại, nhiều người dùng do vô vàn lý do nên máy
của họ luôn hoạt động trong tình trạng Windows bị lỗi, hàng loạt các phần
mềm độc hại phá hoại khiến máy chạy ì ạch. Điều này cũng vô cùng đáng sợ
vì nó giảm nhiều hiệu quả làm việc cũng như tuổi thọ của máy. Trong
trường hợp này, việc cài lại Win hay Ghost máy là một giải pháp tốt.
Như vậy, hãy cân nhắc việc cài lại Win và chỉ cài lại khi Win của bạn gặp
những trục trặc tương đối.
Sắp xếp gọn gàng các thiết bị ngoại vi
Đây là một điều mà rất nhiều người gặp phải. Thông thường, người dùng nói
chung thường không chú ý tới vị trí các thiết bị ngoại vi đặc biệt là dây nối
chúng với máy tính. Nếu không tin, các bạn có thể thử nhìn đằng sau máy
tính của mình xem dây nối có "như mạng nhện" hay không.
Nhiều người cho rằng đây không phải là một vấn đề quá lớn và thường bỏ
qua chúng. Tuy nhiên, phải biết rằng đây là một thói quen vô cùng nguy
hiểm. Các dây nối quá lằng nhằng sẽ làm tăng bụi và khó làm vệ sinh ở khu
vực máy tính. Hơn nữa, mỗi lần muốn cắm thêm, rút ra hoặc thay đổi các
thiết bị này, hẳn nhiên người dùng sẽ gặp rất nhiều khó khăn và nguy hiểm
cho máy tính bởi hệ thống dây lộn xộn đó.
Thêm vào đó, việc cắm dây lộn xộn sẽ khiến nguy cơ bạn tự tay phá hỏng
máy tính là rất cao. Hơn nữa, việc lộn xộn có thể làm hỏng ddaafu kết nối
của Main (do bị kéo căng trong thời gian dài.).
Nói chung, bạn nên mua các dụng cụ cố định dây (có giá khoảng 10,000
VNĐ) và cố gắng sắp xếp gọn gàng nhất có thể.