Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tác dụng chữa bệnh của anh đào ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (105.23 KB, 5 trang )

Tác dụng chữa bệnh của anh đào
Anh đào quả tròn và đỏ như viên ngọc, trong suốt, long
lanh, vị ngọt. Cây anh đào thuộc họ tường vi, hoa nở vào
tháng 3, 4, sang tháng 5 quả chín. Quả anh đào vị ngọt,
tính ấm, được các nhà y học từ xưa coi trọng. Cuốn Điền
Nam bản thảo viết "Anh đào chữa mọi chứng bệnh hư, có
tác dụng bổ nguyên khí, nhuận da tóc, ngâm rượu uống
chữa bệnh liệt nửa người, đau lưng, đau chân, tứ chi khó
cử động do phong thấp"

Hạt anh đào tính ấm, có công
hiệu giải độc, mọc sởi, ra mồ hôi,
tiêu đờm, tan nhọt.

Lá anh đào vị ngọt tính ấm, có tác dụng ôn vị, kiện tỳ, cầm
máu, giải độc. Lá anh đào giã nát chữa được ghẻ lở.

Rễ cây anh đào tính bình, vị ngọt, có tác dụng điều hòa
khí huyết, chữa được bệnh đau bụng kinh, tắc kinh do khí
huyết không điều hòa ở phụ nữ. Nó còn có tác dụng tẩy
giun đũa, sát trùng.

Trong thành phần quả anh đào có nhiều chất sắt, cứ 500
gam quả có 300 gam sắt, cao gấp 20 lần so với quýt, táo
tây, lê. Đây là thứ quả chứa nhiều sắt nhất. Ngoài ra, anh
đào còn chứa vitamin A, B, C, rất có lợi cho bệnh nhân
thiếu máu do thiếu sắt. Anh đào tính ấm, nóng nên người
bệnh tính nhiệt kiêng dùng.

Các phương thuốc chữa bệnh bằng anh đào:


- Bỏng: Quả anh đào tươi ép lấy nước, bôi vào vết bỏng.

- Sa nang: Hạt anh đào 60 gam rang với giấm, tán bột,
mỗi ngày uống 15 gam bằng nước đun sôi.

- Rắn và côn trùng cắn: Lá anh đào giã lấy nước, mỗi
ngày uống nửa chén với rượu, đắp bã vào vết thương.

- Giun đũa: Rễ anh đào 10 - 20 gam, sắc uống.

- Phòng sởi: Hạt anh đào 30 hạt, giã nát, hành cả rễ 10
củ, sắc uống. Khi uống có thể tra thêm ít đường vừa đủ.
Mỗi ngày 2 lần.

- Mụn nhọt: Hạt anh đào nghiền với giấm, bôi.

- Đau lạnh bụng: Cành anh đào đốt thành than, tán bột,
uống với rượu hâm nóng.

×