Tải bản đầy đủ (.docx) (31 trang)

Tiểu luận: Phân tích môi trường hoạt động của ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (218.7 KB, 31 trang )

Tiểu Luận
Phân tích môi trường
hoạt động của ngân hàng
thương mại cổ phần Á
Châu
1
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU Trang1
1. Lí do chọn đề tài 1
2. Lịch sử nghiên cứu 2
3. Mục đích nghiên cứu 2
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
5. Phương pháp nghiên cứu 3
6. Đóng góp của đề tài 3
7. Cấu trúc 4
NỘI DUNG 5
Chương 1. TỔNG QUAN VỀ NGƯỜI H MÔNG
1.1. Nguồn gốc của người H’Mông 5
1.2. Dân số và địa bàn cư trú 6
1.3. Ngôn ngữ 7
1.4. Tiểu kết 8
2
Chương 2. TÌM HIỂU CÁC LỄ HỘI TRUYỀN THỐNG CỦA NGƯỜI
H’MÔNG TẠI XÃ QUẢNG HOÀ HUYỆN ĐĂK GLONG TỈNH ĐĂK NÔNG
2.1.Khái quát chung về xã Quảng Hoà huyện Đăk Glong tỉnh Đăk Nông 9
2.1.1. vị trí địa lí 9
2.1.2 Dân Số 9
2.1.3. Đời sống văn hóa 10
2.2.Khái niệm lễ hội truyền thống 10
2.2.1. Khái niệm lễ hội 10
2.2.2. Khái niệm lễ hội truyền thống 10


2.3. Tìm hiểu các lễ hội truyền thống của người H’mông tại xã Quảng Hoà huyện
Đăk Glong tỉnh Đăk Nông 10
2.3.1. Lễ tết 10
2.3.2. Hội Gàu tào 14
2.3.3. Hội ném pao 16
2.3.4. Hội đua cà kheo 18
2.3.5. Hội thi bắn nỏ 19
2.4. Tiểu kết 19
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 21
Tài liệu tham khảo 23
3
LỜI MỞ ĐẦU
Việt Nam là một nền kinh tế đang phát triển nhanh, sau hơn 35 năm đổi mới
và hơn 4 năm gia nhập vào WTO Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu đáng ghi
nhận từ một đất nước có nền kinh tế bao cấp cho tới nay là một nền kinh tế có sự hội
nhập sâu rộng với các nền kinh tế khác trên thế giới đem lại cho các doanh nghiệp
Việt Nam không ít thách thức cũng như cơ hội mới. Một trong những ngành nghề
chịu sự tác động lớn nhất có lẽ là ngành tài chính, ngân hàng; được xem là hệ thống
tuần hoàn máu cho nền kinh tế.
Những năm 2000 trở lại đây đánh dấu sự ra đời của một loạt các ngân hàng.
Hiện nay với hơn 45 ngân hàng đang hoạt động trong tất cả các tỉnh thành trong cả
nước. Ngành ngân hàng là một trong những nghành có sự cạnh tranh mạnh mẽ nhất
hiện nay, điều đó đặt ra cho các nhà quản lý các ngân hàng phải có những chiến lược
hợp lý cho ngân hàng của mình để có thể tồn tại và phát triển được trong một đại
dương đầy màu đỏ.
Phân tích môi trường kinh doanh của ngân hàng cho chúng ta thấy được những
yếu tố tác động tới sự hoạt động của ngân hàng qua đó giúp chúng ta xác định chiến
lược cho ngân hàng cho sự phát triển của ngân hàng trong thời gian tới.
Phương pháp nghiên cứu
Thu thập và nghiên cứu tài liệu trên các trang web, dựa vào kiến thức đã được

học trong môn Quản tri chiến lược và các kiến thức của những môn học khác để
phân tich vấn đề và xây dựng chiến lược cho ngân hàng.
Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu: Môi trường hoạt động của ngân hàng thương mại cổ phần
Á Châu.
4
CHƯƠNG 1
SƠ LƯỢC VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU (ACB)
1.1 Giới thiệu:
1.1.1 Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu
• Thành lập ngày 04/06/1993 với tầm nhìn xác định là trở thành ngân hàng
TMCP bán lẻ hàng đầu Việt Nam. Ngày 31/10/2006 ACB được Trung tâm
Giao dịch Chứng khoán Hà Nội chấp thuận cho niêm yết kể từ theo Quyết
định số 21/QĐ-TTGDHN với mã chứng khoán ACB. Kể từ ngày 12/12/2007
vốn điều lệ của ACB là 2.630.059.960.000 đồng. (tên giao dịch bằng tiếng
Anh: Asia Commercial Bank), được gọi tắt là Ngân hàng Á Châu.
• Thành viên của các tổ chức thẻ quốc tế: Visa, MasterCard, Swift
• Thẻ thanh toán đồng thương hiệu: SCB và Citimart.
• Bảo hiểm nhân thọ qua ngân hàng: Prudential, AIA.
• Kiểm toán độc lập: Ernst & Young (trước đây), hiện nay là
PricewaterhouseCoopers (PWC).
• Hỗ trợ kỹ thuật: IFC đã dành một ngân khoản trị giá 575.000 đô-la Mỹ trong
chương trình Hỗ trợ kỹ thuật nhằm mục đích nâng cao năng lực quản trị điều
hành của ACB, được thực hiện trong năm 2003 và 2004. Ngân hàng Standard
Chartered đang thực hiện một chương trình hỗ trợ kỹ thuật toàn diện cho
ACB, được triển khai trong khoảng thời gian năm năm (bắt đầu từ năm
2005).
• Xếp hạng Tín nhiệm Quốc tế: Bắt đầu từ năm 2001, Fitch (tổ chức đánh giá
xếp hạng quốc tế) đã có đánh giá xếp hạng tín nhiệm ACB. Tháng 4/2004,
5

Fitch đánh giá tiêu chí năng lực bản thân của ACB là D, và xếp hạng theo
tiêu chí hỗ trợ từ bên ngoài là 5T.
• Các giải thưởng, bằng khen: Huân chương lao động hạng Nhì do Chủ tịch
nước trao tặng; Cờ thi đua của Ngân hàng nhà nước; Ngân hàng tốt nhất Việt
Nam 2010 do The Asset trao tặng; Ngân hàng tốt nhất Việt Nam 2010 do The
Banker trao tặng; Ngân hàng tốt nhất Việt Nam 2010 do Global Finance trao
tặng; Ngân hàng tốt nhất Việt Nam 2010 do Asiamoney trao tặng; Ngân hàng
tốt nhất Việt Nam 2010 do Euromoney trao tặng; Ngân hàng tốt nhất Việt
Nam 2010 do Finance Asia trao tặng; Ngân hàng tốt nhất Việt Nam 2010
(Tạp chí Euromoney); Ngân hàng tốt nhất Việt Nam 2010; Ngân hàng tốt
nhất Việt Nam 2009 do The Asset trao tặng; Ngân hàng tốt nhất Việt Nam
2009 do The Banker trao tặng; Ngân hàng tốt nhất Việt Nam 2009 do Global
Finance trao tặng; Ngân hàng tốt nhất Việt Nam 2009 do Asiamoney trao
tặng; Ngân hàng tốt nhất Việt Nam 2009 do Euromoney trao tặng; Ngân hàng
tốt nhất Việt Nam 2009 do Finance Asia trao tặng; Ngân hàng tốt nhất Việt
Nam 2008 (Tạp chí Euromoney); Ngân hàng tốt nhất Việt Nam 2007; Cờ thi
đua của Chính Phủ; "Nhà lãnh đạo trẻ triển vọng của Việt Nam năm 2007"
(Ông Đỗ Minh Toàn - Phó Tổng Giám Đốc ACB); "Nhà lãnh đạo trẻ triển
vọng của Việt Nam năm 2007" (Ông Đỗ Minh Toàn - Phó Tổng Giám Đốc
ACB); Dịch vụ Ngân hàng bán lẻ được hài lòng nhất năm 2008 v.v
1.1.2 Thông tin liên lạc
Địa chỉ: 442 Nguyễn Thị Minh Khai, Quận 3, TP HCM Tel: (848) 3929 0999 Fax:
(848) 3839 9885 Email:
Trang web:www.acb.com.vn
1.1.3 Vốn điều lệ:
6
Kể từ ngày 31/12/2010 vốn điều lệ của ACB là 9.376.965.060.000 đồng (Chín
nghìn ba trăm bảy sáu tỷ chín trăm sáu mươi lăm triệu không trăm sáu mươi nghìn
đồng)
1.1.4 Sản phẩm dịch vụ chính:

Huy động vốn (nhận tiền gửi của khách hàng) bằng đồng Việt Nam, ngoại tệ
và vàng Sử dụng vốn (cung cấp tín dụng, đầu tư, hùn vốn liên doanh) bằng đồng
Việt Nam, ngoại tệ và vàng Các dịch vụ trung gian (thực hiện thanh toán trong và
ngoài nước, thực hiện dịch vụ ngân quỹ, chuyển tiền kiều hối và chuyển tiền nhanh,
bảo hiểm nhân thọ qua ngân hàng. Kinh doanh ngoại tệ và vàng. Phát hành và thanh
toán thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ.
1.1.5 Mạng lưới kênh phân phối:
Gồm 280 chi nhánh và phòng giao dịch tại những vùng kinh tế phát triển trên
toàn quốc: Tại TP Hồ Chí Minh: 1 Sở giao dịch, 30 chi nhánh và 103 phòng giao
dịch Tại khu vực phía Bắc (Hà Nội, Hải Phòng, Thanh Hóa, Hưng Yên, Bắc Ninh,
Quảng Ninh, Vĩnh Phúc): 15 chi nhánh và 58 phòng giao dịch Tại khu vực miền
Trung (Thanh Hóa, Đà Nẵng, Daklak, Gia Lai, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Hội An,
Huế, Nghệ An, Lâm Đồng): 11 chi nhánh và 21 phòng giao dịch Tại khu vực miền
Tây (Long An, Tiền Giang, Vĩnh Long, Cần Thơ, Đồng Tháp, An Giang, Kiên
Giang, Bến Tre và Cà Mau): 9 chi nhánh, 9 phòng giao dịch (Ninh Kiều, Thốt Nốt,
An Thới) Tại khu vực miền Đông (Đồng Nai, Tây Ninh, Bình Dương, Vũng Tàu): 4
chi nhánh và 20 phòng giao dịch. Trên 2.000 đại lý chấp nhận thanh toán thẻ của
Trung tâm thẻ ACB đang hoạt động 812 đại lý chi trả của Trung tâm chuyển tiền
nhanh ACB-Western Union
1.1.6 Công ty trực thuộc, liên kết, liên doanh :
• Công ty Chứng khoán ACB (ACBS). Công ty Quản lý và khai thác tài sản
Ngân hàng Á Châu (ACBA). Công ty cho thuê tài chính Ngân hàng Á Châu
(ACBL).
7
• Công ty liên kết Công ty Cổ phần Dịch vụ Bảo vệ Ngân hàng Á Châu
(ACBD). Công ty Cổ phần Địa ốc ACB (ACBR).
• Công ty liên doanh Công ty Cổ phần Sài Gòn Kim hoàn ACB- SJC (góp vốn
thành lập với SJC).
1.1.7 Cơ cấu tổ chức:
Sáu khối : Khách hàng cá nhân, Khách hàng doanh nghiệp, Ngân quỹ, Phát

triển kinh doanh, Vận hành, Quản trị nguồn lực. Bốn ban: Kiểm toán nội bộ, Chiến
lược, Đảm bảo chất lượng, Chính sách và Quản lý tín dụng. Hai phòng : Tài Chính,
Thẩm định tài sản (trực thuộc Tổng giám đốc).
1.1.8 Quy trình nghiệp vụ:
Các quy trình nghiệp vụ chính được chuẩn hoá theo tiêu chuẩn ISO 9001:
2000. Công nghệ ACB bắt đầu trực tuyến hóa các giao dịch ngân hàng từ tháng
10/2001 thông qua hệ quản trị nghiệp vụ ngân hàng bán lẻ (TCBS- The Complete
Banking Solution), có cơ sở dữ liệu tập trung và xử lý giao dịch theo thời gian thực.
ACB là thành viên của SWIFT (Society for Worldwide Interbank Financial
Telecommunication), tức là Hiệp hội Viễn thông Tài chính Liên ngân hàng Toàn Thế
giới, bảo đảm phục vụ khách hàng trên toàn thế giới trong suốt 24 giờ mỗi ngày.
ACB sử dụng dịch vụ tài chính Reuteurs, gồm Reuteurs Monitor: cung cấp mọi
thông tin tài chính và Reuteurs Dealing System: công cụ mua bán ngoại tệ. Chiến
lược Chuyển đổi từ chiến lược các quy tắc đơn giản (simple rule strategy) sang
chiến lược cạnh tranh bằng sự khác biệt hóa (a competitive strategy of
differentiation). Định hướng ngân hàng bán lẻ (định hướng khách hàng cá nhân và
doanh nghiệp vừa và nhỏ).
1.1.9 Cổ đông nước ngoài:
(Tỷ lệ cổ phần nắm giữ: 30%) Connaught Investors Ltd. (Jardine Matheson
Group), Dragon Financial Holdings Ltd., Standard Chartered APR Ltd., Standard
Chartered Bank (Hong Kong) Ltd., Red River Holding, PXP Vietnam Fund,
Vietnam Lotus Fund Ltd., T.I.M Vietnam Institutional Fund, KITMC Vietnam
8
Growth Fund 2, KITMC Worldwide Vietnam, KB Vietnam Focus Balance Fund,
Vietnam Emerging Equity Fund Ltd., Greystanes Ltd., Spinnaker G.O Fund Ltd.,
Spinnaker G.E.M Fund Ltd., Spinnaker G.S Fund Ltd., J.P.Morgan Securities Ltd.
và J.P.Morgan Whitefriars Inc.
CHƯƠNG 2
PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU(ACB)

Khái niệm: Môi trường kinh doanh là những yếu tố tác động đến tất cả các hoat
động kinh doanh, là các yếu tố ảnh hưởng sau rộng đến toàn bộ các bước và quá
trình của quản trị chiến lược. Chiến lược cuối cùng được hoạch định cần phải dựa
trên cơ sở dự báo các điều kiện môi trường.
2.1 Phân tích môi trường kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần Á
Châu (ACB)
2.1.1 Phân tích môi trường vĩ mô
9
2.1.1.1 Yếu tố kinh tế
Các nhân tố trong nhóm kinh tế ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của ngân
hàng ACB
 Tín dụng và vấn đề thanh khoản của hệ thống ngân hàng
Trước nguy cơ của sự gia tăng lạm phát trong thời gian qua, ngay từ đâu
2011 Ngân hàng Nhà nước(NHNN) đã theo đuổi chính sách thắt chặt tiền tệ nhằm
hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của lạm phát đến nền kinh tế nhằm đảm bảo ổn định
kinh tế vĩ mô. Việc thắt chặt tín dụng của NHNN khống chế tăng trưởng tín dụng
20% trong năm 2011 củng ảnh hưởng tới tinh hình hoạt động của các ngân hàng
thương mại.
Sự sụt giảm và giao dịch ảm đạm của thị trường chứng khoán cùng phản ứng
khá tiêu cực của nền tín dụng Việt Nam như: Khan hiếm nguồn cung tiền đồng, lãi
suất huy động tăng cao, lãi suất đi đêm…
Từ đầu 2011 cũng chứng kiến chính sách thắt chặt việc kinh doanh vàng
miếng và việc kiểm soát kinh doanh của các cửa hàng kinh doanh ngoại tệ nhằm
chống lại tình trạng đô la hóa trong nền kinh tế cũng ảnh hưởng không nhỏ tới việc
kinh doanh của ngân hàng.
 Đầu cơ và biến động giá cả:
Bối cảnh nền kinh tế thế giới có nhiều diễn biến phức tạp của giá dầu mỏ,
giá vàng lên xuống thật thường, cơn sốt giá lương thực… đã tạo điều kiện thuận lợi
cho đầu cơ quốc tế. Tình trạng lạm phát của các nước trong khu vực diễn biến phức
tạp đặc biệt là lạm phát tại Trung Quốc, và các vấn đề ngiêm trọng khác như: bất ổn

chính trị lai các nước Bắc Phi, tình trạng khủng hoảng nợ công tại các nước Châu
Âu dẫn tới môi trường kinh tế thế giới có những diễn biến khôn lường làm tăng rủi
10
ro trong các hoạt đông kinh doanh của ngân hàng vì ngành ngân hàng là ngành có sự
hội nhập và liên kết với nền kinh tế thế giới lớn nhất.
 Lạm phát và tăng trưởng:
Việt Nam là nền kinh tế đang phát triển có tốc độ tăng trưởng nhanh với tiềm
năng tăng trưởng trong nhửng năm tiếp theo, GDP bình quân đầu người đạt
1068USD trong năm 2010 và tốc độ tăng trưởng trong những năm tới 2011-2015
vào khoảng 7,5 %. Những con số này thể hiền cơ hội tăng trưởng to lớn đối với các
doanh nghiệp trong nước và nước ngoài tai Việt Nam.
Lạm phát Việt Nam tăng mạnh trong những năm qua 2008(19,89%) 2009
(6,88%) 2010 (11,75%) và đầu năm 2011 tới nay tình hình lạm phát có nhiều diễn
biến phức tạp CPI cả nước tăng 9, 64% trong 4 tháng đầu năm và đang có nguy cơ
chưa dừng lại.
 Sự sụt trên thị trường chứng khoán:
Sự vân động lên xuống của các loại chứng khoán cũng như các loại cổ phiếu có
tác động ngày càng lớn tới đời sống kinh tế xã hội. Theo thống kế mới nhất, trong
tổng số 632 cổ phiếu đang niêm yết hiện có 2/3 có giá thấp hơn giá trị sổ sách và 1/3
có giá dưới mệnh giá. 213 mã đang thấp hơn mệnh giá có lẽ là sự kiện hy hữu nhất
từ khi ra đời đến nay của thị trường chứng khoán Việt Nam. Trong số đó, không chỉ
có cổ phiếu của các công ty thua lỗ mà ngay cả cổ phiếu của doanh nghiệp có lãi
cũng bị sụt giảm theo thị trường. Chẳng hạn, cổ phiếu LBE của Công ty Sách và
thiết bị trường học Long An giảm hết biên độ ngày 4- 5, rơi xuống mức 7.000
đồng/CP. Trong khi đó, năm 2010, LBE đạt lợi nhuận sau thuế 3,4 tỷ đồng, thu
nhập trên mỗi cổ phiếu (EPS) đạt 3.100 đồng, tỷ lệ cổ tức tiền mặt 20%. Ở mức giá
trên, cổ phiếu sách có các chỉ số định giá P/E và P/B lần lượt là 2,2 lần và 0,5 lần.
Với trường hợp này, mức giá 7000 đồng/ CP là quá rẻ.
2.1.1.2 Yếu tố chính trị và chính phủ
11

Chính trị: Nền chính trị Việt Nam được đánh giá vào dạng ổn định trên thế giới.
đây là một yếu tố rất thuận lợi cho ngành ngân hàng nói riêng và nên kinh tế Việt
Nam nói chung:
• Môi trường chính trị ổn định thúc đẩy các doanh nghiệp phát triển và các
doanh nghiệp nước ngoài yên tâm đầu tư vào Việt Nam thúc đẩy nền kinh tế
phát triển kéo theo sự phát triển của ngành Ngân hàng.
• Các tập đoàn tài chính của nước ngoài đầu tư vốn vào ngành ngân hàng tăng
lên làm tăng tính cạnh tranh trong lĩnh vực này tạo điều kiện thúc đẩy ngành
ngân hàng phát triển.
• Nền chính trị ổn định sẽ làm giảm các nguy cơ về khủng bố, đình công, bãi
công… từ đó giúp cho hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định ít rủi ro hơn.
Thông qua đó thu hút đàu tư vào các ngành nghề trong đó có ngành ngân
hàng.
Pháp luật: Bất cứ một doanh nghiệp nào cũng chịu sự tác động mạnh mẽ của pháp
luật, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực ngân hàng, một
ngành có tác động tới toàn bộ nền kinh tế. một số cơ chế về lãi suất mà NHNN đã
đưa ra:
• Cơ chế điều hành lãi suất trần (1996-2000)
• Cơ chế điều hành lãi suất có kèm biên độ( 8.2000-5.2002)
• Cơ chế lãi suất thỏa thuận (6.2002-2006)
Và các thông tư 23 về quy định tỷ lệ an toàn vốn (CAR) và sửa đổi bổ sung tại
thông tư 19…
Việt Nam đang dần dần hoàn thiện bộ luật doanh nghiệp, luật đầu tư và các
chính sách kinh tế nhằm tạo điều kiện cho các doanh được yên tâm phát triển.
2.1.1.3 Yếu tố văn hóa-xã hội
12
Cùng với việc phát triển kinh tế, dân trí đời sống con người ngày càng được
cải thiện…nhu cầu người dân liên quan đến việc thanh toán qua ngân hàng, và các
sản phẩm dịch vụ tiện ích của ngân hàng cung cấp ngày càng tăng.
Tâm lý người dân biến động theo sự biến động của quá trình phát triển kinh tế

văn hóa xã hội. Ví dụ khi lạm phát người dân có xu hướng lấy USD, hoặc vàng làm
phương tiện cất trữ của cải.
Tốc độ đô thị hóa cao ( sự gia tăng các khu công nghiệp, khu đô thị mới…)
cùng với cơ cấu dân số trẻ khiế nhu cầu sử dụng các dịch vụ tiện ích của Ngân hàng
ngày càng gia tăng.
Số lương doanh nghiệp ngày càng nhiều đòi hói sự phát triển của thị trường
vốn, tài chính là cơ hội lớn cho ngành ngân hàng phát triển.
2.1.1.4 Yếu tố tự nhiên
Ô nhiểm môi trường là một vấn đề bức thiết trong phát triển kinh tế hiện nay,
gần đây là một loạt các công ty xả nước thải làm o nhiễm môi trường nghiêm trọng
là hồi chuông cảnh báo cho công tác bảo vệ môi trường cần được quan tâm hơn so
với hiên nay, thôi thúc các doanh nghiệp đổi mới công nghệ, sử dụng các công nghệ
thân thiện hơn với môi trường.
Việc khan hiếm năng lượng đang ngày một tới gần đòi hỏi phải tìm ra các
nhiên liệu thay thế và phải sự dụng tài nguyên một cách tiết kiệm hơn.
2.1.1.5 Yếu tố công nghệ
Việt Nam ngày càng phát triển dần bắt kịp với các nước phát triển trên thế
giới do đó hệ thông kỹ thuật khoa học công nghệ của ngành ngân hàng ngày càng
được nâng cấp và trang bị hiện đại để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách
13
hàng. Ngân hàng nào có công nghệ tôt hơn ngân hàng đó sẽ có được lợi thế cạnh
tranh hơn các ngân hàng khác.
Với xu thế hội nhập thế giới ngày càng có nhiều nhà đầu tư nhảy vào Việt
Nam, các ngân hàng nước ngoài có lợi thế cao về mặt công nghệ vì thế các Ngân
hàng trong nước phải không ngừng cải tiển công nghệ của mình.
Sự phát triển mạnh mẻ cua internet và công nghệ cao những năm vừa qua tạo
ra không ít thách thức cũng như cơ hội cho các ngân hàng hoàn thiện cơ sở vật chất
- kỹ thuật của mình.
2.1.1.6 Yếu tố quốc tế
Sau hơn 4 năm gia nhập WTO Việt Nam có nên kinh tế hội nhập sâu rộng

với nền kinh tế thế giới, cho nên sự biến động kinh tế cuả các nền kinh tế trên thế
giới có ảnh hưởng không nhỏ tới nền kinh tế Việt Nam nói chung và ngành ngân
hàng nói riêng. Sự hội nhập kinh tế thế giới làm cho các ngân hàng không chỉ cạnh
tranh nội địa với nhau mà còn cạnh tranh với các ngân hàng nước ngoài đổ bộ ngày
càng nhiều vào Việt Nam với quy mô vốn lớn và công nghệ hiện đại.
Gần đây nhất là cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008 kéo theo sự sụp đổ của
nhiều ngân hàng lớn trên thế giới và đẩy nền kinh tế thế giới lâm vào một giai đoạn
khó khăn. Các công ty trong nước bị thiệt hại nặng nề từ khủng hoảng toàn cầu đẩy
ngành tài chính của Việt Nam cũng lâm vào tình trạng khó khăn… và gần đây là sự
biến động giá cả của các hàng hóa chủ chốt như : vàng, dầu thô, sắt thép…đặt ra cho
nền kinh tế thế giới tới những thách thức tăng trưởng mới.
2.1.2 Phân tích môi trường tác nghiệp
2.1.2.1 Các đối thủ cạnh tranh
14
Cạnh tranh trong ngành ngân hàng ngày càng khốc liệt vì từ ngày 1 tháng 1
năm 2011Việt Nam chính thức mở cửa cho các Ngân hàng nước ngoài hoạt động
không giới hạn được phép kinh doanh tất cả các dịch vụ ngân hàng như ngân hàng
trong nước.
Ngoài các đối thủ truyền thống là các ngân hàng lớn trong nước như
Vietcombank, sacombank, BIDV, Eximbank… ACB còn phải cạnh tranh với các
ngân hàng nước ngoài có sẵn tiềm lực tài chính mạnh và trình độ quản lý chuyên
nghiệp, công nghệ tốt hơn( điển hình là hệ thông internet banking) và các khách
hàng ruột là các công ty từ nước họ đang hoạt đông tại Việt Nam. Quan trọng hơn
nữa là khã năng kết nối mạng lưới rộng khắp trên nhiều nước của ngân hàng ngoại.
Để cạnh tranh với những ngân hàng này, các ngân hàng trong nước phải trang bị hệ
thông hạ tầng công nghiệ, trang thiết bị và nhân sự có trình độ cao… Tuy nhiên
ngân hàng trong nước cũng có lợi thế là mối quan hệ mật thiết với khách hàng có
sẵn và ngân hàng trong nước có sự hiểu biết về tâm lý và thói quen của khách hàng
hơn.
2.1.2.2 Khách hàng

Khách hàng có hai loại: Khách hàng đi vay vốn và khách hàng đóng vai trò là
người cung cấp vốn-tức là đi gửi tiền.
Đối với khách hàng cung cấp vốn thì quyền thương lượng là khá mạnh bởi sự
phát triển và tồn tại của Ngân hàng là dựa vào nguồn vốn huy động được từ khách
hàng này. Nếu không thu hút được nguồn vốn từ khách hàng thì ngân hàng sẽ không
tồn tại được nữa. Trong khi đó sự cạnh tranh huy động nguồn vốn ngày càng căng
thẳng nhất là trong những giai đoạn thắt chặt tiền tệ như hiện nay.
Tuy nhiên đối với khách hàng đi vay vốn lại khác , quyền lực thương lượng
của họ yếu hơn so với ngân hàng. Khi đi vay vốn khách hàng cần phải trình nhiều
15
thủ tục và quyền cho vay hay không phụ thuộc vào đánh giá của ngân hàng về tính
hiệu quả của khoản vay.
2.1.2.3 Người cung ứng
ACB huy động vốn từ nhà cung ứng: dân chúng, tổ chức, các đối tác chiến
lược… và chịu sự tác động trực tiếp từ các nhà cung ứng này.
Ngân hàng nhà nước Việt Nam: hệ thống ngân hàng thương mại và ACB phụ
thuộc và bị tác động bởi các chính sách như tỷ lệ dự trữ bắt buộc, lãi suất tái cấp
vôn, lãi suất chiết khấu, lãi suất cơ bản… có thể thấy rõ tác động của nó trong
những lần tăng các lãi suất cơ bản của nền kinh tế vừa qua làm ành hưởng tới việc
huy động vốn và cho vay của các ngân hàng thương mại trong đó có ACB.
Các nhà cung ứng về công nghệ như hiệp hội thẻ thanh toán, các nhà cung
cấp internet, các nhà cung cấp khác cũng ảnh hưởng không nhỏ tới việc hoạt động
của ngân hàng .
Một nhà cung ứng khác cũng quan trọng không kém là các trường đại học
trực tiếp đào tạo nguồn nhân lực cho ngân hàng. Hiện nay với sự phát triển của hệ
thông giáo dục đại học thì nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngân hàng ngày càng
được cải thiện.
2.1.2.4 Đối thủ tiêm ẩn mới
Với sự mở cửa toàn diên trong ngành ngân hàng hiện nay thì một số ngành
nghề kinh doanh truyền thống của ngân hàng nội đang và sẽ bị xâm chiếm từ các

ngân hàng nước ngoài. Năm 2011 đánh dấu cột mốc quan trọng đó là việc các ngân
hàng nước ngoài được phép kinh doanh tất các các dịch vụ ngân hàng như các ngân
hàng thương mại trong nước như vậy cuộc cạnh tranh miếng bánh thị phần trong
ngành ngân hàng ngày càng khốc liệt hơn bao giờ hết.
2.1.2.5 Sản phẩm thay thế
16
Về cơ bản các sản phẩm và dịch vụ của ngành ngân hàng Việt Nam có thể sắp
xếp vào 5 loại:
• Là nơi nhận các khoản tiền( lương trợ cấp, cấp dưỡng…)
• Là nơi giử tiền tiết kiệm
• Là nơi thực hiên thanh toán
• Là nơi vay tiền
• Là nơi hoạt động kiều hối
Đối với khách hàng doanh nghiệp, nguy cơ ngân hàng bị thay thế không cao
lắm do đối tượng này cần sự rõ ràng cũng như các chứng từ, hóa đơn trong các sản
phẩm dịch vụ của ngân hàng. Nếu có phiền hà trong qúa trình sử dụng sản phẩm
dịch vụ thì đối tượng khách hàng này thường chuyển sang sử dụng một ngân hàng
khác vì những lý do trên thay vì sử dụng dịch vụ ngoài ngân hàng.
Đối với khách hàng tieu dung thì lại khác. Ngoài hình thức gửi tiết kiệm ở
ngân hàng thì người tiêu dùng Việt Nam còn có khá nhiều sự lựa chọn khác như giữ
ngoại tệ, đầu tư vào chứng khoán, bất động sản, kim loại khác…
Gần đây với sự siết chặt kinh doanh ngoại tệ, và kinh doanh vàng miếng thì
các kênh còn lại có vẻ như sẽ được hưởng lợi từ việc này nhưng các dịch vụ kinh
doanh ngoại tệ và vàng của ngân hàng sẽ bị ảnh hưởng.
2.1.3 Phân tích môi trường nội tại
2.1.3.1 Nguồn nhân lực
Tính đến ngày 28/02/2010 tổng số nhân viên của Ngân hàng Á Châu là 6.749
người.Cán bộ có trình độ đại học và trên đại học chiếm 93%, thường xuyên được
đào tạo chuyên môn nghiệp vụ tại trung tâm đào tạo riêng của ACB.
Hai năm 1998-1999, ACB được Công ty Tài chính Quốc tế (IFC) tài trợ một chương

trình hỗ trợ kỹ thuật chuyên về đào tạo nghiệp vụ cho nhân viên, do Ngân hàng Far
17
East Bank and Trust Company (FEBTC) của Phi-lip-pin thực hiện. Trong năm 2002
và 2003, các cấp điều hành đã tham gia các khoá học về quản trị ngân hàng của
Trung tâm Đào tạo Ngân hàng (Bank Training Center).
2.1.3.2 Nghiên cứu phát triển
ACB luôn chú trọng việc nghiên cứu và phát triển các sản phẩm mới đáp ứng
nhu cầu ngày một cao của khách hàng về các dịch vụ tiện ích trong thời đại công
nghệ thông tin phát triển và nền kinh tế thời kỳ mở cửa hội nhập và phát triển của
Việt Nam. ACB đã cho ra đời các gói dịch vụ mới ví dụ như : Thẻ rút tiền quốc tế

Thẻ ACB -Citimart visa electron là tên sản phẩm mới của Ngân hàng Á Châu.
Ngoài chức năng thanh toán và rút tiền tự động trên toàn cầu, khách sử dụng thẻ
được giảm giá 3% trên doanh số mua hàng tại hệ thống siêu thị Citimar.
Tiện ích của việc sử dụng thẻ ACB-Citimart visa electron là có thể phát hành thẻ cho
nhiều thành viên trong gia đình, nhưng chỉ sử dụng chung một tài khoản. Đây sẽ là
một hình thức quản lý nguồn thu chi của từng gia đình rất thuận tiện và đơn giản.
2.1.3.3 Các yếu tố sản xuất
Là một ngân hàng có uy tín và có vị thế trong nước cho nên ngân hàng có khã
năng huy động tiền gửi cõ lãi suất thấp hơn so với các ngân hàng thương mại cổ
phần khác cho nên đây là một trong những yếu tố thuận lợi trong đầu vào của hoạt
động kinh doanh của ngân hàng.
Quy mô của ngân hàng khá lớn nên ngân hàng sẽ có tính kinh tế theo quy mô
trong hoạt động của mình, ngân hàng sẽ tận dung được công suất của các thiết bị và
các chi nhánh của mình hiệu quả hơn.
Các nghiệp vụ của ngân hàng được chuẩn hóa theo tiêu chuẩn ISO 9001 nên
các nghiệp vụ được diễn ra một cách rõ ràng, tăng tính đáp ứng và tính hiệu quả của
hoạt động cũng như giảm thiểu được rủi ro trong việc kinh doanh của ngân hàng.
18
2.1.3.4 Các yếu tố tài chính, kế toán

So với các ngân hàng thương mại cổ phần trong nước thì ACB là một ngân
hàng có tiềm lực tài chính mạnh. Năm 2010 vốn điều lệ của ngân hàng là 9. 376 ,
965 tỷ VND lợi nhuận sau thuế 2.334, 794 tỷ VND.
Năm 2011, Đại hội thống nhât, ACB sẽ chào bán tối đa 187,539,301 cổ phiếu
cho cổ đông hiện hữu, tương đương 20% số lượng cổ phiếu lưu hành với giá phát
hành là 10,000 đồng/cp, theo tỷ lệ thực hiện là 5:1.
Nếu cổ đông không mua hết số cổ phần chào bán thì ACB sẽ chuyển cho
công đoàn ngân hàng ACB để mua làm cổ phiếu thưởng cho CBCNV.ACB đặt kế
hoạch hoạt động năm 2011 với mức tăng trưởng khá cao.
- Tổng tài sản đạt 275,000 tỷ đồng (tăng 34.1% so với cuối 2010)
- Huy động vốn đạt 198,000 tỷ đồng (tăng 43.6% so với cuối 2010)
- Dư nợ cho vay đạt 104,600 tỷ đồng (tăng gần 20% so với cuối năm 2010)
- Lợi nhuận trước thuế của đạt 4,100 tỷ đồng (tăng 32% so với năm 2010). Trong
đó, tỷ trọng thu được từ tín dụng chiếm 55-60% tổng nguồn thu của ngân hàng, thu
từ dịch vụ đạt 20%, phần còn lại 25% sẽ là thu từ hoạt động ngân quỹ và kinh doanh
ngoại hối.
Như vậy, với mức lợi nhuận trước thuế 4,100 tỷ đồng và kế hoạch phát hành
thêm cổ phiếu để tăng vốn điều lệ lên 11,252 tỷ đồng trong năm nay. Ngân hàng dự
kiến dùng đề chia cổ tức cho cổ đông là 2,613 tỷ đồng.
2.1.3.5 Nề nếp tổ chức
Acb chú trọng việc phát triên con người luồn coi trọng sự sáng tạo và làm chủ
trong công việc. Luôn có sự tương tác giữa lãnh đạo và nhân viên trong tổ chức.
ACB tạo mọi điều kiện giúp mỗi cá nhân phát triển nghề nghiệp đồng thời
xây dựng một lực lượng nhân viên chuyên nghiệp cho ngân hàng. Chương trình đào
tạo của ACB giúp nhân viên có kỹ năng chuyên môn cao, quy trình nghiệp vụ thống
nhất trên toàn hệ thống, để dù khách hàng giao dịch tại bất cứ điểm giao dịch nào
19
cũng đều nhận được một phong cách ACB duy nhất, đó là sự chuyên nghiệp, nhanh
chóng và vì lợi ích của khách hàng.
Ở ACB, các chương trình học tập đều xuất phát từ nhu cầu cụ thể. ACB

khuyến khích nhân viên chủ động trong học tập và phát triển nghề nghiệp của bản
thân. Phòng Phát triển Nguồn nhân lực và Trung tâm Đào tạo đóng vai trò hỗ trợ và
hướng dẫn việc học tập và phát triển nghề nghiệp cho nhân viên.
ACB đa dạnh hóa phương thức đào tạo nhằm tạo cho nhân viên nhiều cơ hội
học tập và phát triển. Các phương thức học tập cho nhân viên gồm có: Học trên lớp,
học tập ngay trong công việc, học tập từ các nguồn khác, tự học trên trang web (E-
learning).

Nhân viên quản lý, điều hành của ACB cũng được chú trọng đào tạo chuyên
sâu về quản trị chiến lược, quản trị marketing, quản lý rủi ro, quản lý chất lượng,
v.v. Ngân hàng cũng khuyến khích và thúc đẩy sự chia sẻ kỹ năng, tri thức giữa các
thành viên trong Ngân hàng trên tinh thần một tổ chức không ngừng học tập để
chuẩn bị tạo nền tảng cho sự phát triển liên tục và bền vững.
Về chủ trương, tất cả các nhân viên trong hệ thống ACB đều có cơ hội tham dự các
lớp huấn luyện đào tạo nghiệp vụ theo nhu cầu công việc bên trong và bên ngoài
ngân hàng, được ngân hàng tài trợ mọi chi phí.
Đối với nhân viên mới tuyển dụng, ACB tổ chức các khóa đào tạo liên quan như:
Khóa học về Hội nhập môi trường làm việc
Khóa học về các sản phẩm của ACB
Các khóa nghiệp vụ và hướng dẫn sử dụng phần mềm TCBS liên quan đến chức
danh nhân viên (tín dụng, giao dịch, thanh toán quốc tế, v.v )
2.2 Thiết lập ma trận SWOT môi trường kinh doanh của ngân hàng thương
mại cổ phần Á Châu (ACB)
20
2.2.1 Điểm mạnh (Strenghths)
• Thương hiệu mạnh
• Ngân hàng có vốn điều lệ và tổng tai sản lớn
• Có hệ thống chi nhánh rộng khắp
• Đội ngủ quản lý mạnh, nguồn nhân lực chất lượng cao
• Đội ngủ nhân viên tận tình, ham học hỏi và có khả năng tiếp cận kiến thức kỹ

thuật hiện đại
• Ngân hàng chiếm thị phần lớn về huy động vốn, hoạt động tín dung và các
dịch vụ thẻ…
2.2.2 Điểm yếu (Weaknesses)
• Năng lực quản lý còn khiêm tốn so với trình độ quản lý của một ngân hàng
thương mại có đẳng cấp quốc tế
• Tỷ lệ thu nhập do hoạt động tín dụng mang lại chiếm một tỷ lệ khá lớn trong
tổng thu nhập của ngân hàng
• Việc tuyển dụng nhân viên còn nhiều bất cập so với nhu cầu của các nghiệp
vụ mới trong sự phát triển của ngân hàng
• Việc liên kết của ngân hàng với các ngân hàng thương mại khác chưa thật sự
chặt chẽ
• Mức độ phát triển các sản phẩm mới còn chưa thật xứng tầm với ngân hàng.
• Quy mô của ngân hàng còn khiêm tốn so với một ngân hàng có đẳng cấp
quốc tế.
2.2.3 Cơ hội ( Opportunities)
• Hội nhập tạo điệu kiện:
 Tranh thủ vốn, công nghệ và đào tạo đội ngủ nhân viên
 Tạo điều kiện cho ACB từng bước mở rộng hoạt động quốc tế năng
lực cạnh tranh cũng như uy tín của ngân hàng trên trường quốc tế
 Sự cạnh tranh ngày càng mở rộng không chỉ với các ngân hàng trong
nước tạo điều kiện cho ACB phát triển năng lực quản lý và phát triển đội ngủ
nhân viên có khã năng hội nhập cao
• Tốc độ phát triển kinh tế nhanh và nền kinh tế có độ mở ngày càng cao, ngày
càng hoàn thiện cơ chế thị trường
21
• Trình độ dân trí và thu nhập của người dân tăng cao kéo theo nhu cầu sử
dụng các dịch vụ của ngân hàng tăng
• Sự quan tâm giúp đỡ của NHNN
2.2.4 Nguy cơ ( Threats)

• Việc mở cửa thị trường tài chính sẽ làm tăng số lượng các ngân hàng có tiềm
lực tài chinh, công nghệ, năng lực quản lý làm cho áp lực cạnh tranh tăng dần
• Áp lực cải tiến công nghệ nâng cao năng lực cạnh tranh với các ngân hàng
nước ngoài
• Hệ thống pháp luật và thể chế cơ chế thị trường chưa đầy đủ, chưa hoàn thiện
và nhất quán và còn nhiều mâu thuẫn trong chính sách điều hành của cơ quan
có thẩm quyền
• Chảy máu chất xảm là điều khó tránh khỏi trong thời kỳ hội nhập
• Nền kinh tế trong nước và thế giới có nhiều biến động.
PHÂN TÍCH MA TRẬN
SWOT CỦA NGÂN HÀNG
Á CHÂU (ACB)
Cơ hội-O(opportunities)
1. Sự hội nhập quốc tế
đem lại nhiều cơ hội
phát triển.
2. Tốc độ phát triển kinh
tế nhanh và nền kinh tế
có độ mở ngày càng
cao, ngày càng hoàn
Nguy cơ-T(Threats)
1. Chảy máu chất xám là
điều khó tránh khỏi
trong thời kỳ hội nhập
2. Áp lực cải tiến công
nghệ nâng cao năng
lực cạnh tranh với các
ngân hàng nước ngoài
22
thiện cơ chế thị trường

3. Trình độ dân trí và thu
nhập của người dân
tăng cao kéo theo nhu
cầu sử các dịch vụ sản
phẩm của ngân hàng
có kỹ thuật công nghệ
cao.
3. Việc mở cửa thị trường
tài chính sẽ làm tăng
số lượng các ngân
hàng có tiềm lực tài
chinh, công nghệ, năng
lực quản lý làm cho áp
lực cạnh tranh tăng
dần.
Điểm mạnh-S(strenghts)
1. Thương hiệu mạnh
2. Ngân hàng có vốn điều
lệ và tổng tai sản lớn
3. Có hệ thống chi nhánh
rộng khắp
4. Đội ngủ quản lý mạnh,
nguồn nhân lực chất
lượng cao
5. Đội ngủ nhân viên tận
tình, ham học hỏi và
có khả năng tiếp cận
kiến thức kỹ thuật hiện
đại
Kết hợp O 1, 2, 3 và S

1,2,3,4,5 chiến lược:
• Tăng cường sức mạnh
tài chính.
• Phát triển các sản
phẩm dịch vụ mới
• Tăng cường đào tạo
nhân viên, xây dựng
hệ thộng quản lý tối ưu
• Xây dưng thương hiệu
quốc tế
Kết hợp S1,2,3,4,5 và T 1,2,3
chiến lược:
• Xây dựng chính sách
đào tạo và đãi ngộ
nhân viên hợp lý tránh
chảy máu chất xám.
• Huy động thêm vốn
điều lệ, mở rông mạng
lưới và xây dựng cơ sở
vật chất kỹ thuật hiện
đại
• Không ngừng nâng
cao trình độ quản lý
nắm bắt thị trường
hiệu quả.
23
Điểm yếu-W(weaknesses)
1. Việc liên kết của ngân
hàng với các ngân
hàng thương mại khác

chưa thật sự chặt chẽ
2. Mức độ phát triển các
sản phẩm mới còn
chưa thật xứng tầm với
ngân hàng
3. Năng lực quản lý còn
khiêm tốn so với trình
độ quản lý của một
ngân hàng thương mại
có đẳng cấp quốc tế
4. Quy mô của ngân hàng
còn khiêm tốn so với
một ngân hàng có
đẳng cấp quốc tế.
Kết hợp O1,2,3 với W1,2,3
Chiến lược:
• Tăng cường liên kết
với các ngân hàng
thương mại.
• Tiếp tục phát huy các
sản phẩm thế mạnh và
đưa ra các sản phẩm
mới phù hợp với xu
hướng nhu cầu khách
hàng
• Nâng cao chất lương
nhân viên có các khóa
học, đào tạo hiệu quả.
Kết hợp W1,2,2 với T1,2,3
Chiến lược:

• Phát triển quy mô của
ngân hàng.
• Tiếp cận học hỏi trình
độ quản lý của các
ngân hàng quốc tế.
• Liên kết chặt chẽ với
các ngân hàng thung
mại khác đối phó với
sự xâm nhập của các
đối thủ là các ngân
hàng quốc tế.
24
CHƯƠNG 3
XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC CHO NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN
Á CHÂU (ACB)
3.1 Các chiến lược của ACB được ACB xây dựng trong thời gian vừa qua
dựa trên năm trụ cột chính:
• Tận dụng mọi cơ hội để tăng trưởng trước khi có nhiều ngân hàng nước ngoại
bước vào thị trường bởi khi đó cuộc chiến cạnh tranh thị phần vô cùng khốc
liệt đặc biệt trong lĩnh vực huy động vốn.
• Quản lý tốt rủi ro lựa chọn hướng đi chính trong quản lý rủi ro và xây dựng
cho mình hệ thống quản lý rủi ro phù hợp.
• Xây dựng chỉ số tài chính an toàn. ACB xác định trong bất kỳ hoàn cảnh nào
cũng phải nắm giữ tối thiểu 5% trái phiếu chính phủ. Ngoài ra yêu cầu lợi
nhuận đặt ra không được thấp hơn 25%, lợi nhuận cao không chỉ để trả cổ tức
mà còn thể hiền năng lực vượt qua khủng hoảng của ACB.
• Đào tạo chuyên sâu con người, trung tâm đào tạo của ACB hoạt động rất hiệu
quả. Riêng 2009 đã đào tạo và tái đào tạo hơn 10.000 lượt nhân viên. Những
năm tiếp theo ACB tiếp tục thực hiện chính sách đào tạo của mình với những
mục tiêu đào tạo dài hạn hơn và hoàn thiện các chương trình đào tạo nhằm

cho ra lò những nhân viên có năng lực làm việc hiệu quả trong môi trường
hội nhập cao.
25

×