•
Chủ nghĩa tư bản phát triển qua hai giai đoạn là:
Chủ nghĩa tư bản cạnh tranh tự do ( CNTB-
CTTD) và chủ nghĩa tư bản độc quyền (CNTB-
ĐQ). Giai đoạn độc quyền là sự kế tục trực tiếp
giai đoạn tự do cạnh tranh trong cùng một
phương thức sản xuất TBCN.
1.Nguyên nhân hình thành CNTBĐQ:
•
Một là: Sự phát triển của lục lượng sản xuất dưới tác dụng
của tiến bộ KHKT, làm xuất hiện những ngành sản xuất mới.
Ngay từ đầu nó đã là những ngành có trình độ tích tụ cao, đó
là những xí nghiệp lớn đòi hỏi những hình thức kinh tế tổ
chức mới.
•
Hai là: Cạnh tranh tự do. Một mặt buộc các nhà TB phải cải
tiến kỹ thuật, tăng qui mô tích lũy. Mặt khác, đã dẫn đến
nhiều doanh nghiệp nhỏ, trình độ kỹ thuật kém, hoặc bị các
đối thủ mạnh thôn tính, hoặc phải liên kết với nhau để đứng
vững trong cạnh tranh. Vì vậy xuất hiện một số xí nghiệp tư
bản lớn nắm địa vị thống trị một ngành hay trong một số
ngành công nghiệp.
1.Nguyên nhân hình thành CNTBĐQ (tt)
•
Ba là: Khủng hoảng kinh tế làm cho nhiều xí nghiệp nhỏ và
vừa bị phả sản. Một số sống sót phải đổi mới kỹ thuật để
thoát khỏi khủng hoảng, do đó thúc đẩy quá trình tập trung
sản xuất. Tín dụng TBCN mở rộng trở thành đòn bẩy mạnh
mẽ thúc đẩy tập trung sản xuất.
•
Bốn là: Những xí nghiệp và công ty lớn có tiềm lực kinh tế
mạnh mẽ lại tiếp tục cạnh tranh với nhau ngày càng khốc liệt,
khó phân thắng bại, vì thế nảy sinh xu hướng thỏa hiệp, từ đó
hình thành các tổ chức độc quyền.
2.Bản chất của CNTB ĐQ:
•
CNTB ĐQ là một nấc thang phát triển mới của
CNTB, trong đó hầu hết các ngành, các lĩnh vực
của nền kinh tế tồn tại các tổ chức tư bản độc
quyền và chúng chi phối sự phát triển của toàn
bộ nền kinh tế.
•
Sự ra đời của CNTB độc quyền vẫn không làm
thay đổi được bản chất của CNTB. Bản thân quy
luật lợi nhuận độc quyền cũng chỉ là một hình
thái biến tướng của quy luật giá trị thặng dư.
•
Sự thống trị của độc quyền thay thế cho sự
thống trị của cạnh tranh tư do
3.Vị trí, vai trò :
● Nắm được địa vị thống trị trong lĩnh vực sản xuất và lưu thông
nên các tổ chức độc quyền có khả năng định ra giá cả độc
quyền.
•
Giá cả độc quyền: là giá cả hàng hóa có sự chệnh lệch rất
lớn so với giá cả sản xuất, cụ thể họ định ra giá cả độc quyền
cao hơn giá cả sản xuất đối với những hàng hóa bán ra và
thấp hơn giá cả sản xuất đối với những hàng hóa mua vào,
qua đó thu được lợi nhuận độc quyền.
•
Tổ chức độc quyền ra đời có vai trò to lớn, không những
thống trị trong lĩnh vực sản xuất và tiêu thụ hàng hóa, mà còn
mở rộng sự thống trị trong lưu thông tư bản.
•
Sự ra đời của các tổ chức độc quyền còn giúp cho các công
ty, xí nghiệp liên minh lại với nhau, giảm cạnh tranh
•
Ví dụ như trên thị
trường có sự độc
quyền về mặt hàng
xăng dầu. Cho dù giá
xăng có đắt và chất
lượng không tốt thì bạn
sẽ vẫn phải mua nó vì
bạn vẫn cần phải đi lại,
các công ty vẫn cần
nhiên liệu để đốt, để
vận hành máy móc, và
ngoài ra còn rất nhiều
hoạt động cần dùng
đến xăng dầu.
4.Đặc điểm kinh tế cơ bản của CNTB- ĐQ:
( 5đặc điểm)
a)Sự tập trung sản xuất và các tổ chức độc quyền:
-Sự tập trung sản xuất: là quá trình thay thế các xí nghiệp
nhỏ, bố trí phân tán bằng các xí nghiệp lớn có đông công
nhân và làm ra một khối lượng sản phẩm lớn. Chính sự tích
tụ và tập trung tư bản đã dẫn tới sự tích tụ và tập trung sản
xuất.
-Trình độ tập trung sản xuất biểu hiện ở các mặt sau:
+tổng số tư bản tập trung trong các xí nghiệp lớn chiếm tỷ trọng
lớn trong tổng số tư bản xã hôi.
+số công nhân trong xí nghiệp lớn chiếm tỉ trọng lớn trong tổng
số xí nghiệp.
+giá trị sản lượng trong các xí nghiệp lớn chiếm tỉ trọng lớn
trong tổng giá trị sản lượng
-Các hình thức tập trung sản xuất: công ti cổ phần và xí nghiệp
liên hiệp
a)Sự tập trung sản xuất và các tổ chức độc
quyền (tt)
-Khái niệm
Tổ chức độc quyền là tổ chức liên minh giữa các nhà tư
bản lớn để tập trung vào trong tay phần lớn việc sản
xuất và tiêu thụ một số loại hàng hóa nào đó nhằm
mục đích thu lại lợi nhuận độc quyền cao.
-các tổ chức độc quyền phát triển qua các hình thức từ
thấp đến cao
Phân biệt một số hình thức tổ chức độc quyền
Cácten
(cartel)
Xanhđica
(syndicate)
Tơ rớt (trust) Công-xooc-xi-om
(consortium)
Hình thức tổ
chức độc quyền
đơn giản, vẫn
độc lập về sản
suất và lưu
thông, tuy nhiên
có thỏa thuận
về giá cả, quy
mô, sản lượng,
thị trường tiêu
thụ,…
Hình thức tổ
chức liên minh
độc quyền ,
trong đó các xí
nghiệp độc lập
sản xuất
nhưng lưu
thông không
độc lập mà do
một ban quản
trị điều hành
thống nhất
Tổ chức độc
quyền mang
hình thức công
cổ phần, các
thành phần tham
gia hoàn toàn
mất độc lập cả
về sản suất lẫn
lưu thông,
nhưng chỉ liên
minh trong một
ngành sản xuất
nhất định. (liên
kết ngang)
Hình thức liên minh
độc quyền quy mô
lớn gồm hàng trăm xí
nghiệp, liên minh sản
xuất kinh doanh
nhiều ngành khác
nhau, mọi hoạt động
sản xuất và lưu thông
đều không được độc
lập mà chịu sự khống
chế của một nhóm
nhà tư bản có lực
lượng tài chính rất
lớn. (liên kết dọc)
b) TB tài chính và bọn đầu sỏ tài chính
•
Vai trò mới của ngân hàng
-khi chưa hình thành TBĐQ ngân hàng chỉ có vai trò trung gian
trong thanh toán và tín dụng ngắn hạn.
-giai đoạn độc quyền, quá trình tích tụ và tập trung tư bản trong
ngân hàng đã hình thành nên các tổ chức độc quyền ngân
hàng→ nắm trong tay hầu hết tổng tư bản tiền tệ của xã hội
→ khống chế tài khoản của các nhà tư bản công nghiệp
→kiểm soát 1 cách chính xác hoạt động của nhà tư bản
Nói cách khác các tổ chức độc quyền ngân hàng cho các tổ
chức độc quyền công nghiệp vay và nhận gửi số tiền lớn của
các tổ chức độc quyền công nghiệp trong một thời gian dài
●Tư bản tài chính
-là sự kết hợp giữa tư bản công nghiệp và tư bản ngân hàng
trên cơ sở tập trung sản xuất.
-Sự phát triển của TB tài chính đã dẫn đến sự hình thành một
nhóm nhỏ những chủ ngân hàng và công nghiệp độc quyền
kếch xù chi phối toàn bộ hệ thống kinh tế, chính trị của xã hội.
Đó chính là bọn đầu sỏ tài chính.
● Bọn đầu sỏ tài chính
Khống chế các ngành kinh tế chủ yếu thông qua "chế độ tham
dự" với số cổ phiếu khống chế từ đó chi phối được công ty
gốc (công ty mẹ) -> chi phối công ty con ->chi phối công ty
cháu… Như vậy chỉ bằng một số TB nhất định một đầu sỏ tài
chính có thể nắm được những vị trí chủ chốt trong đời sống
kinh tế
c) Xuất khẩu tư bản:
•
Xuất khẩu hàng hóa là mang hàng hóa ra nước ngoài để
thực hiện giá trị hàng hóa trong đó có giá trị thặng dư.
•
Xuất khẩu tư bản là xuất khẩu giá trị ra nước ngoài (đầu tư tư
bản ra nước ngoài) nhằm mục đích chiếm đoạt giá trị thặng
dư và các nguồn lợi khác ở các nước nhập khẩu tư bản đó.
•
Xuất khẩu tư bản là tất yếu:
+ Vì trong các nước tư bản có hiện tượng "thừa tư bản“ cần
tìm nơi đầu tư có nhiều lợi nhuận so với đầu tư ở trong nước.
+ Giá trị nguyên liệu và nhân công ở các nước chậm phát
triển rẻ, nhưng lại thiếu vốn và kỹ thuật → tỷ suất lợi nhuận
cao, hấp dẫn đầu tư tư bản
+ Các nước chậm phát triểnđa số là có dân số đông, nhu cầu
sư dụng hàng hóa cao → thị trường tiêu thụ hàng hóa rộng
lớn.
Hình thức xuất khẩu TB:
•
Xuất khẩu tư bản hoat động (đầu tư trực tiếp): Xây dựng
hoặc mua lại các xí nghiệp, trực tiếp kinh doanh ở những
nước nhận đầu tư, biến nó thành chi nhánh của công ty mẹ ở
chính quốc để thu lợi nhuận.
•
Xuất khẩu tư bản cho vay (đầu tư gián tiếp): Cho vay tư bản
để thu lãi….
•
Xuất khẩu TB vừa có tác dụng tích cực vừa có tác dụng tiêu
cực, đặc biệt là đối với các nước nhận đầu tư
+Tích cực:các nước nhập khẩu tư bản có sự phát triển nhất
định về kinh tế, kĩ thuật.
+Tiêu cực: nhân dân ở các nước nhập khẩu tư bản bị bóc lột
nhiều hơn, sự lệ thuộc về kinh tế tăng lên dẫn đến sự lệ
thuộc về chính trị
d) Sự phân chia thế giới về mặt kinh tế giữa các
liên minh độc quyền quốc tế
•
Việc xuất khẩu TB tăng lên về quy mô và mở rộng phạm vi tất
yếu dẫn đến việc phân chia thế giới về mặt kinh tế, nghĩa là
phân chia lĩnh vực đầu tư TB, phân chia thị trường thế giới
giữa các tổ chức độc quyền quốc tế với nhau Từ đó hình
thành các liên minh độc quyền quốc tế: Cacten, Xanhđica,
Tơrớt quốc tế.
•
Nhưng giữa các tổ chức này luôn luôn diễn ra sự cạnh tranh
lẫn nhau… tất yếu dẫn đến xu hướng thoả hiệp từ đó hình
thành các liên minh độc quyền quốc tế.
e) Sự phân chia thế giới về mặt lãnh thổ giữa
các cường quốc đế quốc
•
Lợi ích của việc xuất khẩu TB đã thúc đẩy các cường
quốc TB đi xâm chiếm thuộc địa, vì trên thị trường
thuộc địa dễ dàng loại trừ được các đối thủ cạnh tranh,
dễ dàng nắm được độc quyền nguyên liệu và thị
trường tiêu thụ.
•
Do tác động đó, đặc biệt là do tác động của quy luật
phát triển không đều của CNTB đó là những nguyên
nhân dẫn đến các cuộc chiến tranh thế giới lần thứ
nhất và lần thứ hai, cũng như các cuộc xung đột nóng
ở nhiều khu vực trên thế giới hiện nay
•
Kết luận: Những đặc điểm nói trên có mối quan hệ
với nhau, nếu 2 đặc điểm đầu phản ánh sự thống trị
của CNTBĐQ trong từng nước thì 3 đặc điểm sau
phản ánh sự bành trướng thế lực độc quyền ra nước
ngoài.
•
Ý nghĩa: ngiên cứu những đặc điểm kinh tế này giúp
ta hiểu vì sao nói chủ nghĩa đế quốc là chủ nghĩa
TBĐQ, những đặc điểm kinh tế nói trên đã nói lên
bản chất của CNTBĐQ
•
Chủ nghĩa đế quốc là sự kết hợp giữa yêu cầu vươn
ra và thống trị ở nước ngoài của tư bản độc quyền
(kinh tế) với đường lối xâm lăng của nhà nước
(chính trị).
5.Sự hoạt động của quy luật giá trị và quy luật giá
trị thặng dư trong giai đoạn CNTBĐQ
a)Quan hệ giữa độc quyền và cạnh tranh trong giai
đoạn CNTBĐQ
•
Độc quyền sinh ra từ cạnh tranh tự do, nhưng nó
đối lập với cạnh tranh tự do. Trong giai đoạn
CNTB độc quyền, không chỉ tồn tại sự cạnh tranh
giữa những người sản xuất nhỏ,giữa những nhà
TB như trong giai đoạn cạnh tranh tự do, mà còn
có thêm các loại cạnh tranh sau:
•
Cạnh tranh giữa các tổ chức độc quyền với các xí
nghiệp ngoài độc quyền.Các tổ chức độc quyền tìm mọi
cách chèn ép, chi phối, thôn tính các xí nghiệp ngoài độc
quyền bằng nhiều biện pháp.
•
Cạnh tranh giữa các tổ chức độc quyền với nhau.Loại
cạnh tranh này có nhiều hình thức:cạnh tranh giữa các
tổ chức độc quyền trong 1 ngành, kết thúc bằng 1 sự
thỏa hiệp hay bằng sự phá sản của 1 bên
•
Cạnh tranh trong nội bộ các tổ chức độc quyền. đó là
cạnh tranh để để giành thị trường tiêu thụ có lợi, giành tỷ
lệ cao hơn, cạnh tranh chiếm cổ phiếu, chiếm địa vị chủ
chốt trong độc quyền và phân chia lợi nhuận
b) Biểu hiện hoạt động của quy luật giá trị và quy
luật giá trị thặng dư trong giai đoạn CNTBĐQ
■Thứ nhất: trong giai đoạn CNTBĐQ quy luật giá trị được biểu
hiện thành quy luật giá cả độc quyền
-Do chiếm được vị trí độc quyền nên các tổ chức độc quyền đã
áp đặt giá cả độc quyền (thấp khi mua và cao khi bán)
-Về thực chất, giá cả độc quyền vẫn ko thoát ly và ko phủ định
cơ sở của nó là giá trị, bởi vì xét trên phạm vi toàn xã hội thì:
Tổng giá cả vẫn bằng tổng giá trị; tổng số lợi nhuận vẫn bằng
tổng số giá trị thặng dư.
-Tức là những gì mà các tổ chức độc quyền thu được cũng là
cái mà tầng lớp tư sản vừa và nhỏ, nhân dân lao động ở
chính quốc và thuộc địa mất đi.
→có thể hiểu trong giai đoạn CNTB độc quyền, quy luật giá trị
biểu hiện thành quy luật giá cả độc quyền. →không vi phạm
quy luật giá trị .
■Thứ hai: Trong giai đoạn CNTB độc quyền, quy luật
giá trị thặng dư trở thành quy luật lợi nhuận độc
quyền cao.
-Các tổ chức độc quyền thao túng nền kinh tế bằng giá
cả độc quyền và thu lợi nhuận độc quyền cao. Do đó
quy luật lợi nhuận độc quyền cao là hình thức biểu
hiện của quy luật giá trị thặng dư trong giai đoạn
CNTB độc quyền
-Như vậy, sự biểu hiện của quy luật giá trị thặng dư
trong giai đoạn đế quốc chủ nghĩa thành quy luật lợi
nhuận độc quyền cao chỉ là sự phản ánh quan hệ
thống trị và bóc lột của tư bản độc quyền trong tất cả
các ngành kinh tế của xã hội tư bản và trên toàn thế
giới.
6. Vận dụng vào nền kinh tế nước ta hiện nay
•
Hiện nay do nền kinh tế nước ta phát triển theo kinh
tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, kinh tế
nhiều thành phần, thực hiện chính sách mở cửa,
khuyến khích kinh tế tư nhân và kêu gọi đầu tư vốn
nước ngoài. Chính vì thế việc xuất hiện các tổ chức
độc quyền trong nước là không thể tránh khỏi.
•
Tuy nhiên nhà nước cũng có những chính sách để
ngăn chặn hiện tượng độc quyền trong sản xuất và
lưu thông hàng hóa:
+ Phát triển cạnh tranh tự do nhằm tạo điều kiện để các
công ty phát triển tự do, bình đẳng, hạn chế độc
quyền
6. Vận dụng vào nền kinh tế nước ta hiện nay (tt)
+ Có sự quản lí và điều tiết của nhà nước trong các
hoạt động kinh tế nhằm điều hòa giá cả,định hướng
về sản lượng, tốc độ tăng trưởng, công ăn việc làm,
khống chế lạm phát, thực hiện tốt cán cân ngoại
thương
● Nhược điểm lớn nhất của độc quyền là dẫn đến cửa
quyền, chểnh mảng trong chăm sóc khách hàng vì
tồn tại độc lập, không có động lực cạnh tranh
● Ở nước ta hiện nay độc quyền còn tồn tại, điển hình
như tập đoàn EVN trong lĩnh vực cung cấp điện và
tập đoàn VNPT trong lĩnh vực viễn thông.
+ EVN là tập đoàn cung cấp, phân phối điện lớn nhất nước ta
hiện nay với hơn 90% tổng lượng điện, 10% còn lại thuộc về
các công ty nhỏ lẻ khác. Nguyên nhân chính là do EVN vẫn
cứ nắm giữ hệ thống phân phối, truyền tải và áp đặt mức giá
mua, cho nên các công ty khác có sản xuất điện cũng không
thể bán được.
+Hiện tại các Cty thuộc VNPT vẫn kiểm soát và khống chế mọi
dịch vụ viễn thông. Tuy có cạnh tranh, song chưa thể nói rằng
sân chơi đã bình đẳng. Chỉ cần xét đến cước kết nối, cước
thuê kênh v.v các loại cước này do VNPT quy định, đó là
giá sàn mà các nhà cung cấp dịch vụ không thể hạ thấp hơn,
bởi hạ thấp hơn là lỗ.
→nước ta vẫn tồn tại hiện tượng độc quyền trong sản xuất và
lưu thông hàng hóa nhưng nhà nước cũng có những chính
sách nhất định để tiến tới xóa bỏ độc quyền và phát triển
cạnh tranh tự do.