Tải bản đầy đủ (.ppt) (17 trang)

BÁO CÁO TIỂU LUẬN: NHỮNG THẾ MẠNH ĐỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÙNG BẮC TRUNG BỘ ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (837.41 KB, 17 trang )


NHỮNG THẾ MẠNH ĐỂ PHÁT
TRIỂN KINH TẾ VÙNG BẮC
TRUNG BỘ

Sinh viên: Thái Thị Mùi

NgSinh: 25.08.91

MSSV: 0954010552

Lớp hp: 05_TL3

Bản đồ hành chính vùng

Giới thiệu chung về bắc trung bộ

Bắc Trung Bộ gồm các tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ
An, Hà Tỉnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa
Thiên – Huế.

Dãy núi Bạch Mã là ranh giới tự nhiên giữa Bắc
Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ.

Bắc Trung Bộ có diện tích tự nhiên 51,5 nghìn
km2; số dân 10,6 triệu người (năm 2006), chiếm
15,6% diện tích và 12,7% số dân cả nước.

Phía bắc giáp Tây Bắc và Đồng bằng sông
Hồng, phía tây giáp Lào, phía nam giáp Duyên
hải miền Trung, phía đông giáp Biển Đông.



Các thế mạnh để phát triển kinh tế

Thế mạnh về vị trí địa


Thế mạnh về tài
nguyên thiên nhiên

Thế mạnh về điều
kiện kinh tế xã hội

1.Thế mạnh về vị trí địa lí
-
Về vị trí tiếp giáp:
. Phía bắc giáp với Hòa Bình,
Ninh Bình, Sơn La tạo điều
kiện trao đổi lao động, nguyên
nhiên liệu, hàng hóa
. Phía Tây là sườn đông
Trường Sơn giáp với
CHDCND Lào làm mở rộng
hợp tác quốc tế qua 4 cửa
khẩu: Nậm Cắn, Cầu Treo,
Cha Lo, Lao Bảo; khai thác,
chế biến lâm sản, khai thác và
sử dụng tiềm năng thủy điện


. Phía đông hướng ra biển Đông thuận lợi cho việc phát

triển các ngành kinh tế biển, tạo cơ hội mở rộng thị
trường hàng hóa, mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế, đặc
biệt với các nước trong khu vực Đông Nam Á.
-
Về vị trí giao thông:
. BTB nằm trên trục giao thông xuyên Việt (kể cả đường
bộ, đường sắt, đường ngang đông tây).
. Có hệ thống đô thị ven biển (Thanh Hóa, Vinh, Đồng Hới,
Cố Đô Huế) gắn liền với các khu công nghiệp, trung tâm
thương mại, dịch vụ du lịch và các cảng biển (Nghi Sơn,
Cửa Lò, Cửa Hội ).
. BTB gần đường hàng hải quốc tế, chịu sự ảnh hưởng
trực tiếp của các vùng phát triển năng động trong khu
vực Châu Á-Thái Bình Dương mở ra khả năng to lớn
trong quan hệ về mọi mặt thông qua hệ thống đường
biển.

2.Thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên
.
. Tài nguyên đất: vùng BTB rất đa
dạng về chủng loại và diện tích
đất chưa sử dụng còn khá
nhiều. Có 3 loại đất chính:
- đất đỏ vàng trung du miền núi:
gồm đất đỏ feralit, đất đỏ
bazan thích hợp cho trồng cây
công nghiệp dài ngày hoặc khai
thác nông nghiệp, trồng cây ăn
quả, chăn nuôi gia súc,
- đất phù sa bồi tụ ven sông hoặc

đồng bằng ven biển thích hợp
với trồng cây lương thực, hoa
màu, cây công nghiệp ngắn
ngày.


- đất cát hoặc đất cát pha ven biển chất lượng kém chỉ sử
dụng để trồng một số loại cây hoa màu, trồng rừng phi
lao, bạch đàn chống gió và cát bay ven biển.
-
Quỹ đất tự nhiên của vùng hơn 5 triệu ha,trong đó đã sử
Quỹ đất tự nhiên của vùng hơn 5 triệu ha,trong đó đã sử
dụng 2.8 triệu ha (chiếm 54.4 %), đất chưa sử dụng là
dụng 2.8 triệu ha (chiếm 54.4 %), đất chưa sử dụng là
2.3 triệu ha (chiếm 45.6 %). Trong 2.3 triệu ha đó có đất
2.3 triệu ha (chiếm 45.6 %). Trong 2.3 triệu ha đó có đất
đồng bằng, đồi núi chiếm 1.9 triệu ha, đây chính là quỹ
đồng bằng, đồi núi chiếm 1.9 triệu ha, đây chính là quỹ
đất còn lại để khai thác cho các mục tiêu phát triển sản
đất còn lại để khai thác cho các mục tiêu phát triển sản
xuất lâm nghiệp, phủ xanh đất trống đồi trọc. Ngoài ra
xuất lâm nghiệp, phủ xanh đất trống đồi trọc. Ngoài ra
toàn vùng còn có 45.4 nghìn ha mặt nước chưa sử
toàn vùng còn có 45.4 nghìn ha mặt nước chưa sử
dụng. Đây là điều kiện để phát triển nuôi trồng thủy sản
dụng. Đây là điều kiện để phát triển nuôi trồng thủy sản
nước ngọt trong tương lai.
nước ngọt trong tương lai.



.
.
. Tài nguyên nước: Bắc Trung Bộ là vùng có hệ thống sông ngòi
khá dày đặc,nguồn cung cấp nước dồi dào, với trữ lượng thủy sản
và môi trường thủy sản lớn, có nhiều cửa sông đổ ra biển với mực
nước sâu thuận lợi để xây dựng cảng sông, cảng biển, đánh bắt và
nuôi trồng thủy sản. Sông ngòi ở đây ngắn và dốc thuận lợi để phát
triển ngành công nghiệp thủy điện.
- Tài nguyên rừng: là một trong những thế mạnh to lớn để vùng
phát triển ngành lâm nghiệp.

tổng trữ lượng gỗ của Bắc Trung Bộ là 134.737 triệu m3 và 1.5
triệu cây nứa, luồng, chiếm 17.9 % trữ lượng gỗ và 25.4 % trữ
lượng tre nứa toàn quốc. Tài nguyên rừng của vùng chỉ đứng sau
Tây Nguyên và chính nó đã cung cấp một phần quan trọng về gỗ
và lâm sản hàng hóa cho đồng bằng sông Hồng, đáp ứng một phần
cho việc sản xuất gỗ ở nước ta.
Ngoài cây luồng Thanh Hóa, Bắc Trung Bộ còn có nhiều đặc sản
dưới tán rừng và tài nguyên động vật phong phú, có giá trị kinh tế
(như song, trầm kì, các loại dược liệu quý, hươu, nai, khỉ )



Tính đa dạng sinh học của vùng còn khá cao so với các
vùng khác: tỉnh nào cũng có vườn quốc gia như Bến En
(Thanh Hóa), Pù Mát, Vũ Quang, Phong Nha-Kẻ Bàng,
Về tài nguyên biển: BTB có bờ biển dài 670 km
với 23 cửa sông, trong đó có nhiều cửa sông lớn có thể
xây dựng cảng phục vụ cho vận tải, đánh bắt cá như
Nghi Sơn (Thanh Hóa), Cửa Lò, Cửa Hội (Nghệ An)

Qua điều tra có 30-40 loài cá kinh tế với trữ lượng
620.000 tấn, có khả năng khai thác 270.000 tấn, trong
đó cá nổi 52-58%, chiếm 20-27% trữ lượng khai thác
của cả nước. riêng tôm cũng có tới 30 loài tôm he, khả
năng khai thác hàng năm 3.300 tấn, tôm hùm 350-400
tấn, mực 5000 tấn. Ven biển với 30000 ha nước lợ ở
cửa sông, đầm phá có khả năng nuôi trồng thủy sản,
trồng cây công nghiệp, rừng ngập mặn.

Tài nguyên khoáng sản

BTB có nguồn khoáng sản
phong phú và đa dạng mà nổi
bật là một số loại có tỉ trọng lớn
so với các vùng khác. So với cả
nước, BTB chiếm 100% trữ
lượng cromit, 60% trữ lượng
sắt, 44% trữ lượng đá vôi. Một
số khoáng sản có ý nghĩa quốc
gia của vùng như đá vôi có ở
hầu hết các tỉnh: 37.8 tỉ tấn
(44%), quặng sắt (Thạch Khê-
Hà Tĩnh): 554 triệu tấn (60%),
cromit (Thanh Hóa): khoảng 3.2
triệu tấn đây là những thế
mạnh góp phần không nhỏ vào
việc hình thành các ngành công
nghiệp của BTB.

3.Thế mạnh về điều kện kinh tế-xã hội


Về dân cư và nguồn lao động:
Bắc Trung Bộ có nguồn lao động dồi dào, trình độ học vấn
khá. Số người trong độ tuổi lao động có khoảng 5.3 triệu
người, chiếm 51.42% dân số của vùng và 12% lao động
của cả nước. Trong số đó, lao động nông-lâm-ngư
nghiệp chiếm tới 72.36%. Đồng thời, lao động của vùng
BTB có các phẩm chất tốt như siêng năng, cần cù, có
khả năng tiếp thu khoa học-kĩ thuật. Đây cũng là một
trong những thuận lợi không nhỏ để vùng đẩy mạnh
phát triển ngành kinh tế nông-lâm-ngư nghiệp và công
nghiệp.
Với số dân đông, không những có nguồn lao động dồi dào
mà còn là thị trường tiêu thụ rộng lớn, tạo điều kiện cho
công nghiệp phát triển.

Về cơ sở hạ tầng-kĩ thuật:
Hệ thống thủy lợi ở hầu hết tất cả
các tỉnh trong vùng đều được
chú trọng và phát triển dựa
vào nguồn đầu tư của nhà
nước và sự đóng góp của
nhân dân. Các vùng trồng cây
lương thực được đầu tư để
xây hồ đập, bê-tông hóa kênh
mương nội đồngnhằm đảm
bảo cung cấp đủ và kịp thời
nguồn nước cho sản xuất, đối
với các vùng trồng cây công
nghiệp dài ngày cũng được

đầu tư vào khâu thủy lợi để
chống hạn.


Với bờ biển dài 670km và 23 cửa sông,trong đó có
nhiều cửa sông lớn có thể xây dựng phục vụ vận
tải cho các tàu có trọng tải từ 10 vạn tấn trở lên
như cảng Nghi Sơn, Cửa Lò. Hòn La, Vũng Áng,
Chân Mây. Các cảng này đã và đang cùng với các
cảng lớn của cả nước góp phần tham gia vận tải
hàng hóa cho vùng. Đây cũng là nơi trung chuyển
cho các quốc gia trong nội địa Đông Nam Á.
Đường biên giới với Lào trên lãnh thổ BTB hiện tại
có cả cửa khẩu quốc tế và địa phương cùng hoạt
động, bao gồm cửa khẩu Na Mèo (Thanh Hóa), A
Dot (Thừa Thiên Huế) tạ nên tiềm năng to lớn cho
phát triển KT-XH của vùng.


Hệ thống giao thông vận tải đã đáp ứng được nhu cầu vận
chuyển hàng hóa và đi lại cho nhân dân trong vùng, góp
phần giảm bớt sức lao động và tăng giá trị sản xuất
hàng hóa, đồng thời tạo điều kiện mở rộng thị trường,
tăng cường giao lưu kinh tế-văn hóa, thúc đẩy phát triển
kinh tế và nâng cao đời sống nhân dân.
Hệ thống điện: toàn vùng đã phát triển được mạng lưới
quốc gia tới tất cả các huyện , kể cả những huyện miền
núi; nguồn điện ổn định, đảm bảo nhu cầu sản xuất công
nghiệp và đời sống.
Hệ thống đường bộ: BTB nằm trên nhiều tuyến quốc lộ

chạy qua tới tất cả các huyện, kể cả huyện miền núi như
quóc lộ 1, đường 1S, đường 217. một số tuyến đường
đã và đang được đầu tư và hoàn thiện quá trình nâng
cấp, có chất lượng tốt phục vụ cho phát triển KT-XH và
mối quan hệ giao lưu với các vùng khác và các nước
láng giềng.



Trên đây là bài trình bày của em về những thế
mạnh của vùng Bắc Trung Bộ.
Nếu có gì thiếu sót mong
được sự chỉ dẫn của cô.

×