Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Ung thư vì tẩy nốt ruồi pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (155.28 KB, 8 trang )

Ung thư vì tẩy nốt ruồi

Các bác sĩ cảnh báo, việc tẩy nốt ruồi tràn lan, nhầm
lẫn cả với các u hắc tố là nguyên nhân khiến tế bào
ung thư lan rộng và di căn sang nhiều bộ phận trên cơ
thể.
TS Vũ Quang Vinh, Phó trưởng khoa Phẫu thuật tạo hình,
Viện Bỏng quốc gia khẳng định, “thuốc” tẩy nốt ruồi được
sử dụng tràn lan tại các cửa hàng mỹ phẩm, quán hàng
gội đầu thực chất là axit loãng. Cơ chế của “thuốc” là bôi
thuốc trực tiếp lên nốt ruồi cần tẩy để nốt ruồi bong ra và
tan biến bởi nhiệt độ cao. Tuy nhiên, các loại “thuốc” tẩy
nốt ruồi này đều không đáng tin cậy, có khả năng chứa
chì, kim loại nặng nguy hại đến sức khỏe.

Nhiễm trùng vì tẩy nốt ruồi

Ngồi đợi ở hành lang Khoa Phẫu
thuật tạo hình, BV Xanhpôn, chị
V.N.T. (Hoàn Kiếm, Hà Nội) chưa
hết sợ khi nhớ lại lần đi tẩy nốt
ruồi “đậu” bên cánh mũi phải, ở
cửa hàng gội đầu gần nhà. Ngay khi bà chủ cửa hàng gội
đầu bôi một loại thuốc trực tiếp lên nốt ruồi, chị T. đã có
cảm giác đau rát, khó chịu. Nốt ruồi đã “bay” đi nhưng
thay vào đó là vết sẹo lõm có kích thước còn to hơn nốt
ruồi cũ. Chưa dừng ở đó, một tuần sau dù đã bôi thuốc
kháng sinh, vết sẹo vẫn rỉ máu và đau rát. Sau khi thăm
Dịch vụ tẩy nốt ruồi
nhan nhản tại các cửa
hàng gội đầu, làm đẹp.


Ảnh: Như Ý
khám, bác sĩ cho biết, vết thương của chị T. đã bị nhiễm
trùng do tẩy nốt ruồi không đúng cách.

ThS Nguyễn Vũ Hoàng, Khoa Phẫu thuật tạo hình, BV
Xanhpôn cho biết, trung bình một tháng, khoa tiếp nhận
khoảng 50 bệnh nhân đến tẩy nốt ruồi. Trong đó, BV đã
phải xử lý khá nhiều trường hợp “hậu làm đẹp” do tẩy nốt
ruồi ở những cơ sở không có chuyên môn.
Thận trọng vẫn hơn
ThS Nguyễn Vũ Hoàng cho biết, mỗi người đều có tế bào
sản xuất hắc tố rải đều trong da, quyết định màu da sáng,
tối khác nhau. Khi các tế bào này tập trung nhiều hơn tại
một điểm sẽ tạo nên nốt ruồi. Thông thường đây là những
nốt ruồi lành tính nhưng cũng có thể là các u hắc tố. Khi
tác động vào nốt ruồi nhưng thực chất là các u hắc tố (ung
thư da) dù bằng phương pháp laser hay đốt điện sẽ kích
thích tế bào ung thư phát triển nhanh, xâm lấn và di căn
đến nhiều bộ phận khác trên cơ thể.

Nếu là u hắc tố thường có các biểu hiện như ngứa, sần
sùi, màu sắc không đều, nổi gờ trên mặt da, lan rộng theo
thời gian hoặc khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời… Tuy
nhiên, theo TS Vũ Quang Vinh, ngay cả bác sĩ, bằng mắt
thường cũng khó phân biệt được nốt ruồi lành với các u
hắc tố. Chỉ khi làm xét nghiệm, giải phẫu bệnh lý mới có
kết quả chính xác nhất. Nếu là các u hắc tố, bệnh nhân
cần được theo dõi, điều trị bằng phẫu thuật.

Hiện nay, tại các bệnh viện thường dùng phương pháp

tẩy nốt ruồi bằng kỹ thuật laser hoặc đốt điện. Nguyên tắc
cơ bản của các phương pháp này là đốt bỏ phần mụn ruồi
và tạo ra một vết bỏng nhỏ ở nơi đốt. Trước khi đốt bệnh
nhân sẽ được gây tê giảm đau, sau khi đốt phải sát trùng
tại chỗ tránh nhiễm trùng da và uống kháng sinh tránh bội
nhiễm. Nếu tế bào không được đốt triệt để rất dễ khiến
nốt ruồi mọc lại hoặc gây hư biến.
Các bác sĩ khuyến cáo, muốn làm mất nốt ruồi, ngư
ời
bệnh nên đến cơ sở y tế chuyên khoa, có uy tín để đư
ợc
tư vấn, thăm khám và điều trị theo chỉ đ
ịnh của BS. Sau
khi tẩy nốt ruồi nếu thấy có biểu hiện loét, sưng t
ấy, ngứa,
rỉ máu… cần đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa đ

được khám và điều trị. Những ngư
ời có quá nhiều nốt ruồi
trên cơ thể, nhất là những nốt ruồi có kích thước to n
ên đi
khám định kỳ nhằm phát hiện sớm các u hắc tố.

×