Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Ung thư cổ tử cung xuất hiện nhiều từ tuổi 30 ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (120.27 KB, 8 trang )

Ung thư cổ tử cung xuất
hiện nhiều từ tuổi 30

Bước vào tuổi 30, nguy cơ ung thư cổ tử cung ở phụ
nữ bắt đầu tăng vọt. Tuy nhiên, bệnh có thể chữa khỏi
nếu được điều trị ở giai đoạn đầu.
Ung thư cổ tử cung là nguyên
nhân gây tử vong hàng thứ hai
cho phụ nữ Việt Nam, sau ung
thư vú. Tiến sĩ Trần Văn Thuấn, Phó giám đốc Bệnh viện
K (Hà Nội), cho biết phụ nữ có quan hệ tình dục trước 18
tuổi, quan hệ tình dục với nhiều người, sinh đẻ nhiều lần,
hút thuốc lá, mắc các bệnh lây truyền qua đường tình
dục… đều thuộc nhóm có nguy cơ cao mắc bệnh này.
Thạc sĩ Nguyễn Diệu Linh, Viện Nghiên cứu phòng chống
ung thư, Bệnh viện K Hà Nội, cho biết ung thư cổ tử cung
thường gặp nhiều nhất ở phụ nữ trong độ tuổi từ 30 đến
59.
Có thể chữa khỏi hoàn toàn
Chị T. ở Hưng Yên mới 32 tuổi đã bị ung thư cổ tử cung.
Nhiều tháng liền, chị bị rong kinh, ra huyết trắng đục và
cảm giác mệt mỏi, kém ăn, nhưng nghĩ là do mình làm
việc quá sức. Gần đây, thấy ra máu nhiều hơn và đau
vùng chậu, chị đi khám và sốc nặng khi biết mình bị ung
thư cổ tử cung giai đoạn cuối.
Còn chị H., 46 tuổi, ở Vĩnh Phúc, mãn kinh được 5 tháng
vẫn thấy ra huyết ở phần phụ. Cho rằng đây là biểu hiện
của phụ nữ tuổi mãn kinh nên chị không đi khám. Nghe
theo lời mách nước của người quen, chị H. tìm đến ông
lang gần nhà cắt thuốc lá. Sau khi thăm khám, ông lang
khẳng định như đinh đóng cột: “Chỉ cần nhét thuốc sâu


vào âm đạo trong vòng một tuần, bệnh sẽ khỏi hẳn”. Tuy
nhiên, sau một tuần đắp thuốc, chị thấy ra nhiều máu hơn,
kèm dịch vàng như mủ. Đi khám tại Bệnh viện K, chị được
bác sĩ chẩn đoán ung thư cổ tử cung giai đoạn cuối, tế
bào ung thư đã di căn xuống âm đạo và phổi.
Thạc sĩ Nguyễn Diệu Linh, nếu được phát hiện và điều trị
sớm, bệnh có thể chữa khỏi 100%. Tuy nhiên, trên thực
tế, do chủ quan nên hầu hết phụ nữ bị ung thư cổ tử cung
chỉ đến cơ sở chuyên khoa khám khi bệnh đã ở giai đoạn
muộn, di căn đến nhiều bộ phận trong cơ thể. Đây chính
là nguyên nhân khiến quá trình điều trị kéo dài, tốn kém,
thậm chí người bệnh bị tử vong.
Nên khám phụ khoa định kỳ
Tiến sĩ Trần Văn Thuấn cho biết, nguyên nhân chính gây
ung thư cổ tử cung là virus Human papillomavirus, viết tắt
là HPV. Các nghiên cứu cho thấy, 99,7% trường hợp ung
thư cổ tử cung có sự hiện diện của virus này. Chúng có
thể gây tổn thương ở âm hộ, âm đạo, cổ tử cung… Tại
Việt Nam, mỗi năm có khoảng 6.000 ca mắc mới và 3.000
ca tử vong vì căn bệnh này.
Theo ông Thuấn, bệnh chia làm bốn giai đoạn. Nếu bệnh
nhân được phát hiện sớm và điều trị đúng cách, có tới 80-
90% trường hợp sẽ khỏi bệnh sau 5 năm. Ở giai đoạn
muộn, khi đã di căn, bệnh khó chữa khỏi, chỉ có thể dùng
hóa chất để làm chậm sự phát triển bệnh.
Các bác sĩ khuyến cáo, tiêm vaccine là một trong những
cách phòng ngừa ung thư cổ tử cung hiệu quả (giảm khả
năng mắc bệnh tới 70%), nhất là khi tiêm ở độ tuổi 13-21.
Cách phòng bệnh tốt nhất là khám phụ khoa định kỳ và
xét nghiệm tế bào âm đạo mỗi năm hai lần. Đây là biện

pháp đơn giản, chi phí thấp nhưng giảm được nguy cơ
ung thư cổ tử cung đến 90%.
Bên cạnh đó, chị em nên vệ sinh vùng kín sạch sẽ. Nếu
phát hiện có dấu hiệu như ra huyết trắng, xuất huyết âm
đạo…, nên đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa để được
chẩn đoán và điều trị sớm.

×