Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Bệnh đau mắt đỏ và cách phòng chữa bệnh doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (117.23 KB, 9 trang )

Bệnh đau mắt đỏ và cách phòng
chữa bệnh

Những ngày gần đây, số lượng bệnh nhân đến khám
tại chuyên khoa mắt ngày càng gia tăng. Một tuần nay,
số bệnh nhân đau mắt đỏ đến khám tại Bệnh viện Mắt
TP. HCM bắt đầu gia tăng, báo hiệu một mùa dịch đau
mắt đỏ mới.
->> Kinh nghiệm chữa bệnh: Phòng đau mắt đỏ bằng
rượu
Vào thời điểm nhạy cảm này, bạn
cần làm gì để bảo vệ mình và gia
đình? Cùng trò chuyện với bác sĩ
Đinh Trung Nghĩa, phẫu thuật viên khoa Khúc xạ, Bệnh
viện Mắt TP. HCM, giảng viên Đại học Y khoa Phạm Ngọc
Thạch, về vấn đề này.
Số bệnh nhân đau mắt đỏ ngày càng tăng, gây hoang
mang cho nhiều người. Xin bác sĩ giải thích rõ về căn
bệnh này. Bệnh có đáng ngại không?
- Bệnh đau mắt đỏ còn gọi là viêm kết mạc cấp. Đây là
bệnh phổ biến, có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi.
Nguyên nhân gây bệnh là do vi khuẩn hay vi-rút trong
nước, bụi bẩn, tay chân, khăn bẩn xâm nhập vào mắt.
Người sống trong khu vực nhiều vi khuẩn, nếu không vệ
sinh đúng cách sẽ dễ bị đau mắt đỏ.
Ngoài cộm, rát như có hạt cát trong mắt, vùng lòng trắng
(còn gọi là kết mạc) của mắt đỏ, mi mắt hơi sưng, bệnh
còn có biểu hiện gì khác?
- Biểu hiện chủ yếu nhất của bệnh đau mắt đỏ là dịch mắt,
hay là ghèn, tiết ra nhiều. Bệnh càng nặng, vùng kết mạc
mắt càng đỏ, có thể xuất hiện hạch ở vùng trước tai.


Bệnh nhân thường đau một mắt, sau 3-5 ngày lây sang
mắt còn lại.
Khi bệnh đã có biến chứng, gây viêm giác mạc (tròng
đen), mắt bệnh nhân nhìn mờ, dù lau hết ghèn vẫn không
cải thiện.
Có phải nhìn vào mắt, hôn hoặc quan hệ vợ chồng với
người bệnh sẽ bị lây đau mắt?
- Nhìn vào mắt, nói chuyện hay quan hệ tình dục với
người bệnh không lây nhiễm nếu không có sự tiếp xúc
trực tiếp chất tiết của mắt người bệnh với mắt người lành.
Vi khuẩn đau mắt đỏ không lây qua đường hô hấp.
Trường hợp lây sau khi hôn có thể do hai bên dính phải
chất tiết từ mắt nhau.
Việc không đi làm, đi học, hạn chế đến những nơi đông
người khi đau mắt đỏ có thật sự cần thiết hay không?
- Việc cho con trẻ ở nhà là hợp lý, bởi vì khả năng trẻ lây
bệnh cho bạn bè rất cao. Ngoài ra, ở nhà, trẻ được chăm
sóc chu đáo hơn, hạn chế bụi bẩn, vi khuẩn vào mắt nên
hiệu quả điều trị cao hơn.
Người lớn không nhất thiết phải ở nhà. Chỉ cần người
bệnh đảm bảo vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay
bằng xà phòng là có thể hạn chế lây lan.
Bên cạnh các biện pháp trên, người bệnh cần chú ý
những vấn đề gì khác?
- Đau mắt đỏ không gây tử vong nhưng có khả năng phát
tán nhanh, rộng. Do đó, bệnh nhân cần có ý thức giữ vệ
sinh cá nhân, tuyệt đối tránh sử dụng chung đồ với người
khác. Ngoài ra, bạn cần lưu ý những điều sau:
- Nhỏ thuốc theo đúng hướng dẫn của bác sĩ chuyên
khoa, có thể nhỏ thêm nước muối sinh lý trước khi nhỏ

thuốc.
- Không tự tiện dùng thuốc hoặc tự chữa với mẹo xông
mắt bằng lá trầu không, bạc hà sẽ khiến bệnh nặng
thêm.
- Người bệnh nên đeo kính khi ra ngoài để hạn chế vi
khuẩn xâm nhập thêm vào mắt. Sau khi vệ sinh mắt, nên
vứt bông gòn ngay vào thùng rác. Không nên dùng khăn
tay vì chúng là vật trung gian khiến bệnh lâu khỏi và dễ lây
sang người khác.
- Cần khám tại các chuyên khoa mắt ngay khi phát hiện
bất thường. Trẻ nhỏ càng không thể chậm trễ vì sức đề
kháng của các bé còn kém.
Việc điều trị sớm sẽ không gây tốn kém và làm mất thời
gian. Trường hợp đến khi có biến chứng, bệnh có thể để
lại di chứng vĩnh viễn cho mắt

×