Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Điều không nên khi có mâu thuẫn trong gia đình pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (115.5 KB, 4 trang )

Điều không nên khi có mâu thuẫn trong gia đình
1. Đừng tỏ ra bực bội khi đối phương giận dữ

Tức giận là chuyện thường tình của mỗi người. Khi đối phương giận vì
một chuyện gì đó, bạn chớ nên căng thẳng, càng không nên “lấy oán báo
oán”, thậm chí còn “ăn miếng trả miếng”, làm cho tình hình thêm xấu.

2. Đừng chỉ nhằm vào cái sai của người khác, quá nhấn mạnh cái
đúng của mình

Khi xảy ra mâu thuẫn, mình nên tự kiểm điểm trước xem mình làm đúng
hay sai, sau đó nên chủ động tạo không khí hòa giải.

3. Không nên có suy nghĩ “một xấu che trăm tốt”

Người khác làm sai một việc thì mọi việc đều hỏng. Có sai mà biết sửa
là được, đừng nên quá khắt khe coi người khác là sai lầm không bao giờ
hối cải được.

4. Đừng nên nhắc lại chuyện cũ để “tính sổ”

Nếu cộng tất cả những việc làm tốt trong suốt cả một đời người, có lẽ
thành tích còn nhiều hơn một anh hùng. Nhưng ngược lại cộng tất cả sai
lầm của một đời người thì có lẽ cũng nặng hơn một tội phạm. Lật lại
những chuyện cũ, sai lầm cũ để “tính sổ”, chỉ làm tăng thêm oán hận.

5. Đừng tự đặt mình cao hơn mọi người trong gia đình

Nên khiêm tốn trong đối xử với mọi người, kể cả chồng con, thân thuộc,
càng không nên tự cho mình bao giờ cũng đúng, “cả vú lấp miệng em”.
Trong gia đình thì vợ chồng bình đẳng về nhân cách, đừng phân sang


hèn, giàu nghèo.

6. Nên cố gắng tránh và ngăn ngừa bị quá kích động

Xúc động nhưng đừng manh động, nói lý lẽ nhưng không giành lẽ phải
về mình, tức giận nhưng đừng gây sự, nên nghĩ nhiều đến trách nhiệm
mình phải chịu, sau này mình phải làm gì, những gì mình sai phải xin lỗi
người khác.

7. Đừng nên vì mâu thuẫn với chồng con, gia đình mà bỏ đi

Có một số người, khi tức giận bỏ nhà ra đi không trở lại. Việc làm thiếu
suy nghĩ này thật không thỏa đáng. Nếu biết, mâu thuẫn gia đình chỉ có
thể tạm thời né tránh, nhưng không thể né tránh lâu dài được. Nếu tiếp
tục như vậy chắc tình hình sẽ trở nên xấu hơn, sau này rất khó giải
quyết.

8. Đừng nên nhẹ dạ, thiếu suy nghĩ

Mâu thuẫn trong gia đình, tốt nhất nên giải quyết trong phạm vi gia đình,
hoặc nhờ bà con, bạn bè thân làm trung gian hòa giải. Trong trường hợp
vạn bất đắc dĩ, cũng không nên nhờ pháp luật can thiệp để bắt đối
phương phải khuất phục.

9. Đừng hiếu thắng, tranh lấy phần hơn

Giữa vợ chồng không có kẻ thắng người thua mà thắng thì cả hai đều
thắng, mà thua thì cả hai đều thua. Nếu tranh lấy phần thắng về mình thì
hậu quả sẽ chẳng có gì tốt đẹp với cả hai vợ chồng.


10. Đừng quá “quan trọng hóa” vấn đề

Việc trong gia đình, chỉ nên giải quyết theo phương châm : Việc to hóa
nhỏ, việc nhỏ thì bỏ qua. Đừng làm cho mâu thuẫn càng ngày càng
nghiêm trọng.



Lê Ngọc Lan (Báo Phụ Nử VN)

×