Tải bản đầy đủ (.pdf) (56 trang)

Đặc điểm phân bố thủy văn và khối nước vùng biển thềm lục địa nam bộ việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.45 MB, 56 trang )

Đồ án tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Bá Xuân
SVTH: Trần Văn Vụ Lớp: 43HDH
LỜI CẢM ƠN


Trong suốt quá trình làm đồ án tốt nghiệp, được sự giúp đỡ của Ban Chủ
Nhiệm Khoa Khai Thác, các anh chị phòng Vật Lí Biển, thư viện Viện Hải Dương
Học … Đặc biệt được sự giúp đỡ, hướng dẫn, chỉ bảo tận tình, của Thầy Tiến Sỹ
Nguyễn Bá Xuân, để em hoàn thành tốt đồ án tốt nghiệp của mình.
Nhân đây em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến các thầy, cô, các anh chị và
các bạn.
Nha trang 2/11/2005
Sinh viên thực hiện

Trần Văn Vụ













LỜI NÓI ĐẦU

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


Đồ án tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Bá Xuân
SVTH: Trần Văn Vụ Lớp: 43HDH
Nhiệt độ và độ muối của nước biển là hai yếu tố Hải Dương Học quan trọng
quyết định đến đặc điểm phân bố thuỷ văn và khối nước. Về dặc điểm phân bố mặt
rộng cũng như cấu trúc thẳng đứng của nhiệt- muối đã được nghiên cứu trong nhiều
công trình. Vì vậy, đây là một nội dung nghiên cứu cần được chú trọng. Việc nghiên
cứu các đặc trưng nhiệt độ, độ muối và các yếu tố động lực của nước biển là một
nhiệm vụ của công tác điều tra, nghiên cứu tổng hợp các điều kiện tự nhiên của biển
và đại dương. Mục đích nghiên cứu là tìm ra các quy luật phân bố và sự biến động
của các trường nhiệt độ, độ muối, từ đó áp dụng cho công tác dự báo, phục vụ sản
xuất và các yêu cầu kinh tế quốc phòng.
Hiện nay trên cơ sở nghiên cứu và đo đạc các yếu tố Hải Dương Học bằng
các thiết bị điện tử chính xác, chúng ta đã hiểu biết sâu sắc hơn về bản chất tự nhiên
phức tạp và đa cấu trúc của môi trường biển, đó là một môi trường thuỷ động lực
học luôn luôn biến động mà sự thể hiện của nó được phản ánh khá rõ trên các
trường phân bố mặt rộng và thẳng đứng của các yếu tố Hải Dương Học.
Cũng xuất phát từ mục đích trên, trong khuôn khổ luận văn này, trên cơ sở
tập hợp và liên kết các nguồn số liệu nhiệt độ và độ muối của vùng biển thềm lục
địa Nam Bộ Việt Nam, từ các chương trình điều tra nghiên cứu và của Viện nghiên
cứu biển Nha Trang, em đã tiến hành nghiên cứu một số đặc điểm phân bố mặt
rộng, cấu trúc thẳng đứng của các yếu tố thuỷ văn và khối nước ở vùng biển thềm
lục địa Nam Bộ Việt Nam để từ đó có thể đưa ra được những nhận xét và đánh giá
tốt hơn về chế độ thuỷ văn và khối nước ở vùng biển Nam Bộ. Vùng nghiên cứu
được giới hạn: Từ vĩ độ 6
o
75’N đến 11
o
75’N và từ kinh độ 103
o
75’E đến 112

o
75’E.
Do khả năng và thời gian có hạn nên bài luận văn chắc chắn còn nhiều thiếu
sót, em mong nhận được những góp ý và nhận xét của các thầy, cô, các bạn sinh
viên để em tiếp tục hoàn thiện bài luận văn này.

Nha Trang, 2 tháng 11 năm 2005
Sinh viên thực hiện
Trần Văn Vụ
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
Đồ án tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Bá Xuân
SVTH: Trần Văn Vụ Lớp: 43HDH




















CHƯƠNG I
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU THỦY VĂN VÀ KHỐI NƯỚC
VÙNG BIỂN THỀM LỤC ĐỊA NAM BỘ VIỆT NAM
I.1 Đặc điểm các điều kiện khí tượng biển
- Biển Đông nằm trong hệ thống khí hậu nhiệt đới- gió mùa chịu ảnh hưởng
khí hậu xích đạo. Tính chất nhiệt đới- gió mùa khống chế mạnh trên nửa phần phía
bắc của Biển Đông. Thể hiện xu thế chung là: Trên trường nhiệt độ không khí cao
có sự phân hóa theo thời gian thành hai mùa rõ rệt( nóng– lạnh, mưa– khô, Đông
Bắc- Tây Nam).
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
Đồ án tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Bá Xuân
SVTH: Trần Văn Vụ Lớp: 43HDH
Ở nửa phía nam phần lục địa đang nghiên cứu, tính chất nhiệt đới– gió mùa
chịu ảnh hưởng khá rõ nét của tính chất xích đạo, mà biểu hiện điển hình là sự phân
hóa thứ cấp các biến động chu kỳ năm. Trường gió mùa trên thềm lục địa phía nam
thống nhất với trường tương ứng của Biển Đông, cụ thể là sự tồn tại hai hệ thống:
Gió mùa Đông– Bắc( vào mùa đông). Với tốc độ đạt đến 14-16m/s và tần suất xuất
hiện đến 20%, thịnh hành từ tháng XI đến tháng III năm sau. Và gió mùa Tây-
Nam( vào mùa hè) với tốc độ đạt đến 12- 14m/s và tần suất xuất hiện đến 10%,
thịnh hành từ tháng V đến tháng IX. Nhưng trên nền đó có thể hiện những biến đổi
cục bộ rõ rệt. Tháng IV và tháng X là hai tháng chuyển tiếp. Gió mùa đông mạnh
hơn gió mùa hè về cả sức gió lẫn thời gian tác động. Tốc độ gió mùa đông tăng dần
từ tháng X, đạt giá trị lớn nhất vào tháng XII và tháng I, sau đó giảm dần. Gió mùa
hè bắt đầu vào tháng V và đạt giá trị lớn nhất vào tháng VII và VIII. Thường thì
cường độ gió mùa hè vào nửa đầu yếu hơn vào nửa sau của mùa. Trong mùa hè,
phạm vi hoạt động của gió mùa Tây- Nam chỉ giới hạn ở phía nam dải hội tụ nhiệt
đới, mà vị trí của dải hội tụ nhiệt đới lại biến đổi thường xuyên trên khu vực Biển
Đông. Đặc điểm cấu trúc và động lực của vùng biển nghiên cứu còn chịu ảnh hưởng
của gió mạnh trong các trường hợp thời tiết đặc biệt như: Bão và áp thấp nhiệt đới.

Mùa bão có xu thế chậm dần từ Bắc vào Nam, trung bình mỗi năm có khoảng 0.15
cơn bão đổ vào vùng Nam bộ này, chủ yếu vào các tháng XI- XII.
- Mùa mưa ở Nam Bộ bắt đầu kéo dài từ cuối tháng IV cho đến giữa tháng
XI, lượng mưa rất lớn vào tháng VIII, IX và tháng X. Lượng mưa trung bình tháng
dao động từ 0.6- 338mm. Khu vực ven bờ trung bình trên 180mm, khu vực Côn
Đảo trên 300mm. Tổng lượng mưa trung bình năm từ 1346,8- 2095,4mm. Trung
bình một năm( chỉ tính cho những tháng đặc trưng: I, IV, VII, X) có 371 giờ mưa,
năm có thời gian mưa nhiều nhất là 276,4mm và chỉ xảy ra một lần vào năm 1986,
ứng với xuất bảo đảm khoảng 3%.
I.2 Đặc điểm các điều kiện thuỷ văn- khối nước
Nhiệt độ và độ muối của nước biển là những yếu tố quan trọng. Chúng
thường xuyên biến đổi theo không gian và thời gian. Sự biến đổi đó được gây ra
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
Đồ án tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Bá Xuân
SVTH: Trần Văn Vụ Lớp: 43HDH
bởi các quá trình địa vật lý phức tạp. Nghiên cứu nguyên nhân biến đổi và qua đó
tìm ra các quy luật phân bố theo không gian và biến đổi theo thời gian là những vấn
đề hết sức quan trọng, là yêu cầu bức thiết của nhiều ngành kinh tế quốc dân, quốc
phòng.
Thềm lục địa phía nam( vùng giao lưu giữa nước ngoài khơi và lục địa).
Nằm ở vĩ tuyến 11
0
bắc đến mũi Cà Mau. Đây là vùng biển nông, đáy thoải với
nhiều cửa sông, nhất là hệ thống sông Cửu Long. Nước của vùng biển này được
hình thành chủ yếu do sự xâm nhập của nước từ Biển Đông vào. Trường nhiệt-
muối ở đây trên thực tế là đồng nhất theo không gian. Sự chênh lệch về nhiệt độ
giữa khu vực phía bắc và khu vực phía nam, giữa tầng mặt và tầng đáy ở vùng này
là không đáng kể.
Vào mùa đông đường đẳng trị nhiệt độ 25.5
0

C và đường đẳng mặn 33.5‰
chiếm ưu thế trên toàn vùng biển này. Còn vào mùa hè đường đẳng trị nhiệt độ
28.5
0
C và đường đẳng mặn 33‰ luôn tồn tại. Nhiệt độ nước ở đây ghi nhận trong
giới hạn 24- 26
0
C, độ muối 33.5- < 34‰( nhỏ hơn vào mùa đông) và tương ứng 28-
29
0
C và 32- 33‰(vào mùa hè ).
I.2.1 Nhiệt độ nước biển
Phân bố thẳng đứng
Nhìn chung phân bố thẳng đứng của vùng biển Nam Bộ có hai dạng: Thẳng
đứng đều đặn và phân tầng.[7]
+ Dạng thứ nhất rất phổ biến trong mùa đông.
+ Dạng thứ 2 thường thấy vào mùa hè.
Tuy vậy ở vùng ven bờ nơi có độ sâu nhỏ hơn 10- 15m thì quanh năm nhiệt
độ phân bố thẳng đứng đều đặn do xáo trộn động lực. Những vùng có độ sâu lớn
hơn 50- 60m< vùng khơi thềm lục địa Việt Nam> nhiệt độ có sự phân tầng ở lớp
đáy.
Phân bố thẳng đứng của nhiệt độ có thể biểu diễn trên các mặt cắt dọc và
ngang Biển Đông, trên các mặt cắt này vị trí các đường đẳng nhiệt 20
0
C “chỉ thị”
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
Đồ án tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Bá Xuân
SVTH: Trần Văn Vụ Lớp: 43HDH
của lớp đột biến nhiệt độ trong mùa hè và mùa đông hầu như nằm ngang ở độ sâu
80- 120m cấu trúc nhiệt thể hiện sự phân tầng mạnh.

Trên mặt cắt nhiệt độ song song với đường bờ ở thềm lục địa nam Việt Nam,
vào tháng II và tháng VII, vùng trước cửa sông Cửu Long, nhiệt độ hầu như đồng
nhất quanh năm. Còn vùng ngoài khơi Phan Rang– Phan Thiết, quan sát thấy sự
nâng lên của đường đẳng nhiệt và đó là“Dấu hiệu“ của hiện tượng nước trồi.
Phân bố mặt rộng
Phân bố mặt rộng của nhiệt độ cũng được xem xét cho mỗi cấu trúc nước
riêng biệt trong hai mùa chính: Mùa đông và mùa hè.
Trong lớp tựa đồng nhất bề mặt: Mùa đông các đường đẳng nhiệt có hướng
Đông Bắc– Tây Nam. Xu thế nước lạnh từ phía bắc tràn xuống phía nam rõ rệt. Các
đường đẳng trị cho thấy sự xâm nhập của nước nhiệt độ thấp vào vịnh Thái Lan.
Mùa hè “phông” nhiệt độ khá cao( 29
0
C). Không gian tương đối đồng nhất trên toàn
Biển Đông. Nhiệt độ trung bình là 28,9
0
C. Tâm nhiệt độ thấp, ngoài khơi Trung Bộ
Việt Nam với nhiệt độ 27- 28
0
C( liên quan đến nước trồi).
Phân bố nhiệt độ trên thềm lục địa nam Việt Nam chịu ảnh hưởng sâu sắc
của dòng lạnh từ phương bắc và có liên quan đến nước trồi, dải nhiệt độ thấp 25-
26
0
C trong mùa đông dọc bờ biển Việt Nam kéo xuống phía nam.
Trong lớp nước dưới tầng mặt(50- 250m) phân bố nhiệt độ ở lớp đột biến
này phức tạp hơn. Vì kết hợp cả tính bất đồng nhất theo phương thẳng đứng lẫn
phương nằm ngang khá lớn khoảng 2.0- 3.0
0
C/100km. Ngược lại gradient theo
hướng trục Biển Đông( Đông Bắc– Tây Nam) rất nhỏ. Mùa hè xu thế nước ấm chảy

từ phía nam lên phía bắc khá rõ. Đường đẳng nhiệt phân bố theo hướng trục Biển
Đông, nhiệt độ phía đông cao hơn nhiệt độ phía tây 3- 4
0
C.
Trong lớp trung gian( lớp chuyển tiếp) với độ sâu 900m đến 1000m. Nhiệt
độ ở lớp này khá đồng nhất theo phương nằm ngang nhưng tương đối đều theo độ
sâu. Phân bố nhiệt độ trên tầng 500m có biến đổi mùa không đáng kể và chỉ dao
động trong khoảng 8- 9
0
C.
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
Đồ án tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Bá Xuân
SVTH: Trần Văn Vụ Lớp: 43HDH
Trong lớp tầng sâu: Độ sâu lớn hơn 1000m nhiệt độ rất đồng nhất theo
phương ngang và thời gian. Nhiệt độ thấp nhất thường gặp ở độ sâu lớn hơn 2000m.
Hiện tượng nghịch nhiệt xảy ra ở đáy.
I.2.2 Độ mặn nước biển
Phân bố thẳng đứng
Đường cong phân bố độ mặn theo độ sâu ở vùng khơi Biển Đông có một
dạng duy nhất với những đặc trưng sau:
Lớp tựa đồng nhất độ mặn bề mặt có độ dày 20- 50m trong mùa hè, độ mặn
dao động từ 32.4‰ đến 34‰. Mùa đông, độ dày của lớp này tăng lên 30-100m,
biến động của độ muối lớn khoảng 32.0- 34.1‰ và không đồng nhất trong không
gian.
Lớp đột biến độ mặn: Lớp cực đại độ mặn dưới tầng mặt. Độ mặn tăng
nhanh theo độ sâu và đạt giá trị 34.5- 34.7‰. Ở độ sâu 150- 250m gradient có thể
đạt 0.014- 0.016
0
C/m trong mùa đông, và 0.011- 0.013
0

C/m trong mùa hè. L ớ p
gradient độ mặn âm, lớp trung gian độ mặn thấp, độ mặn giảm tương đối đều đặn
theo độ sâu và hầu như không có biến đổi mùa. Biên dưới của lớp này thường ở độ
sâu 700- 800m.
Lớp độ mặn tăng chậm với độ sâu: Lớp này hầu như không đổi trong năm.
Biên dưới của nó là 3000- 3500m.
Lớp độ mặn tăng không đáng kể cho tới đáy: Độ mặn khá đồng nhất trong
không gian.
Phần lục địa phía nam là những nơi có nước sông trực tiếp đổ vào, thêm vào
đó các yếu tố xáo trộn động lực cũng đóng vai trò quan trọng trong phân bố thẳng
đứng của độ mặn. Một cách sơ lược ta có thể chia thành hai kiểu cấu trúc độ mặn
đặc trưng cho hai khu vực địa lý khác nhau. Kiểu ven bờ và vùng cửa sông chịu ảnh
hưởng trực tiếp của nước lục địa, có lớp đột biến độ mặn sát mặt và độ mặn tăng
không đáng kể ở tầng đáy. Kiểu xa bờ và vùng cửa vịnh có độ mặn khá đồng nhất ở
lớp mặt và tăng nhanh theo độ sâu ở lớp sát đáy. Kiểu đầu phổ biến trong mùa mưa.
Kiểu sau chiếm ưu thế trong mùa khô.
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
Đồ án tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Bá Xuân
SVTH: Trần Văn Vụ Lớp: 43HDH
Nguồn gốc và sự lan truyền độ mặn được thể hiện khá rõ trên các mặt cắt dọc
và ngang Biển Đông. Cấu trúc độ mặn đặc biệt như lớp cực đại độ mặn, lớp cực tiểu
độ mặn thường có dạng“ lưỡi“ hoặc dạng“ khép kín”.
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
Đồ án tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Bá Xuân
SVTH: Trần Văn Vụ Lớp: 43HDH
Phân bố mặt rộng
Trong lớp mặt gradient độ mặn trên tầng mặt lớn nhất ở vùng ven bờ. Độ
mặn ở đó biến động từ 20‰- 33‰ chính những nơi này đã hình thành và tồn tại các
khối nước nhạt ven bờ, vùng khơi độ mặn không chênh lệch nhiều giữa các vùng
nhưng xu thế chung là độ mặn phía đông cao hơn phía tây.

Trong lớp cực đại độ mặn phân bố độ mặn ở tầng 150m rất đặc trưng cho lớp
này, mùa đông độ mặn cao( 34.6‰) xâm nhập vào Biển Đông qua eo Luzon, lan
truyền dọc theo bờ tây về phía nam xuống tới vĩ tuyến 11
0
N, và ảnh hưởng tới vùng
Nam Bộ.
Tại vùng thềm lục địa nam Việt Nam, mùa hè nước lợ mặn với độ mặn nhỏ
hơn 33.0‰ phân bố thành một dải khá rộng kéo dài từ mũi Dinh xuống tới Cà Mau
và vịnh Thái Lan, các tâm độ mặn thấp chiếm toàn bộ vùng cửa sông Cửu Long.
Mùa đông do sự khống chế bởi hệ thống dòng chảy từ phương bắc nên dải nước lợ
mặn này bị ép sát bờ hơn và dịch chuyển về phía nam tới mũi Kê Gà– Vũng Tàu.
I.2.3 Cấu trúc khối nước
Bằng phương pháp phân tích tổng hợp các đặc trưng nhiệt- muối trên biểu đồ
T- S kết hợp với việc xem xét phân bố thẳng đứng của các yếu tố nhiệt độ và độ
mặn có thể kết luận: Cấu trúc nước vùng biển nghiên cứu là sự kết hợp ba khối
nước cơ bản:
Khối nước tầng mặt Tây Nam( khối nước mùa hè).
Đây là loại nước có nhiệt độ cao và độ muối thấp, ít biến động. Nhiệt độ
khoảng 28.4– 29
0
C, độ muối từ 32.7- 33‰, có nguồn gốc từ vịnh Thái Lan.
Khối nước tầng mặt Đông Bắc( khối nước mùa đông). Bao gồm ba biến tính
đặc thù cơ bản sau:
- Biến tính đặc trưng ngoài khơi: Mang chỉ tiêu nhiệt muối lạnh và mặn của
dòng ngoài khơi Đông Bắc Biển Đông, chảy xuống vùng biển Đông Nam Việt
Nam, gây áp lực tích tụ và dồn nước ở vịnh Bắc Bộ và ven bờ Trung Bộ trong suốt
thời kỳ thịnh hành và phát triển gió mùa Đông Bắc từ tháng XI đến tháng II năm
sau( T
0
C = 26,5

0
C; S‰ = 34,3‰).
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
Đồ án tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Bá Xuân
SVTH: Trần Văn Vụ Lớp: 43HDH
- Biến tính đặc trưng ven bờ: Mang chỉ tiêu nhiệt muối lạnh và nhạt của loại
nước từ vịnh Bắc Bộ và ven bờ Trung Bộ chảy tràn xuống biển Đông Nam Việt
Nam trong thời kỳ gió mùa Đông Bắc yếu dần và thời kỳ chuyển mùa từ tháng II
đến tháng V.
Cơ chế xâm nhập của loại nước này xuống vùng biển Đông Nam Việt Nam
là sự giải phóng năng lượng do bị ức chế trong thời kỳ trước bởi loại nước của dòng
Đông Bắc ngoài khơi. Sự chênh lệch về chỉ tiêu độ muối gần 1‰ giữa biến tính đặc
trưng ngoài khơi và biến tính đặc trưng ven bờ thể hiện qua sự phân phối đối nghịch
nhau trên biểu đồ T- S( T
0
C= 26.3
0
C và S‰= 33.4‰).
- Biến tính đặc trưng Đông- Hè: Vừa mang chỉ tiêu nhiệt độ cao của khối
nước mặt Tây Nam, vừa mang chỉ tiêu độ muối cao của khối nước Đông Bắc< biến
tính nóng và mặn>. Trong suốt thời gian tồn tại khối nước biến tính Đông– Hè có
chỉ tiêu nhiệt độ biến đổi từ 29.3
0
C đến 30.5
0
C và độ mặn từ 33.9‰- 34.2‰. Thực
chất của loại nước này chính là biến tính của khối nước ngoài khơi bị hâm nóng
trong quá trình vận chuyển xuống phía nam.
Nói tóm lại loại nước tầng mặt Đông Bắc là một trong hai loại nước tầng mặt
chính chiếm ưu thế trong không gian và thời gian, có cơ chế vận hành phức tạp và

không ổn định về chỉ tiêu nhiệt muối. Nguồn gốc của loại nước này là nước tầng
mặt từ Thái Bình Dương truyền vào Biển Đông chủ yếu qua eo Luzon dưới dạng
các hệ thống hoàn lưu quy mô lớn trong Biển Đông.
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
Đồ án tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Bá Xuân
SVTH: Trần Văn Vụ Lớp: 43HDH
Khối nước cực đại độ muối
Có nguồn gốc hình thành ở vùng cận nhiệt đới Thái Bình Dương do hiện
tượng bốc hơi làm tăng độ muối ở lớp nước bề mặt và chìm xuống độ sâu từ 75m
đến 125m. Loại nước này tồn tại quanh năm ở các tầng sâu và có chỉ tiêu nhiệt độ
biến đổi trong các thời kỳ trong năm từ 17.5- 19.8
0
C và độ muối từ 34.20- 34.75‰.
Vai trò chuyển động thẳng đứng( trồi, chìm) của khối nước cực đại độ muối trong
vùng biển Đông Nam Việt Nam dưới tác dụng mạnh mẽ của các yếu tố khách quan
như sự ổn định của hệ thống gió mùa Tây– Nam, biến đổi địa hình đáy, đường bờ là
nguyên nhân gây nên sự đa dạng và dị thường của các trường vật lý, thủy văn, hóa
học và thủy sinh thái học.
Theo nguồn tài liệu thángV- VI trên vùng biển Đông Nam Việt Nam đã có
gió mùa Tây- Nam thịnh hành. Điều này dẫn đến sự vận chuyển của loại nước tầng
mặt Tây- Nam lên xâm chiếm vùng biển phía nam 9
0
vĩ bắc. Trong khi đó ở vùng
biển ngoài khơi phía bắc vĩ độ này, cách bờ khoảng 100 km là sự hiện diện của loại
nước biến tính đặc trưng Đông– Hè, biến tính của khối nước ngoài khơi: Một đặc
điểm nổi bật trong quy luật xáo trộn và tranh chấp giữa các loại nước trong thời kỳ
này là vai trò vận chuyển thẳng đứng đi lên của loại nước cực đại độ muối đã tạo
thành một dải hỗn hợp rộng lớn và đặc sắc ở dải ven bờ từ Quy Nhơn đến Phan
Thiết. Ở độ sâu 30m quy luật đi lên của loại nước này càng được thể hiện rõ ràng
hơn và tập trung hơn ở ngoài khơi Phan Thiết và Quy Nhơn thông qua hai tâm riêng

biệt của loại nước cực đại độ muối. Đó là hiện tượng nước trồi.
Tháng IX- X là thời kỳ chuyển gió từ Tây- Nam sang Đông- Bắc. Loại nước
tầng mặt Tây- Nam theo đà phát triển liên tục đến thời kỳ này đã đạt đến 14 vĩ độ
bắc giữ vai trò chủ yếu và áp đảo trên vùng biển Đông Nam Việt Nam. Loại nước
biến tính đặc trưng Đông– Hè, do sự lấn át của khối nước mặt Tây Nam đã thu hẹp
phạm vi ảnh hưởng ở vùng ngoài khơi phía 14 vĩ độ bắc. Loại nước này trong thời
kỳ gió mùa Đông Bắc sắp tới sẽ giảm dần chỉ tiêu nhiệt độ và tăng dần chỉ tiêu độ
muối để biến trở lại thành loại nước biến tính đặc trưng ngoài khơi. Loại nước cực
đại độ muối trong thời kỳ này đã chìm xuống ở độ sâu 90m nên sự ảnh hưởng của
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
Đồ án tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Bá Xuân
SVTH: Trần Văn Vụ Lớp: 43HDH
nó biến đổi yếu ớt ở tầng mặt và tầng 30m. Đối với vùng nước nhạt cửa sông Cửu
Long do sự tăng lên cực đại của lưu lượng nước sông trong mùa mưa nên phạm vi
ảnh hưởng của nó là lớn nhất trong năm. Đường đẳng trị độ muối 32‰ phát triển ra
ngoài khơi dưới hai dạng lưỡi nước vươn dài từ cửa sông Tiền Giang và Hậu Giang
theo hướng đông và đông bắc.
Nhưng đến thời kỳ tháng XI- XII khi đã có gió mùa Đông Bắc thịnh hành thì
loại nước tầng mặt Tây Nam bị loại nước tầng mặt Đông Bắc đẩy lùi về phìa nam
và bị chia cắt thành hai trung tâm phân bố. Trung tâm thứ nhất với hàm lượng 50-
70% nằm tiếp giáp với loại nước nhạt vùng cửa sông Cửu Long. Trung tâm thứ hai
với hàm lượng cao hơn 70- 90% nằm ở ngoài khơi vùng biển. Loại nước biến tính
đặc trưng ngoài khơi trong thời kỳ này có đặc trưng chuyển động khá phức tạp.
Dưới sự tác động của những đợt gió mùa Đông Bắc cực mạnh, từng bộ phận của
loại nước này có thể tách ra khỏi khối liên tục trôi độc lập giữa các loại nước khác
nhau, cũng như trong thời kỳ tháng IX- X, trong thời kỳ này vai trò tham gia xáo
trộn thẳng đứng của khối nước cực đại độ muối biểu hiện yếu ớt ở tầng mặt và tầng
30m. Đối với loại nước nhạt vùng cửa sông Cửu Long do lượng nước sông giảm
xuống so với thời kỳ trước nên phạm vi ảnh hưởng của nó bị thu hẹp lại dần.
Bước sang thời kỳ tháng II- III năm sau, do trường gió mùa Đông Bắc yếu

dần và chuyển sang thời kỳ chuyển mùa. Trong thời kỳ này cũng như trường gió
trường dòng chảy tầng mặt mang tính tựa dừng của nguồn năng lượng quán tính.
Lúc này khi mà sự khống chế và dồn tích của khối nước ngoài khơi kém tác dụng
thì thay thế vào đó là sự giải phóng của loại nước của khối nước ven bờ xuất phát từ
vịnh Bắc Bộ và ven bờ Trung Bộ tràn ra khỏi và xuống vùng biển Thuận Hải– Minh
Hải. Ở vùng biển ngoài khơi loại nươc này có xu thế chìm xuống sâu hơn so với
vùng ven bờ. Trong khi đó ở vùng biển phía nam 10
0
vĩ bắc là sự hiện diện của loại
nước biến tính đặc trưng Đông– Hè. Nguyên nhân và cơ chế hình thành loại nước
này là xuất phát từ loại nước biến tính đặc trưng ngoài khơi bị biến tính trong suốt
quá trình vận chuyển xuống phía nam và bị chi phối bởi khí hậu khô nóng của miền
vĩ độ thấp. Cũng như ở các thời kỳ trước, trong thời kỳ này quy luật phân vùng giữa
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
Đồ án tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Bá Xuân
SVTH: Trần Văn Vụ Lớp: 43HDH
khối nước tầng mặt Tây Nam và khối nước tầng mặt Đông Bắc còn biểu hiện rõ nét
ở các tầng sâu, nhưng với hàm lượng phần trăm giảm dần. Loại nước cực đại độ
muối trong thời kỳ này đã biểu hiện xu thế đi lên ở vùng biển gần bờ Phan Thiết và
Quy Nhơn khá rõ ràng. Có thể nói đây là thời kỳ đặc nền móng ban đầu cho sự đi
lên rất mãnh liệt của các lớp nước tầng sâu trong thời kỳ gió mùa Tây Nam phát
triển. Đối với loại nước nhạt vùng cửa sông do lượng nước sông đổ ra trong thời kỳ
này xấp xỉ cực tiểu, nên phạm vi mở rộng của nó không đáng kể.
Dị thường nhiệt độ, độ mặn vùng biển nghiên cứu
Vùng trước sông Cửa Long chỉ chịu tác động đáng kể của dòng nước sông
trong thángVII hay trong mùa mưa nói chung. Tạo ra dị thường nhiệt độ âm trung
bình không quá - 0,5
0
C, dị thường độ muối âm không quá 1,5‰. Trong tháng I ở
vùng này tác động của dòng nước sông không đáng kể so với tác động của dòng

nước mặn và lạnh từ phía bắc xuống.
Điều này chứng tỏ dòng nước từ lục địa ảnh hưởng đến nước tầng mặt của
vùng biển nghiên cứu. Ba yếu tố nước tầng mặt chịu tác động mạnh:
+ Dòng chảy lạnh và mặn từ bắc xuống eo Luzon và eo Đài Loan xâm nhập
vào phía tây Biển Đông.
+ Hiện tượng nước trồi mạnh ven bờ, thềm lục địa Miền Trung và nam Việt
Nam trong mùa hè.
+ Dòng nước từ lục địa.
I.3 Đặc điểm hoàn lưu khu vực nghiên cứu
Đây là khu vực có đoạn bờ biển có nhiều sông ngòi chảy ra, đặc biệt là các
hệ thống sông lớn: Như hệ thống sông Đồng Nai và sông Cửu Long.
Hệ thống dòng chảy vùng Đông Nam Bộ là kết quả tác động của các hệ
thống gió mùa của chế độ dòng triều và dòng chảy sông về mùa mưa.
Về mùa đông dòng chảy thịnh hành ở vùng này có hướng Tây Nam với vận
tốc trung bình khoảng 50- 60cm/s, lớn nhất khoảng 75cm/s. Hướng Tây Nam có tần
xuất lớn nhất khoảng trên dưới 60%. Sau đó là hướng tây có tần xuất khoảng 20%.
Ngoài ra còn quan sát thấy các dòng chảy vuông góc với bờ, vừa từ bờ ra và vừa từ
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
Đồ án tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Bá Xuân
SVTH: Trần Văn Vụ Lớp: 43HDH
biển vào, với tần xuất đều nhỏ và xấp xỉ bằng nhau. Song về vận tốc dòng hướng từ
biển vào có vận tốc lớn hơn dòng chảy từ bờ chảy ra.
Về mùa hè bức tranh dòng chảy đối lập với bức tranh dòng chảy về mùa
đông. Dòng chảy có hướng từ Tây Nam về Tây Bắc với vận tốc trung bình khoảng
50- 60cm/s, lớn nhất khoảng 70cm/s. Hướng Đông Bắc và hướng Đông– Đông Bắc
có tần xuất xấp xỉ bằng nhau và mỗi hướng có tần xuất khoảng 30%. Hướng Đông
có tần xuất nhỏ hơn hai hướng dòng chảy nêu trên một ít và xấp xỉ bằng 25%.
Trong tháng IV thuộc mùa chuyển tiếp từ mùa đông sang mùa hè dòng chảy
có hướng rất phân tán. Về mùa này vừa có dòng chảy, chảy về hướng Bắc – Đông
Bắc với tốc độ không lớn chỉ khoảng 12-15cm/s. Vừa tồn tại dòng chảy có hướng

Nam– Tây Nam và Tây Nam. Tần xuất có hướng dòng chảy vừa nêu xấp xỉ bằng
nhau và bằng khoảng 15- 18%.
Ở mùa chuyển tiếp từ hè sang đông, hướng dòng chảy rất phân tán, song trội
lên về mặt tần xuất. Vẫn là hướng Tây Nam nhưng với tần xuất khoảng 20%. Ngoài
ra là một loạt hướng dòng chảy từ bờ ra và từ biển vào, nhưng tần xuất các hướng
dòng chảy từ bờ ra lớn gấp đôi các hướng ngược lại với chúng. Tốc độ các luồng
dòng chảy từ bờ ra biển cũng lớn hơn tốc độ những luồng từ biển chảy vào.
Chế độ thủy triều vùng ven biển Nam Bộ
Vùng này có chế độ thủy triều bán nhật triều không đều là chính, nhưng ảnh
hưởng nhật triều cũng rất quan trọng. Vì vậy có sự chênh lệch triều rõ rệt. Thủy
triều biến thiên khá phức tạp, nhất là vùng lân cận cửa sông.
I.4 Hiện tượng nước trồi
Hiện tượng nước trồi< upwelling> là một trong những đặc điểm quan trọng
ảnh hưởng đến nhiệt độ và độ muối ở khu vực Nam Trung Bộ và vùng biển nghiên
cứu.
Hiện tượng nước trồi trong mùa gió Tây Nam tồn tại hầu khắp trong dải ven
bờ và thềm lục địa phía nam. Tâm nước trồi mạnh nhất tồn tại ở vùng biển Ninh
Thuận. Nhiệt độ nước tầng mặt ở đây có thể đạt 21.76
0
C trong khi “phông” chung
của cả Biển Đông là 28.5
0
C- 29
0
C. Các đường đẳng nhiệt, đẳng mặn bị nâng lên
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
Đồ án tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Bá Xuân
SVTH: Trần Văn Vụ Lớp: 43HDH
một cách đáng kể. Độ dày lớp tựa đồng nhất nhiệt độ ở vùng nước trồi mạnh dao
động trong khoảng 10- 30m trong mùa hè. Ở đây có thể có hai dạng nước trồi:

- Nước trồi dải ven bờ và thềm lục địa do gió mùa Tây Nam gây ra.
- Nước trồi do hiện tượng phân kỳ nước ở các tâm xoáy thuận tây Biển
Đông. Loại nước trồi thứ hai này tồn tại trong cả mùa hè và mùa đông. Trong mùa
hè nước trồi thường có tâm áp sát bờ, còn trong mùa đông thì xa bờ. Và nước trồi
mạnh ven bờ có khả năng tồn tại từ tháng V đến tháng IX hàng năm.
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
Đồ án tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Bá Xuân
SVTH: Trần Văn Vụ Lớp: 43HDH
Đặc điểm phân bố và cấu trúc nhiệt muối vùng nước trồi
- Theo phân bố trung bình nhiều năm nhiệt độ nước tầng mặt tại tâm nước
trồi có thể hạ xuống dưới 24.5
0
C, và độ mặn tăng lên trên 34.2‰. Trên thực tế nhiệt
độ thấp hơn nhiều.
Nhiệt độ tầng mặt tại tâm nước trồi có thể đạt 21.76
0
C giá trị này tương
đương với nhiệt độ nước tầng 75-100 m ở những vùng không có nước trồi của Biển
Đông.
- Dưới tác động của dòng nước trồi mạnh các mặt đẳng nhiệt và đẳng mặn bị
nâng lên cao một cách đáng kể.
- Những dị thường nhiệt độ và độ muối trung bình nhiều năm do nước trồi
gây nên ở biển so với các giá trị trung bình vĩ tuyến của Biển Đông, được chỉ rõ ở
hình vẽ. Từ đó thấy nhiệt độ trung bình nhiều năm của nước tầng mặt ở tâm nước
trồi có thể thấp hơn 4
0
C. Độ muối cao hơn 1,2‰ so với giá trị trung bình vĩ tuyến
Biển Đông. Thời điểm dị thường nhiệt độ mặt biển có thể đạt tới 7.0
0
C so với“

phông” nhiệt độ chung của Biển Đông và dị thường độ mặn đạt 1,4‰.
- Hai đặc trưng cấu trúc quan trọng là độ dày của lớp tựa đồng nhất bề mặt
H
0
và độ dày lớp đột biến H. Lớp tựa đồng nhất nhiệt độ ở đây là gradient nhiệt độ
theo phương thẳng đứng 0,02[
0
C/m] và lớp đột biến nhiệt độ là lớp mà biên trên
trùng biên dưới của lớp tựa đồng nhất bề mặt và biên dưới là nơi mà đường cong
phân bố nhiệt độ theo phương thẳng đứng có độ cong lớn nhất. Nhân của lớp đột
biến nhiệt độ là độ sâu nơi gradient theo phương thẳng đứng đạt giá trị cực đại.
Mùa hè do hoạt động của nước trồi nên lớp đột biến nhiệt độ bị nâng lên gần
mặt hơn và làm giảm H
0
. Mùa đông toàn bộ đới ven bờ Nam Trung Bộ bị ảnh
hưởng sâu sắc của hệ thống dòng chảy bắc nam, và nước chìm do gió dồn, nên H
0

phát triển tới độ sâu hơn 80m.
- Nước trồi tạo nên những dị thường nhiệt độ và độ mặn rất lớn ở vùng biển
ven bờ và thềm lục địa Ninh Thuận, Bình Thuận.
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
Đồ án tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Bá Xuân
SVTH: Trần Văn Vụ Lớp: 43HDH
Dưới tác động của nước trồi lớp đột biến nhiệt muối bị nâng lên một cách
đáng kể và trườn khá sâu vào thềm lục địa. Cường độ đột biến( gradient thẳng
đứng) có suy giảm nhiều so với vùng khơi.






PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
Đồ án tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Bá Xuân
SVTH: Trần Văn Vụ Lớp: 43HDH
CHƯƠNG II
SỐ LIỆU SỬ DỤNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
II.1 Số liệu sử dụng
II.1.1 Vùng nghiên cứu
Vùng biển thềm lục địa Nam Bộ Việt Nam, nằm ở phía tây nam của Biển
Đông. Có giới hạn vĩ độ 6.75
0
- 11.75
0
Bắc, kinh độ 103.75
0
-112.75
0
Đông. Phía bắc
vùng nghiên cứu giáp với biển Miền Trung, phía đông giáp với vùng khơi Biển
Đông, phía tây nam là vịnh Thái Lan.
Thềm lục địa Việt Nam có dạng tương tự như hình dạng lãnh thổ trên đất
liền. Rộng ở hai đầu và thắt lại ở giữa( từ Đà Nẵng đến Phan Rang) khu vực này
đường đẳng sâu chỉ cách bờ biển có 30km và khi xa bờ 250km đã gặp một vực sâu
quá 3000m.
Từ bản đồ địa hình ta có thể khái quát hóa địa hình thềm lục địa Nam Bộ Việt
Nam thành ba khu vực có đặc điểm hình thái khác nhau:
- Khu vực phía bắc đảo Phú Quý hẹp dốc và có dạng phân bậc cao thành các
bậc thềm.
- Khu vực phía nam, tây đảo Phú Quý có địa hình tương đối dốc phức tạp.

Nhìn chung có thể thấy hai kiểu hình thái có địa hình tương đối khác nhau , kiểu thứ
nhất gồ ghề, phổ biến các dạng địa hình dương, kiểu thứ hai bằng phẳng hoặc phổ
biến các dạng địa hình âm. Có hệ thống rãnh ngầm dạng cành cây điển hình giống
như dạng hình thung lũng sông.
- Khu vực thứ ba: Là phía nam mũi Cà Mau và một phần vịnh Thái Lan: Địa
hình bề mặt bằng phẳng, thoải rộng lớn phổ biến các dạng địa hình dương, xa hơn
có nhiều đảo và đảo ngầm. Cũng có hệ thống rãnh ngầm dạng cành cây điển hình.
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
Đồ án tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Bá Xuân
SVTH: Trần Văn Vụ Lớp: 43HDH
Địa hình đáy khu vực nghiên cứu có đặc điểm.
Biển Đông Nam Bộ nông, đáy thoải với nhiều cửa sông, độ sâu nhỏ, thềm
lục địa tương đối bằng phẳng.
Ở phía đông là sườn khu vực hẹp( bề rộng trung bình 50 km) và dài( chạy từ
phía bắc xuống phía nam kể từ ven bờ biển Ninh Thuận) độ dốc trung bình đến15


trong khoảng độ sâu 300- 1000m, bên trong sườn lục địa là vùng thềm kể từ độ sâu
200m trở vào. Cấu tạo địa hình bề mặt đáy nghiêng đều thoai thoải như một đồng
bằng lớn phát triển rộng ra theo hình rẻ quạt, theo hướng từ bắc xuống nam và tây
nam, có gốc là biển Ninh Thuận, trên bề mặt đáy thềm còn lại dấu vết của các thung
lũng cổ( sông ngầm, đồi ngầm, sườn dốc).
Địa hình ven bờ vùng nghiên cứu.
Đường bờ có hướng Đông Bắc– Tây Nam. Phần lớn khu vực này nằm trong
bờ biển của đồng bằng Sông Cửu Long. Đây là vùng có độ sâu nhỏ, tốc độ nước
biển giảm dần khi tiến về mũi Cà Mau. Điều này phản ánh một cách thực tế là dòng
phù sa của sông Cửu Long có hướng về phía nam.
Vịnh Thái Lan là một vịnh nước nông, độ sâu lớn nhất ở trung tâm vào
khoảng 80m, độ sâu lớn nhất ở vịnh là khoảng 60m. Đường đẳng sâu 50m cách bờ
biển 70km.

II.1.2 Tài liệu sử dụng
Để xây dựng các bản đồ tạo nền phục vụ cho việc tính toán, nghiên cứu, em
đã sử dụng số liệu nhiệt độ và độ muối do Viện Hải Dương Học cung cấp. Nguồn
số liệu này được lấy từ cơ sở dữ liệu CSDL VODC. Đây là CSDL biển Quốc Gia.
Nguồn số liệu này bao gồm 6.440 chuyến khảo sát, thực hiện đo đạc trên 135.671
trạm đo, trong khoảng thời gian từ 16/ 01/ 1989 đến 25/ 05/ 1999. Trong đó yếu tố
nhiệt độ được đo trên 123.215 trạm, bao gồm 495.166 số liệu. Các số liệu nhiệt độ,
độ muối này được trung bình hoá cho từng ô vuông có các cạnh 0.5
0
*0.5
0
. Trong
luận luận văn này chỉ giới hạn các trạm đo và nguốn số liệu sử dụng ở vùng biển
thềm lục địa Nam Bộ Việt Nam.
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
Đồ án tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Bá Xuân
SVTH: Trần Văn Vụ Lớp: 43HDH
II.2 Phương pháp nghiên cứu
Vấn đề xác định kích thước trung bình hóa theo không gian và thời gian với
nguồn số liệu hiện có là việc làm cần thiết để xây dựng các bản đồ phân bố yếu tố
Hải Dương Học đủ chi tiết và tin cậy. Kích thước trung bình hóa theo thời gian hiện
nay vẫn là trung bình mùa chứ không phải là trung bình tháng bởi vì: Thứ nhất số
liệu thủy văn trong các tháng Mùa Đông thường ít và phân bố không đều trên toàn
Biển Đông nói chung và vùng biển thềm lục địa Nam Bộ Việt Nam nói riêng so với
mùa hè. Thứ hai trường gió- yếu tố khí tượng chi phối mạnh mẽ sự phân bố trường
thủy văn Biển Đông cũng có hai mùa rõ rệt: Gió mùa Đông Bắc và gió mùa Tây
Nam. Với ý tưởng trên từ các số liệu có được của các yếu tố nhiệt độ, độ muối trong
các tháng nhiều năm ta chia thành các mùa sau: Mùa hè thủy văn( gió mùa Tây
Nam) gồm các tháng VI, VII, VIII. Mùa đông thủy văn( gió mùa Đông Bắc) gồm
các tháng XII, I, II. Các tháng III, IV, V và IX, X, XI tương ứng với hai mùa chuyển

tiếp là mùa xuân và mùa thu( dựa theo khái niệm “ Mùa Thủy Văn“ của Võ Văn
Lành và Lã Văn Bài).
Sau khi lựa chọn kích thước trung bình hóa, ta cần phải tiến hành loại bỏ số
liệu có giá trị ngoài giới hạn cho phép< sai số thô thiển > quy đổi chúng về các tầng
tiêu chuẩn, nội suy khách quan cho các ô còn trống và làm tròn nhằm loại bỏ những
điểm bất thường trên quan điểm phân bố trung bình mùa và kích thước cỡ trung
bình của các yếu tố Hải Dương Học. Bước cuối cùng trong khâu xây dựng các đồ
thị, các mặt cắt, các bản đồ phân bố các yếu tố Hải Dương Học là ứng dụng phần
mềm chuyên dụng surfer 8.0, Mapinfo 5.0, Excel vẽ trên máy vi tính.
Còn về phần khối nước: Thì cho tới nay người ta đã đề ra nhiều phương pháp
phân tích các khối nước một cách gián tiếp chủ yếu theo tính chất phân bố và các
giá trị của các đặc trưng vật lý, hóa học và sinh vật khác nhau. Song bài toán không
đủ điều kiện giải vì quá phức tạp và thiếu số liệu thực đo. Các nhà nghiên cứu từ
những thực tế của mình đã chọn hai chỉ tiêu cơ bản nhiệt độ T
0
,

độ muối S‰ của
nước biển. Bản đồ T- S là hệ tọa độ vuông góc với các trục là nhiệt độ và độ muối,
trên đó có thể vẽ các đường đẳng mật độ hoặc các đường đẳng thể tích riêng. Trên
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
Đồ án tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Bá Xuân
SVTH: Trần Văn Vụ Lớp: 43HDH
bản đồ vẽ các điểm tương ứng với các giá trị nhiệt độ và độ muối đo được ở các
trạm quan trắc. Bên cạnh mỗi điểm có ghi độ sâu của tầng quan trắc, các điểm được
nối lại bằng đường cong gọi là đường cong T-S.
Trong bài luận văn này em cũng sử dụng bản đồ T-S để phân tích khối nước
của vùng biển nghiên cứu với hai chỉ tiêu chính là nhiệt độ và độ muối trong các
tháng đặc trưng cho hai mùa chính và mùa chuyển tiếp tại hai trạm 310 và 307.
Tháng I đại diện cho mùa gió Đông Bắc( mùa đông); tháng VII đại diện cho mùa

gió Tây Nam( mùa hè) và tháng IV, X đại diện cho thời kỳ chuyển mùa.
Cơ sở lý thuyết
T- S đường cong là một trong những hình thức biểu hiện bằng đồ thị sự phân
bố thẳng đứng của nhiệt độ và độ muối tại các trạm thuỷ văn.
Để xây dựng T- S đường cong trong trường hợp của các trục toạ độ T và S.
Mỗi một tầng của trạm biểu diễn bằng một điểm theo số liệu đo đạc của T và S. Bên
cạnh các điểm của các tầng người ta ghi độ sâu và qua tất cả các điểm người ta nối
lại thành một đường cong T và S.
Khối nước đồng nhất trong trường của hệ trục toạ độ T và S được mô tả bằng
một điểm. Hai khối nước đồng nhất nằm kề nhau, trong trường hợp không có sự xáo
trộn giữa chúng với nhau, thì có thể biểu hiện chúng bằng các điểm riêng biệt.
Tuy nhiên do hậu quả xáo trộn liên tục với nhau ở ranh giới các khối nước,
tạo thành hỗn hợp giữa chúng. Các đặc trưng T và S của hỗn hợp này liên quan với
các đặc trưng của khối nước, được gọi là T- S tỷ lệ, nhận được từ các công thức xáo
trộn đã biết.
T

-T
B
/T
A
-T

= S

-S
B
/S
A
-S


=M
A
/M
B
( 1)
Ở đây: M
A
và M
B
là các thể tích( hay khối lượng) của khối nước A và B. hai
khối nước nay tạo thành khối nước hỗn hợp với các đặc trưng T

và S

.
Tỷ số( 1) như chúng ta đã biết từ hình học phân tích biểu thị trong trường T,
S của các điểm nằm trên đường thẳng AB. Mà khoảng cách của các điểm từ các
đầu, cuối của đường thẳng được xác định bằng tỷ số: M
A
/M
B

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
Đồ án tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Bá Xuân
SVTH: Trần Văn Vụ Lớp: 43HDH
Như vậy, mỗi một cặp khối nước tiếp xúc với nhau và kết quả xáo trộn trong
trường T- S được biểu thị bằng đường thẳng.
Nếu có 3 khối nước phân bố theo phương thẳng đứng thì trên biểu đồ T- S
biểu thị bằng một đường gấp khúc.

Trường hợp thường gặp nhất là trường hợp khi khối nước nằm giữa B nhỏ
hơn khá nhiều theo sự kéo dài trên phương thẳng đứng so với các khối nước nằm
bên rìa A và B. Do đó khối nước nằm giữa xáo trộn với các khối nước bên cạnh.
Thay đổi các đặc trưng của mình trong toàn bộ độ dày cột nước của nó. Kết quả của
tác động đó đã làm cho đường gấp khúc ABC trở thành đường cong.
Sự thay đổi nhiệt độ và độ muối ở trong các khối nước do hậu quả trao đổi
rối. Theo phương thẳng đứng được biểu thị các phương trình sau:
∂T/∂t= K∂
2
T/∂Z
2
và ∂S/∂t= K∂
2
S/∂Z
2

Ở đây: t- Thời gian
Z- Độ sâu
K- Hằng số trao đổi rối
Giải các phương trình này khi có điều kiện ban đầu và điều kiện biên của các
khối nước. Xtokman( 1943) nhận được biểu thức của sự xáo trộn 3 khối nước. Một
trong 3 khối nước đó thì khối nước nằm giữa nhỏ hơn, theo mức độ kéo dài theo
phương thẳng đứng. Hàng loạt các kết luận mang tính chất thực hành quan trọng
cho phép bằng cách xây dựng các biểu đồ phân tích các khối nước bằng các đường
cong T- S.
Những kết luận cơ bản
Trong thời gian đầu của sự xáo trộn giữa các khối nước đường cong T-S là
một đường gấp khúc, bao gồm các đường thẳng nối các khối nước đã được xác
định.
Các điểm của các đường cong T-S còn nằm cách khá xa đối với các ranh giới

của khối nước nằm giữa( khối nước chuyển tiếp). Các điểm này là các điểm cực trị
của các đường cong T-S.
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
Đồ án tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Bá Xuân
SVTH: Trần Văn Vụ Lớp: 43HDH
Ở tại các điểm của đường cong T-S nằm cách xa đối với các ranh giới của
khối nước giữa, đường thẳng tiếp tuyến với đường cong T-S trong thực tế trùng với
đường thẳng nối liền 3 khối nước ở thời điểm ban đầu.
Các điểm đặc trưng cho tâm của khối nước nằm giữa. Vào các thời điểm tiếp
theo sẽ nằm trên đường trung tuyến của “ tam giác xáo trộn” được vẽ từ đỉnh tương
ứng cho khối nước nằm giữa.
Các điểm tương ứng khi xảy ra điều kiện xáo trộn trên các ranh giới của khối
nước nằm giữa, nằm trên các đường thẳng nối điểm giữa của cạnh nằm đối diện với
khối nước nằm giữa với điểm giữa của các cạnh khối nước khác. Tức là nằm trên
các đường trung tuyến bên cạnh.
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
Đồ án tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Bá Xuân
SVTH: Trần Văn Vụ Lớp: 43HDH
Nhiệm vụ
Theo số liệu đo đạc T, S trên các tầng của trạm thuỷ văn, bằng phương pháp
đường cong T- S, tiến hành phân chia xác định các khối nước, xác định các đặc
trưng, độ sâu phân bố ở tâm và các ranh giới của các khối nước.
Giải thích nguồn gốc của mỗi một khối nước và sự thay đổi của chúng theo phương
thẳng đứng.
Thứ tự thực hiện
Theo các số liệu nhiệt muối đo đạc tại các trạm thuỷ văn, xây dựng đường
cong T- S.
Sử dụng các nguyên tắc đã trình bày ở trên. Bằng phương pháp hình học, xác
định các đặc trưng của khối nước và lập bảng.
Vẽ sơ đồ phân bố các khối nước.















CHƯƠNG III
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU


PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
Đồ án tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Bá Xuân
SVTH: Trần Văn Vụ Lớp: 43HDH
III.1. Đặc điểm phân bố mặt rộng của trường nhiệt độ và độ muối ở vùng biển
thềm lục địa nam bộ việt nam
Biển Đông nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, nên ở đây có hai mùa gió
chính rõ rệt. Và hậu quả là các đặc trưng thuỷ văn và động lực của vùng biển chịu
tác động mạnh mẽ của hai mùa gió này. Theo cách gọi phổ biến nhất thì đó là mùa
gió Tây- Nam và mùa gió Đông- Bắc. Vùng biển Nam Bộ Việt Nam nằm trong
Biển Đông nên cũng thể hiện rõ tính chất của hai loại gió mùa này.
Như đã nêu ở phương pháp nghiên cứu, trong phần trình bày về phân bố mặt
rộng của trường nhiệt độ và độ muối trên vùng biển Nam Bộ trong các tháng nhiều

năm. Em cũng xác định sự phân bố của hai yếu tố nhiệt độ và độ muối vào hai mùa
chính: Mùa hè( mùa gió Tây- Nam) vào các tháng VI, VII và VIII. Mùa đông( mùa
gió Đông- Bắc) vào các tháng XII, I và II. Các tháng còn lại gồm tháng III, IV và V
và tháng IX, X và XI là các tháng chuyển tiếp. Sau khi đã xử lý số liệu và đưa ra
các bản đồ phân bố mặt rộng ta được các kết quả sau:
III.1.1 Nhiệt độ
- Trong thời kỳ mùa đông, ở lớp tầng mặt và tầng 30m( lớp tựa đồng nhất bề
mặt) dưới tác dụng của gió mùa Đông Bắc, ta thấy các đường đẳng nhiệt có hướng
Đông Bắc- Tây Nam. Xu thế nước lạnh từ bắc tràn xuống phía nam rõ rệt. Các
đường đẳng trị cho thấy sự xâm nhập của nước nhiệt độ thấp vào vịnh Thái Lan.
Phân bố nhiệt độ trên thềm lục địa Nam Việt Nam chịu ảnh hưởng sâu sắc của dòng
chảy lạnh từ phương bắc. Mùa đông dòng nước lạnh chảy xuống phía nam tới giữa
cửa vịnh Thái Lan. Dòng nước mạnh ven bờ đem khối nước lạnh nhiệt độ thấp(
24
0
C) ở phía trên vịnh Bắc Bộ tăng cường, các đường đẳng nhiệt 25
0
C bị đẩy sâu
xuống phía nam như các lưỡi nước lạnh. Trong thời kỳ này ngoài khơi cũng có
những lưỡi nước lạnh có nhiệt độ thấp( T
0
= 26
0
C- 26.5
0
C) di chuyển xuống vùng
biển Đông Nam dưới tác động của những đợt gió mùa Đông Bắc cực đại. Nó gây ra
sự tích tụ và dồn nước ở ven bờ Nam Trung Bộ trong suốt thời kỳ thịnh hành( từ
tháng XII đến tháng II). Nhiệt độ nước biển ở vùng ven bờ thường thấp hơn nhiều
so với vùng biển khơi có cùng vĩ độ( hình 10, 11). Điều này là do có dòng nước

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

×