Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Tài liệu THÀNH PHẦN LOÀI VÀ ĐẶC ĐIỂM PHÂN BỐ THEO ĐỘ CAO CỦA BỘ PHÙ DU (INSECTA - EPHEMEROPTERA) Ở VƯỜN QUỐC GIA BẠCH MÃ, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (469.98 KB, 12 trang )

TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Tập 75A, Số 6, (2012), 209-220

209



THÀNH PHẦN LOÀI VÀ ĐẶC ĐIỂM PHÂN BỐ THEO ĐỘ CAO CỦA BỘ PHÙ
DU (INSECTA - EPHEMEROPTERA) Ở VƯỜN QUỐC GIA BẠCH MÃ, TỈNH
THỪA THIÊN HUẾ
Hoàng Đình Trung, Nguyễn Thị Tuyết Mai, Huỳnh Đức Khanh,
Mai Thị Thảo Nhi, Phan Thị Thùy Dương, Nguyễn Anh Toàn
Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế

Tóm tắt. Bài báo này nhằm cung cấp những dẫn liệu về đa dạng sinh học thành phần loài
côn trùng Phù du (Insecta - Ephemeroptera) ở Vườn Quốc gia Bạch Mã. Nghiên cứu được
tiến hành từ tháng 6 năm 2009 đến tháng 6 năm 2011 tại các thủy vực Bạch Mã, tỉnh Thừa
Thiên Huế. Kết quả phân tích và định loại mẫu thu được tại 08 điểm khảo sát đã xác định
được 61 loài Phù du thuộc 33 giống và 10 họ. Trong đó, họ Heptagenidae chiếm ưu thế nhất
với 21 loài (chiếm 28,57% tổng số loài), 11 giống (chiếm 33,33% tổng số giống). Họ
Baetidae có 10 loài (chiếm 16,39%), 6 giống (chiếm 18,18%); Họ Potamanthidae với 8 loài
(chiếm 13,11%), 3 giống (chiếm 9,09%). Các họ còn lại có số loài và số giống không cao.
Thành phần loài côn trùng ở nước phân bố theo độ cao tại Bạch Mã có sự phân bố không
đồng đều. Tần số bắt gặp các loài ở vùng giữa nguồn chiếm ưu thế hơn so với đầu nguồn và
cuối nguồn, số lượng các họ côn trùng Phù du ở vùng giữa nguồn thì thấp hơn so với hai vùng
còn lại.

1. Mở đầu
Bạch Mã là một trong những Vườn Quốc gia ở miền Trung được chính phủ Việt
Nam phê duyệt năm 1991 theo quyết định 214/CP, với diện tích 22.031ha, nơi chuyển tiếp
giữa Bắc Trung Bộ và Nam Trung Bộ. Sau đó theo quyết định 01/QĐ -TTg ngày 02 tháng
01 năm 2008 của Thủ tướng chính phủ về việc điều chỉnh, mở rộng diện tích Vườn với


quy mô vùng lõi là 37.487 ha và vùng đệm là 58.676 ha, thuộc địa giới hành chính hai
tỉnh Thừa Thiên Huế và Quảng Nam. Vườn Quốc Bạch Mã có hệ thống thủy văn dày đặc
với nhiều suối lớn nhỏ phân bố từ vùng đệm cho tới đỉnh. Mật độ sông suối khoảng
2.000km/km
2
, dòng chảy trong khu vực chính của Vườn từ đai cao 100m đến 1400m với
tổng chiều dài các con suối chính là 45,09km. Việc bảo tồn các nguồn gen quý hiếm và
tính đa dạng sinh học ở cấp độ loài ở vùng Bạch Mã là mối quan tâm của các nhà khoa
học và các cấp ban ngành liên quan. Việc nghiên cứu thành phần loài côn trùng ở nước
thuộc các thủy vực Vườn Quốc gia Bạch Mã đã được tiến hành, song còn chưa đầy đủ và
tản mạn, trong khi đó nhóm côn trùng nước là một trong các quần xã sinh vật cấu thành
hệ sinh thái của Vườn. Chính vì vậy, tiến hành nghiên cứu côn trùng nước ở Bạch Mã là
210 Thành phần loài và đặc điểm phân bố theo độ cao…
rất cần thiết, nhằm góp phần cung cấp những dẫn liệu đầy đủ tính đa dạng về thành phần
loài, đặc điểm phân bố và vai trò sinh thái bảo vệ môi trường tại vùng Bạch Mã - Hải Vân.
Trên cơ sở phân tích các mẫu vật thu được từ tháng 6/2009 đến tháng 6/2011 tại các thủy
vực VQG Bạch Mã, bài báo công bố kết quả nghiên cứu về thành phần loài và đặc điểm
phân bố của Phù du (Aquatic insect – Ephemeroptera) ở Vườn Quốc gia Bạch Mã góp
phần cung cấp một số dẫn liệu mới về khu hệ côn trùng nước Việt Nam.
2. Phương pháp nghiên cứu
2.1. Các điểm thu mẫu
Tiến hành lựa chọn các điểm thu mẫu trên bản đồ địa hình của Vườn Quốc gia
Bạch Mã để bảo đảm tính đại diện, đặc trưng cho vùng nghiên cứu. Quá trình thu mẫu
được thực hiện tại 8 điểm nghiên cứu điều tra dọc theo hệ thống suối với các độ cao so
với mặt nước biển tương ứng là 57m, 78m, 460m, 516m, 680m, 967m, 1012m và
1193m với 03 kiểu sinh cảnh chính: rừng trồng xen lẫn rừng tái sinh (M1 –M2), rừng
kín thường xanh mưa mùa nhiệt đới (M3 – M5), rừng kín thường thường xanh mưa mùa
á nhiệt đới (M6 – M8).
Bảng 1. Các địa điểm thu mẫu côn trùng nước ở Vườn Quốc gia Bạch Mã
Stt

Vị trí các điểm
thu mẫu
Đặc điểm thuỷ vực

hiệu

1
Núi Tranh, giáp hồ
truồi, xã Lộc Hòa,
huyện Phú Lộc
Chiều rộng suối 18-45m, chiều rộng dòng chảy 3-
7m, độ sâu dòng chảy nơi thu mẫu ở chỗ nước chảy
15cm, độ sâu dòng chảy nơi thu mẫu ở chỗ nước
đứng 11cm. Nền suối dạng cát, bùn có lẫn cuội sỏi
lớn. Thực vật hai bên bờ là chủ yếu cây bụi và cây
gỗ trồng. Độ che phủ khoảng 76%. Suối thường
xuyên chịu tác động của khách du lịch. Độ cao 57m
M1
2
Khe Đá Dựng –
đập thủy điện ở
Chân Vườn VQG
Bạch Mã
Chiều rộng suối 5-13m, chiều rộng dòng chảy 3-
6m, độ sâu dòng chảy nơi thu mẫu ở chỗ nước chảy
9cm, độ sâu dòng chảy nơi thu mẫu ở chỗ nước
đứng 12cm. Nền suối dạng cát và sỏi. Độ che phủ
khoảng 85%. Độ cao 78m
M2
3

Khe Tà Lu, Nam
Đông
Chiều rộng suối 20-35m, chiều rộng dòng chảy 8-
13m, độ sâu dòng chảy nơi thu mẫu ở chỗ nước
chảy 9cm, độ sâu dòng chảy nơi thu mẫu ở chỗ
nước đứng 12cm. Nền suối dạng sỏi và đá cuội lớn.
Độ che phủ khoảng 80%. Độ cao 680m
M4
4
Khe Trường, Nam
Chiều rộng suối 17-40m, chiều rộng dòng chảy 11-
15m, độ sâu dòng chảy nơi thu mẫu ở chỗ nước
M5
HOÀNG ĐÌNH TRUNG VÀ CS. 211
Đông chảy 9cm, độ sâu dòng chảy nơi thu mẫu ở chỗ
nước đứng 12cm. Nền suối dạng sỏi và đá cuội lớn.
Độ che phủ khoảng 75%. Địa hình tương đối bằng
phẳng. Độ cao 460m. Nền đáy là đá cuội và sỏi
kích thước trung bình
5 Thác Trĩ Sao
Chiều rộng suối 15-30m, chiều rộng dòng chảy 5-
9m, độ sâu dòng chảy nơi thu mẫu ở chỗ nước chảy
15cm, độ sâu dòng chảy nơi thu mẫu ở chỗ nước
đứng 18 cm. Nền suối có nhiều đá tảng lớn, đá cuội
lớn. Xung quanh hai bên bờ suối có nhiều cây gỗ
xen với các rừng tre, nứa, trúc, cây dây leo, độ che
phủ khoảng 93%. Độ cao 516m
M5
6 Thác Bạc
- Chiều rộng suối 7-18 m, chiều rộng dòng chảy 3-

7m, độ sâu dòng chảy nơi thu mẫu ở chỗ nước chảy
10cm, độ sâu dòng chảy nơi thu mẫu ở chỗ nước
đứng 20cm. Nước suối trong, sạch, chảy mạnh. Nền
đáy suối chủ yếu là đá cuội nhỏ xen kẽ nhiều các
tảng đá lớn. Xung quanh suối là cây gỗ nhỏ và cổ
thụ lâu năm, độ che phủ khoảng 90%. Suối có địa
hình không bằng phẳng với các ghềnh đá lớn nhỏ.
Độ cao 967m.
M6
7 Suối Đỗ Quyên
Chiều rộng suối 5-12m, chiều rộng dòng chảy 3-
5m, độ sâu dòng chảy nơi thu mẫu ở chỗ nước chảy
12cm, độ sâu dòng chảy nơi thu mẫu ở chỗ nước
đứng 16cm. Suối nằm trong rừng, nước suối trong,
sạch. Nền đáy của suối là đá cuội cỡ nhỏ và trung
bình. Lòng suối có một số đá tảng cỡ trung bình.
Sinh cảnh hai bên bờ là rừng gồm cây gỗ lớn và
nhỏ, độ che phủ khoảng 95%. Độ cao 1012m
M7
8 Thác Ngũ Hồ
Chiều rộng suối 8-14m, chiều rộng dòng chảy 4-6m,
độ sâu dòng chảy nơi thu mẫu ở chỗ nước chảy
21cm, độ sâu dòng chảy nơi thu mẫu ở chỗ nước
đứng 30cm. Lòng suối có nhiều đá tảng lớn và trung
bình. Sinh cảnh hai bên bờ gồm cây gỗ lớn đặc trưng
là thông 3 lá, tùng Bạch Mã, rừng chò đen, độ che
phủ khoảng 95%. Độ cao 1193m. Suối dẫn tới các
hồ có độ dốc lớn, nước chảy mạnh.
M8


212 Thành phần loài và đặc điểm phân bố theo độ cao…
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp nghiên cứu ngoài thực địa
Phân chia sinh cảnh và độ cao: Sử dụng bản đồ địa hình, bản đồ hiện trạng, thiết
bị định vị toàn cầu GPS để xác lập các tuyến điều tra đại diện cho các dạng địa hình,
kiểu rừng, đai cao và sinh cảnh khác nhau.
Mẫu vật ngoài tự nhiên được thu thập theo phương pháp điều tra côn trùng nước
của Edmunds et al., (1997), McCafferty, W. P. (1983). Mẫu định tính được thu bằng vợt
cầm tay (hand net, kích thước mắt lưới 1mm) và vợt surber (50cm x 50cm, kích thước
mắt lưới 0,2mm) thu mẫu định lượng. Việc thu mẫu được thực hiện cả nơi nước đứng cũng
như nước chảy, ở ven bờ suối và thực vật thủy sinh sống ở suối. Thời gian thu mẫu ở mỗi
điểm khảo sát là 60 phút. Mẫu vật thu ngoài tự nhiên được bảo quản bằng cồn 80
0
hoặc
formalin 4%.
2.2.2. Phương pháp định loại trong phòng thí nghiệm
Mẫu vật được định loại dựa trên các tài liệu về côn trùng Phù du của các tác giả
Nguyen V.V., 2003 [3]; Nguyen V.V. and Bae, Y. J., 2003a,b; Nguyen V.V. and Bae, Y. J.,
2004b,c,d., 2008) [4], [5], [6], [7], [8], [9]; McCafferty, W. P. (1983) [1]; Michael Quigley
(1993) [2]; Sangradub, N., and Boonsoong, B. (2004) [10].
3. Kết quả nghiên cứu và thảo luận
3.1. Danh lục thành phần loài Phù du ở Bạch Mã
Bảng 2. Thành phần loài Phù du ở VQG Bạch Mã, tỉnh Thừa Thiên Huế
Stt Tên khoa học
Điểm thu mẫu và độ cao (m)
M1
57
M2
78
M3

680
M4
460
M5
516
M6
967
M7
1012

M8
1193

I EPHEMEROPTERA

(1) Austremerellidae

1 Vietnamella thani Tshernova, 1972 +
(2) Baetidae

2 Acentrella sp. + + + +
3
Baetis brunneicolor Swisher &
Bichards,1971
+
4 Baetis postitalus Say, 1934
+ + + +
5 Baetis sp.
1


+ + + + +
6 Baetis sp.
2

+ + + + + +
7 Baetis sp.
3

+ + + + + + +
8 Baetilla sp.
+ +
HOÀNG ĐÌNH TRUNG VÀ CS. 213
9 Labiobaetis sp.
+ +
10 Nigrobaetis sp.
+
11 Platybaetis sp.
+
(3) Caenidae
12 Caenis cornigera Kang & Yang, 1994
+ +
13 Caenis sp
.1

+ +
14 Caenis sp.
2

+ + +
15 Caenoculis sp.

+
(4) Ephemeridae
16 Ephemera duporti Lestage, 1921
+ + + +
17 Ephemera innotata Navás, 1922
+ + + + +
18 Ephemera longiventris Navás, 1928
+
19 Ephemera sp.
+
20 Hexagenia limbata Spieth, 1941
+
(5) Ephemerellidae
21 Cincticostella gosei Allen, 1969
+ +
22
Crinitella coheri Allen & Edmunds,
1963
+ + + +
23 Drunella perculta Allen, 1971
+
24 Ephacerella longicaudata Ueno, 1928
+ + + +
25
Serratella albostriata Tong &
Dudgeon, 2000
+
(6) Heptageniidae
26
Asionurus primus Braasch &

Soldán,1984
+ + + + +
27
Asionurus landai Braasch &
Soldán,1986
+ + +
28 Cinygmula subaequalis Banks, 1914
+ + + + +
29
Ecdyonorus venosus Braasch & Soldán,
1984
+ + + + + + +
30
Ecdyonurus cervina Brassch & Soldán,
1984
+
31
Ecdyonurus landai Braasch & Sodán,
1984
+ + +
32
Epeorus bifurcates Braasch & Soldán,
1979
+ +
214 Thành phần loài và đặc điểm phân bố theo độ cao…
33 Epeorus sp.
+ + + +
34
Epeorus carinatus Soldán & Braasch,
1984

+
35
Epeorus hieroglyphicus Braasch &
Soldán, 1984
+
36
Epeorus tiberius Soldán & Braasch,
1984
+ + + +
37 Epeorus longimanus Navás,1943
+ + +
38 Heptagenia pulla Clemens, 1913
+ +
39 Maccaffertium sp.
+
40
Iron martinus
Braasch & Soldán,
1984
+
41 Paegniodes dao Nguyen & Bae, 2004
+ + + + + +
42
Trichogenia maxillaris Braasch &
Soldán, 1988
+ + + +
43
Rhithrogeniella tonkinensis Soldán, &
Braasch,1986
+ + +

44 Rhithrogena parva Ulmer,1912
+
45 Thalerosphyrus sp.
+ + + +
46
Thalerosphyrus vietnamensis (Dang,
1967)
+ + + +
(7) Isonychiidae
47 Isonychia formosana (Ulmer, 1912)
+ + +
(8) Leptophlebiidae
48
Choroterpes vittata Nguyen & Bae,
2003
+
49 Choroterpes trifrucata Ulmer, 1939
+ + + +
50 Choroterpes sp.
+ +
51 Habrophbiodes prominens Ulmer,1939

+ + +
(9) Neophemeridae
52
Potamanthellus edmundsi Bae &
McCafferty, 1998
+ + + +
53 Potamanthellus amabilis Eaton, 1892
+ + +

(10)

Potamanthidae
54 Rhoenanthus magnificus Ulmer, 1920
+ + +
55
Rhoenanthus distafurcus Bae &
McCafferty, 1991
+ +
HOÀNG ĐÌNH TRUNG VÀ CS. 215
56 Rhoenanthus sp.
+ +
57
Rhoenanthus obscussrus Soldán &
Putz,2000
+
58
Rhoenanthus speciosus Soldán &
Putz,2000
+ + +
59 Potamanthus formosus Eaton,1982
+ +
60 Potamanthus sp.
+ +
61 Tinodes waeneri Malicky,1995
+
Tổng 26 15 25 29 20 16 15 21
3.2. Cấu trúc thành phần loài
Tính đa dạng về cấu trúc thành phần loài Phù du ở Bạch Mã thể hiện ở số lượng
các taxon bậc loài đến taxon bậc giống. Theo đó, trong 10 họ Phù du ở Bạch Mã, họ

Heptageniidae có số loài chiếm ưu thế nhất với 21 loài (chiếm 34,43% tổng số loài),
11giống (chiếm 33,33% tổng số giống). Thứ hai là họ Baetidae có 10 loài (chiếm
16,39%), 6 giống (chiếm 18,18%). Tiếp đến là Potamanthidae có 8 loài (13,11%), 3
giống (chiếm 9,09%). Hai họ Ephemeridae và Ephemerellidae mỗi họ có 5 loài (chiếm
8,19%). Hai họ Caenidae, Leptophlebiidae, mỗi họ có 4 loài (6,56%); Neophemeridae
có 2 loài (chiếm 3,28%), 1 giống (3,03%). Hai họ còn lại Austremerellidae,
Isonychiidae chỉ có 1 loài (chiếm 1,64%) và 1 giống (chiếm 3,03%) (bảng 3).
Bảng 3. Số lượng họ, giống và loài Phù du (Ephemeroptera) ở VQG Bạch Mã
Stt Tên họ Số loài
Tỷ lệ
(%)
Tên giống Số loài
Tỷ lệ
(%)
1 Austremerellidae 1 1,64 Vietnamella 1 1,64
2 Baetidae 10 16,39
Acentrella 1 1,64
Baetis 5 8,19
Baetilla 1 1,64
Nigrobaetis 1 1,64
Labiobaetis 1 1,64
Platybaetis 1 1,64
3 Caenidae 4 6,56
Caenis 3 4,92
Caenoculis 1 1,64
4 Ephemeridae 5 8,19
Ephemera 4 6,56
Hexagenia 1 1,64
5 Ephemerellidae 5 8,19
Crinitella 2 3,28

Drunella 1 1,64
Serratella 1 1,64
216 Thành phần loài và đặc điểm phân bố theo độ cao…
Ephacerella 1 1,64
6 Heptageniidae 21 34,43
Asionurus 2 3,28
Cinygmula 1 1,64
Ecdyonurus 3 4,92
Heptagenia 1 1,64
Epeorus 6 9,84
Paegniodes 1 1,64
Rhithrogena 2 3,28
Thalerosphyrus 2 3,28
Trichogena 1 1,64
Iron 1 1,64
Maccaffertium 1 1,64
7 Isonychiidae 1 1,64 Isonychia 1 1,64
8 Leptophlebiidae 4 6,56
Habrophlebiodes 1 1,64
Choroterpes 3 4,92
9 Neophemeridae 2 3,28 Potamanthellus 2 3,28
10 Potamanthidae 8 13,11
Potamanthus 2 3,28
Rhoenanthus 5 8,19
Tinodes 1 1,64
Tổng 61 100 33 61 100
3.3. Đặc điểm phân bố côn trùng Phù du theo sinh cảnh và độ cao ở Bạch Mã
Côn trùng ở nước là nhóm sinh vật thủy sinh, sự tồn tại và phát triển của chúng
trong một khu vực được quyết định trước hết do điều kiện sinh thái như nhiệt độ, thức ăn
và đặc tính thủy lý, thủy hóa của nước. Các điều kiện sinh thái lại bị chi phối bởi đai khí

hậu, ngoài ra sự tác động qua lại lẫn nhau và can thiệp của con người sẽ làm biến đổi các
đặc tính của chúng.
Mức độ đa dạng loài theo sinh cảnh
Mức độ đa dạng của các bậc phân loại phân bố trong các sinh cảnh được sắp xếp
như sau: rừng kín thường xanh mưa mùa nhiệt đới (37 loài, 27giống) > rừng trồng xen
lẫn rừng tái sinh ven suối (34 loài, 20 giống) > rừng kín thường xanh mưa mùa á nhiệt
đới (28 loài, 21 giống).
Bảng 4. Số lượng loài và cá thể côn trùng Phù du phân bố theo dạng thủy vực
Điểm thu mẫu
Số lượng loài/0,25m
2
Số cá thể/0,25m
2

Nước chảy Nước đứng Nước chảy Nước đứng
M1 17 7 124 41
HOÀNG ĐÌNH TRUNG VÀ CS. 217
M2 11 4 96 11
M3 19 11 78 31
M4 23 10 85 48
M5 15 7 41 25
M6 9 6 34 16
M7 8 4 26 12
M8 12 6 31 22
Trung bình ± sai số
trung bình số học
13 ± 2,43 6,88 ± 0,90 66 ± 14,56 30 ± 5,18
Mức ý nghĩa α <0,05 Mức ý nghĩa α <0,05
Kết quả khảo sát sự phân bố số lượng loài côn trùng nước (trên đơn vị diện tích
0,25m

2
) theo dạng thủy vực cho thấy số loài có mặt nơi nước chảy ưu thế hơn so với số
lượng loài ở nơi nước đứng: giá trị trung bình số lượng loài côn trùng nước ở nơi nước
chảy là 13±2,43; ở nơi nước đứng là 6,88±0,90. Tiến hành so sánh số lượng cá thể giữa
nước chảy và nước đứng cho thấy giá trị trung bình về ở nơi nước chảy là 66±14,56; nơi
nước đứng là 30±5,18. Khi so sánh hai giá trị trung bình này, nhận thấy có sự khác nhau
của 2 giá trị có ý nghĩa thống kê (mức ý nghĩa α <0,05). Như vậy, số lượng loài cũng như
số lượng cá thể ở nơi nước chảy luôn lớn hơn so với nước đứng.
Mức độ đa dạng loài theo độ cao
Nghiên cứu sự phân bố của côn trùng theo độ cao (lấy chuẩn theo mực nước biển)
có ý nghĩa rất quan trọng về việc khôi phục bảo vệ rừng và góp phần phát triển tham quan
du lịch sinh thái. Ở các độ cao khác nhau thì điều kiện nhiệt độ, ẩm độ, thành phần động
và thực vật khác nhau, nên thành phần côn trùng ở nước sẽ sai khác nhau tương ứng.
Căn cứ vào đặc điểm suối, khu vực suối có độ cao từ 967 - 1193m là vùng đầu
nguồn, từ 460m – 680m được coi là vùng giữa nguồn, còn khu vực suối có độ cao từ 57
– 78m có thể xem là vùng cuối nguồn của suối. Bước đầu khảo sát sự phân bố thành
phần loài theo độ cao cho thấy số lượng loài thu được tại các điểm nghiên cứu có sự
khác biệt: độ cao 57m (M1) thu được 26 loài (chiếm 42,62% tổng số loài), ở độ cao
78m (M2) có 15 loài (chiếm 24,59%), ở độ cao 680m (M3) có 25 loài (chiếm 40,98%),
độ cao 460m (M4) thu được 29 loài (chiếm 47,54%). Độ cao 516m (M5) thu được 20 loài
(chiếm 32,79%), độ cao 967m (M6) thu được 16 loài (chiếm 26,23%), độ cao 1012m
(M7) thu được 15 loài (chiếm 24,59% tổng số loài) và điểm M8 (1193m) có 21 loài
(chiếm 34,43%).
Kết quả nghiên cứu cho thấy hầu hết các loài thuộc họ Heptageniidae,
Potamanthidae, Baetidae, Ephemeridae, Leptophlebiidae phân bố khá rộng (bảng 2).
Nhiều loài xuất hiện ở tất cả các điểm thu thu mẫu từ vùng cuối nguồn, giữa nguồn cho
đến vùng đầu nguồn suối như Baetis sp.
3
, Ecdyonorus venosus. Ngược lại, có loài chỉ
bắt gặp ở độ cao nhất định, các loài Vietnamella thani, Ephemera sp., Hexagenia

218 Thành phần loài và đặc điểm phân bố theo độ cao…
limbata, Ecdyonurus cervina, Epeorus hieroglyphicus chỉ thấy vùng cuối nguồn suối; các
loài Ephemera longiventris, Labiobaetis sp., Nigrobaetis sp., Platybaetis sp., Asionurus
landai, Iron martinus, Choroterpes vittata, Rhoenanthus magnificus bắt gặp ở đầu
nguồn suối… Số lượng loài có xu thế giảm dần theo độ cao của các điểm thu mẫu. Độ
cao vùng giữa nguồn (M3, M4, M5) có số loài cao hơn so với vùng đầu nguồn (M6, M7,
M8) và cuối nguồn (M1, M2). Nhưng sự khác biệt thể hiện rõ hơn thành phần các họ
(hình 1). Ở vùng cuối nguồn và đầu nguồn số lượng họ Phù du nhiều hơn vùng giữa
nguồn. Điều này cho thấy sự phân bố của các loài không chỉ phụ thuộc vào độ cao mà
còn liên quan tới các yếu tố khác. Do vậy, cần có các nghiên cứu tiếp theo để nắm được
quy luật sự phân bố dọc theo dòng suối từ vùng đầu nguồn cho đến cuối nguồn.
0
5
10
15
20
25
30
35
57-78 (m) 460 - 680 (m) 967-1193 (m)
Độ cao
Số loài
Potamanthidae
Neophemeridae
Leptophlebiidae
Isonychiidae
Heptageniidae
Ephemerellidae
Ephemeridae
Caenidae

Baetidae
Austremerellidae

Hình 1. Số lượng loài Phù du theo độ cao ở Vườn Quốc gia Bạch Mã
Bảng 5. Số lượng và tỷ lệ (%) số loài Phù du thu được ở các độ cao
Stt Độ cao Điểm thu mẫu Số loài Tỷ lệ (%)
1 57 M1 26 42,62
2 78 M2 15 24,59
3 680 M3 25 40,98
4 460 M4 29 47,54
5 516 M5 20 32,79
6 967 M6 16 26,23
7 1012 M7 15 24,59
8 1193 M8 21 34,43
4. Kết luận
4.1. Đã xác định được 61 loài côn trùng Phù du thuộc 10 họ và 33 giống. Trong đó
HOÀNG ĐÌNH TRUNG VÀ CS. 219
Heptageniidae có số loài chiếm ưu thế nhất với 21 loài (chiếm 34,43% tổng số loài),
11giống (chiếm 33,33% tổng số giống). Thứ hai là họ Baetidae có 10 loài (chiếm
16,39%), 6 giống (chiếm 18,18%). Tiếp đến là Potamanthidae có 8 loài (13,11%), 3
giống (chiếm 9,09%). Hai họ Ephemeridae và Ephemerellidae mỗi họ đều có 5 loài
(chiếm 8,19%). Hai họ Caenidae, Leptophlebiidae, mỗi họ có 4 loài (6,56%);
Neophemeridae có 2 loài (chiếm 3,28%), 1 giống (3,03%). Hai họ còn lại
Austremerellidae, Isonychiidae chỉ có 1 loài (chiếm 1,64%) và 1 giống (chiếm 3,03%).
4.2. Thành phần loài côn trùng Phù du phân bố theo sinh cảnh và độ cao tại vùng
Bạch Mã có sự phân bố không giống nhau. Theo sinh cảnh, số lượng loài cũng như số
lượng cá thể ở nơi nước chảy luôn lớn hơn so với nước đứng. Thành phần loài Phù du ở
vùng giữa nguồn chiếm ưu thế hơn so với đầu nguồn và cuối nguồn, trong khi đó số
lượng họ Phù du có mặt ở đầu nguồn và cuối nguồn cao hơn vùng giữa nguồn của hệ
thống suối vùng Bạch Mã.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. McCafferty, W. P., Aquatic Entomology, Boston. Jones & Bartlett Publishers, 1983, 1-
448.
[2]. Michael Quigley, Key to the Invertebrate animals of streams and rivers, 1993.
[3]. Nguyen V.V., Systematics of the Ephemeroptera (Insecta) of Vietnam, Ph.D Thesis.
Seoul Womens University, Korea, 2003.
[4]. Nguyen V.V and Bae, Y. J., The Mayfly family Leptophlebiidae (Ephemeroptera) from
Vietnam. Ins. Koreana, 20 (3, 4), (2003b), 453 – 466.
[5]. Nguyen V.V. and Bae, Y. J., Larvae of the Heptageniid Mayfly genus Epeorus
(Ephemeroptera: Heptageniidae) from Vietnam. Journal Asia – Pacific Entomo, Vol 7,
No. 1, (2004a), 19 – 28.
[6]. Nguyen V.V. and Bae, Y. J., Heptageniidae Mayfly species of Thalerosphyrus Eaton
from Vietnam, The Korean Journal of Systermatic zoology, (2004b), 215 – 223.
[7]. Nguyen V.V. and Bae, Y. J., A new species of Poorly Known Mayfly Genus Paegniodes
Eaton (Ephemeroptera:Heptageniidae) from Vietnam. Entomological research., 34 (3),
(2004c), 283 – 285.
[8]. Nguyen V.V. and Bae Y.J., Descriptions of Rhoenanthus sa pa, new species, and Larval
stage of R. magnificus Ulmer (Ephemeroptera:Potamanthidae) from Vietnam, Aquatic
Insects. Vol.26, No. 1: (2004d), 9-17.
[9]. Nguyen V.V. and Bae, Y. J., The genus Ephacerella (Ephemeroptera: Ephemerellidae) in
Vietnam. VNU Journal of Science, Natural Sciences and Technology, (2008), 316 – 319.
220 Thành phần loài và đặc điểm phân bố theo độ cao…
[10]. Sangradub, N., and Boonsoong, B., Identification of freshwater Invertebrates of the
Mekong river and Tributaries, Thailand: Mekong River Commission, 2004.

SPECIES COMPOSITION AND ALTITUDINAL DISTRIBUTION OF
EPHEMEROPTERA (INSECTA) IN BACH MA NATIONAL PARK, THUA
THIEN HUE PROVINCE
Hoang Dinh Trung, Nguyen Thi Tuyet Mai, Huynh Duc Khanh,

Mai Thi Thao Nhi, Phan Thi Thuy Duong, Nguyen Anh Toan
College of Sciences, Hue University

Abstract. Species composition and altitudinal distribution of Ephemeroptera at the stream
system of Bach Ma National Park were investigated. Eight sites (57m, 78m, 460m, 516m,
680m, 967m, 1012m, 1193m) from upper to lower reaches of the stream were sampled from
June 2009 to June 2011. The results showed a total of 61 species belonging to 33 genera and
10 families. Among the 61 species of aquatic insects recorded, the Heptageniidae is the most
diverse with 21 species, followed by Baetidae with 10 species, Potamanthidae with 8 species,
and Ephemeridae and Ephemerellidae each with 5 species. The families Caenidae and
Leptophlebiidae, each of them has 4 species; Neophemeridae has 2 species;
Austremerellidae and Isonychiidae each has 1 genera and one species. The altitudinal
distributrion of the species collected is not uniform. Distribution along the height is as
followed: There are 26 species at the altitude of 57m, 15 species (at 78m), 25 species (at
680m), 29 species (at 460m), 20 species (at 516m), 16 species (at 967m), 15 species (at
1012m) and 21 species (at 1193m). The Ephemeropteral species inhabiting the medium
altitudinal areas are more diverse than those inhabiting the lower and higher altitudinal
areas of the stream system. Moreover, the species and individuals of Ephemeropteral
inhabiting the lotic water are more diverse than those inhabiting the lentic water. The
species of Heptageniidae, Potamanthidae, Baetidae, Ephemeridae, and Leptophlebiidae are
widely distributed from upper to lower reaches of the stream. By contrast, the species of
Vietnamella thani, Ephemera sp., Hexagenia limbata, Ecdyonurus cervina, Epeorus
hieroglyphicus only occur at the lower reaches of the stream (57 – 78m).


×