Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Ô nhiễm tiếng ồn và điếc do tiếng ồn docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (116.31 KB, 10 trang )

Ô nhiễm tiếng ồn và điếc do tiếng ồn
Hàng ngày, chúng ta sống và làm việc trong môi trường
nhiều âm thanh mà không biết rằng tiếng ồn quá mức có
thể gây tổn thương tai trong, có khi còn gây điếc tức thời.


Ảnh minh họa
Phát hiện mới từ hạt óc chó

Hội thảo về Nghiên cứu Ung bướu Hoa kỳ vừa cho biết:
Hạt óc chó rất giàu các hợp chất béo omega 3, các chất
chống ôxy hóa, phytosterol và Polyphenols. Đây là những
chất được chứng minh là giúp giảm nguy cơ hay làm
chậm lại sự phát triển của các khối u ác tính. Các nhà
nghiên cứu đã tiến hành thử nghiệm trên những con chuột
mang bệnh ung thư vú được cho ăn chế độ dinh dưỡng
bình thường để so sánh với những con chuột được cho
ăn nhiều quả óc chó. Kết quả cho thấy, khối u ác tính ở
nhóm chuột ăn nhiều quả óc chó ít phát triển hơn.

Sinh hoạt dinh dưỡng

Có nhiều loại thức ăn nếu biết cách phối hợp thì sẽ giúp
cơ thể hấp thu các thành phần dinh dưỡng tốt nhất, còn
nếu phối hợp sai sẽ xảy ra một chuỗi phản ứng trong cơ
thể, làm giảm hấp thu các nguyên tố vi lượng và vitamin
cần thiết cho cơ thể. Trong buổi sinh hoạt chuyên đề:
"Cách phối hợp và sử dụng các loại thực phẩm một cách
khoa học" vào lúc 8h sáng ngày 16/8/09 tại Hội trường
Trung tâm Dinh dưỡng TP.HCM, ThS.KS Nguyễn Thị
Ngọc Thu - khoa Truyền thông giáo dục sức khỏe sẽ trình


bày rõ hơn về vấn đề này.

Quả đào có nhiều công dụng

Vào mùa này, quả đào được bày bán rất nhiều trên thị
trường. Loại quả này có vị ngọt, hơi chua, tính ôn và có
nhiều công dụng: nhuận tràng, hoạt huyết, hạ huyết áp,
chữa chứng khó thở, ho ra đờm, tiêu ứ, kinh nguyệt
không đều Ngoài ra, quả đào còn có tác dụng làm đẹp
da mặt (lấy 2 quả đào tươi bỏ vỏ và hạt, giã nát, vắt lấy
nước, trộn với một ít nước cơm thoa lên mặt mỗi ngày
một lần). Tuy nhiên, cũng cần lưu ý: Ăn nhiều đào sẽ bị
nóng, những người mắc bệnh về nhiệt không nên ăn
nhiều.

Những tác nhân gây tổn thương tai trong

Đã có thể là âm thanh phát ra từ ti vi, radio, máy móc, vật
liệu gia dụng trong gia đình hoặc từ phương tiện giao
thông Nếu chúng ta tiếp xúc với âm thanh có cường độ
vừa phải, trong giới hạn an toàn thì không ảnh hưởng xấu
cho tai và sức nghe. Nhưng nếu chúng tiếp tục với âm
thanh quá lớn và đột ngột hoặc phải sống trong môi
trường tiếng ồn cao và kéo dài thì hệ thống thính giác sẽ
bị tổn thương và gây ra nghe kém do tiếng ồn, tình trạng
nặng hơn gọi là điếc do tiếng ồn (NIHL: Noise - Induced
Hearing Loss).

Âm thanh, tiếng ồn nào gây nghe kém?


Âm thanh là một dạng năng lượng, truyền đi trong môi
trường với những vận tốc khác nhau, tùy thuộc vào vật
chất của môi trường. Âm thanh có: Cường độ (lớn, nhỏ)
và tần số (độ trầm, bổng). Đơn vị đo lường cường độ âm
thanh là decibel (dB). Ví dụ: môi trường không gian bình
thường như tiếng rù từ tủ lạnh là 45dB, đàm thoại với
tiếng nói bình thường là 60dB, tiếng ồn từ giao thông dày
đặc khoảng 85dB, tiếng ồn từ xe mô-tô, xe gắn máy, pháo
nổ, tiếng súng bắn từ 120dB - 150dB.

Tất cả những âm thanh phát ra từ 85dB hoặc lớn hơn mà
tai chúng ta phải tiếp xúc kéo dài hoặc lặp đi lặp lại nhiều
lần đều có thể gây nghe kém hoặc gây điếc. Dù ngưỡng
cường độ tiếng ồn nguy hiểm đối với tai (>85dB) là yếu tố
rất quan trọng để bảo vệ tai của chúng ta nhưng khoảng
cách từ nguồn âm thanh và thời gian tiếp xúc với âm
thanh, cùng là những yếu tố quan trọng ngang nhau.

Những tổn hại gây ra

Âm thanh và tiếng ồn quá mức gây tổn thương tai trong
(tế bào lông - thính giác), có thể gây điếc tức thì, không
hồi phục. Loại nghe kém hay điếc tiếng ồn này thường
kèm theo các triệu chứng ù tai như có tiếng chuông, tiếng
vù vù, tiếng rì rào, rì rầm, gió thổi, ào ào ở trong tai,
trong đầu. Theo thời gian, các triệu chứng ù tai này có thể
giảm, biến mất hoặc tồn tại suốt đời. Điếc và ù tai có thể
chỉ xảy ra trên một tai hoặc cả hai tai.

Nếu tiếp xúc với âm thanh - tiếng ồn quá lớn, có thể gây

tổn thương phá vỡ cấu trúc của tai trong gây điếc nặng và
ù tai, tuy nhiên tiến trình tổn thương do tiếng ồn, gây nghe
kém diễn biến từ từ, thường gặp hơn là những tổn thương
xảy ra đột ngột.

Ngoài ra, tiếp xúc với tiếng ồn và âm thanh lớn, có thể chỉ
gây ra nghe kém tạm thời, Bệnh nhân bị giảm ngưỡng
nghe tạm thời và hồi phục sức nghe sau 16 - 48 giờ sau
khi ra khỏi môi trường tiếng ồn. Để ngăn ngừa nghe kém
do ô nhiễm tiếng ồn và âm thanh quá lớn một cách tốt
nhất là thường xuyên mang dụng cụ bảo vệ tai như nút tai
hoặc chụp tai, khi ở trong môi trường tiếng ồn. Cần tránh
tiếp xúc âm thanh - tiếng ồn "quá lớn - quá gần - quá lâu".

×