BÀI THẢO LUẬN NHÓM 7
ĐỀ TÀI: Ô NHIỄM KHÔNG
KHÍ VÀ Ô NHIỄM TIẾNG ỒN
GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
THẦY LÊ VĂN THIỆN
SINH VIÊN THỰC HIỆN
CAO MINH ĐIỀM
GIỚI THIỆU CHUNG
Không khí có ý nghĩa vô cùng to lớn với con người và sinh vật. Không khí là một nhu
cầu bức thiết mà con người không thể không có. Con người có thể nhịn ăn vài ngày
chứ không thể nhịn thở vài phút.
Từ xưa môi trường thiên nhiên vốn rất trong sạch và yên tĩnh. Nó có thể tự điều
chỉnh cân băng và không bị ô nhiễm
Ngày nay với sự phát triển kinh tế-xã hội đi đôi với sự phát triển giao
thông vận tải đã làm cho môi trường không khí bị ô nhiễm và ngày
càng trở nên trầm trọng
A. Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ
Ô nhiễm không khí là sự có mặt một chất lạ hoặc một sự
biến đổi quan trọng trong thành phần không khí, làm cho
không khí không sạch hoặc gây ra sự toả mùi, có mùi khó
chịu, giảm tầm nhìn xa (do bụi).
I. ĐỊNH NGHĨA
II. NGUỒN GÂY Ô NHIỄM
Núi lửa: là nguồn tự nhiên chính yếu của SO2. Núi lửa phun nham thạch
nóng và nhiều khói bụi giàu sunfua, mêtan và những loại khí khác.
Cháy rừng (cháy rừng và đồng cỏ): thường lan truyền rộng, phát thải nhiều
bụi và khí.
1. Nguồn tự nhiên
Sinh vật: tảo nâu như Fucus và Neocystis, sứa Physalia physalis và các sứa
ống khác cũng có chứa CO với lượng đáng kể. Ngoài ra thực vật cũng tạo
ra CO khi các tinh dầu thực vật bị oxyd hoá
Bão bụi gây nên do gió mạnh và bão, mưa bào mòn đất sa mạc, đất trồng
và gió thổi tung lên thành bụi.
Nước biển bốc hơi và cùng với sóng biển tung bọt mang theo bụi muối lan
truyền vào không khí.
Các quá trình phân huỷ, thối rữa xác động, thực vật tự nhiên, các phản ứng
hoá học giữa những khí tự nhiên hình thành các khí sunfua, nitrit, các loại
muối v.v...
Nguồn gây ô nhiễm nhân tạo rất đa dạng, nhưng chủ yếu là do hoạt động
công nghiệp, đốt cháy nhiên liệu hoá thạch và hoạt động của các phương
tiện giao thông.
2. Nguồn nhân tạo
a. Công nghiệp
Quá trình đốt nhiên liệu thải ra rất
nhiều khí độc đi qua các ống khói
của các nhà máy vào không khí.
Do bốc hơi, rò rỉ, thất thoát trên
dây chuyền sản xuất sản phẩm và
trên các đường ống dẫn tải.
b. Giao thông vận tải
c. Sinh hoạt của con người.
II. Các tác nhân gây ô nhiễm.
Người ta có thể xếp ô nhiễm không khí vào hai nhóm lớn: thể khí và thể
rắn. Các khí chiếm 90%, còn lại là chất rắn.
1. Các chất gây ô nhiễm ở thể khí
1.1 Thán khí (CO2 dioxyd cacbon)
CO2 là chất cấu tạo bình thường của khí quyển.
Nồng độ 350ppm (1988), nhưng không ổn định mà tăng liên tục từ cuối thế
kỷ trước.
CO2 gây khó thở và ảnh hưởng đến bộ máy hô hấp. Với hàm lượng 5%,
CO2 có thểgây khó thở, nhức đầu; 10% CO2 gây nôn, ói, bất tỉnh
Chủ yếu là do con người dùng nhiên liệu hóa thạch để tạo năng
lượnglượng CO2 từ 268ppm vào giữa thế kỷ đã lên đến 350ppm hiện nay
xáo trộn chu trình carbon cản trở sự cân bằng động giữa lượng CO2
thải ra và lượng hấp thu
Sự xáo trộn chu trình carbon là 1 hiện tượng sinh thái học đáng quan tâm
hàng đầu vì các hậu quả của nó có thể dự kiến được.
Trong điều kiện tự nhiên, CO có hàm lượng rất nhỏ, khoảng 0,1 - 0,1 ppm
Sự đốt nhiên liệu do con người là nguồn ô nhiễm chủ yếu. Ðộng cơ xe hơi
là nguồn thải chính của CO.
CO được hình thành do việc đốt cháy không hết nhiên liệu hóa thạch như
than, dầu và một số hợp chất hữu cơ khác.
2C + O2 -> 2CO
Ở nhiệt độ cao CO2 sinh ra
phản ứng với các chất chứa cacbon như trong quá trình luyện gang tạo
thành CO:
CO2 + C -> 2CO
phân hủy tạo thành C:
CO2 -> CO + 1/2 O2
1.2 Monoxid cacbon CO
1.2 Monoxid cacbon CO
CO có nhiều tác động khác nhau lên sinh vật.
Liều quá cao sẽ gây độc cho thực vật vì ngăn chặn quá trình hô hấp.
Ðộng vật máu nóng rất mẫn cảm với CO, vì CO kết hợp với hemoglobin,
tạo thành carboxyhemoglobin, làm các tế bào thiếu oxygen, gây ngạt thở.
do hemoglobin (Hb) trong máu có ái lực mạnh với CO hơn là với O2 nên:
HbO2 + CO <-> HbCO + O2
làm mất khả năng vận chuyển oxi của máu.
1.3 CFC (cloro fluoro cacbon)
CFC sử dụng nhiều trong các ngành công nghiệp, đặc biệt là trong máy lạnh,
nó được thải vào khí quyển do rò rỉ trong sản xuất và từ các máy lạnh bị
hở.
Các khí CFC thông dụng là CFCl3, CF2Cl2 (tên thương mại là freon 12
hay freon 14) CCl4, CF4, CHCl2F...
Cơ chế tác động của CFC làm suy giảm tầng O
3
CFC + O3 ClO + O2
ClO + O3 Cl + 2O2
Cl + O3 ClO + O2
ClO + O3 ClO + 2O2
Các phản ứng này diễn ra liên tục dây truyền cho đến khi Cl hoá hợp với
H2 tạo thành HCl
1.4 SO2 (oxid sunfur)
Là một chất khí không màu, có vị hăng cay, có khả năng gây kích thích hô
hấp, mắt và màng nhầy.
Tạo ra từ
Các nguồn tự nhiên như: phun trào núi lửa…
Hoạt động của con người: Đặc biệt là sử dụng nhiên liệu hóa thạch trong
giao thông và công nghiệp.
Ở nồng độ 0.03 ppm SO2 ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cây.
Từ 3ppm trở lên có khả năng gây kích thích.
SO2 thải vào không khí có thể biến đổi thành SO3 và acid sulfuric. Chất
này là một nguyên nhân của mưa acid ở nhiều vùng trên thế giới.
SO2 cũng rất độc đối với thực vật và động vật.Gây rối loạn chuyển hóa
protein, đường, thiếu vitamin B,C tăng cường oxi hóa Fe(II)
1.5 Khí nitroxit (NOx)
Các oxyd nitơ (NO và NO2) là khí cấu tạo của khí quyển. Nhưng chúng là
sản phẩm với số lượng quan trọng của sự cháy ở nhiệt độ cao và nhất là
các máy nổ xăng và dầu.
NOx được phát thải do đốt các nhiên liệu hóa thạch.
có vai trò đáng kể trong ONKK. NO2 là một khí bền vững, màu vàng sậm,
làm giảm tầm nhìn và tạo nên màu nâu đặc trưng bao phủ vùng đô thị. Nó
có độ hấp thụ mạnh đối với tia cực tím tạo nên ô nhiễm quang hóa học.
NO2 cũng tạo ra mưa acid.
Một lượng nhỏ NO
x
đi vào khí quyển được sinh ra do quá trình nitrat hóa
các loại phân bón hữu cơ và vô cơ. Hàng năm tỉ lệ NOx đưa vào khí quyển
tăng từ 0,2 đến 0,3%.
1.6 Aldéhydes
Chất acroléine là hợp chất rất độc và gây kích thích có trong không khí
quanh nhà máy và cả trong hơi thải của sự cháy không hoàn toàn.
Các nhà máy lọc dầu, lò đốt rác và máy nổ là nguồn thải acroléine chủ
yếu. Nó còn là một trong những chất độc của khói thuốc lá.