Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Coi chừng trẻ bị hoại tử mũi vì pin điện tử! pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (116.27 KB, 6 trang )

Coi chừng trẻ bị hoại tử mũi vì pin
điện tử!

Tại Bệnh viện Tai mũi họng TP.HCM tháng nào cũng
có bệnh nhi nhập viện điều trị vì bị thủng vách ngăn
hoặc họai tử cuống mũi do vô tình nhét cục pin điện
tử (loại pin nhỏ cỡ hạt bắp) vào mũi.
Số trẻ bị bệnh này ngày càng tăng (chủ
yếu ở độ tuổi 2-6) do pin điện tử ngày
càng được sử dụng nhiều. Mới đây nhất
bé Võ Quang Trung (5 tuổi, Hóc Môn, TP.HCM, nhập viện
ngày 29-8-2009) đã bị hoại tử vùng sàn mũi và cuống mũi
chỉ sau một ngày nhét pin điện tử vào mũi. Sau hơn một
tuần điều trị bé mới được xuất viện về nhà.

Bác sĩ Thái Bá Dũng - khoa nhi tổng hợp Bệnh viện Tai
mũi họng TP - cho biết hình dáng cục pin điện tử nhỏ,
gọn, dễ thương nên trẻ dễ nảy sinh ý định nhét pin vào
mũi để chơi. Chỉ trong vòng một ngày pin có thể gây hoại
tử dần trong hốc mũi. Khi pin vào lỗ mũi, ở trẻ không xuất
hiện triệu chứng gì rầm rộ như đau, nhức, sốt mà chất
kiềm trong pin sẽ từ từ, âm ỉ làm bỏng nhẹ rồi gây hoại tử
niêm mạc và các xương trong mũi.

Ban đầu trẻ chỉ có triệu chứng chảy nước mũi và nghẹt
mũi một bên (bên nhét pin), chảy mủ hoặc mủ lẫn máu,
sau đó mới bắt đầu thối mũi. Thường khi mũi trẻ đã có
mùi thối phụ huynh mới để ý thì trẻ đã bị thủng vách ngăn
hoặc hoại tử cuống mũi.

Đáng chú ý có những trẻ dù đã được bệnh viện tuyến


dưới gắp pin ra nhưng do bác sĩ không có kinh nghiệm
nên cứ tưởng gắp pin ra là xong. Thực tế dù pin đã được
gắp ra nhưng chất kiềm vẫn còn nằm trong niêm mạc mũi
sẽ tiếp tục ăn vào hốc mũi khiến trẻ bị chảy mủ, thối mũi.

Vì thế, sau khi được gắp pin, trẻ phải được nhập viện
hoặc tái khám mỗi ngày để bơm, rửa, chăm sóc hốc mũi
bằng nước muối sinh lý, điều trị hoại tử bằng kháng sinh,
kháng viêm và kiểm soát mức độ hoại tử qua nội soi mũi
xoang cho đến khi ổn định mới được xuất viện.

Theo bác sĩ Thái Bá Dũng, nếu vách ngăn mũi bị thủng
nhẹ, sau này khi bệnh nhân thở sẽ có tiếng kêu như tiếng
kèn. Trường hợp chỗ thủng lớn sẽ gây rối loạn chức năng
sinh lý vùng mũi làm bệnh nhân có cảm giác như bị nghẹt
mũi hoặc khó thở. Bệnh nhân phải trở lại vá vách ngăn.
Nếu hoại tử cuống mũi không hồi phục, mũi bệnh nhân sẽ
mất các chức năng sưởi ấm không khí, lọc không khí khi
thở.
D
ị vật nguy hiểm số một

Dị vật đường mũi là cục pin điện tử tuy ít gặp hơn các lo
ại
hạt trái cây nhưng lại là lo
ại nguy hiểm số một. Lý giải
điều này, bác s
ĩ Quách Ngọc Minh, Khoa Tai Mũi Họng
BV Nhi Đ
ồng 2 TPHCM, cho biết trong cục pin điện tử có

các thành phần axít. Chỉ cần một thời gian ng
ắn sau khi
trẻ nhét vào m
ũi, các axít từ cục pin sẽ phóng thích gây
viêm loét mũi. Ngay cả khi đã gắp được cục pin ra rồi th
ì
vẫn có khả năng để lại di chứng trên mũi trẻ.

×