Tải bản đầy đủ (.pdf) (33 trang)

Tiểu luận: Thực trạng và giải pháp quản lý, nâng cao chất lượng lao động trong các doanhnghiệp ở nước ta hiện nay doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (670.76 KB, 33 trang )
















Tiểu luận

Thực trạng và giải pháp quản lý,
nâng cao chất lượng lao động trong
các doanhnghiệp ở nước ta hiện
nay











PHẦN MỞ ĐẦU

Một doanh nghiệp muốn hoạt động sản xuất kinh doanh thì cần phải có
lao động - vốn nhân tạo; thiết bị, nguyên liệu - đầu vào sản xuất; đất đai và
các nguồn tài nguyên khác - nguồn lực tự nhiên. Trong đó nguồn lực lao
động có vai trò rất quan trọng nhiều khi là quyết định sự phát triển của tồn tại
của doanh nghiệp.
Theo kinh tế chính trị Mác - Lênin: lao động là một trong ba yếu tố cơ
bản của quá trình lao động sản xuất.
Lao động là yếu tố quan trọng trong lực lượng sản xuất. Thực tế đất
nước ta bước vào nền kinh tế thị trường trong một thời gian chưa dài. Đất
nước cũng đang trên con đường công nghiệp hoá - hiện đại hoá vì thế việc cần
hoàn thiện và nâng cao chất lượng đội ngũ lao động để đáp ứng nhu cầu phát
triển doanh nghiệp là điều cần thiết và bức xúc trong điều kiện hiện nay.
Tuy nhiên lao động là một vấn đề lớn nó bao gồm: kỹ năng lao động,
trình độ đào tạo, kinh nghiệm nghề nghiệp. Đây là những yếu tố quan trọng
trong lao động mà người ta còn có hể gọi theo cách khác là vốn nhân lực.
Nhân lực là tên gọi đặc trưng khái quát của lao động nó không chỉ bao gồm
lao động chân tay mà còn cả lao động trí óc.
Với giới hạn cho phép của đề tài. Đề tài sẽ khái quát chung về thực
trạng lao động thông qua cơ cấu lao động, thất nghiệp, viêc làm tiền lương,
trình độ lao động, thất nghiệp, việc làm tiền lương trình độ lao động, nguồn
vốn nhân lực hiện tại, tương lai và thị trường lao động trong thời gian qua để
từ đó đưa ra những giải pháp để quản lý và nâng cao chất lượng lao động
trong các doanh nghiệp ở nước ta hiện nay góp phần thúc đẩy hơn nữa sự phát
triển của các doanh nghiệp.


CHƯƠNG I
TỔNG QUAN VỀ LAO ĐỘNG


1.1. Tổng quan về nguồn lao động của nước ta
Nước ta xuất phát từ một nước có nền nông nghiệp lạc hậu đi lên chủ
nghĩa xã hội. Trước đây trứơc thờikỳ cách mạng tháng 8 dân số chủ yếu của
nước ta làm nông nghiệp tới 95% cơ cấu dân số. Mà nền nông nghiệp ở nước
ta thời kỳ đó rất lạc hậu họ chỉ làm theo kinh nghiệm và những dụng cụ thô sơ
vì thế lao động không được đào tạo và không có máy móc hỗ trợ. Và thực tế
lúc đó cũng chiếm tới 95% dân số mù chữ. Như vậy do điều kiện xã hội và
lịch sử đã để lại cho lực lượng lao động của nước ta một trình độ thấp kém và
một tác phong làm việc không có tổ chức, không được đào tạo.
Từ sau những năm giải phóng đặc biệt là từ thời kỳ đổi mới đến nay
Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đang xây dựng đất nước đi lên con đường xã
hội chủ nghĩa với mục tiêu công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. Từng
bước xây dựng đội ngũ lao động có trình độ tác phong làm việc tập trung
công nghiệp cao.
1.2. Tính tất yếu khách quan phải xây dựng đội ngũ lao động và quản lý
có trình độ
Do yêu cầu thực tế của quá trình phát triển đất nước đi trên con đường
công nghiệp hoá - hiện đại hoá. Chúng ta đang cần một đội ngũ lao động đông
đảo có trình độ tay nghề cao. Nhưng để phát huy khả năng của đội ngũ đó
chúng ta cần phải ngày càng đẩy mạnh công tác đào tạo và quản lý đội ngũ
đó. Việc làm này đang là yếu tố cần thiết và bức xúc trong điều kiện hiện nay.
1.3. Các nhân tố tác động đến khả năng quản lý và nâng cao chất lượng
lao động
Tuy nhiên để xây dựng đội ngũ lao động và quản lý nó là một quá trình
phức tạp nó phụ thuộc vào tiến trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá. Nó phụ
thuộc vào khả năng nhận thức của người lao động, khả năng đào tạo của các


trung tâm giáo dục và đào tạo. Và khả năng chuyên môn của những con người

được đào tạo
Nhưng cũng cần phải nói đến điều kiện môi trường như cơ sở vật chất
kỹ thuật, điều kiện làm việc trong các doanh nghiệp. Và chế độ chinh sách
của Nhà nước thông thoáng phù hợp tạo điều kiện thuận lợi để cho đội ngũ đó
phát triển.
Đặc biệt chúng ta cũng cần quan tâm đến tình hình thế giới khi đất
nước ta đang trên con đường bước vào tiến trình hội nhập kinh tế thế giới nên
phải đào tạo đội ngũ lao động và quản lý phù hợp với điều kiện hiện tại.


CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG NGUỒN LAO ĐỘNG NƯỚC TA HIỆN NAY

2.1. Thực trạng
2.1.1. Cơ cấu lao động và chất lượng lao động
Theo kết quả điều tra lao động việc làm ở nước ta năm 2004 và 2005 có
các kết quả so sánh sau:
Bảng 1: Đây là kết quả điều tra; tỷ lệ dân số từ đủ 15 tuổi trở lên tham gia
Dân số từ đủ
15 tuổi trở lên
(1000 người)
Lực lượng lao
động (1000
người)
Tỷ lệ tham
gia lực lượng
lao động (%)
T

ng s



60554,5 43255,3 71,4
Đồng Bằng Sông Hồng
Đông Bắc
Tây Bắc
Bắc Trung Bộ
DH Nam Trung Bộ
Tây Nguyên
Đông Nam Bộ
ĐB Sông Cửu Long
13 583,9
6 712,8
1 739,8
7 412,9
5 016,7
3 026,8
9 996,5
13 065,1
9 718,3
5 129,2
1 373,7
5 214,6
3 582,4
2 415,7
6 536,9
9 284,5
71,5
76,4
79,0

70,3
71,4
79,8
65,4
71,1

Từ kết quả trên ta thấy vào thời điểm 1-7-2004 cả nước có 43.255.300
người đã tăng gần 2,7% so với thời điểm 1-7-2003 về lực lượng lao động với
quy mô tăng thêm là 1.130,6 nghìn người. Tuy nhiên vào thời điểm 1-7-2005
kết quả điều tra cho ta thấy số người đủ 15 tuổi trở lên là 62.443 ngàn người
tăng 3,12% so với năm 2004 và lực lượng lao động trong cả nước có 44.385
ngàn người tăng 1.143 ngàn người, với tốc độ tăng 2,64% so với năm 2004.
Nhìn chung bình quân hàng năm (2000-2005) lực lượng lao động (LLLĐ)


tăng 1.026,4 ngàn người, tốc độ tăng bình quân là 2,5%. Xét tương quan với
tốc độ tăng dân số (khoảng 1,3%) thì tốc độ tăng LLLĐ thời gian qua là cao.
Chia theo thành thị, nông thôn ta có:
Năm 2004: thành thị có 10.549,3 ngàn người chiếm 24,4%; nông thôn
có 32.706 ngàn người chiếm 75,6%.
Năm 2005: thànhthị có 11.071,1 ngàn người chiếm 24,9%; nông thôn
có 33.313,9 ngàn người chiếm 71,1% tổng LLLĐ cả nước.
Như vậy tốc độ tăng của LLLĐ khu vực thành thị là 4,8%, khu vực
nông thôn là 1,9% so với năm 2004. Bình quân hàng năm (2000-2005) tốc độ
tăng LLLĐ ở 2 khu vực này là 4,52% và 1,86%. Có sự chênh lệch về tốc độ
tăng giữa LLLĐ giữa 2 khu vục thành thị và nông thôn, trực tiếp do tốc độ đô
thị hoá diễn ra nhanh, dẫn đến tốc độ tăng dân số khu vực thành thị cao hơn
khu vực nông thôn. Tuy tỷ trọng LLLĐ ở thành thị tăng lên và ở nông thôn
giảm đi nhưng bức tranh chung về phân bố lực lượng lao động ở nước ta là
LLLĐ nông thôn vẫn chiếm tỷ trọng lớn (71,1% năm 2005).

Chia theo vùng lãnh thổ:
Năm 2004: đồng bằng sông Hồng chiếm 22,5%; Đông Bắc chiếm
11,9%; Tây Bắc chiếm 3,2%; Bắc Trung Bộ chiếm 12,1%; Duyên hải Nam
Trung Bộ chiếm 8,3%; Tây Nguyên chiếm 5,6%; Đông Nam Bộ chiếm
15,1%; Đồng Bằng sông Cửu Long 21,5%. So với thời điểm 1/7/2003 tỷ lệ
LLLĐ chiếm trong tổng LLLĐ cả nước của vùng đồng bằng sông Cửu Long
giảm 0,1% và tăng ở vùng Tây Bắc và Tây Nguyên (1%); các vùng khác hầu
như là không đổi.
Năm 2005: vùng Đông nam Bộ và Tây Nguyên có tốc độ tăng LLLĐ
so với 2004 cao hơn so với các vùng khác trong cả nước (Đông Nam Bộ là
3,8%; Tây Nguyên là 2,9%). Sự tăng nhanh LLLĐ ở các vùng này chủ yếu là
do biến động cơ học.
Chia theo giới tính:


Vào năm 2004 tỷ lệ tham gia LLLĐ của dân số nữ từ đủ 15 tuổi trở lên
của cả nước là 67,2%; ở khu vực thành thị là 57,9%; Khu vực nông thôn là
71,3%. Trong 8 vùng lãnh thổ, vùng có tỷ lệ tham gia LLLĐ của dân số từ đủ
15 tuổi trở lên cao nhất là Tây Nguyên (79,8%); tiếp đến là Tây Bắc (79%);
thấp nhất là Đông Nam Bộ (65,4%); các vùng khác tỷ lệ này phổ biến ở mức
70-72% như ở bảng 1.
Vào năm 2005: cơ cấu LLLĐ nữ chiếm tỷ trọng thấp hơn nam (48,73%
so với 51,27%). Tỷ lệ tham gia LLLĐ của số người từ đủ 15 tuổi trở lên là
71%. Tỷ lệ này của LLLĐ khu vực thành thị tăng0,55%, khu vực nông thô
giảm 0,7%; chung lại tỷ lệ tham gia LLLĐ năm 2005 giảm 0,32% so với năm
2004. Tỷ lệ tham gia LLLĐ nữ (66,0%) thấp hơn nhiều tỷ lệ chung.
* Ưu và nhược điểm của cơ cấu lao động:
- Ưu điểm: Trong 2 năm ta xét ở trên thì nhìn chung tổng số người
trong độ tuổi lao động ở nước ta tương đối cao. Năm 2004 chiếm khoảng 74%
dân số. Năm 2005 chiếm khoảng 75% dân số. Như vây đã thể hiện một tiềm

năng lực lượng lao động ở nước ta là rất dồi dào. Và số người chính thức
tham gia lao động năm 2004 chiếm 71,4% lực lượng lao động. Năm 2005
chiếm 71% như vậy số lao động đã và đang lao động trên cả nước là khá
đông. Đây là một ưu thế về số lượng lao động ở nước ta. Chúng ta vừa có một
lực lượng lao động hùng hậu, vừa là một độingũ lao động trẻ đem lại nhiều
cống hiến cho đất nước.
- Nhược điểm: Lực lượng lao động của chúng ta là đông trong khu đó
các ngành công nghiệp, dịch vụ của chúng ta chưa phát triển đến mức cao,
chưa đủ khả năng đáp ứng mọi nhu cầu của người lao động dẫn đến tình trạng
thất nghiệp dẫn đến các tệ nạn xã hội. Và một điều quan trọng hàng đầu nữa
đó chính là chất lượng của lao động. Nhìn chung lịch sử để lại cho đất nước
chúng ta một lực lượng lao động với chất lượng kém chủ yếu là do nền sản
xuất nông nghiệp lâu đời đã hạn chế sự phát triển của lực lượng lao động. Vì


thế việc giải quyết triệt để lực lượng lao động thất nghiệp là việc làm tương
đối khó khăn.
* Thực trạng chất lượng của LLLĐ có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát
triển kinh tế xã hội khả năng cạnh tranh trong điều kiện hội nhập hiện nay.
Chúng ta xét thấy chất lượng LLLĐ trên 2 tiêu chí là trình độ học vấn phổ
thông và trình độ chuyên môn kỹ thuật của lao động. Hai tiêu chí này được
hình thành trực tiếp thông qua hệ thống giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực.
Trình độ học vấn phổ thông của LLLĐ tiếp tục được nâng cao. Điều
này được thể hiện qua tỷ lệ học vấn ở trình độ thấp giảm đồng thời trình độ ở
bậc trung bình trở lên trong hệ thống giáo dục phổ thông tăng lên. Đó là: năm
205, tỷ lệ mù chữ là 4%, chưa tốt nghiệp tiểu học là 13,09% và tốt nghiệp tiểu
học là 29,09%. So với năm 2004, các tỷ lệ này giảm tương ứng là: 0,4%;
0,8% và 0,6%. Trong khi đó, tỷ lệ tốt nghiệp phổ thông cơ sở là 32,58% (tăng
0,2%), đặc biệt tỷ lệ tốt nghiệp phổ thông trung học là 21,21% (tăng 1,61%)
ta có kết quả ở bảng 2.

Bảng 2: Cơ cấu trình độ văn hoá phổ thông của LLLĐ

2004

2005

T
ă
ng/Gi

m

Tổng số 100,0 100,0
1. Mù chữ 4,44 4,04 -0,40
2. Chưa tốt nghiệp tiểu học 13,87 13,09 -0,78
3. Tốt nghiệp tiểu học 29,73 29,09 -0,64
4. Tốt nghiệp PTCS 32,36 32,58 +0,22
5. T

t nghi

p PTTH

19,6

21,21

+1,61



Trình độ chuyên môn kỹ thuật:
Lao động đã qua đào tạo tăng lên liên tục qua các năm, từ 6088,2 ngàn
người vào năm 2000, đến năm 2005 số lượng này lên tới 11.003 ngàn người
(gấp 1,8 lần so với năm 2000). Bình quân hàng năm (giai đoạn 2000-2005), số
lao động đã qua đào tạo tăng 938 ngàn người, với tốc độ tăng bình quân là


12,9%/năm. Có thể thấy tằng, với tỷ lệ lao động đó qua đào tạo năm 2005 là
24,8% (tăng 2,3% so với năm 2004). Tuy vậy vẫn chưa đạt được mục tiêu do
Đại hội của Đảng đề ra là 30% về mặt số lượng.
Tuy nhiên hiện tại lực lượng lao động đã qua đào tạo còn một số vấn đề
cần được quan tâm.
Thứ nhất, chất lượng đào tạo chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường
lao động nước ta đang trong quá trình phát triển. Các vùng kinh tế trọng điểm,
các khu đô thị tập trung nhiều ngành, nghề còn thiếu lao động có trình độ
chuyên môn kỹ thuật, có kỹ năng và tay nghề đáp ứng yêu cầu sản xuất - kinh
doanh. Tỷ lệ thất nghiệp của các vùng kinh tế trọng điểm đều cao hơn tỷ lệ
thất nghiệp chung cả nước trong khi tỷ lệ lao động đã qua đào tạo đều cao hơn
tỷ lệ chung (vùng Bắc Bộ 36,4%, vùng phía Nam 36,1% và vùng miền Trung
31%).
Thứ hai, chất lượng LLLĐ khu vực thành thị cao hơn nhiều khu vực
nông thôn, trong khi tỷ trọng LLLĐ nông thôn chiếm tỷ trọng lớn.
Thứ ba, có sự chênh lệch lớn về trình độ chuyên môn kỹ thuật trong cả
nước, vùng Đông Nam Bộ tỷ lệ LLLĐ đã qua đào tạo cao nhất là 37,4%;
đồng bằng sông Hồng là 34,4% và thấp nhất là Tây Bắc 13,5%. Mặc dù so với
năm 2004, tỷ lệ LLLĐ đã qua đào tạo đều tăng ở các vùng nhưng mức tăng
thêm ở các vùng có tỷ lệ này lớn hơn các vùng có tỷ lệ thấp dẫn đến sự cách
biệt về chất lượng LLLĐ giữa các vùng có chiều hướng gia tăng.
Theo kết quả điều tra sơ bộ năm 2005 có số liệu sau: LLLĐ đã qua đào
tạo nghề và tương đương là 15,22% (tăng 1,84%); trung học chuyên nghiệp là

4,3% (giảm 9,07% so với năm 2004) và cao đẳng đại học trở lên là 5,27%
(tăng 0,45% so với năm 2004).
Qua kết quả điều tra cơ cấu lao động trong cả nước gắn với thực tại ở
trong nước thì các doanh nghiệp trong nước đang gặp phải một số khó khăn
về chất lượng lao động phổ biến hiện nay là chưa cao. Trình độ công nhân kỹ


thuật phổ thông cũng chưa đáp ứng được tối đa vì thế việc phải đào tạo lại và
đào tạo thêm là cần thiết trong giai đoạn hiện nay.
Tuy nhiên một thực tế nữa vẫn còn đang tiếp tục tồn tại hiện nay là tình
trạng nhân viên kỹ thuật có tay nghề trình độ thì thiếu. Trong khi đó nhân
viên kỹ thuật có tay nghề trìnhđộ thì thiếu. Trong khi đó nhân viên quản lý thì
lại được đào tạo khá ồ ạt dẫn đến tình trạng thừa thầy thiếu thợ. Vì vậyviệc
quan tâm vừa nâng cao chất lượng lao động, vừa nâng cao công tác quản lý là
việc làm cần thiết, một yêu cầu bức xúc trong giai đoạn đất nước ta đang
trong tiến trình bước vào hội nhập hiệnnay.
2.1.2. Việc làm, thất nghiệp và chế độ tiền lương cho lao động
a) Việc làm và thất nghiệp
Theo kết quả điều tra năm 2004: lực lượng lao động từ đủ 15 tuổi trở
lên nói chung ở khu vực thành thị có 94,6% có việc làm và 5,4% thất nghiệp;
khu vực nông thôn có 98,9% có việc làm và 1,1% thất nghiệp; Các tỷ lệ tương
ứng của LLLĐ nữ là 93,5% và 6,5% (với thành thị); 98,8% và 1,2% (với nông
thôn). Lực lượng lao động trong độ tuổi lao động ở khu vực thành thịcó
94,4% có việc làm và 5,6% thất nghiệp; khu vực nông thôn có 98,9% có việc
làm và 1,1% thất nghiệp. Các tỷ lệ tương ứng của LLLĐ nữ là 93,3% và 6,7%
(với thành thị); 98,7% và 1,3% (với nông thôn).
So với thời điểm 1/7/2003: Tỷ lệ thất nghiệp của LLLĐ trong độ tuổi
lao động nói chung ở khu vực thành thị cả nước đã giảm 0,2%. Chia theo
nhóm tuổi, tỷ lệ thất nghiệp đã giảm bớt ở các nhóm tuổi 15-19; 25-29; 45-49
và 50-54; không thay đổi ở các nhóm tuổi 20-24; 35-39 và tăng ở các nhóm

tuổi 30-34; 40-44; 55-59. Tuy nhiên, xu hướng chung vẫn là: ở nhóm tuổi
càng trẻ, tỷ lệ thất nghiệp của LLLĐ càng cao. Trong 3 vùng kinh tế trọng
điểm tỷ lệ thất nghiệp của LLLĐ trong độ tuổi lao động ở khu vực thành thị
cao nhất là Bắc Bộ: 6,1%. Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam: 5,9%. Vùng
kinh tế trọng điểm miền Trung: 5,8%.


Tỷ lệ thất nghiệp theo trình độ chuyên môn kỹ thuật có điều đáng chú
ý: LLLĐ chưa qua đào tạo có tỷ lệ thất nghiệp: 8%. Trong khi đó LLLĐ đã
qua đào tạo tỷ lệ này là 1,8%. LLLĐ đã tốt nghiệp THCN có tỷ lệ thất nghiệp
4,4% LLLĐ đã tốt nghiệp CĐ, ĐH 3,8%.
Nguyên nhân thất nghiệp chủ yếu là do LLLĐ chưa tìm được việc làm
sau khi thôi học hoặc tốt nghiệp các cơ sở đào tạo là 73,7%. Đây là một tỷ lệ
khá cao dẫn đến sự lãng phí lớn. Tiếp đến là do ngưoiừ lao động đơn phương
chấm dứt hợp đồng: 20,9%. Do hợp đồng hết hạn: 2,3%; do mất việc làm:
2,2%; do bị sa thải: 1%. Như vậy hơn 1/5 số người thất nghiệp do bỏ việc
chứng tỏ sự ràng buộc không chặt chẽ trong hợp đồng lao động gây nên hậu
quả xấu cho cả 2 phía.
Trong thời gian gần đây, Việt Nam đã đạt được một số thành công quan
trọng về lao động và việc làm như: Kiểm soát và điều tiết được tỷ lệ tăng lao
động theo hướng tích cực (giảm từ 3,03% những năm cuối 1980, xuống còn
khoảng 2,7% đầu những năm 2000); tỷ lệ lao động qua đào tạo có chuyên
môn tay nghề được nâng lên (gồm 20% tổng lao động xã hội); số việc làm
được tạo ra hàng năm tăng (mỗi năm có thêm khoảng 1,5 triệu người có việc
làm). Tuy nhiên sự phát triển của thị trường lao động chưa đầy đủ, những
chính sách về phát triển củatt lao động chưa đầy đủ, những chính sách về cơ
chế lao động việc làm chưa hoàn thiện, còn nhiều nhược điểm. Người lao
động không có việc làm còn chiếm một tỷ lệ khá lớn (khoảng 6%). Trình độ
của người lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp không cao và rất
không đồng đều… Với một thực trạng như vậy khi tham gia hội nhập, chúng

ta sẽ đối diện với nhiều vấn đề phức tạp.
Khi tham gia hội nhập sản xuất kinh doanh phát triển mạnh tạo cơ hội
việc làm cho người lao động. Tuy nhiên cũng có những thách thức và nguy cơ
không nhỏ.
+ Nguy cơ thất nghiệp: nguồn lao động vẫn còn tăng khá cao. Nguyên
nhân của tình trạng này do tác động mạnh của hội nhập làm cho thất nghiệp


trở thành một nguy cơ lớn. Các doanh nghiệp nhà nước sẽ tổ chức cơ cấu lại
và sa thải lao động thừa. Các doanh nghiệp nhỏ yếu kém sẽ bị phá sản.
+ Biến động của thị trường lao động: Việc mở cửa nền kinh tế sẽ làm
cho tài chính tiền tệ thay đổi và biến động mạnh và khó quản lý sẽ dẫn đến
thất nghiệp cơ cấu cũng tăng.
+ Sự phân hoá, phân tầng về lao động trên tất cả các mặt gia tăng.
Những người có trình độ sẽ rất khó tìm kiếm và duy trì hay ôNorth Freight
định được việc làm và thu nhập.
Như vậy xét trên toàn bộ nền kinh tế chúng ta phải chịu sức ép khá lớn
với trình độ lao động và điều kiện hiện tại việc gia tăng của tỷ lệ thất nghiệp
là rất lớn.
Chúng ta xét trên cấp độ doanh nghiệp khi tham gia vào quá trình hội
nhập cần phải nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh mà điều cần thiết cốt lõi
ở đây là phải nâng cao trình độ năng lực và chất lượng của nguồn nhân lực.
Phải giải quyết tốt một số hạn chế còn tồn đọng.
+ Hạn chế về trình độ năng lực, tay nghề và phong cách làm việc. Vì
người lao động ít được đào tạo bài bản, kiến thức nghè nghiệp và kỹ năng làm
việc của nhiều người chưa đáp ứng kịp nhu cầu thực tế.
+ Chi phí lao động ngày càng tăng: đó là tiền lương đòi hỏi tăng lên do
tác động của đời sống xã hội bên ngoài doanh nghiệp. Từ sự cạnh tranh của
các doanh nghiệp khác. Mức chi phí tăng lên còn do phải đào tạo lại lao động.
+ Đối mặt với những thay đổi về lực lượng lao động. Việc lựa chọn cơ

hội cho mình đối với những người lao động giỏi sẽ diễn ra mạnh mẽ gây nên
biến động lớn. Và nguy cơ mất việc cũng lớn.
+ Thiếu điều kiện nâng cao khả năng làm việc.
+ Điều kiện và môi trường làm việc hạn chế phát huy khả năng cá
nhân. Điều này do cơ sở vật chất kỹ thuật chưa phát triển, những yếu kém
trong hoạt động quản lý.


Một vấn đề lao động việc làm nữa mà chúng ta cũng cần bàn tới đó là
lao động cho các khu công nghiệp, khu chế xuất ỏ Việt Nam. Việc phát triển
các khu công nghiệp, khu chế xuất là điều kiện cần thiết để thúc đẩy nền kinh
tế phát triển hơn nữa. Thực tế các khu công nghiệp và khu chế xuất đóng vai
trò quan trọng trong việc tạo công ăn việc làm cho lực lượng lao động. Tính
đến 6/2004 các khu công nghiệp và khu chế xuất đã thu hút được gần 60 vạn
lao động trực tiếp và khoảng hơn 1 vạn lao động gián tiếp. Hơn nữa các khu
công nghiệp và khu chế xuất trên cả nước hiện nay vẫn chưa huy dộng hết
công suất khi vẫn còn nhiều khu đang đivào giải toả cũng như đang tiến hành
xây dựng. Dự báo trong thời tới vấn đè lao động cho các khu công nghiệp, là
vấn đề cần thiết. Tuy nhiên, lực lượng lao động hiện tại vẫn chưa đáp ứng
được tốt nhu cầu cho các khu công nghiệp và số lao động được đào tạo là rất
ít mà số lao động phổ thông lại nhiều vì thế tuy thiếu lao động trong các khu
cong nghiệp, khu chế xuất nhưng tình trạng thất nghiệp vẫn xảy ra. Và đặc
biệt là tình trạng thừa thầy thiếu thợ. Đây là các vấn đè về chất lượng lao
động cũng rất cần được quan tâm.
b) Chế độ tiền lương cho công nhân
Theo quy định của Nhà nước các doanh nghiệp ngoài Nhà nước có thể
lựa chọn thang lương được ban hành kèm theo Nghị định số 26/CP ngày
23/5/1993 của Chính phủ hoặc tự xây dựng hệ thống thang lương riêng.
Hiện nay một số doanh nghiệp để đảm bảo phù hợp với tình hình kinh
doanh của doanh nghiệp họ đã tự xây dựng hệ thống thang lương riêng để

đảm bảo đáp ứng đúng nhu cầu của công nhân viên trả lương theo đúng sự
đóng góp của họ. Tuy nhiên để xây dựng một thang lương đúng tiêu chuẩn và
hợp với năng lực lao động cũng như điều kiện lao động của các công nhân
cần chú ý một số điều lưu ý:
+ Phải tham khảo dựa trên quan điểm trả lwong của người sử dụng lao
động vì họ là chủ sở hữu.


+ Các hệ số mức lương thang lương phải phù hợp với quy định hiện
hành của pháp luật lao động.
+ Thang lương phải bảo đảm khuyến khích người lao động nâng cao
tay nghề, đạt thành tích tốt trong sản xuất .
+ Phải phù hợp với mặt bằng chung về lương của các doanh nghiệp
cùng loại.
Nhưng một thực tế vẫn đang diễn ra hiện nay đó là mức lương và thang
lương của Nhà nước chưa đáp ứng đúng và đủ nhu cầu của người lao động.
Chính sách tiền lương ở nước ta hiện nay chỉ xấp xỉ bằng 40% giá trị sức lao
động. Có nghĩa mức giá trị này theo học thuyết Mác về kinh tế thì Nhà nước
còn nợ của người lao động trên 50% giá trị sức lao động. Và thực tế sinh viên
mới ra trường được tuyển dụng làm thư ký cho toà án mức lương được hưởng
với bậc lương 1/15 là 493.000đ thấp hơn mức thu nhập của người thuộc diện
nghèo (500.000đ/tháng) mà thành phố Hồ Chí Minh vừa công bố. Như vậy
nến tính trong cả nước những người có mức lương thuộc diện nghèo có thể
chiếm từ 40% trở lên mà không được hưởng chính sách xoá đói giảm nghèo.
Buộc người lao động này phải tự cứu sống lấy mình họ tổ chức cuộc sống gia
đình không phải nguồn thu chính từ lương mà bằng các nguồn thu khác mà
người ta gọi là phần mềm. Vì vậy việc tham ô tham nhũng là điều khó tránh
khỏi. Và cũng từ đây sẽ làm tha hoá một số bộ phận quản lý lãnh đạo từ đó
chất lượng quản lý đã kém nay lại càng kém hơn. Chế độ tiền lương diện
nghèo này cũng làm kém sự thu hút nhân tài và nhân sự có trình độ tay nghề

chuyên môn cao. Dẫn đến nạn rò rỉ chất xám. Tuy nhiên đây là chế độ tiền
lương của công nhân và các cấp trung bình còn ở cấp cao như hoạch định
chính sách tiền lương thì tiền lương đối với họ vượt xa với thực tế năng lực
lao động của họ.
Cũng từ thực trạng về mức lương và tình hình sử dụng lao động mà đã
làm nảy sinh tình trạng làm thêm giờ trong các doanh nghiệp và đặc biệt là
làm thêm giờ quá quy định của bộ luật Lao động. Điều này thường xảy ra ở


các ngành dệt may và hàng nông sản chế biến. Với những nguyên nhân khách
quan như do đơn hàng có thời gian giao hàng ngắn, do tính thời vụ của sản
phẩm sản xuất. Nhưng cũng còn do ảnh hưởng của các nhân tố chủ quan như:
do nhận thức, hiểu biết của người sử dụng lao động chưa đầy đủ về qui định
pháp luật sử dụng lao động làm thêm giờ. Do người lao động không được phổ
biến quy định pháp luật về làm thêm giờ. Do vai trò của công đoàn cơ sở
trong bảo vệ lợi ích của người lao động còn có hạn chế. Các cuộc thanh tra
làm thêm giờ của thanh tra lao động Nhà nước chưa có tác động nhiều đến
chấn chỉnh vi phạm qui định pháp luật về làm thêm giờ.
Nó đã dẫn đến một số hậu quả:
+ Ảnh hưởng đến sức khoẻ người lao động
+ Gây nên tai nạn lao động do mệt mỏi, căng thẳng, thao tác thiếu
chuẩn xác.
+ Gây ra một số tranh chấp giữa người lao động - doanh nghiệp.
Nguyên nhân của việc này cũng là do lao động phổ thông có trình độ
tay nghề chưa cao, hiểu biết còn hạn chế. Đội ngũ quản lý yếu kém không có
trình độ am hiểu sâu về pháp luật. Và vấn đề đạo đức kinh doanh của các chủ
doanh nghiệp.
2.1.3. Phát triển vốn nhân lực trong điều kiện hiện nay và tạo nguồn
lực lao động cho tương lai
Với dân số trên 80.902 triệu dân (2003) và có mức tăng hàng năm

khoảng 1,5% trong thời gian gần đây. Điều này làm cho bộ phận dân số ở độ
tuổi trẻ và số người trong độ tuổi lao động trong dân số chiếm tỷ lệ lớn. Năm
2000 tỷ lệ số người trong độ tuổi lao động chiếm 55% và dự tính đến năm
2000 tỷ lệ này còn cao hơn.
Trong những năm qua, đào tạo nguồn nhân lực của chúng ta đã có
những bước phát triển quan trọng. Tính đến năm 2003, cả nước có 124 trường
đại học và cao đẳng, 268 trường trung học, 220 trường dạy nghề và rất nhiều
cơ sở dạy nghề khác. Mỗi năm có trên 150.000 người tốt nghiệp đại học cao


đẳng, khoảng 120.000 người tốt nghiệp trung cấp và trên 1 triệu công nhân
được đào tạo nghề dưới các hình thức khác nhau. Đó là thành tựu rất đáng kể
về quy mô đào tạo và số lương người được đào tạo. Điều này cũng cho thấy
chúng ta có nhiều tiềm năng để phát triển đào tạo một cách rất đa dạng và
phong phú để đào tạo nguồn nhân lực cần thiết cho xã hội.
Tuy nhiên người lao động được đào tạo do nhiều nguyên nhân khác
nhau mà chất lượng đào tạo nói chung chưa cao, điều này thể hiện trong hiệu
quả việc làm, năng suất lao động và chất lượng sản phẩm dịch vụ tạo ra. Về
số lượng, mặc dù có sự tăng nhanh, nhưng so với yêu cầu thực tế thì vẫn chưa
thể đáp ứng được. Trong tổng lao động xã hội số người được đào tạo nghề và
chuyên môn vẫn chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ. Năm 2000 chỉ có 15,5% số người
lao động được đào tạo, tỷ lệ này vào năm 2002 là 17,5% và trong năm 2004 là
21% với quy mô tốc độ tăng như vậy chúng ta khó có thể đạt được chỉ tiêu về
đào tạo chuyên môn nghề nghiệp mà đại hội Đảng IX đã đề ra đó là "nâng tỷ
lệ lao động qua đào tạo lên 30% vào năm 2005 và 40% vào năm 2010". Như
vậy trong thời gian tới ở nước ta vẫn còn một bộ phận lớn lao động chưa qua
đào tạo làm việc với năng suất, chất lượng và hiệu quả thấp. Đây có thể coi là
sự lãng phí lớn trong sử dụng nguồn nhân lực hiện nay. Một tình trạng nữa
đang diễn ra đó là trên thế giới tại các nước tiên tiến tỷ lệ lao động qua đào
tạo thoe các cấp trình độ: đại học/ trung cấp/ công nhân kỹ thuật là 1/4/10. Ở

nước ta là 1/1/3,65 năm 2002. Đây là sự mất cân đối trong đào tạo tình trạng
thừa thầy thiếu thợ.
Không chỉ mất cân đối trong cấp đào tạo, ngành giáo dục của Việt Nam
hiện nay còn có sự mất cân đối khá lớn về ngành đào tạo. Trong 50 năm qua
chúng ta đào tạo hơn 1 triệu cán bộ các ngành khoa học, kỹ thuật có trình độ
đại học với cơ cấu ngành như sau: sư phạm 33,3%; khoa học kỹ thuật 25,5%;
khoa học xã hội 17%; y dược 9,3%; nông nghiệp 8,1%; khoa học tự nhiên
6,8%. Rõ ràng cơ cấu ngành đào tạo như vậy là bất hợp lý. Là một nước nông
nghiệp mà chỉ có 8,1% cán bộ có trình độ đại học được đào tạo thuộc ngành


nông nghiệp chưa đáp ứng được yêu cầu của ngành nông nghiệp trong công
cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Hiện nay trong cơ cấu đào tạo đại học của Việt Nam có đến 42,78% số
sinh viên theo học khối ngành luật, kinh tế mà ít chú trọng đến các ngành điện
tử, kỹ thuật, các lĩnh vực công nghệ mới, trong khi nhu cầu kỹ sư trong các
ngành này cũng rất lớn. Đa số các trường dạy nghề trung tâm dạy nghề có xu
hướng tập trung đào tạo các ngành nghề phổ biến như: kế toán, tin học ứng
dụng, ngoại ngữ mà ít chú ý đến việc đào tạo lao động công nhân kỹ thuật,
công nhân cơ khí, sửa chữa… Điều này cũng dễ giải thích bởi vì những ngành
này đào tạo một cách khá dễ dàng, không đòi hỏi các trang thiết bị chuyên
sâu, phòng thí nghiệm thực hành nên việc mở rộng tuyển sinh khá dễ dàng,
đặc biệt là đối với các trường ngoài công lập.
Sự khác biệt giữa các vùng cũng có sự rõ rệt. Ở nông thôn số lao động
không biết chữ gấp 6 lần thành thị. Các trường đại học cao đẳng chủ yếu tập
trung tại các thành phố lớn vì thế cơ cấu lao động được đào tạo tại cácthành
phố lớn và khu vực nông thôn có sự cách biệt rõ rệt.
Tuy nhiên bên cạnh việc đào tạo còn có nhiều bất cập như vậy nhưng
chất lượng lao động được đào tạo nghề cũng được đánh giá khả quan như sau:
+ Kiến thức cơ sở của nghề: khá và tốt là 40,4%, trung bình là 51,1%

và yếu kém là 8,5%.
+ Kiến thức chuyên môn nghề: khá và tốt là 40%, trung bình là 48,9%
và yếu kém là 11,1%.
+ Năng lực thực hành nghề: khá và tốt là 30,4%, trung bình là 58,7% và
yếu kém là 10,9%.
+ Năng lực làm việc độc lập: khá và tốt là 23,9%, trung bình là 52,2%
và yếu kém là 23,9%.
+ Năng lực tổ chức lao động khoa học: khá và tốt là 15,4%, trung bình
là 43,1% và yếu kém là 36,4%.


+ Năng lực phân tích và giải quyết vấn đề: khá và tốt là 17,7%, trung
bình là 40,1% và yếu kém là 42,2%.
+ Nưang lực thích ứng và tự điều chỉnh: khá và tốt là 39,1%, trung bình
là 43,5% và yếu kém là 17,4%.
Qua phân tích cho thấy năng lực tổ chức lao động khoa học và năng lực
phân tích và giải quyết vấn đề là những vấn đề còn hạn chế của học sinh tốt
nghiệp các trường dạy nghề.
Như vậy thực trạng chất lượng lao động sẽ được cải thiện nâng cao
đáng kể nhưng thực tế mức đáp ứng đủ nhu cầu công nhân kỹ thuật cho các
doanh nghiệp là vấn đề gặp nhiều khó khăn do quy mô đào tạo và cơ cấu đào
tạo còn chưa hợp lý.
2.1.4. thị trường lao động trong nước trong thời gian qua và tác động
của nó đến sự phát triển nguồn lao động
Trong nền kinh tế thị trường thì sự phát triển của thị trường lao động là
một yếu tố khách quan tất yếu. Sự phát triển của thị trường lao động cũng góp
phần thúc đẩy sự phát triển tự do kinh tế và tạo ra sự lựa chọn cho người lao
động cũng như sự lựa chọn cho các doanh nghiệp. Vì đất nước ta bước vào
thời kỳ phát triển kinh tế thị trường trong thời gian ngắn nên thị trường lao
động cũng mới được phát triển trong thời gian gần đây nó có một số đặc điểm

chủ yếu qua thực trạng phát triển như sau:
+Các văn bản pháp lý bảo đảm phát triển thị trường lao động chưa hoàn
thiện.
+ Những bất cập ngày càng lớn giữa quy mô chung và quan hệ "cung-
cầu" sức lao động trên thị trường lao động. Hiện nay cung về sức lao động
đang vượt quá cầu và hàng năm tăng từ 3,2% đến 3,5%.
+ Chúng ta phải xoá bỏ sự mất cân đối, bất cập trong cơ cấu lao động
cũ đã tồn tại từ nền kinh tế bao cấp, xây dựng một cấu trúc mới phù hợp hơn.


+ Mâu thuẫn giữa nhu cầu giải quyết việc làm rất lớn với trình độ cơ
chế mới, với hệ thống sự nghiệp giải quyết việc làm chưa phù hợp với cơ chế
mới, với hệ thống sự nghiệp giải quyết việc làm cần phôi thai, non yếu.
+ Hệ thống định hướng nghề nghiệp, đào tạo và đào tạo lại không theo
kịp với những đòi hỏi mới của sự phát triển kinh tế -xã hội, không tương thích
với quá trình cải tổ khói lượng và chất lượng chuyên gia đã đào tạo, đặc biệt
đối với các ngành kinh tế như: dịch vụ, du lịch, sản xuất công nghiệp…
+ Hệ thống dịch vụ giới thiệu việc làm chỉ mới được hình thành và
chưa được phân bố rộng khắp cả nước.
+ Tính cơ động của sức lao động theo nghề nghiệp và lãnh thổ còn rất
hạn chế. Phần lớn cư dân chưa sẵn sàng cho cuộc sống và lao động trong điều
kiện thị trường.
+ Cấu trúc nguồn nhân lực Việt Nam phân bố hợp lý, có tới gần 80%
lực lượng lao động ở nông thôn mà ở đây việc làm không đầy đủ và thất
nghiệp có thể lên tới 30%.
+ Những bất cập trong chính sách và cấu trúc đầu tư, cùng với việc
soạn thảo chiến lược đổi mới công nghệ không đầy đủ và sự chậm chạp dịch
chuyển cấu trúc ngành kinh tế trong nền kinh tế.
+ Cùng với sự phát triển của thị trường lao động. Các loại thị trường
như: tư liệu sản xuất, tài chính, bất động sản… cũng đã và đang hình thành

nhưng chưa hoàn chỉnh và đồng bộ. Sự liên kết giữa chúng với nhau còn yếu.
+ Sự phân hoá thu nhập giữa các tầng lớp dân cư ngày càng tăng giữa
các vùng lãnh thổ trên cả nước theo các chỉ số phát triển kinh tế xã hội.
+ Mức tiền công lao động thấp, sự lạc hậu giữa đồng lương thực tế của
người lao động Việt Nam so với mức tiền công lao động ở các nước trong khu
vực ngày càng tăng.
Từ những đánh giá thực trạng ở trên ta thấy thị trường lao động ở nước
ta đang trong quá trình hình thành, hoạt động trong điều kiện kém phát triển ở
thể chế điều tiết các quan hệ lao động xã hội chỉ mới vừa được sinh ra.


Tuy nhiên xu thế phát triển thị trường lao động ở nước ta ngày càng
mang tính khả quan hơn thể hiện ở: năm 2005 lực lượng lao động đạt 44.385
ngàn người. Năm 2010 sẽ tăng lên khoảng 50,5 triệu người (chưa kể số dwis
tuổi, trên tuổi có nhu cầu làm và số chưa có việc làm các năm chuyển sang).
Tốc độ tăng lực lượng lao động giai đoạn 2006-2010 khoảng 2,54%/năm. Lực
lượng lao động qua đào tạo khoảng 25,5% vào năm 2005 (trong đó đào tạo
nghề 19%) và 40% vào năm 2010 (trong đó đào tạo nghề 26,6%).
Dự báo tổng cầu lao động trong nền kinh tế quốc dân năm 2006 khoảng
93,44 triệu lao động, trong đó thành thị chiếm 24,8%; đến năm 2010 sẽ tăng
lên khoảng 49,1 triệu lao động, trong đó thành thị chiếm 29,4%. Mức tiền
lương tối thiểu đến năm 2010 đạt 600.000đ/tháng. Tiền lương bình quân trong
các doanh nghiệp tăng 2-2,5 lần so với năm 2005. Cầu lao động ngoài nước
có xu hướng tăng, thời kỳ 2006-2010 bình quân xuất khẩu lao động đạt
80.000-100.000 người/năm. Trong đó khoảng 50% là lao động có nghề.
Trong điều kiện đất nước ta hiện nay đang trên con đường phát triển
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa mà trong kinh tế thị trường
muốn hoạt động tốt cần có 5 đặc điểm chủ yếu sau: Một là, phân phối các
nguồn lực một cách có hiệu quả; Hai là, tạo ra những nguồn lực mới thông
qua việc đổi mới sản phẩm và đổi mới quá trình xử lý; Ba là, thích nghi nhanh

chóng và có hiệu quả trước sự thay đổi hoàn cảnh; Bốn là, duy trì sự ổn định
kinh tế, tránh được những hiện tượng thất nghiệp và lạm phát cao; năm là, tạo
ra hiệu quả xã hội mong muốn. Động cơ của kinh tế thị trường là lợi nhuận.
Lý luận và thực tiễn chỉ ra rằng kinh tế tư nhân hội tụ các điều kiện cần và đủ
để các quy luật kinh tế thị trường như quy luật giá trị, quy luật cung cầu, quy
luật cạnh tranh hoạt động bình thường. Nghị quyết TW 5 khoá IX nhận định
vai trò tích cực của nền kinh tế tư nhân ở nước ta: "Sự phát triển của kinh tế
tư nhân đã góp phần giải phóng lực lượng sản xuất, thúc đẩy phân công lao
động xã hội chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại
hoá, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, tăng thêm số


lwongj công nhân, lao động và doanh nhân Việt Nam, thực hiện các chủ
trương xã họi hoá y tế, văn hoá, giáo dục…"
Như vậy kinh tế tư nhân có vai trò to lớn trong phát triển thị trường nói
chung trong đó có thị trường lao động. Kinh tế tư nhân đã khẳng định thêm lý
luận "sức lao động là hàng hoá". Đó là bước đánh dấu khởi đầu cho sự phát
triển của thị trường lao động. Và vai trò của nó được thể hiện cụ thể:
+ Nó đóng vai trò to lớn trong giải quyết việc làm cho người lao động.
+ Phát triển kinh tế tư nhân làm mở rộng nhanh thị trường lao động
theo lĩnh vực, ngành và lãnh thổ.
+ Bản thân sự tồn tại và phát triển kinh tế tư nhân đã làm tăng sự lựa
chọn cho người lao động khi tham gia thị trường lao động.
+ Phát triển kinh tế tư nhân tạo cú hích cho việc đổi mới cơ chế quản lý
lao động trong khu vực kinh tế và quản lý Nhà nước.
+ Phát triển kinh tế tư nhân tạo nên thay đổi cơ cấu xã hội, hình thành
giới chủ doanh nghiệp.
+ Phát triển kinh tế tư nhân làm thay đổi các quan hệ lao động.
Như vậy phát triển kinh tế tư nhân gắn liền với phát triển thị trường lao
động cả về phương diện nhận thức và thực tế.

2.2. Đánh giá về công tác quản lý và chất lượng lao động trong các doanh
nghiệp Việt Nam
Lao động của chúng ta đông về số lượng nhưng chất lượng lại hạn chế
do lực lượng lao động qua đào tạo chưa đáp ứng đủ nhu cầu của doanh nghiệp
không những thế mà cơ cấu đào tạo lao động cũng chưa phù hợp với yêu cầu
thực tế và quan hệ so sánh trên thế giới.
Trước thời kỳ đổi đổi chế độ quản lý của chúng ta là tập trung quan liêu
bao cấp. Vì vậy sau thời kỳ đổi mới và trong điều kiện phát triển hiện nay vẫn
chịu sự ảnh hưởng của các quan điểm quản lý cũ. Vì thế hiệu quả quản lý
không cao. Mặt khác khả năng đào tạo đội ngũ quản lý trong cơ cấu đàotạo


của đất nước ta còn rất nhiều yếu kém và tồn tại. Sự đào tạo tràn lan đã cho ra
một đội ngũ quản lý vừa không có trình độ cao vừa bảo thủ trì trệ.
Trước tình hình chất lượng lao động chưa cao, mà đội ngũ quản lý cũng
yếu kém thì việc muốn đạt được hiệu quả tốt trong hoạt động sản xuất kinh
doanh là điều khó khăn. Vì vậy cần nâng cao hơn nữa trình độ của đội ngũ lao
động và đội ngũ quản lý lao động.


CHƯƠNG III
MỘT SỐ GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ, ĐỊNH HƯỚNG NHẰM TĂNG
CƯỜNG QUẢN LÝ VÀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG LAO ĐỘNG
TRONG CÁC DOANH NGHIỆP NƯỚC TA HIỆN NAY

3.1. Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành, vùng, địa phương
Để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành, vùng, địa phương
đặc biệt là tới tận doanh nghiệp để đạt mục tiêu đến năm 2010 giảm lao động
nông nghiệp xuống còn 50%, tăng lao động công nghiệp và xây dựng lên 23-
24%, tăng lao động dịch vụ lên 26-27%. Và riêng kế hoạch năm 2006 dự kiến

giảm lao động nông, lâm, ngư nghiệp xuống còn 55%, tăng lao động công
nghiệp, xây dựng lên 19% và tăng lao động dịch vụ lên 26%. Muốn vậy cần
phải thực hiện một số biện pháp sau:
+ Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành và thành phần kinh
tế: do chuyển dịch cơ cấu kinh tế quyết định phần lớn nội dung các nội dung
của chuyển dịch cơ cấu lao động. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế sẽ làm cho
nhu cầu lao động. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế sẽ làm cho nhu cầu lao động
thay đổi theo. Muốn vậy cần phải:
- Làm tốt công tác xây dựng chiến lược và quy hoạch, kế hoạch.
- Xác định rõ vai trò của các ngành, các thành phần kinh tế trong nền
kinh tế quốc dân: Cần phát triển mạnh mẽ các ngành trọng điểm, mũi nhọn
trong thời kỳ sắp tới; phát triển một số vùng kinh tế trọng điểm của đất nước
trên cơ sở quy hoạch và chiến lược đã được phê duyệt, phát triển toàn diện
các vùng miền khác tuy không phải là vùng trọng điểm để phát huy thế mạnh.
- Tạo điều kiện thuận lợi cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế:
+ Đổi mới chính sách và cơ cấu đầu tư.
+ Tạo điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế


- Môi trường đầu tư, cơ chế chính sách trong quá trình thực thi phải
thông thoáng và nhất quán. Tránh tình trạng thường xuyên thay đổi cơ chế
chính sách đối với thành phần kinh tế phi Nhà nước.
- Thực hiện bình đẳng giữa các loại hình doanh nghiệp, giữa các thành
phần kinh tế, loại doanh nghiệp lớn, vừa, nhỏ trong các hoạt động về hỗ trợ
vốn, xuất nhập khẩu, thuế, …
- Nâng cao nhận thức của mọi người đối với các thành phần kinh tế phi
Nhà nước.
- Xây dựng và ban hành nhiều chính sách nhằm khuyến khích các thành
phần kinh tế, các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các hộ gia đình và kinh tế trang
trại.

+ Nâng cao trình độ văn hoá, chuyên môn kỹ thuật cho người lao động.
- Tích cực nâng cao trình độ văn hoá của người lao động.
- Nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật cho người lao động.
3.2. Các giải pháp về việc làm, thất nghiệp, chế độ tiền lương
Để làm giảm tỷ lệ thất nghiệp cũng như thời gian thất nghiệp cần phải
tích cực giảm tỷ lệ tăng dân số và cải thiện chất lượng dân số. Mở rộng và
phát triển việc dạy nghề chú trọng các nghề mới, tạo điều kiện thuận lợi để
thu hút lực lượng lao động học nghề theo hướng xã hội hoá việc đào tạo nghề.
Muốn vậy Nhà nước phải hiện đại hoá công nghệ thiết bị của các trường
nghề, giảm hoặc miễn học phí cho người học và có chế độ đãi ngộ thoả đáng
cho đội ngũ giáo viên, kêu gọi sự tài trợ và đóng góp của các tổ chức, doanh
nghiệp và các nhà hảo tâm.
Phải có chính sách phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội, chính trị để
bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp của người lao động và người sử dụng lao
động. Khuyến khích người lao động chủ động tìm việc làm, nâng cao trình độ,
đào tạo và đào tạo lại, đẩy mạnh phong trào thi đua lập nghiệp của lực lượng
lao động trẻ tuổi.


Cải thiện điều kiện làm việc, đảm bảo an toàn và vệ sinh lao động
phòng chống tai nạn và bệnh nghè nghiệp cho người lao động. Sớm xây dựng
và thực hiện chính sách bảo hiểm đối với người thất nghiệp.
Nhà nước nên để cho các doanh nghiệp (kể cả doanh nghiệp Nhà nước)
được tự chủ về tài chính, tự chủ trong việc trả lương và tiền thưởng cho người
lao động dựa trên hiệu quả kinh doanh và năng suất lao động của doanh
nghiệp và người lao động cần phải thể chế hoá và xã hội cần tôn trọng trong
vâêjc bảo vệ thu nhập hợp pháp của người công dân. Đồng thời phải xác định
hợp lý thuế thu nhập…
Sớm ban hành bộ luật Doanh nghiệp chung cho tất cả các loại doanh
nghiệp bất kể doanh nghiệp Nhà nước hay doanh nghiệp tư nhân, bất kể

doanh nghiệp trong nước hay nước ngoài. Tiêu chí quan trọng nhất của bộ
luật này là tạo mọi điều kiện tốt nhất để mọi doanh nghiệp có thể phát huy hết
năng lực của mình trong môi trường cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng và an
toàn. Chỉ có sự phát triển mạnh của doanh nghiệp về hiệu quả và số lượng
mới là một điều kiện tối quan trọng.
Một thực trạng cũng đang diễn ra trong thời điểm hiện nay đó là vấn đề
làm thêm giờ của người lao động. Để giải quyết vấn đề đó cần phải quan tâm
đến một số điểm:
+ Đẩy mạnh và đa dạng hoá hình thức thông tin tuyên truyền, phổ biến
tư vấn quy định của pháp luật về làm thêm giờ để nâng cao sự hiểu biết và
nhận thức của người lao động và người sử dụng lao động.
+ Nâng cao hiệu quả của công tác thanh tra lao động về làm thêm giờ
bằng hoàn thiện cơ cấu tổ chức, bộ máy, cơ chế và quy trình hình thanh tra
kiểm tra; đào tạo đội ngũ thanh tra viên lao động có tính chuyên nghiệp cao.
+ Thực hiện thúc đẩy phát triển hình thức đối thoại 3 bên (chính phủ,
đại diện người sử dụng lao động, đại diện người lao động) bằng các hình thức
hợp lý như trao đổi thông tin, hội thảo; nắm bắt kịp thời các vấn đề nảy sinh,
vướng mắc, các đề xuất.

×