Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

Tiểu luận tình huống: Khiếu kiện quyết định buộc thôi việc docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (651.56 KB, 20 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC
KHOA






Tiểu luận tình huống




Khiếu kiện quyết định buộc
thôi việc






Tiểu luận - Tình huống


1

LỜI MỞ ĐẦU

Khiếu nại, tố cáo là một trong những quyền cơ bản của công dân được ghi
nhận trong Hiến pháp, nó là phương tiện để công dân sử dụng bảo vệ lợi ích của


mình, của Nhà nước. Luật khiếu nại, tố cáo ban hành ngày 2 tháng 12 năm 1998
đã cụ thể hoá quyền cơ bản đó, đồng thời thể hiện rõ quan điểm, đường lối của
Đảng về xây dựng một Nhà nước của dân, do dân, vì dân, phát huy quyền làm
chủ của nhân dân, đáp ứng đòi hỏi bức xúc của thực tiễn công tác giải quyết
khiếu nại, tố cáo hiện nay.
Khiếu nại là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức đề
nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành
chính, hành vi hành chính hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức. Tố cáo là
việc công dân báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi
vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe
doạ gây thiệt hại lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ
quan, tổ chức.
Sau hơn 5 năm thực hiện, Luật khiếu nại, tố cáo đến nay đã đi vào đời
sống kinh tế, xã hội, công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo có nhiều tiến bộ,
những vụ việc khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền từ Trung ương đến địa
phương được giải quyết theo trình tự, thủ tục, thời gian luật định góp phần thiết
lập kỷ cương. Đồng thời bên cạnh đó đã xuất hiện những quy định không còn
phù hợp với thực tiễn cần phải bổ sung, sửa đổi để đáp ứng yêu cầu của thực tế,
những vấn đề quy định chưa rõ ràng cần phải có sự điều chỉnh để công tác giải
quyết tổng hợp, tổng kết tình hình khiếu nại của công dân được đầy đủ chính xác
và kịp thời. Mặc dù đã đạt được những kết quả nhất định nhưng những vụ việc
khiếu kiện kéo dài, những vụ việc dồn từ cơ quan cấp dưới lên cơ quan cấp trên
không hề giảm, gây ra tình trạng quá tải trong giải quyết khiếu nại, tố cáo của
các cơ quan hành chính Nhà nước nhất là đối với các cơ quan Trung ương.
Tiểu luận - Tình huống


2

Các vụ án sau khi đã có Quyết định giải quyết lần đầu thì số vụ tiếp tục

khiếu nại lên cơ quan cấp trên rất cao, nó có nguyên nhân của nó: Thứ nhất,
quyết định của cấp dưới đã bị khiếu nại nhưng vẫn được giao thụ lý giải quyết,
do đó vẫn mang tính chủ quan của người ra quyết định, thường là nội dung vẫn
như cũ làm phát sinh khiếu kiện. Thứ hai, về mặt tâm lý của người khiếu kiện,
khi vụ việc được giao cho người đã có quyết định hành chính hoặc hành vi hành
chính, thì khi có quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu mà kết quả không được
như ý muốn thì người khiếu nại vẫn nghi ngờ, tiếp tục khiếu nại lên cơ quan cấp
trên. Thứ ba, ngưòi khiếu nại vì nôn nóng muốn giải quyết nhanh vụ việc mà
cùng lúc lại gửi đơn thư đến nhiều cấp, nhiều ngành. Chính vì vậy việc nâng cao
vai trò giải quyết của toà án hành chính trong các vụ khiếu nại, tố cáo là rất quan
trọng. Có như vậy mới tránh được việc đơn thư gửi nhiều lần, trùng lặp về nội
dung, các phán quyết của toà án cũng đảm bảo tính pháp lý, tránh được tình
trạng đơn thư giải quyết kéo dài. vượt cấp.
Vụ án hành chính "Khiếu kiện quyết định buộc thôi việc" sau đây đã phần
nào nói lên thực trạng việc khiếu nại, tố cáo ở các địa phương cũng như ở Trung
ương nước ta hiện nay.












Tiểu luận - Tình huống



3




PHẦN I: TÌNH HUỐNG

Vụ việc xảy ra với người khởi kiện là ông Trần Văn Hùng, sinh năm
1954, địa chỉ số 20/4 phố Lý Thái Tổ, phường Bạch Đằng, thành phố Ngô
Quyền, tỉnh BKT và người bị kiện là ông Cục trưởng Cục thuế tỉnh BKT. Với
nội dung chủ yếu của vụ án như sau:
Ông Trần Văn Hùng là Đội trưởng Đội thuế phường Lê Lợi, thành phố
Ngô Quyền. Từ năm 1996 đến tháng 2 năm 1999, gia đình ông Hùng có mua
chịu một số lượng hàng hoá vật tư xây dựng (để xây dựng, sửa chữa nhà ở) của
một số hộ kinh doanh trong địa bàn ông Hùng trực tiếp phụ trách và một số hộ
trong địa bàn xã, phường khác trong thành phố, tổng số tiền là 120.000.000
đồng, mới trả nợ được 70.000.000 đồng. Do gia đình ông Hùng không trả nợ
đúng hạn nên các hộ cho vay tiền gửi đơn khiếu nại đến Đội Cảnh sát kinh tế
Công an thành phố Ngô Quyền và Chi cục Thuế thành phố Ngô Quyền đề buộc
ông Hùng trả hết nợ.
Đến ngày 14/4/1999, ông Hùng chỉ còn nợ lại 18.000.000 đồng và ông đã
viết tường trình trước Tổ kiểm tra xử lý của Công an, Chi cục Thuế thành phố
Ngô Quyền, hứa số tiền còn lại sẽ có trách nhiệm trả nốt trong thời gian sớm
nhất. Ngày 23/4/1999, Chi cục Thuế Ngô Quyền ra Quyết định số 7B/TCCB
đình chỉ công tác đối với ông Hùng và ngày 15/6/1999, Chi cục Thuế gửi Báo
cáo số 31/BC-TCCB gửi Cục Thuế tỉnh BKT báo cáo về việc ông Hùng còn
thiếu nợ số tiền trên.
Đội Thuế phường Lê Lợi họp xét kiểm điểm kỷ luật ông Hùng vào ngày
6/7/1999, đề nghị Cục thuế áp dụng hình thức kỷ luật cảnh cáo. Ngày 10/7/1999

Hội đồng kỷ luật Chi cục Thuế Ngô Quyền họp xét kỷ luật và ngày 03/8/1999 có
Công văn số 24/ĐN-CCT đề nghị Cục thuế tỉnh BKT kỷ luật buộc thôi việc đối
Tiểu luận - Tình huống


4

với ông Hùng. Ngày 10/8/1999, Hội đồng kỷ luật Cục thuế tỉnh BKT họp xét kỷ
luật ông Hùng và ngày 14/8/1999, Cục trưởng Cục Thuế tỉnh BKT ban hành
Quyết định số 03/QĐ-TCCB kỷ luật buộc thôi việc đối với ông Hùng và buộc
ông Hùng có trách nhiệm trả số nợ còn lại là 20.000.000 đồng cho các hộ ông
Hùng đã mua hàng còn nợ.

























Tiểu luận - Tình huống


5





PHẦN II: PHÂN TÍCH, XỬ LÝ TÌNH HUỐNG

I. Mục đích của việc phân tích, xử lý tình huống:
Qua việc phân tích và xử lý tình huống cụ thể phần nào ta sẽ làm rõ được
những cơ sở lý luận và thực tiễn của công tác kiểm sát giải quyết án hành chính
liên quan đến việc khiếu nại, tố cáo về việc kỷ luật cán bộ, công chức, từ đó nêu
ra được những vấn đề cần đề xuất, kiến nghị bổ sung, sửa đổi pháp luật về nội
dung liên quan đến khiếu nại, tố cáo. Mặt khác nhằm nâng cao hiệu quả quản lý
Nhà nước cũng như việc giải quyết các thủ tục về vấn đề này, chỉ rõ được những
vấn đề vướng mắc trong tố tụng hành chính để góp ý xây dựng Thông tư liên
tịch hướng dẫn thực hiện Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án hành chính
nhằm phát huy những mặt đạt được; khắc phục tồn tại, hạn chế của công tác
kiểm sát giải quyết án hành chính để khâu công tác này đạt chất lượng, hiệu quả
hơn.
II. Phân tích xử lý, tình huống:

Do ông Hùng có đơn khiếu nại đề ngày 19/8/1999 đối cới Quyết định nói
trên, Cục trưởng Cục thuế tỉnh BKT có Công văn số 26/CT-TCCB đề ngày
11/10/1999 trả lời, khẳng định Quyết định số 03/QĐ-TCCB nêu trên là đúng.
Ngày 21/10/1999, ông Hùng khởi kiện vụ án hành chính tại Toà án nhân
dân tỉnh BKT, đề nghị Toà án huỷ Quyết định số 03/QĐ-TCCB nêu trên. Toà án
nhân dân tỉnh BKT thụ lý vụ án vào ngày 4/11/1999.
Ngày 29/12/1999, Cục thuế tỉnh BKT ban hành Quyết định số 11/QĐ-
TCCB thu hồi Quyết định số 03/QĐ-TCCB nêu trên để “Chờ Hội đồng kỷ luật
bổ sung, làm rõ một số vấn đề liên quan sẽ xử lý tiếp ”.
Tiểu luận - Tình huống


6

Tại phiên toà sơ thẩm ngày 3/01/2000 của Toà án nhân dân tình BKT,
không có Quyết định nêu trên nên ông Hùng rút đơn khởi kiện. Cùng ngày Toà
án nhân dân đã ban hành Quyết định số 01/HCST đình chỉ việc giải quyết vụ án,
với lý do ông Hùng rút đơn khởi kiện.
Ngày 10/01/2000, ông Hùng kháng cáo đối với Quyết định đình chỉ vụ án.
ngày 12/01/2000, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tỉnh BKT cũng có kháng
nghị số 31/KN-HC đối với Quyết định đình chỉ giải quyết vụ án số 01/HCST
nêu trên.
Ngày 25/01/2000, Hội đồng kỷ luật Cục thuế tỉnh BKT lại xét kỷ luật đối
với ông Hùng và ngày 29/02/2000, Cục thuế tỉnh BKT lại ban hành Quyết định
số 01/QĐ-TCCB kỷ luật buộc thôi việc đối ông Hùng. Ngày 20/3/2000, khi ông
Hùng nhận được Quyết định buộc thôi việc số 01 trên ông đã khiếu nại đối với
Quyết định này.
Ông Hùng tiếp tục khởi kiện đối với Quyết định số 03/QĐ-TCCB ngày
14/8/1999 và Quyết định số 01/QĐ-TCCB ngày 29/2/2000 của Cục trưởng Cục
thuế tỉnh BKT bằng đơn đề ngày 31/5/2000.

Bản án hành chính phúc thẩm số 01/HCPT ngày 4/01/2001 của Toà phúc
thẩm Toà án nhân tối cao tại Thành phố Hồ Chí Minh đã xử huỷ Quyết định
đình chỉ giải quyết vụ án hành chính số 01/HCST ngày 3/01/2000 của Toà án
nhân tỉnh BKT, giao hồ sơ cho Toà án nhân dân tỉnh BKT xét xử sơ thẩm lại
theo quy định của pháp luật.
Bản án hành chính sơ thẩm số 03/HCST ngày 29/6/2001 của Toà án nhân
tỉnh BKT đã xử: Bác yêu cầu đơn khởi kiện của ông Hùng, giữ nguyên Quyết
định số 01/QĐ-TCCB ngày 29/2/2000 của Cục trưởng Cục thuế tỉnh BKT.
Ngày 9/7/2001, ông Hùng kháng cáo.
Bản án phúc thẩm số 29/HCPT ngày 29/9/2001 của Toà phúc thẩm Toà
án nhân dân tối cao tại Thành phố Hồ Chí Minh đã xử huỷ bản án sơ thẩm số
03/HCST nêu trên, giao hồ sơ về Toà án nhân dân tỉnh BKT xét xử sơ thẩm lại
với thành phần Hội đồng xét xử khác.
Tiểu luận - Tình huống


7

Bản án hành chính sơ thẩm số 05/HCST ngày 27/12/2001 của Toà án
nhân dân tỉnh BKT đã xử: Bác yêu cầu khởi kiện của ông Hùng, giữ nguyên
Quyết định số 01/QĐ-TCCB ngày 29/2/2000 của Cục trưởng Cục thuế tỉnh
BKT.
Ngày 2/01/2002, ông Hùng kháng cáo đối với bản án sơ thẩm. Ngày
21/01/2002, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tỉnh BKT cũng có kháng nghị
số 62/KN-HC đối với Quyết định đình chỉ giải quyết vụ án sơ thẩm nêu trên.
Bản án phúc thẩm số 20/HCPT ngày 13/8/2002 của Toà phúc thẩm Toà
án nhân dân tối cao tại Thành phố Hồ Chí Minh đã xử: Sửa án sơ thẩm, huỷ
Quyết định số 01/QĐ-TCCB ngày 29/02/2000 của Cục trưởng Cục thuế tỉnh
BKT với nhận định Quyết định số 01/QĐ-TCCB ngày 29/02/2000 của Cục
trưởng Cục thuế tỉnh BKT ban hành khi đã quá thời hiệu xử lý kỷ luật theo Quy

định tại khoản 3 Điều 5 Nghị định số 97/1998/NĐ-CP ngày 17/01/1998 của
Chính phủ.
Ngày 7/02/2003, Chánh án Toà án nhân dân tối cao có Kháng nghị số
2/HC-TK đối với bản án phúc thẩm nêu trên theo thủ tục giám đốc thẩm theo
hướng: Đề nghị HĐTP Toà án nhân dân tối cao xử huỷ bản án phúc thẩm để
giao hồ sơ về cho Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao tại Thành phố Hồ Chí
Minh xét xử phúc thẩm lại theo đúng quy định của pháp luật, với nhận định:
Việc Toà phúc thẩm xử huỷ Quyết định số 01/QĐ-TCCB ngày 29/02/2000 của
Cục trưởng Cục thuế tỉnh BKT là không đúng pháp luật vì Quyết định này là
Quyết định thay thế Quyết định số 03/QĐ-TCCB ngày 14/8/1999, là Quyết định
ban hành đúng quy định tại khoản 3 Điêù 5 Nghị định số 97/1998/NĐ-CP ngày
17/01/1998 của Chính phủ. Mặt khác, Toà cấp phúc thẩm mới chỉ xem xét về
thời hiệu ban hành Quyết định mà chưa xem xét tính chất, mức độ vi phạm của
ông Hùng.
Ngày 31/3/2003, Viện kiểm sát nhân dân tối cao có Kết luận số 08/KL-
HC, nhận định bản án phúc thẩm đã xét xử là có căn cứ, đúng pháp luật, đề nghị
Tiểu luận - Tình huống


8

HĐTP Toà án nhân dân tối cao xét xử không chấp nhận kháng nghị của Chánh
án Toà án nhân dân tối cao.
Ngày 4/4/2003, Chánh án Toà án nhân tối cao ban hành Quyết định số
01/HC-TK rút Kháng nghị số 02/HC-TK nêu trên.
Trong quá trình sơ thẩm lần I của vụ hành chính này, các bước đã
tiến hành như sau:
- Về tư cách pháp lý của các thành phần tham gia tố tụng:
Theo quy định tại Điều 12, Điều 43 Pháp lệnh cán bộ, công chức ban
hành ngày 17/3/1998, có hiệu lực từ ngày 01/5/1998 thì ông Hùng là cán bộ,

công chức nhà nước khi bị kỷ luật có quyền khiếu nại về Quyết định kỷ luật đối
với mình đến cơ quan, tổ chức có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
Căn cứ vào đại diện của pháp nhân theo khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều
102 Bộ Luật Dân sự và Điều 6, khoản 3 Điều 19 Pháp Lệnh Thủ tục giải quyết
các vụ án hành chính thì ông Cục trưởng Cục thuế tỉnh BKT có quyền quyết
định bằng văn bản kỷ luật buộc thôi việc đối với cán bộ, công chức thuộc quyền
quản lý của mình theo quy định của pháp luật (trong trờng hợp này là ông Trần
Văn Hùng).
- Về thẩm quyền giải quyết loại việc:
Nội dung loại việc cần giải quyết là căn cứ vào đơn khiếu kiện của ông
Trần Văn Hùng đề nghị huỷ Quyết định số 03/QĐ-TCCB ngày 14/8/1999 của
Cục trưởng Cục thuế tỉnh BKT về việc buộc thôi việc đối với ông Hùng
Căn cứ vào khoản 2 Điều 2. khoản 4 Điều 11 Pháp Lệnh Thủ tục giải
quyết các vụ án hành chính ban hành ngày 25/12/1998 có hiệu lực từ 8/01/1999
thì thẩm quyền giải quyết vụ việc trên thuộc Toà án nhân dân địa phương.
Vận dụng điểm 3 Công văn số 39/KHXX ban hành ngày 6/71996 của Toà
án nhân dân tối cao và căn cứ tiết b khoản 2 Điều 12 Pháp lệnh Thủ tục giải
quyết các vụ án hành chính thì vụ việc này thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà
án nhân dân cấp tỉnh.
- Về việc án phí, lệ phí:
Tiểu luận - Tình huống


9

Theo Điều 9 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định số 56/QĐ-V12 ngày
22/12/1999 của Viện kiểm sát nhân dân tối cao; Căn cứ khoản 4 Điều 11; Điều
29; khoản 1 Điều 32 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính; tiết c
khoản 1 Điều 31 Chơng VI Nghị định 70/CP ngày 12/6/1997 thì khi Viện kiểm
sát khởi tố vụ án hành chính, kháng nghị bản án, quyết định hành chính sơ thẩm

không phải nộp tiền tạm ứng án phí và án phí.
- Về thời hạn, thời hiệu khởi kiện:
Khoản 1 Điều 30 Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án hành chính có
quy định: Người khởi kiện đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính
phải làm đơn yêu cầu Toà án có thẩm quyền giải quyết vụ án hành chính trong
thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hết hạn giải quyết khiếu nại lần đầu theo quy định
của Luật khiếu nại, tố cáo mà khiếu nại không được giải quyết hoặc kể từ ngày
nhận được quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu mà không đồng ý với giải
quyết nại đó. Cán bộ, công chức khởi kiện đối với quyết định kỷ luật buộc thôi
việc phải làm đơn yêu cầu Toà án có thẩm quyền giải quyết vụ án hành chính
trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại lần
đầu mà không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại đó. Trong trường hợp
này khi Cục thuế tỉnh BKT ban hành Quyết định số 03/QĐ-TCCB ngày
14/8/1999 thì sau đó 05 ngày, tức là ngày 19/8/1999 ông Hùng có đơn khiếu nại
và khi Cục thuế tỉnh BKT ban hành Quyết định số 01/QĐ-TCCB ngày
29/02/2000 thì đến ngày 20/3/2000 có đơn khiếu nại. Như vậy việc khởi kiện
của ông xét về mặt thời hạn là đúng quy định của pháp luật.
Vì ông Hùng là cán bộ, công chức Nhà nước nên căn cứ quy định tại
khoản 3 Điều 5 Nghị định số 97/1998/NĐ-CP của Chính phủ thì thời hiệu xử lý
vi phạm hành chính được quy định từ 3 tháng đến không quá 6 tháng. Do đó
Quyết định 01/QĐ-TCCB ngày 29/02/2000 của Cục trưởng Cục thuế tỉnh BKT
ban hành là đã quá thời hiệu xử lý kỷ luật.
- Về thủ tục khởi kiện:
Tiểu luận - Tình huống


10

Căn cứ tiết a khoản 1 Điều 13 Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án
hành chính thì thủ tục khởi kiện đúng quy định của pháp luật (Có đơn, đã giải

quyết lần đầu bằng văn bản).
Căn cứ vào khoản 3 Điều 13 Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án
hành chính về hình thức đơn khởi kiện xét thấy đơn khởi kiện của ông Hùng có
đầy đủ nội dung, có chữ ký đại diện và có tài liệu kèm theo.
- Về căn cứ pháp lý:
Theo Nghị định 97/1998/NĐ-CP ngày 17/11/1998 của Chính phủ, có hiệu
lực từ 2/12/1998; Pháp lệnh cán bộ, công chức ngày 9/3/1998, có hiệu lực từ
1/5/1998; Nghị định số 70/CP ngày 12/6/1997 của Chính phủ, có hiệu lực từ
26/6/1997 thì các Quyết định xử lý kỷ luật của Cục Thuế tỉnh BKT đều có hiệu
lực.
Các căn cứ pháp lý của hoạt động tố tụng của cơ quan tiến hành tố tụng
được chuẩn bị và nghiên cứu gồm: các quy định về thảm quyền của Thẩm phán
Toà án Nhân dân theo Luật tổ chức Toà án nhân dân ban hành ngày 10/10/1992,
Pháp lệnh thẩm phán Toà án nhân dân; Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân ban
hành ngày 10/10/1992, Pháp lệnh Kiểm sát viên, Luật sư (năm 2001 mới có
Pháp lệnh về Luật sư ban hành ngày 25/7/2001, có hiệu lực từ ngày 1/10/2001);
Các quy định tại Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính 1996 (đã đ-
ược sửa đổi, bổ sung năm 1999, ban hành ngày 25/12/1998, có hiệu lực từ ngày
8/1/1999). Như vậy tại thời điểm xảy ra các tình huống vụ án thì các căn cứ
pháp lý trên đều có hiệu lực.
Các tài liệu văn bản cần thiết để giải quyết vụ án phải thu thập:
Tờ trình của ông Hùng ngày 14/4/1999, Quyết định số 7B/TCCB ngày
14/4/1999 và Báo cáo số 31/BC ngày 15/6/1999 của Chi cục Thuế Ngô Quyền;
Biên bản họp xét kỷ luật ông Hùng của Đội thuế phường Lê Lợi ngày 6/7/1999,
của Chi cục thuế Ngô Quyền ngày 10/7/1999, Báo cáo số 24/ĐN- CCT của Chi
cục thuế ngày 3/8/1999, Biên bản họp ngày 10/8/1999, Quyết định số 03/QĐ-
TCCB ngày 14/8/1999 của Cục trưởng Cục thuế tỉnh BKT, Đơn khiếu nại đề
Tiểu luận - Tình huống



11

ngày 19/8/1999 của ông Hùng, Công văn số 26/CT-TCCB ngày 11/10/1999 của
Cục thuế tỉnh BKT, Đơn khởi kiện ngày 21/10/1999 của ông Hùng, Quyết định
số 01/QĐ- TCCB ngày 29/12/1999 của Cục trưởng Cục thuế tỉnh BKT, Đơn xin
rút đơn khởi kiện của ông Hùng và Quyết định số 01/HCST ngày 03/1/2001 của
Toà án Nhân dân tỉnh BKT.
- Về việc thực hiện quyền của các đương sự:
Căn cứ Điều 20 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính 1999
thì các đương sự có quyền được rút toàn bộ hoặc một phần yêu cầu, thay đổi
hoặc sửa chữa Quyết định, cung cấp chứng cứ…
Các bước phải tiến hành trong quá trình phúc thẩm lần 1:
- Về tư cách pháp lý của các thành phần tham gia tố tụng: Người kháng
cáo là ông Hùng tự bảo vệ quyền lợi cho mình. Người bị kiện là Cục trưởng Cục
thuế tỉnh BKT.
- Về thẩm quyền giải quyết các loại việc:
Căn cứ đơn kháng cáo và kháng nghị đề nghị Toà án xem xét lại Quyết
định sơ thẩm: Đình chỉ giải quyết vụ án do ngời khởi kiện tự rút đơn khởi kiện
theo tiết b khoản 1, khoản 2 Điều 41 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành
chính.
Vụ việc này thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án Nhân dân các tỉnh và
việc nộp dự phí kháng cáo được căn cứ vào khoản 2 và khoản 4 Điều 29 Pháp
lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính; Điều 27 và Điều 28 chương VI án
phí hành chính của Nghị định 70/CP ngày 12/6/1997 của Chính phủ.
- Về thời hạn kháng cáo:
Căn cứ khoản 1, khoản 2 Điều 56 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án
hành chính thì 10 ngày kể từ khi xét xử sơ thẩm hoặc khi nhận được bản án (nếu
vắng mặt). Vụ án này sơ thẩm ra Quyết định từ ngày 03/1/2000; Kháng cáo ngày
10/1/2000 và kháng nghị ngày 12/1/2000, trong hạn luật định.
- Về thủ tục kháng cáo:

Tiểu luận - Tình huống


12

Căn cứ vào Điều 55, khoản 4 Điều 56, Điều 57, Điều 58 và Điều 59 của
Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính thì các thủ tục kháng cáo đều
đúng quy định
Các bước tiến hành trong quá trình sơ thẩm lần II:
- Về tư cách pháp lý của các thành phần tham gia tố tụng, thẩm quyền giải
quyết loại việc (như đối với lần I)
+ Nội dung loại việc: Căn cứ vào đơn khởi kiện của ông Hùng: Đề nghị
Toà án huỷ Quyết định số 03/QĐ-TCCB ngày 14/8/1999 vàa Quyết định số
01/QĐ-TCCB ngày 29/3/2000 của Cục trưởng Cục thuế tỉnh BKT về việc buộc
thôi việc đối với ông Hùng.
+ Loại việc thuộc thẩm quyền giải quyết của toà án hay không và thuộc
thẩm quyền giải quyết của toà án cấp nào (như đối với lần I).
- Về việc nộp dự phí án phí, thời hạn, thời hiệu khởi kiện, thời hiệu xử lý
vi phạm hành chính (như đối với lần I).
+ Thủ tục khởi kiện: Có đơn khiếu nại nhưng chưa có giải quyết lần đầu
bằng văn bản trả lời, căn cứ Điều 39, 55 Luật khiếu nại tố cáo ban hành ngày
01/01/1999 thì ông Hùng có quyền khởi kiện vụ án hành chính ra toà án nhân
dân để giải quyết.
+ Căn cứ pháp lý: Hiệu lực của văn bản pháp luật, Việc thực hiện của các
đương sự (như đối với lần I), Các loại tài liệu, văn bản cần thiết thu thập để giải
quyết vụ án.
Các bước tiến hành trong quá trình sơ thẩm lần II:
- Về tư cách pháp lý của các thành phần tham gia tố tụng, thẩm quyền giải
quyết các loại việc (như sơ thẩm lần II)
+ Nội dung kháng cáo và kháng nghị yêu cầu giải quyết vấn đề: Căn cứ

đơn kháng cáo và kgáng nghị đề nghị Toá án xem xét lại bản án sơ thẩm đã xử
bác yêu cầu đơn khởi kiện của ông Hùng, giữ nguyên Quyết định số 01/QĐ-
TCCB của Cục trưởng Cục thuế tỉnh BKT.
Tiểu luận - Tình huống


13

- Về việc nộp dự phí kháng cáo, thời hạn kháng cáo, kháng nghị (như quá
trình sơ thẩm).
+ Thời hạn, kháng cáo, kháng nghị: Bản án sơ thẩm số 05/HCST ngày
27/12/2001, ông Hùng kháng cáo ngày 02/01/2001 là trong hạn Luật định, Viện
kiểm sát có Kháng nghị số 62/KN ngày 21/01/2001 là quá hạn Luật định.
- Thủ tục kháng cáo, kháng nghị; Căn cứ pháp lý (như quá trình sơ thẩm).








PHẦN III: GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ

Từ thực trạng phân tích tình huống cụ thể trong công tác giải quyết án
hành chính lĩnh vực khiếu nại, tố cáo về việc kỷ luật cán bộ, công chức cùng các
vướng mắc, khó khăn khi kiểm sát giải quyết loại án này, đồng thời để có những
quy định phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội nước ta trong hiện tại và trong
tương lai gần, cần có những giải pháp để công tác kiểm sát đạt hiệu quả cao. Sau
đây là một số giải pháp và kiến nghị cụ thể:

- Đối với Luật khiếu nại, tố cáo:
+ Luật khiếu nại, tố cáo cần có điều luật quy định bổ sung về việc người
có thẩm quyền giải quyết khiếu nại có quyền từ chối giải quyết khiếu nại đối với
những việc đã được giải quyết và sau thời gian nhất định không bị các bên khiếu
nại theo Quy định của Luật, nhng nay lại khiếu kiện về những quyền lợi phát
sinh từ việc đã giải quyết đó. Có như vậy mới tránh được trường hợp một số
việc phải giải quyết nhiều lần do có sự thay đổi của chính sách pháp luật.
Tiểu luận - Tình huống


14

+ Cần có quy định bổ sung về việc không giải quyết vụ việc mà đã được
giải quyết xong, không có khiếu nại gì trong khoảng thời gian nhất định, tránh
việc đương sự khiếu nại cả những việc đã được giải trước đây mà đến nay đ-
ương sự mới đòi hỏi những quyền lợi khác phát sinh từ việc đã giải quyết đó.
- Đối với Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án hành chính:
Khiếu nại, tố cáo gắn liền với cuộc sống của mỗi gia đình, mỗi cá nhân.
Do đó khi có những sự điều chỉnh về vấn đề khiếu nại, tố cáo của cơ quan nhà
nước có thẩm quyền sẽ tác động trực tiếp vào đời sống của đối tượng bị điều
chỉnh, có khi ảnh hưởng đến tài sản, danh dự, tính mạng của những người có
quyền và nghĩa vụ liên quan. Giải quyết dứt điểm một vụ việc khiếu nại, tố cáo
là giải quyết không những quyền lợi cho nhà nước mà còn thể hiện những
nguyên tắc cơ bản của nhà nước xã hội chủ nghĩa về quyền con người.
Về quy định tại Điều 19 và 30 Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án
hành chính bắt buộc người khởi kiện phải qua giai đoạn giải quyết khiếu nại lần
đầu của cá nhân, cơ quan có hành vi hành chính, quyết định hành chính (trong
htời hạn 30 ngày), sau đó nếu không đồng ý với kết quả giải quyết khiếu nại đó
hoặc không có kết quả giải quyết khiếu nại mới được khởi kiện nói chung là phù
hợp. Tuy nhiên trong một số trường hợp, việc quy định như vậy gây thiệt hại lớn

đến quyền lợi, danh dự của tập thể, của công dân nếu hành vi hành chính, quyết
định hành chính đã thực hiện hoặc ban hành là trái pháp luật. Vì vậy cần phải có
quy định bổ sung những trường hợp không cần thiết chờ đợi thời gian 30 ngày
để chờ kết quả giải quyết lần đầu.
Điều 3 và Điều 20 Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án hành chính quy
định ngời bị kiện có quyền sửa đổi hoặc huỷ bỏ quết định bị khiếu nại, có quyền
thoả thuận với người khởi kiện về việc giải quyết vụ án hành chính, có nghĩa các
đơng sự có thể đã thoả thuận được cách giải quyết, không cần tiếp tục giải quyết
khiếu kiện nữa vụ án có thể đình chỉ giải quyết. Tuy nhiên các căn cứ đình chỉ
vụ án tại Điều 41 Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án hành chính lại chưa có
điều khoản quy định trường hợp nêu trên. Vì vậy, cần bổ sung một khoản cho
Tiểu luận - Tình huống


15

trường hợp này, với nội dung: “ Khi người bị kiện đã huỷ bỏ quyết định bị khiếu
kiện theo quy định tại Điều 3 hoặc khi hai bên đương sự đã thoả thuận với nhau
về việc giải quyết vụ án hành chính theo quy định tại khoản đ Điều 20 và thông
báo cho Toà án trước khi mở phiên toà xét xử ”. Trường hợp người bị kiện sửa
đổi quyết định hành chính hoặc sau khi thoả thuận, hai bên đương sự không
thống nhất cách giải quyết vụ án thì Toà án vẫn xét xử đối với quyết định bị
khiếu kiện hoặc quyết định sửa đổi quyết định bị khiếu kiện như trường hợp
bình thường.
- Đối với Thông tư liên tịch hướng dẫn thực hiện Pháp lệnh Thủ tục
giải quyết các vụ án hành chính:
Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Toà án nhân dân tối cao nhất thiết phải
sớm ban hành Thông tư liên tịch hướng dẫn thực hiện Pháp lệnh Thủ tục giải
quyết các vụ án hành chính trong đó tập trung hướng dẫn rõ khoản 5 Điều 11.
Đây là vấn đề bức xúc bởi lẽ Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án hành chính

có những đặc điểm hoàn toàn khác biệt với Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ
án dân sự, Bộ luật tố tụng hình sự, Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án kinh
tế, Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các tranh chấp lao động. Trong chừng mực nào
đó, một số quy định chung hoặc những thói quen của cán bộ hai ngành vẫn thực
hiện trong khi thực hiện các bước thực hiện của tố tụng như việc lập hồ sơ của
vụ án, chuyển hồ sơ qua lại giữa hai cơ quan cùng cấp hoặc giữa cấp trên với
cấp dưới,… song vì chưa có quy định hướng dẫn thực hiện cụ thể nên đã có
nhiều trường hợp xử lý tuỳ tiện, khi phát hiện ra cũng không có cơ sở để kháng
nghị, không có cơ sở để xác định trách nhiệm cụ thể và hậu quả của những hành
vi đó.
Mặt khác một số điểm của Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án hành
chính chưa được giải thích để thống nhất cách hiểu như trường hợp nào thì được
coi là quyết định lần đầu, quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu, phương thức
chuyển giao hồ sơ vụ án giữa hai ngành, thời hạn tối đa để Toà án nhân dân ban
hành một quyết định, bản án sau khi xét xử,…
Tiểu luận - Tình huống


16

- Hoàn thiện thể chế quản lý cán bộ, công chức:
Cần phải có văn bản hướng dẫn thống nhất về việc xây dung chế độ trách
nhiệm đối với cán bộ, công chức. Mọi cán bộ, công chức trên cương vị, vị trí
công tác đều được quy định chế độ trách nhiệm (trách nhiệm về chính trị, trách
nhiệm về kinh tế, trách nhiệm về hành chính, trách nhiệm về đạo đức…) một
cách đầy đủ, và ứng với trách nhiệm là quyền hạn rõ ràng. Cần phải có văn bản
quy định thống nhất của cấp có thẩm quyền về việc xây dung chế độ trách nhiệm
mới có tác dụng giáo dục chung cho đội ngũ cán bộ, công chức và đảm bảo các
nội dung khoa học trong việc xây dựng chế độ trách nhiệm cán bộ, công chức
trong tất cả các cơ quan nhà nước.

Cần có văn bản quy định thống nhất về đạo đức công chức, biên soạn tài
liệu và giảng dạy cho cán bộ, công chức thấu hiểu đạo đức công chức. Đạo đức
công là phải rất cụ thể, có thể đo được, đếm được, so sánh được, tránh chung
chung trừu tượng. Bởi suy cho cùng mọi sự chung thành, lòng yêu nước, bản
lĩnh chính trị của người cán bộ, công chức phải được thể hiện bằng hành động,
bằng lời nói, việc làm, lương tâm nghề nghiệp, bằng sự gương mẫu, lôi cuốn
quần chúng làm tốt công việc theo luật pháp Nhà nước. Đạo đức của cán bộ,
công chức trước hết phải thể hiện ở sự cần kiệm, liêm chính, chí công vô tư, tận
tuỵ phục vụ nhân dân. Đạo đức của cán bộ, công chức được coi là căn cứ quan
trọng để công chức phấn đấu, rèn luyện, tu dưỡng, là căn cứ để đánh giá cán bộ,
công chức hàng năm và là căn cứ để mọi ngời có điều kiện kiểm tra cán bộ,
công chức, góp phần giáo dục cán bộ, công chức trưởng thành.
- Đối với ngành kiểm sát:
Kiện toàn đội ngũ cán bộ làm công tác kiểm sát loại án này trong toàn
ngành theo phương thức chuyên môn hoá, ổn định, được đào tạo và đào tạo lại
một cách thường xuyên tại các lớp nghiệp vụ của ngành theo giáo trình cụ thể,
sát với thực tiễn hoạt động của ngành trong thời gian qua.
Tăng cường hơn nữa việc kiểm tra, chỉ đạo điều hành kết hợp với hướng
dẫn kịp thời về nghiệp vụ của Viện kiểm sát nhân dân cấp trên đối với Viện
Tiểu luận - Tình huống


17

kiểm sát nhân dân cấp dưới. Đặc biệt, Viện kiểm sát nhân dân tối cao là cơ quan
có trách nhiệm tích luỹ đúc rút kinh nghiệm để xây dựng cơ sở lý luận và những
hướng dẫn có tính đặc thù cho loại việc này tới Viện kiểm sát nhân dân các cấp,
nhằm tránh được những thiếu sót đã và có thể gặp phải trong thực hiện chức
năng nghiệp vụ của mình.
Viện kiểm sát nhân dân các địa phương cần quan tâm đúng mức đối với

khâu công tác này vì đây là loại án phức tạp đòi hỏi ngoài việc phải sưu tầm,
tích luỹ nhiều kiến thức pháp luật, kinh nghiệm công tác, kinh nghiệm xã hội
của mỗi cán bộ, kiểm sát viên còn phải giải quyết tốt mối quan hệ giữa ngành
kiểm sát với các cơ quan, các tổ chức và các cá nhân. Do đó việc bố trí kịp thời
và đầy đủ cán bộ tham gia các lớp tập huấn, đào tạo theo yêu cầu công tác cần
phải được thực hiện nghiêm túc, có trách nhiệm,…







KẾT LUẬN

Khiếu nại, tố cáo về việc kỷ luật cán bộ, công chức là một trong những
vấn đề bức xúc trong các loại khiếu kiện. Vấn đề này rất nghiêm túc, nhạy cảm
và rất phức tạp. Giải quyết tốt khiếu nại, tố cáo về việc kỷ luật cán bộ, công
chức là mục tiêu lớn của các cấp chính quyền, của các ngành, các tổ chức và của
Toà án nhân dân các cấp.
Với chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động tư pháp
đối với Toà án nhân dân các cấp trong thụ lý, giải quyết các vụ án hành chính,
Viện kiểm sát nhân dân các cấp đã căn cứ, nhiệm vụ, quyền hạn được quy định
Tiểu luận - Tình huống


18

tại Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân, Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án
hành chính, Quy chế 56,… để thực hiện tốt công tác này trong thời gian vừa

qua.
Tuy vậy, trong công tác kiểm sát giải quyết án hành chính ở lĩnh vực này
còn nhiều hạn chế, tồn tại cũng như còn không ít các khó khăn, vướng mắc về
chính sách pháp luật, bộ máy, biên chế … trong quá trình kiểm sát giải quyết
loại án này cần được tháo gỡ khắc phục.
Việc đề ra được những giải pháp, kiến nghị sửa đổi bổ sung pháp luật,
khắc phục khó khăn, vướng mắc khác nhằm làm cho công tác kiểm sát giải
quyết án hành chính liên quan đến lĩnh vực khiếu nại, tố cáo về việc kỷ luật cán
bộ, công chức có chất lượng, hiệu quả hơn. Đây là nhiệm vụ không chỉ của Viện
kiểm sát nhân dân cấp Trung ương mà các Viện kiểm sát nhân dân cấp địa
phương đều phải tiến hành.
















Tiểu luận - Tình huống



19



×