Tải bản đầy đủ (.pdf) (118 trang)

Xây dựng và hoàn thiện quy trình lập BCTC tại công ty cổ phần đại thuận

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (537.98 KB, 118 trang )

Trang i
LỜI CẢM ƠN
Luận văn được thực hiện tại Công ty Cổ phần Đại Thuận. Với lòng biết ơn sâu sắc
nhất em xin chân thành cám ơn cô Hồ Thanh Thủy - Giám đốc tài chính, anh Dương
Anh Tường - kế toán trưởng Công ty cổ phần Đại Thuận đã tận tình hướng dẫn và giúp
đỡ em hoàn thành luận văn này.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo của trường đại học Nha Trang, đặc
biệt là các thầy cô trong khoa Kế toán - Tài chính đã tận tình dạy bảo em trong suốt
bốn năm học tập tại trường, để em có được những kiến thức như ngày hôm nay và phần
nào thể hiện qua báo cáo thực tập tốt nghiệp này.
Đồng thời, em xin chân thành cảm ơn Ban Lãnh đạo Công ty Cổ phần Đại Thuận
đã giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho em hoàn thành báo cáo thực tập tốt nghiệp này.
Cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới gia đình, người thân và bạn bè đã luôn
động viên, giúp đỡ và tạo mọi điều kiên thuận lợi nhất cho em trong suốt quá trình học
cũng như hoàn thành luận văn.
Nha Trang, ngày 20 tháng 06 năm 2011
Sinh viên thực tập

Ngô Thị Hồng Nhung




Trang ii
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN i
MỤC LỤC ii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT vii
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN 4
1.1. Hệ thống BCTC năm của doanh nghiệp 4


1.1.1. Yêu cầu lập và trình bày BCTC 4
1.1.2. Nguyên tắc lập và trình bày BCTC 5
1.1.3. Kỳ lập BCTC năm 5
1.2. Quy trình lập và trình bày Báo cáo tài chính 5
1.2.1. Những thông tin chung về doanh nghiệp 5
1.2.2. Lập và trình bày BCTC năm 6
1.2.2.1. Lập và trình bày Bảng cân đối kế toán 6
1.2.2.2. Lập và trình bày Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 22
1.2.2.3. Lập và trình bày Báo cáo lưu chuyển tiền tệ 26
1.2.2.4. Lập và trình bày Thuyết minh báo cáo tài chính 42
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC LẬP BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG
TY CỔ PHẦN ĐẠI THUẬN 44
2.1. Giới thiệu khái quát về Công ty Cổ phần Đại Thuận 44
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển 44
Trang iii
2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ 47
2.1.2.1 Chức năng: 47
2.1.2.2 Nhiệm vụ 47
2.1.3. Tổ chức bộ máy quản lý tại công ty 48
2.1.3.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý 48
2.1.3.2. Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận: 50
2.1.4. Khái quát kết quả kinh doanh của công ty thời gian qua (2008 – 2010) 53
2.1.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty trong
thời gian qua: 56
2.1.5.1 Các nhân tố bên ngoài 56
2.1.5.2 Các nhân tố bên trong 58
2.1.6. Phương hướng phát triển của công ty thời gian tới 58
2.2. Thực trạng công tác tổ chức kế toán tại công ty 59
2.2.1 Tổ chức bộ máy kế toán tại công ty: 59
2.2.1.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán tại công ty 59

2.2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của từng kế toán viên: 60
2.2.2. Tổ chức hệ thống chứng từ sử dụng tại công ty 65
2.2.3. Tổ chức hệ thống tài khoản 65
2.2.4. Hình thức kế toán áp dụng tại công ty: 65
2.2.4.1 Sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán 65
2.2.4.2. Giải thích cách ghi sổ kế toán: 65
2.2.4.3. Giao diện phần mềm kế toán An Linh mà công ty sử dụng 66
Trang iv
2.3. Thực trạng công tác lập Báo cáo tài chính tại công ty 68
2.3.1. Khái quát chung về lập báo cáo tài chính tại công ty 68
2.3.2. Trình tự lập Báo cáo tài chính tại công ty 68
2.3.2.1. Lập Báo cáo tài chính tại chi nhánh 68
2.3.2.2. Tổng hợp báo cáo tài chính lập báo cáo tài chính năm của công ty 92
2.4. Đánh giá chung về thực trạng công tác kế toán lập Báo cáo tài chính tại công ty Cổ
phần Đại Thuận 96
2.4.1. Những mặt đạt được 97
2.4.1.1. Về bộ máy kế toán 97
2.4.1.2. Về công tác lập Báo cáo tài chính 97
2.4.1.3. Về hình thức kế toán 98
2.4.1.4. Về hệ thống tài khoản, chứng từ, sổ sách kế toán 98
2.4.2. Những mặt hạn chế 98
2.4.2.1. Về công tác lập Báo cáo tài chính 98
2.4.2.2. Về bộ máy kế toán 99
CHƯƠNG 3: HOÀN THIỆN QUY TRÌNH LẬP BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG
TY CỔ PHẦN ĐẠI THUẬN 100
3.1. Xây dựng và hoàn thiện quy trình lập Báo cáo tài chính tại công ty Cổ phần Đại
Thuận 100
3.1.1. Quy trình lập Báo cáo tài chính tại công ty cần thực hiện các bước sau: 100
3.1.2. Nhận xét và một số kiến nghị nhằm hoàn thiện quy trình lập báo cáo tài chính
tại công ty: 104

Trang v
3.1.2.1. Đối với quá trình lập báo cáo tài chính tại các chi nhánh 104
3.1.2.2. Đối với quá trình tổng hợp, lập Báo cáo tài chính hợp nhất cho công ty106
KẾT LUẬN 108
TÀI LIỆU THAM KHẢO 110
PHỤ LỤC 111



















Trang vi
DANH MỤC BẢNG VÀ SƠ ĐỒ
Bảng 2.1. Bảng cơ cấu vốn góp của công ty 45
Sơ đồ 2.1 : Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý tại công ty 49
Bảng 2.2. Bảng tổng hợp một số chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động 53

Sơ đồ 2.2: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán tại công ty 60
Sơ đồ 2.3. Sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán 66
Sơ đồ 3.1: Quy trình lập báo cáo tài chính tại công ty cổ phần Đại Thuận 100













Trang vii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Viết tắt Giải thích
BCĐKT Bảng cân đối kế toán
BCĐSPS Bảng cân đối số phát sinh
BCKQHĐKD Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
BCLCTT Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
BCTC Báo cáo tài chính
BHXH Bảo hiểm xã hội
CP Cổ phần
MS Mã số
GĐ Giám đốc
GTGT Giá trị gia tăng
GVHB Giá vốn hàng bán

KD Kinh doanh
KT Kế toán
TMBCTC Thuyết minh báo cáo tài chính
TNDN Thu nhập doanh nghiệp
TK: Tài khoản
TSCĐ Tài sản cố định
XDCB Xây dựng cơ bản
Trang 1
LỜI MỞ ĐẦU
Sự cần thiết của đề tài
Báo cáo tài chính là bức tranh toàn cảnh của doanh nghiệp, ở đó thể hiện quy mô
hoạt động, sức mạnh tài chính và tiềm năng phát triển của một doanh nghiệp. Mọi đối
tượng, trong hay ngoài công ty đều cần đến báo cáo tài chính. Để thông tin tài chính có
được chất lượng phù hợp với mục tiêu và yêu cầu của nhà quản lý thì quá trình thu
thập, xử lý, tổng hợp và cung cấp thông tin cần được nghiên cứu và cải tiến thường
xuyên cả về nội dung, phương pháp lẫn phương tiện hỗ trợ. Việc định khoản kế toán
các nghiệp vụ kinh tế phát sinh thường xuyên, kịp thời và có khoa học sẽ góp một phần
nâng cao năng lực cung cấp thông tin kế toán của công tác kế toán.
Trong thực tế, nhiều nghiệp vụ kinh tế phát sinh ở nhiều tình huống khác nhau kế
toán chưa tìm ra cách định khoản hợp lý và phù hợp với chế độ kế toán quy định nên
khi lập báo cáo tài chính gặp rất nhiều khó khăn.
Vì vậy, một câu hỏi đặt ra là: tại các Công ty đã xây dựng Quy trình lập báo cáo
tài chính chưa? Và thông tin trình bày trên BCTC của công ty là trung thực, hợp lý,
phù hợp với quy định của chuẩn mực kế toán ban hành hay chưa? Để trả lời những câu
hỏi trên và xuất phát từ nhu cầu bổ sung kiến thức kế toán thực tiễn, được sự đồng ý
của công ty Đại Thuận, em quyết định chọn đề tài: “Xây dựng và hoàn thiện quy trình
lập BCTC tại công ty cổ phần Đại Thuận”.
Mục đích nghiên cứu
− Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn nhằm củng cố, học hỏi, trang bị thêm
kiến thức thực tế về việc lập và trình bày BCTC.

− Phản ánh, tìm hiểu thực trạng lập báo cáo tài chính tại công ty CP Đại Thuận.
Trang 2
− Đưa ra những ưu điểm để phát huy và phát hiện những tồn tại và khó khăn cần
khắc phục từ những đề xuất để giúp hoàn thiện quy trình lập báo cáo tài chính của công
ty cổ phần Đại Thuận.
− Xây dựng và hoàn thiện quy trình lập báo cáo tài chính cho công ty cổ phần Đại
Thuận.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
− Đối tượng nghiên cứu: Các BCTC năm được lập ra tại công ty CP Đại Thuận.
− Phạm vi nghiên cứu: Công ty cổ phần Đại Thuận.
Phương pháp nghiên cứu
− Quan sát thực tế, so sánh và đối chiếu giữa các BCTC và sổ sách.
− Xem xét thực tế sau đó dựa trên lý luận để nhận xét xem thực tế làm có đúng theo
quy định không ?
Nội dung nghiên cứu
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, tài liệu tham khảo thì nội dung đề tài gồm
3 chương :
• Chương 1: Cơ sở lý luận
• Chương 2: Thực trạng công tác lập báo cáo tài chính tại công ty CP Đại Thuận.
• Chương 3: Hoàn thiện quy trình lập BCTC tại công ty CP Đại Thuận.
Đóng góp của đề tài
− Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về lập báo cáo tài chính làm rõ hơn vai trò, vị
trí và tầm quan trọng của việc lập BCTC tại công ty Cổ phần Đại Thuận nói riêng và sự
phát triển kinh tế xã hội nước ta nói chung.
Trang 3
− Đánh giá thực trạng việc lập báo cáo tài chính tại công ty CP Đại Thuận.
− Đưa ra ý kiến của mình để hoàn thiện công tác lập báo cáo tài chính tại công ty
CP Đại Thuận.
Với thời gian thực tập còn hạn chế nên em chưa có điều kiện đi sâu vào tất cả các
hoạt động của công ty mà chỉ quan tâm tới việc lập báo cáo tài chính tại công ty. Bên

cạnh đó, do kiến thức bản thân còn hạn chế nên đề tài không tránh khỏi những thiếu
sót. Vì vậy, em rất mong sự góp ý của cô Hồ Thanh Thủy- Giám đốc tài chính công ty
cổ phần Đại Thuận, anh Dương Anh Tường- kế toán trưởng của công ty CP Đại Thuận,
các thầy cô trong khoa kế toán tài chính cùng toàn thể các cô chú, anh chị công nhân
viên của công ty để đề tài của em được hoàn thiện hơn.
Nha Trang, ngày 20 tháng 06 năm 2011

Sinh viên thực tập

Ngô Thị Hồng Nhung







Trang 4
CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Hệ thống BCTC năm của doanh nghiệp
§ BCTC năm gồm :
o Bảng cân đối kế toán Mẫu số B 01 - DN
o Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Mẫu số B 02 - DN
o Báo cáo lưu chuyển tiền tệ Mẫu số B 03 - DN
o Bản thuyết minh báo cáo tài chính Mẫu số B 09 - DN
1.1.1. Yêu cầu lập và trình bày BCTC
§ Việc lập BCTC phải tuân thủ các yêu cầu quy định tại Chuẩn mực kế toán số 21
– “Trình bày BCTC” gồm:
o Trung thực và hợp lý.
o Lựa chọn và áp dụng các chính sách kế toán phù hợp với quy định của từng chuẩn

mực kế toán nhằm đảm bảo cung cấp thông tin thích hợp với yêu cầu ra quyết định
kinh tế của người sử dụng và cung cấp được các thông tin đáng tin cậy, khi:
Æ Trình bày trung thực, hợp lý tình hình tài chính, tình hình về kết quả kinh doanh
của doanh nghiệp.
Æ Phản ánh đúng bản chất kinh tế của các giao dịch và sự kiện không đơn thuần
phản ánh hình thức hợp pháp của chúng.
Æ Trình bày khách quan, không thiên vị.
Æ Tuân thủ nguyên tắc thận trọng.
Æ Trình bày đầy đủ trên mọi khía cạnh trọng yếu.
Trang 5
§ Việc lập BCTC phải căn cứ vào số liệu sau khi đã khóa sổ kế toán. BCTC phải
được đúng nội dung, phương pháp và trình bày nhất quán giữa các kỳ kế toán. BCTC
phải được người lập là kế toán trưởng và người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế
toán ký, đóng dấu của đơn vị .
1.1.2. Nguyên tắc lập và trình bày BCTC
Việc lập và trình bày BCTC phải tuân thủ (06) nguyên tắc quy định tại Chuẩn
mực số 21 “Trình bày báo cáo tài chính”: Hoạt động liên tục, cơ sở dồn tích, nhất quán,
trọng yếu và tập hợp, bù trừ và có thể so sánh.
Việc thuyết minh báo cáo tài chính phải căn cứ vào yêu cầu trình bày thông tin
quy định trong các chuẩn mực kế toán. Các thông tin trọng yếu phải được giải trình để
giúp người đọc hiểu đúng thực trạng tình hình tài chính của doanh nghiệp .
1.1.3. Kỳ lập BCTC năm
Các doanh nghiệp phải lập BCTC theo kỳ kế toán năm là năm dương lịch hoặc kỳ
kế toán năm là 12 tháng sau khi thông báo cho cơ quan thuế. Trường hợp đặc biệt,
doanh nghiệp được phép thay đổi ngày kết thúc kỳ kế toán năm dẫn đến việc lập BCTC
cho kỳ kế toán năm đầu tiên hay kỳ kế toán năm cuối cùng có thể ngắn hơn hoặc dài
hơn 12 tháng nhưng không được vượt quá 15 tháng.
1.2. Quy trình lập và trình bày Báo cáo tài chính
1.2.1. Những thông tin chung về doanh nghiệp
Trong BCTC, doanh nghiệp phải trình bày các thông tin chung sau đây:

a) Tên và địa chỉ của doanh nghiệp báo cáo.
b) Nêu rõ BCTC này là BCTC riêng của doanh nghiệp hay BCTC hợp nhất của tập
đoàn.
c) Ngày kết thúc niên độ kế toán hoặc kỳ báo cáo tùy theo từng báo cáo tài chính.
Trang 6
d) Ngày lập báo cáo tài chính.
e) Đơn vị tiền tệ dùng để lập báo cáo tài chính.
1.2.2. Lập và trình bày BCTC năm
1.2.2.1. Lập và trình bày Bảng cân đối kế toán
a. Khái niệm: Bảng cân đối kế toán là một BCTC phản ánh tổng quát tình hình tài
sản của doanh nghiệp theo giá trị và nguồn hình thành tài sản tại một thời điểm nhất
định.
b. Kết cấu và nội dung bảng cân đối kế toán
Bảng cân đối kế toán gồm 2 phần : Phần tài sản và phần nguồn vốn:
Tổng tài sản = Tổng nguồn vốn
− Phần tài sản gồm 2 phần : Phần A: Tài sản ngắn hạn và Phần B: Tài sản dài hạn.
− Phần nguồn vốn gồm 2 phần: Phần A: Nợ phải trả và Phần B: Vốn chủ sở hữu.
c. Nguyên tắc lập và trình bày bảng cân đối kế toán
Khi lập và trình bày bảng cân đối kế toán phải tuân thủ các nguyên tắc chung về
trình bày báo cáo tài chính, nhưng không được áp dụng “Nguyên tắc bù trừ”.
Các khoản mục tài sản và nợ phải trả phải được trình bày riêng biệt thành ngắn
hạn và dài hạn, tùy theo thời hạn và chu kỳ kinh doanh bình thường của doanh nghiệp,
cụ thể đối với doanh nghiệp có chu kỳ kinh doanh bình thường trong vòng 12 tháng thì
tài sản và nợ phải trả được phân thành ngắn hạn và dài hạn theo điều kiện sau:
+ Tài sản và Nợ phải trả được thu hồi hay thanh toán trong vòng 12 tháng kể từ
ngày kết thúc kỳ kế toán năm thì được xếp vào loại ngắn hạn.
+ Tài sản và Nợ phải trả được thu hồi hay thanh toán sau 12 tháng kể từ ngày kết
thúc kỳ kế toán năm thì được xếp vào loại dài hạn.
Trang 7
Ngoài ra kế toán còn phải tuân thủ các nguyên tắc khi lập bảng cân đối kế toán :

− Phải hoàn tất công việc ghi sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết, tiến hành
khóa sổ kế toán, tính ra số dư cuối kỳ của các tài khoản tổng hợp và tài khoản phân
tích, kiểm tra đối chiếu số liệu kế toán giữa các sổ kế toán có liên quan (như sổ kế toán
tổng hợp với các sổ kế toán chi tiết hoặc các bảng tổng hợp chi tiết).
− Kiểm tra lại số liệu ghi trên cột “Số cuối năm” của bảng cân đối kế toán ngày
31/12 năm trước. Số liệu của cột này được đưa vào cột “Số đầu năm” của bảng cân đối
kế toán năm nay.
− Tuyệt đối không được bù trừ giữa số dư hai bên Nợ và Có của các tài khoản thanh
toán như tk 131, 331 mà phải căn cứ vào số dư chi tiết để ghi vào các chỉ tiêu liên quan
trên bảng cân đối kế toán. Một chỉ tiêu trên bảng cân đối kế toán liên quan đến tài
khoản nào thì căn cứ vào số liệu trên sổ kế toán của đối tượng đó để lập.
d. Căn cứ số liệu để lập bảng cân đối kế toán
§ Bảng cân đối kế toán ngày 31/12 năm trước.
§ Sổ cái các tài khoản tổng hợp và các tài khoản chi tiết từ loại 1 đến loại 4.
§ Bảng cân đối tài khoản.
§ Các tài liệu liên quan khác như : Sổ chi tiết, bảng tổng hợp chi tiết, bảng kê …
e. Lập các chỉ chỉ tiêu trên bảng cân đối kế toán năm - Biểu mẫu B 01 – DN (Ban
hành theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng bộ Tài
chính).
v Số hiệu ghi ở cột 2 “Mã số” dùng để cộng khi lập báo cáo tài chính.
v Số hiệu ghi ở cột 3 “Thuyết minh” của báo cáo này dùng để người đọc báo
cáo tham chiếu số liệu chi tiết của chỉ tiêu này trong bản Thuyết minh BCTC.
Trang 8
v Số liệu ghi ở cột 5 “Số đầu năm” của BC này năm nay được căn cứ vào số
liệu ghi ở cột 4 “Số cuối năm”của từng chỉ tiêu tương ứng của BC này năm
trước.
v Số liệu ghi ở cột 4 “Số cuối năm” của báo cáo này tại ngày kết thúc kỳ kế
toán năm được lập như sau :
PHẦN TÀI SẢN
A. TÀI SẢN NGẮN HẠN: Mã số 100 = Mã số 110 + Mã số 120 + Mã số 130 + Mã

số 140 +Mã số 150.
I. Tiền và các khoản tương đương tiền: Mã số 110 = Mã số 111 + Mã số 112.
1. Tiền (Mã số 111)
Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh toàn bộ số tiền hiện có của doanh nghiệp tại thời
điểm báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Tiền” là tổng số dư Nợ của các tài khoản 111
“Tiền mặt”, 112 “Tiền gửi ngân hàng”, 113 “Tiền đang chuyển” trên Sổ Cái.
2. Các khoản tương đương tiền (Mã số 112)
Chỉ tiêu này phản ánh các khoản đầu tư ngắn hạn có thời hạn thu hồi hoặc đáo hạn
không quá 3 tháng có khả năng chuyển đổi dễ dàng thành một lượng tiền xác định và
không có nhiều rủi ro trong chuyển đổi thành tiền kể từ ngày mua khoản đầu tư đó tại
thời điểm bao cáo. Số liệu ghi vào chỉ tiêu này là chi tiết số dư Nợ cuối kỳ kế toán của
tài khoản 121 “Đầu tư chứng khoán ngắn hạn” trên Sổ chi tiết TK 121, gồm: Chi tiết
kỳ phiếu ngân hàng, tín phiếu kho bạc…có thời hạn thu hồi hoặc đáo hạn không quá 3
tháng kể từ ngày mua.
II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn: Mã số 120 = Mã số 121 + Mã số 129.
1. Đầu tư ngắn hạn (Mã số 121):
Trang 9
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là tổng số dư nợ của các tài khoản 121 “Đầu tư
chứng khoán ngắn hạn” và 128 “Đầu tư ngắn hạn khác” trên sổ Cái sau khi trừ đi các
khoản đầu tư ngắn hạn đã được tính vào chỉ tiêu “Các khoản tương đương tiền”.
2. Dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán ngắn hạn (Mã số 129):
Chỉ tiêu này phản ánh khoản dự phòng giảm giá của các khoản đầu tư ngắn hạn
tại thời điểm báo cáo. Chỉ tiêu này được ghi âm trên bảng cân đối kế toán dưới hình
thức ghi trong ngoặc đơn (…). Số liệu ghi vào chỉ tiêu này, căn cứ vào số dư Có tài
khoản 129 “Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn” trên sổ Cái.
III. Các khoản phải thu ngắn hạn: Mã số 130 = Mã số 131 + Mã số 132 + Mã số
133 + Mã số 134 + Mã số 135 + Mã số 139.
Phản ánh các khoản phải thu có thời hạn dưới 1 năm hoặc trong 1 chu kỳ kinh doanh.
1. Các khoản phải thu khách hàng (Mã số 131):
Chỉ tiêu này phản ánh số tiền còn phải thu của khách hàng tại thời điểm báo cáo.

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là Tổng số dư Nợ trên các sổ chi tiết của tài khoản 131
“Phải thu khách hàng” (thời gian thu hồi dưới 1 năm hoặc trong một chu kỳ kinh
doanh).
2. Trả trước cho người bán (Mã số 132):
Chỉ tiêu này phản ánh số đã ứng trước cho khách hàng nhưng chưa nhận hàng
hoặc sử dụng dịch vụ tại thời điểm báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là Tổng số
dư Nợ trên các sổ chi tiết tài khoản 331 “Phải trả người bán” mở theo từng người bán.
2. Phải thu nội bộ ngắn hạn (Mã số 133):
Chỉ tiêu này phản ánh số phải thu nội bộ. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ
vào số dư Nợ tài khoản 1368 “Phải thu nội bộ khác” trên sổ kế toán chi tiết TK 1368,
chi tiết các khoản phải thu nội bộ ngắn hạn.
Trang 10
3. Phải thu theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng (Mã số 134):
Chỉ tiêu này phản ánh số chênh lệch giữa doanh thu đã ghi nhận của hợp đồng lớn
hơn số tiền khách hàng phải trả theo tiến độ kế hoạch của hợp đồng xây dựng dở dang
tại thời điểm lập báo cáo tài chính. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào số dư Nợ
tài khoản 337 “ Thanh toán theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng “ trên sổ Cái.
4. Các khoản phải thu khác (Mã số 135):
Chỉ tiêu này phản ánh các khoản phải thu khác từ các đối tượng liên quan tại thời
điểm báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là Tổng số dư Nợ của các tài khoản 1385,
1388, 338, 334 trên sổ kế toán chi tiết các TK 1385, 1388, 334, 338, chi tiết cho các
khoản phải thu ngắn hạn.
5. Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi (Mã số 139):
Chỉ tiêu này phản ánh các khoản dự phòng cho các khoản phải thu ngắn hạn có
khả năng khó đòi tại thời điểm báo cáo. Chỉ tiêu này được ghi âm trên bảng cân đối kế
toán dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (…). Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này, căn cứ
vào số dư Có chi tiết tài khoản 139 “Dự phòng phải thu khó đòi” trên sổ kế toán chi tiết
TK 139, chi tiết cho những khoản dự phòng phải thu khó đòi có thời hạn dưới 1 năm
hoặc trong 1 chu kỳ kinh doanh.
IV. Hàng tồn kho: Mã số 140 = Mã số 141 + Mã số 149.

1. Hàng tồn kho (Mã số 141):
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Hàng tồn kho” là Tổng số dư Nợ của các tài khoản
151 “Hàng mua đang đi trên đường”, 152 “Nguyên liệu, vật liệu”, 153 “Công cụ, dụng
cụ”, 154 “Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang”, 155 “Thành phẩm”, 156 “Hàng hóa”,
157 “Hàng gửi bán”, 158 “Hàng hóa kho bảo thuế” trên sổ Cái các tài khoản đó.
2. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho (Mã số 149):
Trang 11
Chỉ tiêu này phản ánh các khoản dự phòng giảm giá của các loại hàng tồn kho tại
thời điểm báo cáo. Chỉ tiêu này ghi âm trên bảng cân đối kế toán dưới hình thức ghi
trong ngoặc đơn (…). Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào số dư Có tài khoản
159 “Dự phòng giảm giá hàng tồn kho” trên sổ Cái.
V. Tài sản ngắn hạn khác: Mã số 150 = Mã số 151 + Mã số 152 + Mã số 154 + Mã
số 158.
1. Chi phí trả trước ngắn hạn (Mã số 151):
Chỉ tiêu này phản ánh số tiền đã thanh toán cho một số khoản chi phí nhưng đến
cuối kỳ kế toán chưa được tính vào chi phí sản xuất, kinh doanh của năm báo cáo. Số
liệu ghi vào chỉ tiêu này là số dư Nợ TK 142 “Chi phí trả trước ngắn hạn” trên sổ Cái.
2. Thuế GTGT được khấu trừ (Mã số 152):
Chỉ tiêu này phản ánh các khoản thuế GTGT còn được khấu trừ và số thuế GTGT
còn được hoàn lại đến cuối năm báo cáo. Số liệu ghi vào chỉ tiêu này là số dư Nợ tài
khoản 133 “Thuế GTGT được khấu trừ” trên sổ Cái.
3. Thuế và các khoản phải thu nhà nước (Mã số 154):
Chỉ tiêu này phản ánh khoản thuế nộp thừa cho Nhà Nước tại thời điểm báo cáo.
Số liệu ghi vào chỉ tiêu “Thuế và các khoản phải thu nhà nước” căn cứ vào chi tiết số
dư Nợ TK 333 “Thuế và các khoản phải nộp nhà nước” trên sổ kế toán chi tiết TK 333.
4. Tài sản ngắn hạn khác (Mã số 158):
Chỉ tiêu này phản ánh giá trị tài sản thiếu chờ xử lý, số tiền tạm ứng cho công
nhân viên chưa thanh toán, các khoản cầm cố, ký quỹ, ký cược ngắn hạn đến thời điểm
báo cáo. Số liệu ghi vào chỉ tiêu “Tài sản ngắn hạn khác’ căn cứ vào tổng số dư Nợ các
tài khoản 1381 “Tài sản thiếu chờ xử lý”, 141 “Tạm ứng”, 144 “Ký quỹ, ký cược ngắn

hạn” trên sổ Cái.
Trang 12
B. TÀI SẢN DÀI HẠN: Mã số 200 = Mã số 210 + Mã số 220 + Mã số 240 + Mã
số 250 + Mã số 260
I. Các khoản phải thu dài hạn: Mã số 210 = Mã số 211 + Mã số 212 + Mã số 213
+ Mã số 218 + Mã số 219.
1. Phải thu dài hạn của khách hàng (Mã số 211) :
Phản ánh số tiền còn phải thu của khách hàng được xếp vào loại tài sản dài hạn tại
thời điểm báo cáo. Số liệu ghi vào chỉ tiêu “Phải thu dài hạn của khách hàng” căn cứ
vào chi tiết số dư Nợ của tài khoản 131 “Phải thu của khách hàng” trên sổ kế toán chi
tiết TK 131, mở chi tiết theo từng khách hàng đối với các khoản phải thu của khách
hàng được xếp vào loại tài sản dài hạn.
2. Vốn kinh doanh ở đơn vị trực thuộc (Mã số 212):
Chỉ tiêu này chỉ ghi trên Bảng cân đối kế toán của các đơn vị cấp trên. Phản ánh
số vốn kinh doanh đã giao cho các đơn vị trực thuộc. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là
số dư Nợ của tài khoản 1361 “Vốn kinh doanh ở các đơn vị trực thuộc” trên sổ kế toán
chi tiết TK 1361.
3. Phải thu dài hạn nội bộ (Mã số 213):
Phản ánh các khoản phải thu nội bộ tại thời điểm báo cáo có thời hạn thu hồi hoặc
thanh toán trên 1 năm hoặc hơn một chu kỳ kinh doanh. Số liệu ghi vào chỉ tiêu này là
chi tiết số dư Nợ của tài khoản 1368 “Phải thu nội bộ khác” trên sổ kế toán chi tiết TK
1368, chi tiết các khoản phải thu nội bộ được xếp vào loại tài sản dài hạn.
4. Phải thu dài hạn khác ( Mã số 218 ) :
Phản ánh các khoản phải thu khác từ các đối tượng có liên quan được xếp vào loại
tài sản dài hạn. Số liệu ghi vào chỉ tiêu “Phải thu dài hạn khác” là chi tiết số dư Nợ của
các tài khoản 138, 338, 344 trên sổ kế toán chi tiết của các TK 138, 338, 334.
Trang 13
5. Dự phòng phải thu dài hạn khó đòi (Mã số 219):
Chỉ tiêu này ghi âm trên bảng cân đối kế toán dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn
(…). Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này, căn cứ vào số dư Có chi tiết tài khoản 139 “Dự

phòng phải thu khó đòi” chi tiết cho những khoản dự phòng phải thu dài hạn khó đòi
trên sổ kế toán chi tiết TK 139.
II. Tài sản cố định: Mã số 220 = Mã số 221 + Mã số 224 + Mã số 227 + Mã số 230.
1. Tài sản cố định hữu hình: Mã số 221 = Mã số 222 + Mã số 223.
a. Nguyên giá (Mã sô 222):
Số liệu ghi vào chỉ tiêu này là số dư Nợ tài khoản 211 “tài sản cố định hữu hình”
trên sổ Cái .
b. Giá trị hao mòn lũy kế (Mã số 223):
Số liệu được ghi âm trên bảng cân đối kế toán. Căn cứ vào số dư Có của tài khoản
2141 “Hao mòn TSCĐ hữu hình” trên sổ kế toán chi tiết TK 2141.
2. Tài sản cố định thuê tài chính: Mã số 224 = Mã số 225 + Mã số 226.
a. Nguyên giá (Mã số 225):
Số liệu ghi vào chỉ tiêu này là số dư Nợ tài khoản 212 “Tài sản cố định thuê tài
chính” trên sổ Cái.
b. Giá trị hao mòn lũy kế (Mã số 226):
Số liệu ghi vào chỉ tiêu này được ghi âm trên bảng cân đối kế toán. Căn cứ để ghi
vào là số dư Có của tài khoản 2142 “Hao mòn TSCĐ thuê tài chính” trên sổ kế toán chi
tiết TK 2142.
3. Tài sản cố định vô hình: Mã số 227 = Mã số 228 + Mã số 229.
a. Nguyên giá (Mã số 228):
Trang 14
Số liệu ghi vào chỉ tiêu này là số dư Nợ tài khoản 213 “Tài sản cố định vô hình”
trên sổ Cái.
b. Giá trị hao mòn lũy kế (Mã số 229):
Số liệu ghi vào chỉ tiêu này được ghi âm trên bảng cân đối kế toán. Căn cứ để ghi
vào là số dư Có của tài khoản 2143 “Hao mòn TSCĐ vô hình” trên sổ kế toán chi tiết
TK 2143.
4. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang (Mã số 230):
Số liệu ghi vào chỉ tiêu “Chi phí xây dựng cơ bản dở dang” là số dư Nợ của tài
khoản 241 “Xây dựng cơ bản dở dang” trên sổ Cái.

III. Bất động sản đầu tư : Mã số 240 = Mã số 241 + Mã số 242.
a. Nguyên giá ( Mã số 241 ) :
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Nợ tài khoản 217 “Bất động sản đầu tư”
trên sổ Cái.
b. Giá trị hao mòn lũy kế (Mã số 242):
Số liệu ghi vào chỉ tiêu này được ghi âm trên bảng cân đối kế toán dưới hình thúc
ghi trong ngoặc đơn (…). Căn cứ ghi vào chỉ tiêu là số dư Có tài khoản 2147 “Hao
mòn bất động sản đầu tư” trên sổ kế toán chi tiết TK 2147.
IV. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn: Mã số 250 = Mã số 251 + Mã số 252 + Mã
số 258 + Mã số 259.
1. Đầu tư vào công ty con (Mã số 251):
Số liệu ghi vào chỉ tiêu “Đầu tư vào công ty con” là số dư Nợ tài khoản 221 “Đầu
tư vào công ty con” trên sổ Cái.
2. Đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết (Mã số 252):
Trang 15
Số liệu ghi vào chỉ tiêu này là Tổng số dư Nợ của TK 223 “Đầu tư vào công ty
liên kết” và TK 222 “Vốn góp liên doanh” trên sổ Cái.
3. Đầu tư dài hạn khác (Mã số 258):
Số liệu ghi vào chỉ tiêu này là số dư Nợ trên tài khoản 228 “Đầu tư dài hạn khác”
trên sổ Cái.
4. Dự phòng giảm giá đầu tư tài chính dài hạn ( Mã số 259 ) :
Số liệu ghi vào chỉ tiêu này được ghi âm trên bảng cân đối kế toán. Căn cứ ghi
vào chỉ tiêu này là số dư Có 229 “Dự phòng giảm giá đầu tư tài chính dài hạn” trên sổ
Cái.
V. Tài sản dài hạn khác: Mã số 260 = Mã số 261 + Mã số 262 + Mã số 268.
1. Chi phí trả trước dài hạn (Mã số 261): Số liệu ghi vào chỉ tiêu này là số dư Nợ
tài khoản 242 “Chi phí trả trước dài hạn” trên sổ Cái.
2. Tài sản thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại (Mã số 262): Số liệu ghi vào chỉ
tiêu này là số dư Nợ tài khoản 243 “Tài sản thuế thu nhập hoãn lại” trên sổ Cái.
3. Tài sản dài hạn khác (Mã số 268): Chỉ tiêu này phản ánh các khoản tiền doanh

nghiệp đem ký quỹ, ký cược dài hạn và giá trị tài sản dài hạn khác. Số liệu ghi vào chỉ
tiêu này căn cứ vào Tổng số dư Nợ tài khoản 244 “Ký quỹ, ký cược dài hạn” và các tài
khoản khác có liên quan trên sổ Cái.
TỔNG CỘNG TÀI SẢN (Mã số 270)
Phản ánh tổng giá trị tài sản hiện có của doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo.
Mã số 270 = Mã số 100 + Mã số 200.
PHẦN NGUỒN VỐN
A. NỢ PHẢI TRẢ: Mã số 300 = Mã số 310 + Mã số 330.
Trang 16
I. Nợ ngắn hạn: Mã số 310 = Mã số 311 + Mã số 312 + Mã số 313 + Mã số 314 +
Mã số 315 + Mã số 316 + Mã số 317 + Mã số 318 + Mã số 319 + Mã số 320.
1. Vay và nợ ngắn hạn (Mã số 311):
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là Tổng số dư Có trên các sổ kế toán TK 311 “Vay
ngắn hạn”, TK 315 “Nợ dài hạn đến hạn trả” trên sổ Cái.
2. Phải trả người bán (Mã số 312):
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là Tổng số dư Có trên các sổ chi tiết TK 331 “Phải
trả người bán” có thời gian thanh toán dưới 1 năm hoặc trong một chu kỳ kinh doanh.
3. Người mua trả tiền trước (Mã số 313):
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Có trên các sổ chi tiết TK 131 “Phải thu
khách hàng”.
4. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (Mã số 314):
Số liệu ghi vào chỉ tiêu này là Tổng số dư Có trên các sổ chi tiết TK 333 “Thuế và
các khoản phải nộp Nhà Nước”.
5. Phải trả người lao động (Mã số 315):
Số liệu ghi vào chỉ tiêu này là số dư Có chi tiết TK 334 “Phải trả người lao động”
trên sổ kế toán chi tiết TK 334, chi tiết các khoản còn phải trả cho người lao động.
6. Chi phí phải trả ( Mã số 316 ) :
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Có trên sổ Cái TK 335 “Chi phí phải trả”.
7. Phải trả nội bộ ( Mã số 317 ) :
Số liệu ghi vào chỉ tiêu này là số dư Có chi tiết TK 336 “Phải trả nội bộ” trên sổ chi

tiết TK 336, chi tiết khoản phải trả nội bộ có thời hạn dưới 1 năm hoặc trong một chu
kỳ kinh doanh.
Trang 17
8. Phải trả theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng (Mã số 318):
Số liệu ghi vào chỉ tiêu này là số dư Có trên sổ Cái TK 337 “Thanh toán theo tiến
độ kế hoạch hợp đồng xây dựng”.
9. Các khoản phải trả, phải nộp ngắn hạn khác (Mã số 319):
Phản ánh các khoản phải trả, phải nộp ngắn hạn khác ngoài các khoản nợ phải trả
đã được phản ánh trong các chỉ tiêu trên, như: giá trị tài sản phát hiện thừa chưa rõ
nguyên nhân, phải nộp cho cơ quan BHXH,… Số liệu ghi vào chỉ tiêu này là số dư Có
của các tài khoản 338 “Phải trả, phải nộp khác” và TK 138 “Phải thu khác” trên sổ kế
toán chi tiết TK 338, 138, chi tiết các khoản phải trả, phải nộp khác có thời hạn dưới 1
năm hoặc trong một chu kỳ kinh doanh.
10. Dự phòng phải trả ngắn hạn (Mã số 320):
Số liệu ghi vào chỉ tiêu này là số dư Có chi tiết TK 352 “Dự phòng phải trả” trên sổ
kế toán chi tiết TK 352, chi tiết các khoản phải trả có thời hạn dưới 1 năm hoặc trong
một chu kỳ kinh doanh.
II. Nợ dài hạn: Mã số 330 = Mã số 331 + Mã số 332 + Mã số 333 + Mã số 334 +
Mã số 335 + Mã số 336 + Mã số 337 + Mã số 338 + Mã số 339.
1. Phải trả dài hạn người bán (Mã số 331):
Số liệu ghi vào chỉ tiêu này là số dư Có trên sổ chi tiết TK 331 “Phải trả người
bán”, mở theo từng người bán đối với các khoản phải trả cho người bán có thời hạn
thanh toán trên 1 năm hoặc trên một chu kỳ kinh doanh.
2. Phải trả dài hạn nội bộ (Mã số 332):
Số liệu ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào chi tiết số dư Có của TK 336 “Phải trả nội
bộ” trên sổ kế toán chi tiết TK 336, chi tiết các khoản phải trả nội bộ có thời hạn trên 1
năm.
Trang 18
3. Phải trả dài hạn khác (Mã số 333):
Số liệu ghi vào chỉ tiêu này là số dư Có chi tiết TK 338 trên sổ kế toán chi tiết

TK338, cho các khoản phải trả có thời hạn trên 1 năm và TK 344 “Nhận ký quỹ, ký
cược dài hạn” trên sổ Cái.
4. Vay và nợ dài hạn (Mã số 334):
Số liệu ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào số dư Có các TK 341 “Vay dài hạn”, 342
“Nợ dài hạn” trên sổ Cái và số dư Có TK 343 “Trái phiếu phát hành” trên sổ kế toán
chi tiết.
5. Thuế thu nhập hoãn lại phải trả (Mã số 335):
Số liệu ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào số dư Có TK 347 “Thuế thu nhập hoãn lại
phải trả” trên sổ Cái.
6. Dự phòng trợ cấp mất việc làm ( Mã số 336 ) :
Số liệu ghi vào chỉ tiêu này là số dư Có cuối kỳ trên sổ Cái TK 351 “Quỹ dự
phòng trợ cấp mất việc làm”.
7. Dự phòng phải trả dài hạn (Mã số 337):
Số liệu ghi vào chỉ tiêu này là số dư Có cuối kỳ chi tiết của TK 352 “Dự phòng
phải trả” trên sổ kế toán chi tiết TK 352, chi tiết cho những khoản dự phòng phải trả
trên 1 năm.
8. Doanh thu chưa thực hiện (Mã số 338):
Số liệu ghi vào chỉ tiêu này là số dư Có TK 3387 “Doanh thu chưa thực hiện” trên
sổ kế toán chi tiết tài khoản 3387.
9. Quỹ phát triển khoa học và công nghệ (Mã số 339):

×