Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

PHONG TRÀO PHỤ NỮ ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (129.19 KB, 7 trang )

PHONG TRÀO PHỤ NỮ

Trong hai thập niên 1950 và 1960, càng ngày càng có nhiều phụ nữ có gia đình
tham gia lực lượng lao động, nhưng vào năm 1963, một phụ nữ đi làm chỉ có mức
lương trung bình bằng 63% mức lương của một lao động nam giới tương đương.
Vào năm đó, tác giả Betty Friedan đã xuất bản cuốn Điều huyền bí của phái nữ,
một tác phẩm phê phán gây chấn động, chỉ trích những mô thức sống của tầng lớp
trung lưu, mà bà cho là lối sống đó đã khiến cho nhiều phụ nữ cảm thấy không hài
lòng. Chỉ ra rằng phụ nữ thường không có cách nào khác để bày tỏ suy nghĩ tình
cảm của mình ngoài việc lấy chồng và đẻ con, Friedan đã khuyến khích độc giả
tìm kiếm những vai trò và những trách nhiệm mới, và tìm ra bản sắc nghề nghiệp
và bản sắc cá nhân, hơn là buông xuôi theo một xã hội do nam giới ngự trị.

Phong trào phụ nữ vào những thập niên 1960 và 1970 đã lấy cảm hứng từ phong
trào đòi quyền công dân. Phong trào này chủ yếu bao gồm các thành viên của giai
cấp trung lưu, do vậy, đã tiếp nhận phần nào tinh thần nổi loạn của thanh niên
thuộc tầng cấp trung lưu trong thập niên 1960.

Các luật về cải cách cũng thúc đẩy sự thay đổi trong xã hội. Trong cuộc tranh
luận về dự luật Quyền Công dân năm 1964, phái đối lập hy vọng sẽ làm phá sản
hoàn toàn dự luật này bằng cách đề xuất một Điều bổ sung sửa đổi nhằm cấm sự
phân biệt đối xử dựa trên giới tính và chủng tộc. Lúc đầu, điều luật bổ sung này đã
được thông qua, sau đó, chính Đạo luật Quyền Công dân đã được thông qua và
đem lại cho phụ nữ một công cụ pháp lý giá trị.

Năm 1966, 28 phụ nữ đi làm, trong đó có bà Betty Friedan, đã thành lập Tổ
chức Phụ nữ Quốc gia (NOW) để hành động nhằm đưa phụ nữ Mỹ hòa nhập hoàn
toàn vào đời sống xã hội chính yếu của nước Mỹ ngày nay. Mặc dù NOW và các
tổ chức phụ nữ tương tự tự hào rằng ngày nay mình đã có một số lượng thành viên
đông đảo, ta có thể nói rằng những tổ chức này đã có ảnh hưởng lớn nhất vào đầu
thập niên 1970, thời mà nhà báo Gloria Steinem và một số phụ nữ khác đã lập ra


tạp chí Ms. Họ cũng thúc đẩy sự ra đời của các nhóm chống bình đẳng nghề
nghiệp cho phụ nữ, thường cũng do phụ nữ đứng đầu, bao gồm người vận động
chính trị nổi tiếng nhất là Phyllis Schlafly. Các nhóm này ủng hộ vai trò truyền
thống của phụ nữ trong gia đình và phản đối Điều bổ sung sửa đổi hiến pháp được
đề xuất mang tên Quyền bình đẳng.

Được Quốc hội thông qua năm 1972, Điều bổ sung sửa đổi đó đã tuyên bố rằng
Quyền bình đẳng theo luật định sẽ không bị Hoa Kỳ hay bất kỳ bang nào trên đất
nước Hoa Kỳ phủ nhận vì lý do giới tính. Trong vài năm sau đó, 35 bang trong số
38 bang đã phê chuẩn Điều bổ sung sửa đổi này. Các tòa án cũng ra tay để mở
rộng quyền bình đẳng cho phụ nữ. Năm 1973, trong vụ Roe kiện Wade, Tòa án
Tối cao đã thừa nhận phụ nữ có quyền phá thai trong những tháng đầu mang thai.
Đây là một trong những thắng lợi quan trọng đối với phong trào phụ nữ, nhưng
Roe cũng đã tạo ra một phong trào phản đối việc phá thai của phụ nữ.

Tuy nhiên, vào thời kỳ giữa và cuối thập niên 1970, phong trào phụ nữ dường
như đã bị ngưng trệ. Phong trào đã không làm cho những lời kêu gọi của mình đến
được với những tầng lớp xã hội khác, ngoài tầng lớp trung lưu. Những chia rẽ và
bất đồng đã bắt đầu xuất hiện giữa các phái ôn hòa và cấp tiến. Phái bảo thủ đối
lập đã tổ chức một chiến dịch phản đối Điều bổ sung sửa đổi Các quyền bình đẳng
trong Hiến pháp, và Điều bổ sung sửa đổi này đã bị hủy bỏ năm 1982 vì không có
đủ sự tán thành của 38 bang, một điều kiện cần thiết để được Quốc hội phê chuẩn.

PHONG TRÀO CỦA NGƯỜI MỸ LA-TINH

ở nước Mỹ thời kỳ sau Chiến tranh Thế giới Thứ hai, người Mỹ gốc Mexico và
Puerto Rico cũng phải đương đầu với nạn phân biệt chủng tộc. Những người mới
di cư đến từ Cuba, Puerto Rico, Mexico và Trung Mỹ thường không có chuyên
môn nghề nghiệp và không nói được tiếng Anh, cũng bị phân biệt đối xử. Một số
lao động nói tiếng Tây Ban Nha làm việc ở nông trại và đôi khi bị bóc lột tàn tệ;

những người khác thì đổ về các đô thị, và ở đó, cũng giống như những nhóm dân
nhập cư trước kia, họ phải đối mặt với những khó khăn khi mưu cầu một cuộc
sống dễ chịu hơn.

Tuy nhiên, những người Chicanos, tức là người Mỹ gốc Mexico, được huy động
vào các tổ chức như Hiệp hội Quốc gia người Mỹ gốc Mexico, cũng chưa có ý
phản kháng cho mãi đến thập niên 1960. Với hy vọng chương trình chống nghèo
đói của Lyndon Johnson sẽ mang lại nhiều cơ hội hơn cho họ, người Chicanos đã
vô cùng thất vọng khi thấy rằng, giới quan chức đã không đáp ứng được những
yêu cầu của các nhóm dân cư thấp cổ bé họng trong xã hội. Đặc biệt, tấm gương
về phong trào hoạt động của người da đen đã cho người Mỹ nói tiếng Tây Ban
Nha một bài học về tầm quan trọng của sức ép chính trị trong một xã hội đa sắc
tộc.

Đạo luật về Quan hệ Lao động Xã hội Quốc gia năm 1935 đã không cho nông
dân được quyền tổ chức và thương lượng tập thể. Nhưng Cesar Chavez, người
sáng lập Tổ chức Công nhân trong nông nghiệp mà chủ yếu thành viên là những
người nói tiếng Tây Ban Nha, đã chứng tỏ rằng hành động đấu tranh trực tiếp là
cách tốt nhất để giành được sự công nhận của giới chủ đối với công đoàn của
mình. Các chủ trang trại nho ở California đã phải đồng ý thương lượng với công
đoàn của anh sau khi Chavez kêu gọi người tiêu dùng trên toàn quốc tẩy chay nho.
Những cuộc tẩy chay tương tự đối với rau diếp và các sản phẩm khác cũng đã
thành công. Tuy các chủ nông trại đã tìm cách cản trở hoạt động của tổ chức của
Chavez, nhưng cơ sở hợp pháp đã được xác lập, cho phép nông dân nhập cư có
quyền đòi hỏi những khoản lương cao hơn và các điều kiện lao động tốt hơn thông
qua các tổ chức đại diện cho họ.

Người Mỹ nói tiếng Tây Ban Nha cũng đã trở nên tích cực hơn về mặt chính trị.
Năm 1961, Henry B.Gonzalez đã thắng cử vào Quốc hội ở bang Texas. Ba năm
sau đó, Elizo (“Kika") de la Garza, một người Texas khác đã tiếp bước ông, cùng

với Joseph Montoya bang New Mexico trúng cử vào Thượng viện. Sau này, cả
Gonzalez và De la Garza đều lên tới chức Chủ tịch ủy ban Thượng viện. Vào hai
thập niên 1970 và 1980, nhịp độ hoạt động chính trị của người Mỹ nói tiếng Tây
Ban Nha đã gia tăng. Nhiều người đã được bổ nhiệm vào nội các của Tổng thống
Bill Clinton và George W. Bush.
PHONG TRÀO CỦA NGƯỜI MỸ DA ĐỎ BẢN ĐỊA

Vào thập niên 1950, thổ dân da đỏ đã đấu tranh chống lại các chính sách của
chính phủ yêu cầu họ phải di dời khỏi các vùng đất vốn dành riêng cho người da
đỏ và dồn họ vào sống ở các đô thị nơi họ có thể bị đồng hóa về mọi mặt trong đời
sống xã hội của nước Mỹ. Người Mỹ da đỏ bản địa bị đẩy khỏi nơi chôn rau cắt
rốn đã gặp khó khăn trong việc thích nghi với đời sống thành thị. Năm 1961, khi
chính sách này bị đình chỉ, ủy ban Quyền công dân của Hoa Kỳ đã ghi nhận rằng,
đối với người Mỹ da đỏ, sự nghèo nàn và tình trạng bị tước đoạt là phổ biến.

Vào các thập niên 1960 và 1970, quan sát thấy sự phát triển của phong trào dân
tộc trong thế giới thứ ba và sự tiến bộ của phong trào đòi quyền công dân tại chính
nước Mỹ, thổ dân da đỏ đã trở nên ngày càng kiên quyết trong việc đòi hỏi các
quyền lợi chính đáng của họ. Một thế hệ lãnh tụ mới đã tới tòa án để bảo vệ những
vùng đất đai còn sót lại của bộ lạc hay đòi lại số đất đai đã bị tước đoạt một cách
phi pháp trước đây. Họ đã đấu tranh và chỉ ra những vi phạm trong hiệp ước tại
hết bang này đến bang khác, và vào năm 1967, đã giành được thắng lợi đầu tiên
trong nhiều thắng lợi của mình. Từ đó, họ được đảm bảo đất đai và nguồn nước
vốn bị lạm dụng bấy lâu nay. Phong trào người Mỹ da đỏ (AIM) thành lập năm
1968 đã góp phần phân phối các khoản tiền của chính phủ tới các tổ chức do người
da đỏ lãnh đạo và trợ giúp cho những người da đỏ bị bỏ rơi và bị coi rẻ tại các đô
thị.

Những vụ đối kháng trở nên phổ biến hơn. Năm 1969, một đoàn gồm 78 thổ
dân da đỏ đã đổ bộ chiếm đảo Alcatraz tại vịnh San Francisco và chiếm giữ đảo

này cho tới khi các quan chức Liên bang chuyển họ ra khỏi đảo năm 1971. Năm
1973, một nhóm người Mỹ da đỏ đã đánh chiếm làng Wounded Knee ở bang Nam
Dakota nơi binh lính đã tàn sát các bộ lạc Sioux vào cuối thế kỷ XIX. Những
người bạo động hy vọng thu hút sự chú ý của chính phủ về điều kiện sống bần
cùng tại các vùng đất dành riêng cho người bản địa xung quanh các thành phố nơi
nạn nghiện rượu lan tràn. Sự kiện này đã chấm dứt sau khi một người da đỏ bị giết
và một người khác bị thương. Chính phủ đã đồng ý xem xét lại các quyền lợi của
người da đỏ đã được quy định trong Hiệp ước.

Song, những hoạt động chính trị tích cực của người da đỏ đã mang lại kết quả.
Những người Mỹ khác đã nhận thức rõ hơn về nhu cầu của thổ dân da đỏ. Các
quan chức chính phủ đã đáp lại đòi hỏi của họ bằng các biện pháp tích cực, trong
đó có Điều luật Hỗ trợ Giáo dục năm 1975 và Điều luật Nhà ở và Đạo luật Quyền
tự quyết cho thổ dân da đỏ năm 1996. Thượng nghị sỹ thổ dân da đỏ đầu tiên, Ben
Nighthorse Campbell bang Colorado, đã được bầu vào Thượng viện năm 1992.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×