Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

NHỮNG CUỘC ĐẤU TRANH CỦA TẦNG LỚP LAO ĐỘNG TẠI HOA KÌ pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (126.77 KB, 6 trang )

NHỮNG CUỘC ĐẤU TRANH CỦA TẦNG LỚP LAO ĐỘNG

Cuộc sống của người công nhân công nghiệp Mỹ thế kỷ XIX rất cực khổ. Thậm
chí ngay cả vào những thời kỳ thuận lợi thì đồng lương của họ vẫn thấp, giờ làm
việc kéo dài và các điều kiện lao động rất khắc nghiệt. Chỉ có một số rất ít sự thịnh
vượng từ sự phát triển của đất nước là đến được với người lao động. Hơn nữa, phụ
nữ và trẻ em chiếm tỷ lệ cao trong lực lượng lao động ở một số ngành công nghiệp
và họ thường chỉ được trả lương rất thấp, bằng một phần nhỏ so với số tiền nam
giới kiếm được. Những cuộc khủng hoảng kinh tế thường xuyên đã tàn phá nước
Mỹ, khiến đồng lương trả cho công nhân ngày càng ít đi và làm gia tăng nạn thấp
nghiệp.

Bên cạnh đó, những cải tiến công nghệ làm tăng sản lượng quốc gia và tiếp tục
làm giảm nhu cầu lao động tay nghề cao. Tuy vậy, lực lượng lao động tay nghề
thấp vẫn không ngừng tăng lên vì lượng người nhập cư cao chưa từng thấy trước
đây - từ năm 1880 đến năm 1910 đã có tới 18 triệu người tới Mỹ kiếm việc làm.

Trước năm 1874, khi bang Massachussets thông qua đạo luật quốc gia đầu tiên
nhằm hạn chế số giờ lao động của phụ nữ và trẻ em ở nhà máy ở mức 10 tiếng một
ngày, thì ở nước Mỹ, trước đó, chưa thực sự có một đạo luật lao động nào tồn tại.
MÃi đến thập niên 1930, Chính phủ Liên bang mới thực sự vào cuộc. Trước đó,
lĩnh vực lao động được giao cho chính quyền các tiểu bang và địa phương, và hầu
như không có cơ quan chính quyền nào quan tâm đến nhu cầu của người lao động
giống như họ đã quan tâm đến các nhà tư bản công nghiệp giàu có.

Chủ nghĩa tư bản tự do đã thống trị xã hội Mỹ trong nửa sau thế kỷ XIX, khuyến
khích tập trung vốn và quyền lực vào tay một số người được bộ máy tư pháp ủng
hộ nhằm chống lại những ai dám thách thức hệ thống. Trong hệ thống này, người
ta chỉ tuân theo một học thuyết thống trị của thời đại đó. Dựa vào sự hiểu biết đơn
giản hóa của học thuyết Darwin, nhiều nhà tư tưởng xã hội cho rằng sự tăng
trưởng và công việc kinh doanh rộng lớn của các doanh nghiệp nhỏ cùng với sự


thịnh vượng của một số ít người bên cạnh sự nghèo đói của nhiều người chỉ đơn
giản là hệ quả sự tồn tại của những kẻ mạnh nhất và là một sản phẩm phụ tất yếu
của sự tiến bộ.

Người lao động Mỹ, đặc biệt là giới lao động có tay nghề cao, có vẻ có cuộc sống
ít nhất cũng ngang bằng với những người lao động trong khu vực công nghiệp ở
châu Âu. Tuy nhiên, chi phí xã hội lại rất cao. Cho đến tận năm 1900, nước Mỹ
vẫn có tỷ lệ tử vong liên quan tới việc làm cao nhất trong số các nước công nghiệp
trên thế giới. Phần lớn công nhân công nghiệp thường phải làm việc 10 giờ một
ngày (12 giờ trong ngành thép), tuy vậy số tiền họ kiếm được còn thấp hơn cả mức
lương tối thiểu để duy trì một cuộc sống đạm bạc. Số lượng trẻ em tham gia lực
lượng lao động đã tăng gấp đôi từ năm 1870 đến năm 1900.

Nỗ lực quan trọng đầu tiên để tổ chức các nhóm công nhân trên toàn quốc đã xuất
hiện với sự ra đời của tổ chức Mệnh lệnh Cao quý của các Hiệp sỹ Lao động năm
1869. Lúc đầu, tổ chức này là một hội kín, không chính thức, do công nhân ngành
dệt may ở Philadelphia thành lập và vận động cho các chương trình hợp tác. Sau
này, nó đã mở rộng cho mọi người dân lao động tham gia, bao gồm cả những
người da đen, phụ nữ và nông dân. Tổ chức này phát triển chậm chạp cho đến khi
các công nhân đường sắt đã chiến thắng trong cuộc bãi công chống lại ông chủ
đường sắt Jay Gould năm 1885. Chỉ trong vòng một năm, tổ chức này đã có thêm
500.000 người lao động tham gia vào danh sách thành viên. Tuy nhiên, do không
thu hút được các tổ chức công đoàn và không duy trì được những thành công của
mình, tổ chức này đã sớm rơi vào thoái trào.

Vị trí của tổ chức này trong phong trào lao động đã dần được thay thế bởi Liên
đoàn Lao động Hoa Kỳ (AFL). Tổ chức AFL không mở rộng quy chế hội viên cho
tất cả mọi người mà chỉ là một nhóm các công đoàn của các công nhân có tay
nghề, được lãnh đạo bởi một cựu viên chức công đoàn xì gà - Samuel Gompers.
Mục tiêu của tổ chức này là trong sạch, đơn giản, và phi chính trị: đó là các mục

tiêu tăng lương, giảm giờ làm và cải thiện các điều kiện lao động. Tổ chức này đã
hướng phong trào lao động khỏi những quan điểm xã hội chủ nghĩa của phần lớn
các phong trào lao động ở châu Âu.

Tuy vậy, cả trước và sau khi AFL được thành lập, lịch sử lao động Hoa Kỳ vẫn là
một lịch sử đầy xung đột. Trong cuộc tổng bãi công của ngành đường sắt năm
1877, các công nhân đường sắt trên khắp nước Mỹ đã tham gia đình công để phản
đối việc cắt giảm 10% tiền lương trả cho mỗi ngày lao động. Các nỗ lực nhằm
chấm dứt cuộc đình công đã dẫn đến các cuộc nổi loạn và phá hủy quy mô lớn tại
một số thành phố như: Baltimore bang Maryland, Chicago bang Illinois,
Pittsburgh bang Pennsylvania, Buffalo bang New York và San Francisco thuộc
bang California. Các đơn vị quân đội liên bang đã được đưa đến một số khu vực
trước khi cuộc bãi công chấm dứt.

Chín năm sau, trong biến cố xảy ra tại quảng trường Haymarket, Chicago, một số
người đã ném bom vào cảnh sát đang sắp sửa can thiệp vào một cuộc tuần hành
không được phép của chính phủ để ủng hộ một cuộc bãi công đang diễn ra ở Công
ty McCormick Harvester tại Chicago. Trong cơn náo loạn, bảy cảnh sát và ít nhất
bốn công nhân đã chết. Khoảng 60 cảnh sát khác đã bị thương.

Năm 1892, tại các nhà máy thép Carnegie ở Homestead, bang Pennsylvania, một
nhóm gồm 300 thám tử của hãng Pinkerton đã được công ty thuê để chấm dứt
cuộc bãi công của các công nhân thuộc Tổng Công ty Sắt, Thép và Thiếc. Các
thám tử đã dùng súng bắn vào các công nhân bãi công, nhưng cuối cùng họ đã
thua cuộc. ội vệ binh quốc gia đã được điều đến nhằm bảo vệ người lao động
không thuộc công đoàn và cuộc bãi công đã bị đập tan. Các công đoàn không được
phép hoạt động trở lại cho tới tận năm 1937.

Năm 1894, việc cắt giảm lương tại Công ty Ôtô Pullman Palace ở ngoại ô Chicago
đã làm bùng lên một cuộc đình công được sự ủng hộ của Công đoàn Đường sắt

Mỹ và đã mau chóng làm tê liệt nhiều hệ thống đường sắt trên cả nước. Do tình
hình ngày càng trở nên xấu đi, Tổng Chưởng lý Mỹ - Richars Olney - một cựu luật
sư ngành đường sắt - đã đứng ra đại diện cho hơn 3000 người trong nỗ lực nhằm
khai thông trở lại các tuyến đường sắt. Tiếp theo đó, Tòa án Liên bang đã ra lệnh
cấm công đoàn can dự vào ngành đường sắt. Khi cuộc nổi loạn xảy ra, Tổng thống
Cleveland đã phái quân đội liên bang tới và cuộc bãi công cuối cùng đã bị dập tắt.

Kiên cường nhất trong số các công đoàn tổ chức bãi công là Hiệp hội Công nhân
Công nghiệp Quốc tế (IWW). Được thành lập từ các tổ chức công đoàn đấu tranh
đòi cải thiện điều kiện lao động trong ngành công nghiệp khai khoáng ở miền Tây,
tổ chức IWW, hay Wobblies như người ta thường gọi, đã trở nên nổi tiếng sau
những cuộc đụng độ ở các mỏ khai khoáng tại Colorado năm 1903 và sau khi họ
bị đàn áp dã man. Bị ảnh hưởng bởi các quân nhân theo chủ nghĩa vô chính phủ và
do công khai kêu gọi đấu tranh, Wobblies đã chiếm được sự ủng hộ mạnh mẽ sau
khi họ chiến thắng trong cuộc đình công khó khăn tại các nhà máy dệt ở
Lawrence, bang Massachusetts năm 1912. Tuy nhiên, việc họ kêu gọi đình công
vào thời điểm giữa cuộc Chiến tranh Thế giới Thứ nhất đã bị Chính phủ đàn áp
thẳng tay năm 1917 và đập tan phong trào này.

×