Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Chế độ ăn cho người suy thận mạn tính potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (176.26 KB, 6 trang )

Chế độ ăn cho người suy thận mạn tính


Người bị suy thận mạn tính nên kiêng hẳn các loại dưa, cà, mắm tôm, cá
mắm, rượu, bia Khi chế biến thức ăn, tuyệt đối không cho muối và mì
chính, chỉ được phép dùng 1 thìa nước mắm mỗi ngày. Khi bị phù thì phải
ăn nhạt hoàn toàn.
Về nước uống, bệnh nhân suy thận mạn nên dùng nước đun sôi để nguội,
nước rau luộc, nước quả (cam, quýt). Lượng nước uống mỗi ngày bằng
lượng nước tiểu cộng thêm 200-300 ml.
Những thức ăn nên hạn chế
- Gạo, khoai tây, đậu đỗ, lạc, vừng.
- Rau ngót, rau muống, rau dền, giá đỗ.
- Các phủ tạng động vật như gan, bầu dục, óc, tim
Những thức ăn nên dùng
- Các thực phẩm có chứa ít chất đạm như miến dong, bột sắn, khoai lang.
- Các loại hoa quả ngọt như chuối, nhãn, vải, na, xoài, đu đủ, nho ngọt.
- Các loại rau ít muối như bầu, bí, mướp, dưa chuột, giá đỗ, bắp cải, rau cải.
- Các thực phẩm nhiều chất bổ như trứng gà, thịt nạc, cá, sữa, tôm.
Các món ăn có lợi nhất:
- Miến nấu thịt nạc hoặc thịt nạc xào giá đỗ.
- Khoai sọ, khoai lang luộc, sắn luộc chấm đường.
- Bột sắn dây nấu chè.
- Bánh bột lọc.
- Khoai tây, khoai lang rán.
Lượng thực phẩm dùng trong một ngày
- Thịt nạc (cá, tôm) 100 g. Có thể thay bằng 2 quả trứng gà hoặc 1 bìa đậu
phụ.
- Mỡ lợn 2-3 thìa cà phê.
- Gạo (hoặc mì) 120 g. Có thể thay bằng 150 g miến dong hoặc 300 g khoai
lang, khoai sọ.


- Nước mắm 1 thìa.
- Dưa chuột, bí xanh, rau cải 200-300 g.
- Chuối, na, vải, nhãn 200-300 g.
BS Nguyễn Thanh Hà, SK&ĐS
Ăn gì khi bị Suy thận mãn tính
Hôm bữa đi lâm sàng bị hỏi bệnh nhân bị suy thận mãn phải ăn uống thế
nào?Bí. Zìa lên mang tìm ,sẵn post cho bà con tham khảo:
* Ăn ít đạm:
dùng đạm quý có giá trị sinh học cao, nghĩa là đủ các axitamin cần thiết, sử
dụng thực phẩm có tỷ lệ hấp thu cao ví dụ: trứng, sữa, thịt cá.
* Chế độ ăn giầu năng lượng: 35 - 40 kcal/ kg cân nặng/ ngày.
- Nhằm đảm bảo nhu cầu năng lượng và hạn chế quá trình giáng hoá protein
trong cơ thể do đó có thể giảm được ure máu.
- Chất bột: sử dụng tối đa các chất bột ít đạm như khoai lang, khoai lang
nghệ, khoai sọ, sắn, bột sắn, bột sắn dây, bột dong, miến dong, khoai tây.
Gạo, mì chỉ ăn ít từ 100-150 g/ngày tuỳ theo mức độ suy thận.
- Đường: đường các loại, mật ong, mật mía, kéo ngọt.
- Chất béo: 30g/ ngày và có thể hơn nếu ăn được.
* Khoáng, vitamin và nước:
- Ăn nhạt khi có phù, tăng huyết áp, suy tim. Muối và mì chính 2 g/ngày.
(nên bỏ hẳn muối, mì chính, bột ngọt mà cho 2 thìa cà phê nước mắm/
ngày).
- Rau quả: không ăn chua và không ăn rau nhiều đạm như rau ngót, rau dền,
rau muống, giá đỗ và các loại đậu đỗ.
- Nước: bằng hoặc ít hơn lượng nước tiểu đái ra. Nên dùng nước lọc, rau
luộc, nước đường. Không dùng nước các loại rễ, lá có độc cho thận.
- Vitamin bổ sung: vitamin E, A, B1, B2, B6, B12, acid folic, viên sắt nhằm
chống gốc tự do, chống thiếu máu và giúp chuyển hoá các chất.
Ví dụ về chế độ ăn trong 1 ngày thôi nhe, còn mún chế biến sao thì tuỳ tay
nghề mỗi người:

- Thịt nạc (cá, tôm) 100 g. Có thể thay bằng 2 quả trứng gà hoặc 1 bìa đậu
phụ.
- Mỡ lợn 2-3 thìa cà phê.
- Gạo (hoặc mì) 120 g. Có thể thay bằng 150 g miến dong hoặc 300 g khoai
lang, khoai sọ.
- Nước mắm 1 thìa.
- Dưa chuột, bí xanh, rau cải 200-300 g.
- Chuối, na, vải, nhãn 200-300 g.
Còn vì sao hông ăn chua xin trả lời là vì trong thức ăn chua có acid
phosphoric, tiếp xúc với acid phosphoric nồng độ cao được biết là làm hỏng
hoạt động của thận và tăng nguy cơ sạn thận.
Tôi xin bổ sung thêm 1 chút :
Tương quan lượng protein đưa vào với mức độ suy thận :

Hàm lượng đạm có trong một số loại thức ăn thường dùng :


×