Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

ĐIỀU TRỊ UNG THƯ TIỀN LIỆT TUYẾN BẰNG PHẪU THUẬT pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (140.55 KB, 8 trang )

ĐIỀU TRỊ UNG THƯ TIỀN LIỆT
TUYẾN BẰNG PHẪU THUẬT


Phẫu thuật có thể là một lựa chọn điều trị cho bạn, phụ thuộc vào loại, kích
cỡ và mức độ lây lan của khối ung thư. Trước bất kỳ cuộc phẫu thuật nào,
bạn phải chắc là đã trao đổi đầy đủ với bác sĩ của mình. Điều quan trọng là
bạn hiểu điều gì sẽ liên quan đến cuộc phẫu thuật này, khả năng thành công,
những hiệu ứng phụ có thể xảy ra, và liệu có còn lựa chọn khác có thể phù
hợp hơn với trường hợp cụ thể của bạn.
Phần này sẽ trình bày ba hình thức phẫu thuật được sử dụng để điều trị ung
thư tiền liệt tuyến, tại sao phải làm điều đó và chúng liên quan đến điều gì.
Phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ tuyến tiền liệt
Phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ tuyến tiền liệt là một lựa chọn điều trị đối với ung
thư giai đoạn sớm. Phẫu thuật này sẽ do các bác sĩ phẫu thuật chuyên khoa
thực hiện. Toàn bộ tuyến tiền liệt sẽ được phẫu thuật cắt bỏ bằng việc mổ
hở ở bụng hoặc mổ hở ở khu vực giữa bìu tinh hoàn và trực tràng. Việc phẫu
thuật này nhằm loại bỏ toàn bộ các tế bào ung thư. Việc phẫu thuật này chỉ
được làm khi ung thư được xem là chưa phát tán ra khỏi tuyến tiền liệt và
thông thường là với những người dưới 70 tuổi.
Việc phẫu thuật thường gây nên bất lực tình dục (mất khả năng hoặc không
duy trì được trạng thái cương cứng). Đôi khi cũng có thể thực hiện một số
kỹ thuật phẫu thuật đặc biệt, gọi là kỹ thuật phẫu thuật tinh hoàn bảo vệ tế
bào thần kinh (nerve-sparing prostatectomy), là phẫu thuật có thể giúp giảm
nguy cơ bị chứng bất lực. Việc phẫu thuật cũng có thể gây ra vấn đề cho
việc kiểm soát tiểu tiện.
Vì các bác sĩ không thể dự đoán trước được người nào sẽ chịu tác động của
hiệu ứng phụ nào, nên điều quan trọng là bạn phải biết về các hiệu ứng phụ
này trước khi phẫu thuật. Bác sĩ của bạn sẽ trao đổi về cuộc phẫu thuật,
những hiệu ứng phụ có thể xảy ra và các lựa chọn biện pháp điều trị khác có
thể thực hiện cho bạn.


Mặc dù việc phẫu thuật có thể loại bỏ các tế bào ung thư hoàn toàn cho rất
nhiều người, nhưng cứ ba người đàn ông được phẫu thuật thì có một người
(tỉ lệ 33%) các tế bao ung thư tái xuất hiện ở khu vực của tuyến tiền liệt một
thời gian sau khi phẫu thuật. Chiếu xạ từ bên ngoài có thể được đưa tới khu
vực tuyến tiền liệt. Tuy nhiên, liều lượng của việc chiếu xạ có thể sử dụng
được trong trường hợp này sẽ thấp hơn so với những người được điều trị
bằng xạ trị như là phương pháp điều trị đầu tiên. Việc điều trị cũng có thể
diễn ra trên một vùng rộng hơn của cơ thể, và có thể gây ra nhiều hiệu ứng
phụ hơn nữa.
Sau khi phẫu thuật
Sau khi phẫu thuật tuyến tiền liệt, bạn sẽ được truyền tĩnh mạch ở ven tay và
và được thông tiểu tại bàng quang. Nếu phẫu thuật ở bụng, bạn sẽ có một
vết mổ ở vùng bụng. Bạn có thể được gắn một ống để hút dịch từ vết
thương này. Sau phẫu thuật, bạn có thể có một số cơn đau hoặc khó chịu
kéo dài trong vài tuần, đặc biệt khi bạn đi lại. Việc sử dụng thuốc giảm đau
có thể giúp làm thuyên giảm các hiện tượng này, vì vậy, bạn phải thông báo
với các nhân viên y tế biết nếu bạn vẫn tiếp tục bị đau.
Bạn có thể trở về nhà khoảng một tuần cho đến mười ngày sau khi mổ. Ong
thông tiểu có thể được giữ lại từ 1 - 3 tuần để niệu đạo lành vết thương. Nếu
bạn có bất kỳ vấn đề gì, bạn phải liên hệ với bác sĩ của mình ngay lập tức.
Hiệu ứng phụ của điều trị bằng phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ tuyến tiền liệt
Phẫu thuật tuyến tiền liệt có thể dẫn đến những vấn đề trong việc cương
cứng (bất lực tình dục) và việc điều khiển bàng quang. Nguyên nhân của
chứng bất lực là do sự suy giảm của lượng máu đến dương vật do những tổn
thương gây ra cho các mạch máu và tế bào thần kinh. Thông thường việc
loại bỏ toàn bộ các tế bào ung thư không thể tránh khỏi sự tổn thương tế bào
thần kinh. Rủi ro về chứng bất lực sau khi phẫu thuật có thể chiếm tỉ lệ 50%
hoặc cao hơn nữa với nam giới dưới 60 tuổi là những người đã từng được
[phẫu thuật tinh hoàn bảo vệ tế bào thần kinh nerve-sparing prostatectomy].
Rủi ro tăng lên 80% hoặc hơn nữa với nam giới trên 70 tuổi và tỉ lệ này còn

cao hơn nữa với những người nếu kỹ thuật [phẫu thuật tinh hoàn bảo vệ tế
bào thần kinh nerve-sparing] không được ứng dụng.
Vấn đề điều khiển bàng quang do việc phẫu thuật thường ít gặp hơn. Đa số
nam giới gặp triệu chứng này khi mới tháo ống thông tiểu, nhưng tình hình
sẽ tiến triển khá hơn theo thời gian. Trong vòng một năm sau ngày phẫu
thuật, khoảng 45% nam giới sẽ đôi lúc bị gỉ một giọt nước tiểu, một vài
người phải đeo túi đựng nước tiểu và rất ít người sẽ hoàn toàn không kiểm
soát được bàng quang và phải sử dụng ống thông tiểu vĩnh viễn. Một hiệu
ứng ít gặp nữa của việc phẫu thuật là [scarring of the bladder] là triệu chứng
có thể ảnh hưởng đến việc thông tiểu tiện. Triệu chứng này có thể dễ dàng
chữa khỏi với một phẫu thuật TURP. Một vài nam giới có thể sẽ bị tiêu chảy
hoặc táo bón một vài tháng sau khi phẫu thuật.
Phẫu Thuật Nội Soi (Laparoscopic prostatectomy)
Các cuộc nghiên cứu đang được thực hiện để đánh giá liệu phẫu thuật nội soi
có đạt hiệu quả tương tự như phẫu thuật cắt bỏ tuyến tiền liệt cho người bị
ung thư tuyến tiền liệt ở giai đoạn đầu hay không. Khối ung thư tuyến tiền
liệt được đưa ra khỏi cơ thể thông qua một lỗ nhỏ được mở ở thành bụng, sử
dụng một ống mảnh có gắn đèn và dụng cụ cắt ở một đầu. Phẫu thuật nội
soi chỉ có thể thực hiện được bởi những nhà phẫu thuật đã qua đào tạo
chuyên biệt về kỹ thuật này.
Phẫu thuật tuyến tiền liệt qua đường niệu đạo (TURP)
Phẫu thuật tuyến tiền liệt qua đường niệu đạo được thực hiện nếu cần thiết
phải lấy đi một phần của khối u chèn lên ống dẫn tiểu (là ống dẫn nước tiểu
từ bàng quang). Một ống mang kính hiển vi thu nhỏ sẽ được đưa vào ống
dẫn tiểu, tương tự như qui trình làm xét nghiệm sinh thiết (xem dưới đây).
Một dụng cụ cắt được gắn vào ống này và lúc đó sẽ được sử dụng để bào
mỏng khu vực bên trong của tuyến tiền liệt để gỡ bỏ khối u gây chèn ép.
Việc phẫu thuật này có thể thực hiện khi người bệnh được gây mê tổng quát
hoặc gây tê ngoài màng cứng. Với việc gây tê ngoài màng cứng, phần cơ
thể phía dưới của người bệnh sẽ tê liệt tạm thời bằng việc chích thuốc tê vào

cột sống để bạn không cảm thấy bất cứ điều gì ngay cả khi bạn tỉnh táo.
Tiến trình này không thể cắt bỏ toàn bộ khối ung thư trong tuyến tiền liệt và
chỉ sử dụng nhằm giải quyết vấn đề thông tiểu.
Sau phẫu thuật tuyến tiền liệt qua đường niệu đạo
Sau phẫu thuật, bạn có thể rời khỏi giường bệnh vào ngày hôm sau. Sau
phẫu thuật tuyến tiền liệt qua đường niệu đạo, bạn có thể được gắn một ống
truyền dịch vào ven. Ong truyền dịch này sẽ được gỡ bỏ khi bạn đã có thể
uống được bình thường. Một ống (ống thông tiểu) sẽ dẫn dịch từ bàng
quang của bạn đến một túi chứa. Thông thường nước tiểu của bạn có thể lẫn
máu.
Để ngăn những khối máu đông chèn ống thông tiểu, có thể áp dụng việc súc
bàng quang. Điều này có nghĩa là dịch truyền đến bàng quang sẽ được đưa
ra ngoài bằng ống thông tiểu. Cuối cùng thì nước tiểu cũng hết lẫn với máu
và ống thông tiểu có thể được rút ra. Ban đầu, bạn có thể gặp khó khăn
trong việc tiểu tiện mà không có ống thông tiểu. Một vài người gặp hiện
tượng không kiểm soát được tiểu tiện sau quá trình này. Việc đặt ống thông
tiểu cũng có thể gây khó khăn lâu dài cho việc tiểu tiện.
Đôi khi việc duy trì ống thông tiểu thêm một thời gian là cần thiết sau khi
bạn đã trở về nhà. Trước khi rời bệnh viện, y tá sẽ hướng dẫn bạn theo dõi
ống thông tiểu.
Bạn có thể gặp một vài cơn đau hoặc khó chịu một vài ngày sau phẫu thuật,
và bạn có thể được cho sử dụng thuốc giảm đau. Thuốc giảm đau thường rất
có hiệu quả, nhưng nếu bạn vẫn tiếp tục có cơn đau thì bạn phải báo cho bác
sĩ hoặc y tá chăm sóc mình thật sớm để có thể tìm ra loại thuốc giảm đau
hiệu quả hơn cho mình.
Đa số bệnh nhân có thể trở về nhà sau từ ba đến bốn ngày nằm viện.
Sau khi phẫu thuật tuyến tiền liệt qua đường niệu đạo, một số người có thể
gặp hiện tượng xuất tinh ngược (retrograde ejaculation). Hiện tượng này là
việc trong quá trình xuất tinh, tinh dịch lại chạy vào bàng quang chứ không
phải ra ngoài theo đường niệu đạo, vì vậy nước tiểu sau khi giao hợp sẽ bị

đục.
Phẫu thuật tinh hoàn
Mặc dù đây là một phẫu thuật, nhưng mục đích của việc cắt bỏ tinh hoàn là
để giảm nồng độ testosterone (hormone sinh dục nam) trong cơ thể, vì vậy,
phẫu thuật này sẽ được nêu kỹ trong phần điều trị nội tiết tố. Do ngày nay
đã có nhiều loại thuốc điều trị nội tiết tố, việc phẫu thuật cắt bỏ tinh hoàn
không thực hiện thường xuyên nữa

×