Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Điều trị phù ở phụ nữ có thai bằng thảo dược pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (113.64 KB, 9 trang )

Điều trị phù ở phụ nữ có thai
bằng thảo dược
Phù ở phụ nữ mang thai thường xuất hiện ở các tháng thứ 3-4 và 6-7 của thời
kỳ mang thai. Đa số trường hợp xảy ra do suy giảm chức năng bài tiết của
thận, một số trường hợp do khí trệ. Dược thảo trong thành phần các bài thuốc
điều trị phù ở phụ nữ có thai
Bạch truật:
Được coi là một vị thuốc bổ dưỡng và dùng làm thuốc an thai trong trường
hợp có thai đau bụng, ốm nghén nôn oẹ, làm thuốc lợi tiểu trị phù thũng.
Ngày dùng 6-12g dạng thuốc sắc hoặc bột.
Bí đao (đông qua):
Quả và vỏ quả có tác dụng lợi tiểu, tiêu phù, thanh nhiệt, giải khát, tiêu viêm.
Được dùng chữa đái rắt, đái đục, mụn nhọt. Ngày dùng 30-40g quả tươi sắc
uống hoặc nấu ăn.
Đại phúc bì (vỏ ngoài và vỏ giữa quả cau):
Có tác dụng lợi tiểu, tiêu thũng. Được dùng chữa phù toàn thân, bụng đầy
trướng, tiểu tiện khó, táo bón. Ngày dùng 6-9g sắc uống.
Đậu đỏ (xích tiểu đậu):
Có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi thủy, tiêu thũng, trừ thấp. Được dùng trị
thủy thũng, sưng phù chân, bụng đầy trướng, vàng da, đái đỏ. Ngày dùng 20-
40g sắc uống. Có thể chế thành bột để ăn, ngày 10-20g.
Vỏ rễ dâu (tang bạch bì):
Có tác dụng lợi tiểu, được dùng chữa phù thũng, bụng trướng to, tiểu tiện
không thông, tăng huyết áp. Ngày dùng 4-12g, dạng thuốc sắc hay thuốc bột.
Đảng sâm:
Có tác dụng bổ toàn thân, kích thích miễn dịch, lợi tiểu. Được dùng chữa tỳ vị
suy kém, phế khí hư nhược, kém ăn, mệt mỏi, cơ thể suy nhược, viêm thận,
nước tiểu có albumin, chân phù đau. Ngày dùng 16-30g dạng thuốc sắc hay
hoàn tán.
Dành dành (chi tử):
Có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, giải độc. Ngày dùng 6-12g, dạng thuốc sắc


hoặc hoàn tán.
Hoàng kỳ:
Có tác dụng làm tăng khả năng miễn dịch, chống viêm, lợi tiểu. Được dùng
chữa phù thũng, viêm thận mạn tính, albumin - niệu, đái đục, đái buốt. Ngày
dùng 6-12g dạng sống, 3-9g dạng sao tán, thuốc sắc, cao hoặc viên.
Mộc thông:
Có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, tiêu viêm, thông tia sữa. Rễ và thân mộc
thông được dùng chữa phù thũng, tiểu tiện khó, viêm đường tiết niệu, tắc tia
sữa. Ngày dùng 8-10g sắc uống.
Phục linh:
Có tác dụng lợi tiểu, làm giảm phù do bệnh tim và bệnh thận. Phục linh được
dùng làm thuốc lợi tiểu chữa phù thũng. Ngày dùng 4-20g dạng thuốc sắc hoặc
hoàn tán. Sài hồ: Có tác dụng hạ nhiệt, nhuận gan, được dùng làm thuốc lợi
tiểu. Ngày dùng 8-12g dạng thuốc sắc.
Trạch tả:
Có tác dụng lợi tiểu, hạ lipid máu, chống viêm, bảo vệ gan. Được dùng chữa
phù thũng, viêm thận, viêm bể thận, tiểu tiện khó, tiểu tiện ra máu. Ngày dùng
10-12g dạng thuốc sắc hoặc hoàn tán.
Mộc hương:
Có tác dụng lợi tiểu, lợi mật, an thai. Được dùng chữa đau bụng, đầy bụng, khó
tiêu, tiêu chảy, nôn mửa, bí tiểu tiện. Ngày dùng 3-6g mài với ít nước hoặc tán
thành bột để uống hoặc 6-12g dạng thuốc sắc.
Ý dĩ:
Có tác dụng kiện tỳ, thanh nhiệt, lợi thấp. Được dùng chữa rối loạn tiêu hóa,
phù thũng, bí tiểu tiện. Ngày dùng 10-30g.
Các bài thuốc chữa phù ở phụ nữ có thai
Do tỳ hư sinh phù thũng
Triệu chứng:
Mặt và tay chân phù thũng, sắc mặt vàng úa, mệt mỏi, sức yếu, ngại nói, chân
tay lạnh, miệng nhạt, ngực tức, không muốn ăn, đại tiện lỏng, tiểu tiện ít.

Bài 1:
Đảng sâm, hoài sơn, mỗi vị 16g; bạch truật, ý dĩ, mộc thông mỗi vị 12g; đại
phúc bì 8g. Sắc uống ngày một thang.
Bài 2:
Bạch truật (tẩm mật, sao vàng) 12g; vỏ phục linh, vỏ gừng, đại phúc bì, trần
bì mỗi vị 8g. Sắc uống ngày một thang.
Bài 3:
Ý dĩ, đậu đỏ, vỏ bí đao mỗi vị 30g; hoàng kỳ, phục linh mỗi vị 15g. Sắc uống
ngày một thang.
Bài 4:
Đại phúc bì (tẩm mật sao vàng); tang bạch bì (tẩm mật sao vàng); phục linh
bì, sinh khương bì, trần bì mỗi vị 8g. Sắc uống ngày một thang.
Do thận dương hư sinh phù thũng
Triệu chứng:
Có thai vài tháng, mặt và tay chân phù thũng, sắc mặt xám, tim hồi hộp, hơi
thở ngắn, sợ lạnh, chân tay lạnh, đầy bụng.
Bài thuốc:
Bạch truật, mộc qua mỗi vị 12g; phục linh, trư linh, trạch tả, trần bì, đại phúc
bì, tang bạch bì, tía tô mỗi vị 8g; binh lang (hạt cau), sa nhân, vân mộc hương
mỗi vị 6g. Sắc uống ngày một thang.
Do khí trệ sinh phù thũng
Triệu chứng:
Có thai 3 tháng, chân phù thũng, lan lên đùi, màu da không thay đổi, đi
đứng khó khăn. Nếu nặng thì ngón tay, ngón chân chảy nước vàng, tinh thần
uất ức, đầu choáng váng căng đau, ngực bụng đầy trướng, ăn ít.
Bài 1:
Hương phụ, trần bì, ô dược, mộc qua, tía tô mỗi vị 8g; cam thảo 4g; sinh
khương 2g. Sắc uống ngày một thang.
Bài 2:
Hoàng kỳ, đảng sâm mỗi vị 12g; bạch truật, đương quy, trần bì, phục linh bì,

sinh khương bì, đại phúc bì, sài hồ, thăng ma mỗi vị 8g; tang bạch bì 6g; cam
thảo 4g. Sắc uống ngày một thang.
Bệnh đau vú khi sinh nở hoặc khi có kinh kỳ
LÀM THẾ NÀO ĐỂ HẾT ĐAU?
Nếu là phái nữ và đã từng sinh sản, hẳn bạn đã bị biết qua mùi vị của chứng
đau này. Đa số các phụ nữ thụ thai sắp đến ngày sinh nở đều thấy được triệu
chứng ngực của mình càng ngày càng lớn lên, căng cứng và đau đớn khó chịu
đến mức phải tìm một tư thế nằm ngủ buổi tối sao cho ngực đừng bị đau đớn.
Cũng có thể bạn chưa từng sinh nở, nhưng mỗi tháng vào lúc sắp có kinh
nguyệt, bạn cảm thấy ngực mình hơi bị sưng lên, khó chịu, Chiếc áo ngực
thường ngày rất mịn màng, rất tiện nghi, nay lại đau đớn như bị bàn chải chà
xát mỗi khi bạn mang vào.
Chứng này gây nên do chu kỳ tự nhiên của các kích thích tố trong người bạn.
Những kích thích tố này kích thích tế bào của các tuyến cung cấp sữa trong cơ
thể người mẹ sắp phải cho con bú, hoặc các tuyến chất lỏng khác trong vú làm
cho các tuyến này trương căng lên. Sự trương căng này kích thích các hạch
khác trương căng theo, để có thể cung cấp đủ máu nuôi nấng các tế bào Nhìn
chung, sự trương căng này giống như phản ứng dây chuyền, từ đó vú bị sưng
to hơn. Các tế bào thần kinh ở vú bị ảnh hưởng và tạo nên cảm giác đau đớn.
Hiện tượng này là tự nhiên và không thể tránh được trong cơ thể người đàn bà
mỗi khi có kinh nguyệt hoặc khi phải cho con bú. Nhưng dĩ nhiên, với kiến
thức y học ngày nay, những phương pháp sau đây có thể làm giảm sự đau đớn
khi bạn lâm vào trường hợp trên.
Thay đổi cách ăn uống
Hãy ăn ít lại những thực phẩm có chất mỡ, chất béo. Aên nhiều rau cải, trái
cây, gạo và đậu. Cách ăn uống này có tác dụng làm giảm kích thích tố
estrogen trong người bạn. Estrogen là một trong những nguyên nhân chính tạo
nên sự đau đớn. Kinh nghiệm này được đúc kết do cô Christian, nữ báo sĩ
giảng dạy tại Đại học y khoa Vermont.
Đừng để quá mập

Người phụ nữ càng mập bao nhiêu, sẽ càng đau đớn bấy nhiêu. Bác Chất mỡ
quá nhiều trong cơ thể người đàn bà có tác dụng như các hạch chuyên sản xuất
và dự trữ kích thích tố estrogen. Càng nhiều mỡ càng có nhiều chất này, và đây
là chất tạo nên sự đau nhức.
Dùng các sinh tố
Chất prolactin cũng là một trong những nguyên nhân tạo nên chứng đau vú.
Muốn ngăn chận sự phát triển của chất này, bạn nên uống các sinh tố B, C, và
calcium.
Tác dụng của cà phê
Người ta chưa chứng minh được ảnh hưởng của chất cafein trên chứng đau vú
của phụ nữ. Tuy nhiên, nhiều bác sĩ dựa trên kinh nghiệm chẩn trì của họ đã
khuyên bệnh nhân không nên uống cà phê hoặc những thứ có chứa chất cafein
như nước ngọt, kem, ca cao và nhất là những thuốc làm giảm đau có chứa
chất cafein.
Cữ ăn muối nhiều
Chất muối có thể làm các chứng sưng trở nên sưng nhiều hơn. Cố gắng giảm
lượng muối lại trước khi có kinh nguyệt khoảng 1 tuần lễ, sẽ ít đau hơn.
Dùng phương pháp Lạnh & Nóng
Lạnh và nóng là một trong những phương pháp thần kỳ có thể làm dịu đi bất cứ
chứng đau nhức nào. Hãy dùng nước đá bọc trong bao plastic rồi đắp lên chỗ
đau qua một lớp khăn lông chừng 5, 10 phút; kế đó thay bằng một khăn lông
nhúng nước nóng vắt khô chừng 5 phút rồi trở lại lạnh. Làm như vậy nhiều
lần trong ngày có thể xoa dịu sự đau đớn và làm giảm hầu hết các bệnh sưng
như đau lưng, bầm mắt, sưng vú, cho đến những vết bầm gây ra do những
nguyên nhân khác.

×