Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Dùng thuốc kháng động kinh ở phụ nữ có thai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (184.78 KB, 5 trang )

Dùng thuốc kháng động kinh ở
phụ nữ có thai

Phụ nữ đang điều trị thuốc kháng động kinh khi có thai cần tuân thủ chặt
chẽ chỉ định của bác sĩ.
Trong thời gian mang thai, ảnh hưởng của thai nghén lên bệnh động
kinh rất thay đổi và không biết trước: tần số các cơn không thay đổi gặp
trong 50-83% các trường hợp; các cơn động kinh tăng lên chiếm 20-33% và
các cơn giảm đi chiếm khoảng 7-25%.
Quản lý tốt thai nghén và điều chỉnh thuốc kháng động kinh phù hợp sẽ làm
giảm tỷ lệ dị tật bẩm sinh cũng như giảm tỷ lệ tử vong khi sinh.
Những nguy cơ
Ở những người mẹ điều trị thuốc kháng động kinh, nguy cơ sảy thai ngang
bằng những người mẹ khác (khoảng 13%), nhưng dị tật bẩm sinh ở những đứa trẻ
được sinh ra cao gấp hai lần bình thường (4-6 lần ở những người mẹ động kinh; 2-
3 lần ở người mẹ bình thường).
Tất cả các thuốc kháng động kinh cổ điển đều có thể gây quái thai, dị tật
bẩm sinh, chậm phát triển và rối loạn phát triển tâm thần vận động sau sinh. Mặc
dù mỗi loại thuốc không đặc trưng cho mỗi loại dị tật nhưng phenobarbital và
phenytoin có thể gây dị dạng vùng mặt, tim bẩm sinh, dị tật ngón. Valproat de
sodium tăng nguy cơ dị tật ống thần kinh và khung xương. Carbamazepin hay gây
dị tật ống thần kinh và tim bẩm sinh.
Dị tật bẩm sinh liên quan đến liều lượng thuốc và đa trị liệu. Nếu dùng đa
trị liệu và/hoặc với liều cao thì tỷ lệ dị tật bẩm sinh cao hơn (ví dụ với liều
1000mg/ngày của valproat thì dị tật tăng cao hơn); ngược lại tỉ lệ dị tật giảm nếu
dùng liều thấp, chia 2- 3 lần trong ngày và đơn trị liệu.
Và một số khuyến cáo
- Chọn thuốc kháng động kinh có thể kiểm soát tốt nhất cơn co giật với mục
tiêu điều trị đơn trị liệu và ở liều thấp nhất có hiệu quả. Nên tránh sử dụng valproat
ngay từ đầu ở phụ nữ có thai nếu sẵn có các thuốc khác tác dụng tương đương.
- Đối với những phụ nữ động kinh dự định có thai:


+ Thử ngừng thuốc kháng động kinh nếu không có cơn từ 2 năm trở lên
hoặc giảm xuống liều thấp nhất và dùng đơn trị liệu trước khi có thai vài tháng để
có thời gian theo dõi cơn giật. Nếu có điều kiện nên định lượng nồng độ thuốc
trong máu trước khi có thai.
+ Đối với những phụ nữ đang dùng thuốc kháng động kinh mà phát hiện
sớm có thai nên giảm liều dần tới liều thấp nhất có hiệu quả và dùng đơn trị liệu.
Trong trường hợp cơn co giật tăng lên, có thể phối hợp với benzodiazepam để hạn
chế cơn co giật.
+ Theo dõi chặt chẽ cơn co giật để điều chỉnh thuốc cho phù hợp, làm xét
nghiệm sinh hóa máu và công thức máu trước sinh, siêu âm thai và khám thai định
kỳ để phát hiện sớm dị tật bẩm sinh.
+ Không thay đổi thuốc nếu động kinh đang ổn định.
- Điều trị bổ sung axit folic làm giảm nguy cơ dị tật ống thần kinh và dị tật
bẩm sinh khác. Liều khuyến cáo là 0,4 – 4mg/ngày, từ trước khi có thai 2 tháng
đồng thời duy trì trong 3 tháng đầu thai kỳ và sau khi sinh.
- Điều trị vitamin K 10mg/ngày (uống) vào những tháng cuối của thời kỳ
thai nghén đối với những phụ nữ điều trị bằng thuốc gây cảm ứng men như
carbamazepin, phenobarbital, primidon, phenyltoin.
- Tránh căng thẳng mất ngủ, chế độ ăn ngủ hợp lý.
- Sinh tại các cơ sở có trang thiết bị tốt và chuyên môn cao.
- Trong khi sinh và sau khi xổ rau, các cơn co giật có thể sẽ xuất hiện do đó
cần phải theo dõi sát sản phụ và trẻ sơ sinh.
- Điều chỉnh thuốc cho phù hợp ở những người mẹ cho con bú vì tất cả các
thuốc kháng động kinh cổ điển đều được bài tiết qua sữa nhưng với nồng độ thay
đổi tùy thuộc từng loại. Có thể tham khảo bảng dưới đây:

Thuốc kháng động kinh Tỷ lệ nồng độ thuốc trong sữa/ máu
Carbamazepin
Phenytoin
Phenobarbital

0,4-0,6
0,2-0,4
0,4-0,6
Valproat de sodium 0,01

×