Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

THỰC HÀNH GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CHO HỌC SINH TRONG MỘT SỐ MÔN HỌC Ở TIỂU HỌC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (201.3 KB, 4 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
THÀNH PHỐ MỸ THO Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
TRƯỜNG TIỂU HỌC NGUYỄN HUỆ
BÀI THU HOẠCH BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN
MODULE TH 44: THỰC HÀNH GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CHO HỌC SINH
TRONG MỘT SỐ MÔN HỌC Ở TIỂU HỌC
Họ và tên : Lê Quốc Thiện
Chức vụ : Giáo viên
Dạy lớp: Thể dục K2, K4, K5
I. Mục tiêu:
* Về kiến thức:
- Hiểu rõ tầm quan trọng của việc rèn luyện kỹ năng giáo dục bảo vệ môi
trường cho học sinh tiểu học qua các môn học.
- Nắm vững các bước xây dựng kế hoạch bài học, kế hoạch hoạt động giáo dục
bảo vệ môi trường ngoài giờ lên lớp.
* Về kỹ năng:
- Biết xây dựng kế hoạch bài học theo hướng tích hợp giáo dục bảo vệ môi
trường cho học sinh tiểu học và thực hành dạy học tích hợp
- Biết lập kế hoạch cho hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường ngoài giờ lên lớp
và thực hiện kế hoạch.
- Phân tích, đánh giá được một số kế hoạch đã thiết kế và đề xuất cách điều
chỉnh.
* Về thái độ:
- Tích cực, chủ động trong công tác giáo dục bảo vệ môi trường và các hoạt
động bảo vệ môi trường.
1- Mục tiêu giáo dục bảo vệ môi trường ở cấp tiểu học nhằm:
- Làm cho học sinh bước đầu hiểu và biết
+ Các thành phần môi trường đất, nước, không khí, ánh sáng, động thực vật. và
quan hệ giữa chúng.
+ Mối quan hệ giữa con người và các thành phần của môi trường. + Ô nhiễm
môi trường.


+ Biện pháp bảo vệ môi trường xung quanh: (nhà ở, lớp, trường học, thôn xóm,
bản làng, phố phường…)
- Học sinh bước đầu có khả năng
+ Tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường phù hợp với lứa tuổi (trồng, chăm
sóc cây; làm cho môi trờng xanh – sạch - đẹp).
Lê Quốc Thiện – Trường tiểu học Nguyễn Huệ - Mỹ Tho – Tiền Giang
1
+ Sống hòa hợp, gần gũi thân thiện với tự nhiên.
+ Sống tiết kiệm ngăn nắp, vệ sinh, chia sẻ, hợp tác.
+ Yêu quý thiên nhiên, gia đình, trường lớp, quê hương, đất nước.
+ Thân thiện với môi trường.
+ Quan tâm đến môi trường xung quanh.
2. Tầm quan trọng của việc giáo dục bảo vệ môi trường trong trường
tiểu học:
- Tiểu học là cấp học nền tảng, là cơ sở ban đầu rất quan trọng trong việc đào
tạo các em trở thành các công dân tốt cho đất nước “cái gì (về nhân cách) không
làm được ở cấp tiểu học thì khó làm được ở các cấp học sau”
- Giáo dục bảo vệ môi trường nhằm làm cho các em hiểu và hình thành, phát
triển ở các em thói quen, hành vi ứng xử văn minh, lịch sự và thân thiện với môi
trường. Bồi dưỡng tình yêu thiên nhiên, những xúc cảm, xây dựng cái thiện và hình
thành thói quen, kĩ năng sống bảo vệ môi trường cho các em.
- Số lượng HS tiểu học rất đông chiếm khoảng gần 10% dân số. Con số này sẽ
nhân lên nhiều lần nếu các em biết và thực hiện được tuyên truyền về BVMT trong
cộng đồng, tiến tới tương lai có cả một thế hệ biết bảo vệ môi trường Để thực hiện
được mục tiêu, nội dung giáo dục bảo vệ môi trường trong trường tiểu học hiện
nay, con đường tốt nhất là :
- Tích hợp lồng ghép nội dung giáo dục bảo vệ môi trường qua các môn học.
- Để giáo dục bảo vệ môi trường trở thành một nội dung của hoạt động ngoài
giờ lên lớp.
- Quan tâm tới môi trờng địa phơng, thiết thực cải thiện môi trờng địa phư-

ơng, hình thành và phát triển thói quen ứng xử thân thiện với môi trường.
II. Phương thức, phương pháp và hình thức tích hợp, lồng ghép
giáo dục bảo vệ môi trường qua các môn học:
1. Phương thức tích hợp, lồng ghép:
- Mức độ 1:
Nội dung của bài học phù hợp với mục tiêu và nội dung giáo dục bảo vệ môi trư-
ờng.
- Mức độ 2:
Một số phần của bài học phù hợp với nội dung giáo dục bảo vệ môi trường.
- Mức độ 3:
Nội dung của bài học có điều kiện liên hệ lôgic với nội dung giáo dục bảo vệ
môi trường.
2. Hướng dẫn lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường theo từng mức
độ:
a. Mức độ 1: (lồng ghép toàn phần)
- Đối với bài học lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường mức độ này, giáo viên
giúp học sinh hiểu, cảm nhận đầy đủ và sâu sắc nội dung bài học chính là góp phần
giáo dục trẻ một cách tự nhiên về ý thức bảo vệ môi trường. Các bài học này là
Lê Quốc Thiện – Trường tiểu học Nguyễn Huệ - Mỹ Tho – Tiền Giang
2
điều kiện tốt nhất để nội dung giáo dục bảo vệ môi trường phát huy tác dụng đối
với học sinh thông qua môn học.
b. Mức độ 2: (lồng ghép bộ phận)
- Khi dạy học các bài học tích hợp ở mức độ này, giáo viên cần lưu ý:
- Nghiên cứu kĩ nội dung bài học.
- Xác định nội dung giáo dục bảo vệ môi trường tích hợp vào bài học là gì?
- Nội dung giáo dục bảo vệ môi trường tích hợp vào nội dung nào, hoạt động
dạy học nào trong quá trình tổ chức dạy học?
- Cần chuẩn bị thêm đồ dùng dạy học gì?
- Khi tổ chức dạy học, giáo viên tổ chức các hoạt động dạy học bình thường,

phù hợp với hình thức tổ chức và phương pháp dạy học của bộ môn. Trong quá
trình tổ chức các hoạt động dạy học giáo viên giúp học sinh hiểu, cảm nhận đầy đủ
và sâu sắc phần nội dung bài học liên quan đến giáo dục bảo vệ môi trường (bộ
phận kiến thức có nội dung giáo dục bảo vệ môi trường) chính là góp phần giáo dục
trẻ một cách tự nhiên về ý thức bảo vệ môi trường. Giáo viên cần lưu ý khi lồng
ghép, tích hợp phải thật nhẹ nhàng, phù hợp, và phải đạt mục tiêu của bài học theo
đúng yêu cầu của bộ môn .
c. Mức độ 3: (liên hệ)
- Khi chuẩn bị bài dạy, giáo viên cần có ý thức tích hợp, chuẩn bị những
vấn đề gợi mở, liên hệ nhằm giáo dục cho học sinh hiểu biết về môi trường, có kĩ
năng sống và học tập trong môi trường phát triển bền vũng.
- Khi tổ chức dạy học, giáo viên tổ chức các hoạt động dạy học bình thờng,
phù hợp với hình thức tổ chức và phơng pháp dạy học của bộ môn. Trong quá trình
tổ chức các hoạt động dạy học, giáo viên tổ chức, hớng dẫn học sinh liên hệ, mở
rộng về GDBVMT thật tự nhiên, hài hòa, đúng mức, tránh lan man, sa đà, gợng ép,
không phù hợp với đặc trng bộ môn.
3. Phương pháp:
- Phương pháp thảo luận
- Phương pháp quan sát
- Phương pháp trò chơi
- Phương pháp tìm hiểu, điều tra
4. Hình thức lồng ghép:
- Giáo dục thông qua các tiết học trên lớp .
- Giáo dục thông qua các tiết học ngoài thiên nhiên, ở môi trường bên
ngoài trường lớp như môi trường ở địa phương.
- Giáo dục qua việc thực hành làm vệ sinh môi trường lớp học sạch, đẹp;
thực hành giữ trường, lớp học sạch, đẹp.
- Giáo dục với cả lớp hoặc nhóm học sinh.
III. Kết luận:
- Giáo dục môi trường là một quá trình (thông qua các hoạt động giáo dục

chính quy và không chính quy) hình thành và phát triển ở học sinh sự hiểu biết, kĩ
Lê Quốc Thiện – Trường tiểu học Nguyễn Huệ - Mỹ Tho – Tiền Giang
3
năng, giá trị và quan tâm tới những vấn đề về môi trường, tạo điều kiện cho học
sinh tham gia vào phát triển một xã hội bền vững về sinh thái.
- Giáo dục BVMT nhằm giúp cho mỗi cá nhân và cộng đồng có sự hiểu biết
và nhạy cảm về môi trường cùng các vấn đề của nó; những khái niệm cơ bản về
môi trường và BVMT; những tình cảm, mối quan tâm trong việc cải thiện và bảo
vệ môi trường; những kĩ năng giải quyết cũng như cách thuyết phục các thành viên
khác cùng tham gia; tinh thần trách nhiệm trước những vấn đề về môi trường và có
những hành động thích hợp giải quyết vấn đề.
- Môi trường Việt Nam và trên thế giới đang bị ô nhiễm và bị suy thoái
nghiêm trọng đã gây ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của một bộ phận lớn cư
dân trên trái đất. Bảo vệ môi trường đang là vấn đề cấp bách, nóng bỏng không chỉ
ở Việt Nam mà cả trên toàn thế giới.
- Sự thiếu hiểu biết về môi trường và GDBVMT là một trong những
nguyên nhân chính gây nên ô nhiễm và suy thoái môi trường. Do đó GDBVMT
phải là một nội dung giáo dục quan trọng nhằm đào tạo con người có kiến thức, có
đạo đức về môi trường, có năng lực phát hiện và xử lí các vấn đề môi trường trong
thực tiễn.
Người làm thu hoạch
Lê Quốc Thiện
Lê Quốc Thiện – Trường tiểu học Nguyễn Huệ - Mỹ Tho – Tiền Giang
4

×