Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Bản lề của 3 châu Á-Phi-Âu 4 pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (124.09 KB, 5 trang )

Bản lề của 3 châu Á-Phi-Âu
4

Ai Cập sản xuất lúa mì, đường, chà là, chưa đủ dùng trong nước. Chỉ xuất cảng
được nhiều nhất là bông, gạo, thuốc lá, và phải nhập cảng rất nhiều máy móc, phân
hóa học, cả vải nữa. Kỹ nghệ nặng mới thành lập mười năm nay nhưng sản xuất
rất ít vì thiếu vốn, thiếu kỹ thuật gia.
Năm 1936 Ai Cập được Anh hứa cho độc lập, nhưng sau Thế chiến, Anh mới
chịu rút quân đội ra khỏi cõi. Năm 1952 vua Farouk bị truất ngôi; năm 1954
Nasser làm Tổng thống của nước Cộng hòa Ai Cập và hai năm sau quốc hữu hóa
kênh Suez, gạt hết được ảnh hưởng của Anh và của Pháp.
Soudan. Trước cũng là đất bảo hộ của Anh, nằm ở bờ phía tây Hồng Hải và phía
nam Ai Cập. Đất rất rộng, hầu hết là sa mạc, và đồng cỏ khô cháy. Trồng trọt được
ít nhiều nhờ con sông Nil. Dân số khoảng 10 triệu, rải rác trên hai bờ sông Nil,
kinh đô là Khartoum.
Có vài mỏ vàng, đồng, không phong phú; sản phẩm nhiều nhất là lạc, mè, kê,
chà là, ngà voi.
Năm 1955, Anh rút về hết, trả lại độc lập cho Soudan. Soudan không sáp nhập
vào Ai Cập, thành một nước Cộng hòa.
Miền Maghreb
Miền này dân chúng thuộc giống Berbère đồng hóa với Ả Rập, tới nay chưa
đóng một vai trò quan trọng trong khối Ả Rập nhưng năm 1967, trong chiến tranh
Israel - Ả Rập, cũng đã tỏ tình đoàn kết với khối, nên chúng tôi cũng giới thiệu
dưới đây Maghreb thường gọi là Bắc phi gồm ba xứ Tunisi, Algeri và Maroc, đều
nhìn ra Địa Trung Hải, quay lưng vào sa mạc Sahara.
Tunisi nằm ở phía đông Maghreb, diện tích 125.000 cây số vuông, dân số hiện
nay khoảng 4.000.000. Thủ đô là Tunis. Phía bắc có nhiều núi, khí hậu mát mẻ;
phía nam có nhiều cánh đồng cỏ. Dân chúng sống nhờ nông lâm súc. Kỹ nghệ
chưa phát triển.
Algeri ở giữa, phía đông giáp Tunisi, phía tây giáp Maroc, diện tích 208.000 cây
số vuông, dân số vào khoảng 10.000.000. Thủ đô là Alger. Có hai dãy núi song


song nhau ở phía bắc; ngoài ra là cao nguyên, nên khí hậu mát mẻ, người Pháp qua
lập nghiệp rất đông (năm 1954, khoảng 1.000.000), khai thác xứ đó thành xứ thịnh
vượng nhất của Maghreb. Lâm sản, khoáng sản (phốt phát, chì, kẽm, đồng) và
nông sản, trái cây (nho, ô liu), giúp cho dân chúng có một mức sống tương đối dễ
chịu.
Maroc có một vị trí rất quan trọng, kiểm soát eo biển Gibraltar, quay mặt ra Đại
Tây Dương và Địa Trung Hải. Địa lý và khí hậu cũng như hai xứ kia, kỹ nghệ
chưa mở mang, dân chúng nuôi súc vật và trồng trái cây, đánh cá. Khoáng sản
nhiều: phốt phát, chì, sắt, có lẽ dầu lửa nữa. Diện tích 450.000 cây số vuông, dân
số khoảng 12.000.000. Thủ đô là Rabat. Trước kia một miền nhỏ (28.000 cây số
vuông) trông ra eo biển Gibraltar thuộc Tây Ban Nha.

Về chính trị, Tunisi, Maroc trước là đất bảo hộ của Pháp còn Algeri là thuộc địa
của Pháp. Năm 1947 Pháp muốn sát nhập Algeri vào mẫu quốc, dân Algeri chống
lại, và chiến tranh Algeri bắt đầu năm 1954, ngay sau khi đội viễn chinh Pháp vừa
thất bại ở Điện Biên Phủ: 350.000 lính Pháp với đầy đủ khí giới tối tân mà không
dẹp nổi vài ngàn quân du kích bản xứ.
Phong trào phản đế ở Bắc phi cũng có những nguyên nhân như ở các nơi khác:
dân chúng bản xứ thì nghèo khổ, mà thực dân Pháp thì phè phỡn; phái thủ cựu
chống văn hóa Âu mà phái tân học thì đòi quyền tự quyết cho dân tộc.
Pháp lúc đó đã thua ở Việt Nam, mất uy danh, nghĩa quân Algeri càng hứng chí,
nhất là được gần hết thế giới ủng hộ: khối Ả Rập, như Ai Cập, tìm cách giúp đỡ, dĩ
nhiên rồi; Nga cũng ngầm tiếp tay, điều này cũng dễ Hiểu, ngay cả Mỹ cũng chỉ
trích chính sách đế quốc của Pháp nữa, chỉ có Anh là làm thinh ngó.
Thực ra năm 1954, Thủ tướng Pháp, Mendès France đã quyết định thỏa thuận
với các đảng quốc gia bản xứ, trả quyền tự trị cho Tunisi. Nhưng vừa mới đem ra
thi hành thì biến cố ở Maroc làm thay đổi tình hình, phải đặt lại vấn đề. Pháp đàn
áp Maroc, khủng bố khắp nơi, truất quốc vương Ben Arafa thì quốc vương
Mohamed V ở Madagascar về, nghĩa quân chiến đấu càng mạnh, rốt cuộc Pháp
phải trả độc lập cho Maroc. Maroc hiện nay là một vương quốc, còn Tunisi là một

nước Cộng hòa, Tổng thống là Bourguiba.
Algeri khác hẳn Tunisi và Maroc, không có quá khứ quốc gia. Xứ đó đã bị
nhiều dân tộc xâm chiếm, chưa bao giờ thống nhất thành một quốc gia được. Pháp
tưởng như vậy có thể sáp nhập một cách dễ dàng, biến Algeri thành một tỉnh của
mình, không ngờ họ chống lại và Pháp đã vô tình giúp họ thành lập một quốc gia,
vì năm 1958, De Gaulle lên cầm quyền đã phải trả lại độc lập cho họ. Algeri thành
một nước Cộng hòa, Tổng thống đầu tiên là Ben Bella.
Pháp đã vụng tính, quá tham lam thành thử mất hết. Giá thu xếp ổn thỏa với các
đảng quốc gia Ả Rập, trả độc lập lại cho họ từ sau Thế chiến, chỉ giữ lại ít quyền
tin văn hóa, kinh tế thì có lẽ ảnh hưởng của Pháp còn tồn tại được lâu ở Bắc Phi.

Tóm lại khối Ả Rập gồm 16 quốc gia trước Thế chiến thứ nhì đều là thuộc địa
của Anh hoặc Pháp. Xét chung thì chín phần mười dân số là người Ả Rập hoặc
đồng hóa với Ả Rập theo Hồi giáo; về ngôn ngữ tuy cùng là nói tiếng Ả Rập
nhưng tiếng này cũng như tiếng Trung Hoa chưa thực thống nhất, gồm nhiều tiếng
địa phương, một người dân ở Iraq khó mà hiểu một người dân ở Algeri được.
Mười sáu quốc gia đó lớn nhỏ khác nhau rất xa: có nước chỉ gồm một, hai triệu
dân, có nước ba chục triệu dân; kinh tế cũng khác nhau: nước thì chuyên sống
bằng lợi tức dầu lửa, nước thì chỉ trông vào sản phẩm nông nghiệp; chính thể cũng
khác: một số nhỏ là nước quân chủ còn lại là các nước Cộng hòa.
Trên mười năm nay họ ráng đoàn kết với nhau để một mặt mổ cái “ung nhọt”
Israel, một quốc gia nhân tạo mà người Anh đã miễn cưỡng ghép vào cơ thể họ,
như họ nói; một mặt chống với đế quốc thực dân; Anh, Pháp rút lui thì Mỹ, Nga
lại đặt chân vào, tranh giành nhau ảnh hưởng để cố làm bá chủ một miền rất quan
trọng về địa thế (bản lề của ba châu) và về nguồn lợi dầu lửa. Trong cuốn này
chúng tôi chỉ thường nhắc tới tám quốc gia đầu ở trên bán đảo Ả Rập: Ả Rập
Saudi, Ai Cập, Jordani, Syrie, Iraq, Liban, Koweit, Yemen mà bốn quốc gia đầu
đóng vai trò quan trọng nhất.
Tuy nhiên lịch sử của bán đảo Ả Rập không thể tách rời lịch sử của Thổ Nhĩ Kỳ
và Iran (Ba Tư), nên chúng tôi cũng phải ghi lại vài biến cố lớn trong hai quốc gia

này.

×