Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Mô tả một số chi thường gặp – Phần 1 doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (117.13 KB, 10 trang )

Mô tả một số chi thường gặp – Phần 1


Chi Rhodococcus:
Phát triển dưới dạng que hoặc khuẩn ty cơ chất phân nhánh. Ở tất cả các
chủng, chu trình sống (morphogenetic) đều bắt nguồn từ giai đoạn hình cầu
hoặc que ngắn. Bằng cách phân đoạn, các tế bào hình cầu sẽ tạo thành dạng
que rồi dạng sợi, sợi phân nhánh và hệ sợi. Một số chủng còn tạo khuẩn ty
khí sinh phân nhánh hoặc bó sợi (synnemata). Chúng không có khả năng
chuyển động cũng như không hình thành bào tử hay nội bào tử.
Gram dương. Acid-alcohol fast (nhuộm kháng acid-cồn) ở một số giai đoạn
phát triển. Hiếu khí. Hóa dị dưỡng hữu cơ. Catalase dương tính. Hầu hết các
chủng đều mọc tốt trên các môi trường tiêu chuẩn ở 30
o
C, số khác cần
thiamin cho sinh trưởng. Khuẩn lạc có thể sần sùi hoặc trơn nhẵn, có màu
vàng sẫm, kem, vàng, vàng da cam, đỏ hoặc không màu. Arylsulfatase âm
tính, nhạy cảm với lysozyme, không phân hủy được casein, cellulose, chitin,
elastin hay xylan. Có thể sử dụng được rất nhiều loại hợp chất hữu cơ làm
nguồn cacbon và nguồn năng lượng.
Thành tế bào chứa lượng lớn acid meso- diaminopimelic (meso-DAP),
arabinose và galactose. Chứa diphosphatidylglycerol,
phosphatidylethanolamin, phosphatidylinositol mannoside. Thành phần
menaquinone chính là MK-8(H
2
) và MK-9(H
2
). Chứa lượng lớn acid
tuberculostearic mạch thẳng, không bão hòa và acid mycolic với 32-66
cacbon, với nhiều nhất bốn liên kết đôi. Tỷ lệ mol G+C trong ADN là 63-
72%.


Có nhiều trong đất và phân gia súc. Một số chủng gây bệnh cho người và
động vật.
Loài chuẩn: Rhodococcus rhodochrous

Chi Nocardioides:
Sợi sơ cấp phân nhánh trên bề mặt, sau đó xâm nhập vàp trong thạch rồi đứt
đoạn thành dạng que hay cầu hay không đều. Sợi khí sinh có thể thưa thớt,
phân nhánh hoặc không sau đó cũng đứt thành những mẩu ngắn hoặc dạng
que. Những mẩu này sẽ là nguồn gốc của những sợi mới. Không có tế bào di
động. Khuẩn lạc nhão. Gram dương. Không nhuộm kháng acid ( Non-acid
fast ). Catalase dương tính. Hiếu khí bắt buộc. Hóa dị dưỡng hữu cơ. Mọc dễ
dàng trên các môi trường tiêu chuẩn. Nhạy cảm với thực khuẩn thể đặc hiệu.
Acid amin chính trong thành tế bào là L-DAP và glycine. Không chứa acid
mycolic. Phospholipid chủ yếu là phosphatidylglycerol và
acylphosphatidlyglycerol. Acid béo chiếm ưu thế là 14-
methylpentadecanoic. Thành phần menaquinone chính là MK-8(H
4
). Tỷ lệ
mol G+C trong ADN từ 66,1-72,7%. Có nhiều trong đất.
Loài chuẩn: Nocardioides albus

Chi Pseudonocardia:
Sợi khí sinh và sợi cơ chất đều sinh bào tử dạng chuỗi. Sợi phân đoạn,
thường có dạng zich-zac với xu hướng phồng lên ở ngọn hoặc ở giữa. Sợi
kéo dài bằng cách nảy chồi. Các đoạn sợi có chức năng của bào tử hoặc biến
đổi thành bào tử. Thành sợi có hai lớp. Gram dương. Không có giai đoạn di
động. Hiếu khí. Sinh trưởng trên nhiều loại môi trường hữu cơ hoặc tổng
hợp. Ưa ấm hoặc ưa nhiệt.
Loài chuẩn: Pseudonocardia thermophila


Chi Saccharopolyspora:
Sợi cơ chất phát triển mạnh, phân nhánh, đứt thành các đoạn dạng que với
kích thước 1x5µm, chủ yếu ở những phần già hơn của khuẩn lạc. Khuẩn ty
khí sinh phân đoạn tạo các chuỗi bào tử. Gram dương. Không nhuộm kháng
acid. Hiếu khí. Khuẩn lạc mỏng, nhô lên, hơi nhăn, sợi khí sinh ít, thường
tạo thành chùm, chủ yếu ở những phần già. Có thể sử dụng nhiều loại chất
hữu cơ như nguồn cacbon và năng lượng duy nhất, có thể phân giải adenine,
kháng nhiều loại chất kháng sinh nhưng nhạy cảm với lysozym. Tỷ lệ mol
GC trong ADN là 77%.
Loài chuẩn: Saccharopolyspora hirsute

Chi Intrasporangium:
Sợi phân nhánh, có xu hướng đứt thành nhiều đoạn có kích thước và hình
dáng khác nhau. Không bao giờ có sợi khí sinh. Các túi bào tử hình oval hay
hình quả chanh được tạo thành ở giữa hoặc/và ở đầu sợi. Các bào tử không
di động. Gram dương. Không nhuộm kháng acid. Hóa dị dưỡng hữu cơ.
Catalase dương tính. Hiếu khí. Mọc tốt nhất ở 28-37
o
C, không mọc được ở
45
o
C. Sinh trưởng tốt hơn trên các môi trường chứa peptone và cao thịt. Tỷ
lệ mol GC trong ADN là 68,2%. Thành tế bào chứa L-DAP và glycine.
Thành phần phospholipid chủ yếu là một loại phospholipid chứa glucosamin
chưa biết. Thành phần acid béo chủ yếu là các acid béo mạch thẳng bão hòa
và không bão hòa. Menaquinone chính là MK-8.
Loài chuẩn: Intrasporangium calvum

Chi Actinopolyspora:
Hệ sợi phân nhánh, hình thành rất nhiều sợi khí sinh có đường kính khoảng

1 µm. Sợi cơ chất hầu hết không đứt đoạn. Cuống sinh bào tử chứa 20 hoặc
hơn bào tử dạng que ngắn hoặc dạng cầu với vỏ nhẵn hình thành trên sợi khí
sinh theo chiều hướng gốc. Sợi cơ chất không sinh bào tử. Gram dương.
Nhuộm kháng acid. Thành tế bào chứa meso-DAP, arabinose và galactose.
Không chứa acid mycolic. Hiếu khí. Hóa dị dưỡng hữu cơ. Tỷ lệ mol GC
trong ADN là 64,2%.
Loài chuẩn: Actinopolyspora halophila

Chi Saccharomonospora:
Chủ yếu sinh bào tử đơn trên sợi khí sinh. Bào tử không bền nhiệt, không có
khả năng di động, được hình thành trên các cuống sinh bào tử đơn giản,
không phân nhánh, dài ngắn khác nhau. Trên môi trường thạch, hệ sợi dinh
dưỡng phân nhánh, bao phủ bởi lớp sợi khí sinh với các bào tử mọc dày đặc
dọc trên các sợi. Sợi khí sinh ban đầu có màu trắng rồi chuyển thành xám
xanh và xanh sẫm. Sắc tố xanh cũng có ở sợi dinh dưỡng và khuếch tán ra
môi trường. Thành tế bào chứa meso-DAP, arabinose và galactose. Không
chứa acid mycolic. Chứa lượng lớn iso- và anteiso- acid béo,
phosphatidylethanolamin và MK-9(H
4
). Hiếu khí. Hóa dị dưỡng hữu cơ.
Nhiệt độ thích hợp cho sinh trưởng là 35-50
o
C, pH 7-10. Sinh catalase,
deaminase và phosphatase. Phân hủy được casein, gelatin, tinh bột. xylan và
tyrosin. Đặc biệt có thể sử dụng glycerol làm nguồn cacbon.
Phân lập được trong đất, chất lắng cặn ở hồ, than bùn, thấy nhiều trong phân
bón, phân compôt, và cỏ khô. Tỷ lệ mol GC trong ADN là 69-74%.
Loài chuẩn: Saccharomonospora viridis

Chi Frankia:

Không sinh sợi khí sinh. Túi bào tử thường sinh trên cuống sinh bào tử. Bào
tử không có khả năng di động với hình dạng không cố định, từ không màu
đến màu đen. Trong điều kiện khó khăn như không có quá trình cố định
đạm, các túi (vesicle) có thể được hình thành. Gram dương- hoặc Gram
không cố định (variable). Hiếu khí hoặc vi hiếu khí. Catalase dương tính. Ưa
ấm. Hóa dị dưỡng hữu cơ. Thường mọc rất chậm (thời gian giữa hai lần
phân đôi tế bào là 1-7 ngày). Hầu hết các chủng đều có khả năng cố định
nitơ không khí invitro và in planta. Thành tế bào chứa meso-DAP, acid
glutamic, alanin, acid muramic, và glucosamine. Thành phần phospholipid
gồm phosphatidylinositiol mannoside, phosphatidylinositol và
diphosphatidylglycerol. Acid béo dạng thường, mạch thẳng, và không bão
hòa. Thành phần đường gồm xylose, madurose hoặc fucose, hoặc chỉ gồm
glucose hoặc galactose. Nhiều chủng gồm 2-O-methyl-D-mannose, hầu hết
các chủng chứa rhamnose. Hầu hết cộng sinh với một số thực vật hạt kín
nhất định, tạo các nốt sần trên rễ ở vật chủ thích hợp. Có thể tìm trong đất.
Tỷ lệ mol GC trong ADN là 66-71%.
Loài chuẩn: Frankia alni

Chi Actinoplanes:
Phát triển dưới dạng sợi phân nhánh, không đứt đoạn. Gram dương, nhưng
một phần sợi dinh dưỡng có thể là Gram âm. Không nhuộm kháng acid. Rất
ít sợi khí sinh hoặc không có. Tạo nhiều loại sắc tố có khả năng khuếch tán.
Bào tử chứa trong túi bào tử, sinh trên cuống sinh bào tử hoặc không cuống,
ít khi trong thạch. Dưới điều kiện nhất định, nhiều chủng có hệ sợi sắp xếp
dạng que (palisade). Khi đó, túi bào tử chủ yếu được sinh ở đầu các sợi. Bào
tử hình cầu hoặc que ngắn, sắp xếp theo nhiều cách khác nhau bên trong túi
bào tử, được hình thành bằng cách đứt đoạn sợi bên trong túi bào tử trực
tiếp hoặc sau vài lần phân nhánh. Sau khi ngâm trong nước, bào tử di động
được giải phóng ra từ túi bào tử, trong một số trường hợp, khả năng di động
xuất hiện sau khi bào tử được giải phóng. Bào tử di động chứa tiên mao cực.

Thành tế bào chứa meso-DAP và glycin. Thành phần đường chứa D-xylose
và L-arabinose. Thành phần phospholipid chính là phosphatidylethanolamin.
Hiếu khí, hóa dị dưỡng hữu cơ, ưa ấm hoặc ưa nhiệt vừa phải. Hầu hết các
chủng đều không cần các nhân tố sinh trưởng hữu cơ. Tỷ lệ mol GC trong
ADN là 72-73%.
Loài chuẩn: Actinoplanes philippinensis

Chi Pilimelia:
Túi bào tử được sinh ra trên bề mặt của cơ chất từ cuống sinh bào tử. Túi
bào tử có hình cầu, hình trứng, hình quả lê, hình chuông hay hình trụ, có
kích thước xấp xỉ 10-15 µm. Túi bào tử chứa rất nhiều bào tử xếp thành
chuỗi song song hoặc các hàng cuộn không đều. Gram dương. Khuẩn ty cơ
chất có đường kính 0,2-0,8 µm, phân nhánh và có vách ngăn. Khuẩn ty khí
sinh thật sự không được hình thành. Thành tế bào chứa meso-DAP và glycin.
Thành phần đường chứa xylose và arabinose. Chỉ mọc được trên môi trường
hỗn hợp. Khuẩn lạc nhỏ, đặc hoặc mềm. Khuẩn ty cơ chất có màu vàng
chanh, vàng, da cam hoặc xanh xám, chuyển sang nâu đến nâu sẫm khi già.
Hiếu khí, hóa tự dưỡng hữu cơ, điều kiện sinh trưởng tối ưu là ở pH 6,5-7,5
và 20-30
o
C. Có khả năng phân hủy có chất cheratin (lông tóc của động vật
có vú). Tỷ lệ mol GC trong ADN là 72-73%.
Loài chuẩn: Pilimelia terevasa

Chi Dactylosporangium:
Túi bào tử hình ngón tay hoặc hình chùy được hình thành từ cuống sinh bào
tử ngắn của khuẩn ty cơ chất. Các túi bào tử phát triển đơn lẻ hoặc tụ thành
từng đám trên bề mặt cơ chất. Mỗi túi bào tử chứa một dãy gồm ba đến bốn
bào tử. Bào tử có hình chữ nhật, hình elip, hình trứng hoặc hơi trụ, có khả
năng di động nhờ một túm tiên mao cực. Không có khuẩn ty khí sinh thực

sự. Khuẩn ty cơ chất có đường kính 0,5-1,0 µm, phân nhánh và ít khi có
vách ngăn. Gram dương , Không nhuộm kháng acid. Thành tế bào chứa
meso-DAP và glycin. Thành phần đường chứa xylose và arabinose. Có khả
năng sinh trưởng trên nhiều loại môi trường. Khuẩn lạc đặc, hơi thô, thường
phẳng, đôi khi nhô lên một bề mặt trơn hoặc hơi nhăn. Khuẩn ty cơ chất có
màu vàng xanh, da cam, đỏ hay nâu. Hiếu khí, hóa tự dưỡng hữu cơ, điều
kiện sinh trưởng tối ưu là ở pH 6,0-7,0 và 25-37
o
C. Tỷ lệ mol GC trong
ADN là 71-73%.
Loài chuẩn: Dactylosporangium aurantiacum


×