Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

Những người chịu quan tước của Trung Quốc - Quyển Đệ Thập Ngũ – An nam chỉ lược pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (151.51 KB, 18 trang )

Những người chịu quan tước của Trung Quốc - Quyển Đệ Thập Ngũ –
An nam chỉ lược

Lữ-Gia
Người Việt, làm tướng triều Triệu-Đà, phụ-chính ba đời vua. Gia người tuổi
tác, con trai lấy công chúa, con gái lấy hoàng-tử, anh em ở trong nước rất có
thế lực, được lòng người Việt tin cậy hơn cả nhà vua. Lúc ấy vua dâng thư
lên nhà Hán xin nội thuộc, ngang hàng với chư-hầu nội-địa, ba năm một lần
triều-cống, bãi bỏ cửa ải ở biên cảnh. Thiên-Tử thuận cho và ban cho Lữ-
Gia ấn bạc, lại cho ấn Nội-sử, Trung-uý, Thái-phó, còn các chức khác đều
được tự đặt lấy. Bỏ những hình phạt thích mặt, cắt mũi, dùng pháp luật nhà
Hán; các sứ-giả nhà Hán đều được giữ lại để trấn vũ. Vua và Thái-hậu muốn
vào chầu Thiên-Tử, Lữ-Gia can ngăn, vua không nghe, Gia bèn có lòng làm
phản, thường xưng đau, chẳng ra mắt vua. Sứ-giả nhà Hán đều chú ý Gia,
nhưng thế chưa có thể giết trừ được. Thái-hậu cũng sợ Gia ra tay trước,
muốn bày tiệc rượu để cậy quyền Hán-Sứ mưu giết Gia, bèn hội yến trong
cung, giữa tiệc rượu, Thái-Hậu bảo Gia rằng: "Nam-Việt được nội-thuộc, ấy
là lợi cho nước ta, vì cớ gì tướng công như có ý cho là bất tiện?". Thái Hậu
hỏi như thế, có ý khích giận các sứ-giả. Gia hiểu ý, lánh bỏ đi ra, Thái-Hậu
giận, muốn lấy cây mâu đâm Gia, vua ngăn Thái-Hậu lại. Gia bèn về, chia
binh cho em coi, nằm nhà xưng bệnh, âm-mưu cùng các đại-thần nổi loạn.
Vua vốn không muốn giết Lữ-Gia, cho nên mấy tháng chẳng hành-động gì.
Một mình Thái-Hậu muốn giết Gia, nhưng không đủ sức. Thiên-Tử nghe
Lữ-Gia nghịch mệnh vua, còn Thái-Hậu thế cô sức yếu, không chế nỗi, sứ-
giả thì nhút nhát, không quyết đoán, nghĩ rằng vua đã thần phục nhà Hán,
một mình Gia làm loạn, chẳng cần cử binh, chỉ sai Chung-Quân và An-
Quốc-Thiếu-Quí đi sứ qua hiểu dụ ý của triều-đình. Gia bèn phản, hạ lệnh
rằng: "Vua còn tuổi trẻ, Thái-Hậu là người Trung-Quốc, lại tư thông với
Hán-sứ, chuyên muốn nội thuộc, đem hết bửu-vật của Tiên-vương vào dâng
Thiên-Tử để dua mị cầu lợi trước mắt, chẳng đoái đến xã-tắc cơ-đồ họ
Triệu". Bèn cùng em đem quân đánh giết vua, Thái-Hậu và Hán-sứ, lập con


của bà phi người Việt là Kiến-Đức lên nối ngôi. Lúc ấy binh của Hàn-Thiên-
Thu còn cách Phiên-Ngung 40 dặm, bị Gia chận đánh tan. Gia khiến người
lấy hòm phong cờ tiết của sứ-giả nhà Hán đem để trên cửa ải (trên núi Đại-
Dũ), phát binh phòng thủ các nơi hiểm yếu. Thiên-Tử nghe tin, khiến Phục-
Ba tướng-quân Lộ-Bác-Đức đem quân tiến thảo. Bác-Đức đánh bại quân
Việt, bọn Gia trốn ra biển. Khiến Hiệu-uý Tư-Mã Tô-Hoằng theo bắt được
Kiến Đức, phong Hoằng làm Hải-Thường-Hầu, Việt-Lang1 Đô-Kế2 bắt
được Lữ-Gia, phong Kê làm Lâm-Thái-Hầu.
Lý-Cầm
Người Giao-Châu, khoảng niên-hiệu Sơ-Bình (190-193), Hán Hiến-Đế, túc
trực ở đô-đài. Thời-ấy ở đất Giao-Châu, số hiếu-liêm được cử rất ít. Ngày
Nguyên-Đán, Cầm cùng người làng bọn Bốc-Long đến dưới đền kêu rằng:
"ân huệ của nhà vua không được quân bình". Vua hỏi vì cớ gì? Tâu rằng:
"một mình nước Nam-Việt không được trời che đất chở". Vua bèn cho lấy
thêm một người mậu-tài, bổ làm quan lệnh quận Lục-Hợp ở Lô-Giang. Cầm
sau làm đến chức Tư-Lệ-Hiệu-uý.
Trương-Trọng
Người Nhật-Nam, được tiến-cử vào Lạc-Dương. Gặp ngày đại-hội Nguyên-
Đán, Tấn Minh-Đế (323-325) hỏi rằng: "Người Nhật-Nam thấy mặt trời mọc
ở hướng bắc hay sao?". Trọng tâu rằng: "Nay có quận tên gọi Vân-Trung,
nhưng thật ra có phải quận ấy ở trong mây đâu, quận chúng tôi, mặt trời
cũng mọc hướng đông, chỉ có khí-hậu oi-bức, dân thường sống dưới bóng
mặt trời vậy thôi". Vua cho Trọng làm Thái-Thú quận Kim-Thành.
Đỗ-Hoằng-Văn
Con của Đỗ-Tuệ-Độ. Thời Tống-Văn-Đế (424-453) làm Trấn-Viễn tướng-
quân, Thứ-Sử Giao-Châu, tính khoan hoà, được lòng dân, tập tước Long-
Biên-Hầu. Năm Nguyên-Gia thứ tư (427), triều-đình cho Đình-Uý Vương-
Vy qua thay thế. Lúc ấy, Hoằng-Văn đương đau, có chỉ triệu về, Văn tự đi
võng lên đường, có người khuyên nên chờ hết đau sẽ đi. Văn nói rằng: "Ta
ba đời làm phương-trấn, thường aoước được gieo mình ở sân nhà vua, huống

chi nay được vời về, lại không đi ư?". Văn đi đến Quảng-Châu thì mất.
Đỗ-Anh-Sách
Một tay hào-hùng ở Khê-Động, thời Đường-Đức-Tông (780-804), làm An-
nam phó-đô-hộ.
Những người làm quan ở Trung-Quốc
Đỗ-Viện
Tự là Đạo-Ngôn, người Chu-Diên, (có chỗ nói: Viện gốc ở Kinh-triệu, ông
nội tên Nguyên làm Thái-thú Hợp-Phố, nhân ở luôn lại Giao-Chỉ), cuối đời
Đông-Tấn (317-419), làm Thái-Thú quận Nhật-Nam và quận Cửu-Chân.
Viện chém quan Thái-Thú trước là Lý-Tốn, trong quận được yên, vua phong
chức Long-Nhương tướng-quân, Thứ-Sử Giao-Châu. Khi Lư-Tuần chiếm cứ
Quảng-Châu, khiến sứ đến thông hảo, sứ-nhân bị Viện chém.
Đỗ-Tuệ-Độ
Con thứ 5 của Đỗ-Viện. Năm Nghĩa-Hy thứ 7 (411) đời Tấn An-Đế, được
bổ làm Thứ-Sử Giao-Châu; chiếu-thư chưa đến, mùa xuân năm ấy, Lư-Tuấn
đánh phá Hợp-phố, kéo quân thẳng tới Long-Biên, Tuệ-Độ cự Tuấn ở
Thạch-Kỳ, quân Tuấn thua chạy. Thời ấy, bọn Lý-Nhiếp, con Lý-Tốn, chạy
trốn ở Thạch-Kỳ, liên kết các Mường, Mán. Tuấn biết Nhiếp có hiềm-khích
với họ Đỗ, khiến sứ chiêu dụ, bọn Nhiếp theo chịu mệnh lệnh của Tuấn.
Tháng 6 ngày Canh-Tý, sáng sớm, Tuấn đến bến phía nam, khiến ba quâ vào
thành. Tuệ-Độ đem hết của riêng của dòng họ, thưởng cho quân sĩ, tự mình
lên một chiến thuyền cao, phóng đuốc đốt thuyền địch, xua bộ binh giáp bờ
bắn sang, quân địch tan chạy, Lư-Tuấn nhảy xuống nước chết. Tuệ-Độ chém
cha Lư-Tuấn là Lư-Hỗ và ba người con của Tuấn, dâng đầu đem về Kiến-
Nghiệp. An-Đế phong Tuệ-Độ tước Long-Biên-Hầu, tiến hiệu Phụ-Quốc
tướng-quân. Đời Tống Vũ Đế, năm Vĩnh-Sơ thứ 2 (421), thăng chức Giao-
Châu Thứ-Sử. Tuệ-Độ áo vải cơm rau, kiệm ước chất phác, cấm đền thờ ma
quỷ, lập trường học dạy dân, gặp năm đói, lấy lộc riêng của mình đem ra
chẫn cấp, làm việc quan tinh-tế nghiêm mật, lại dân kính sợ, nhưng yêu-
mến; chết được phong tặng chức Tả-tướng-quân.

Đỗ-Tuệ-Hựu
Em của Đỗ-Tuệ-Độ, làm Thái-Thú Giao-Châu.
Lê-Hồi
Người Ái-Châu, làm chức Lạc-Dương-uý.
Khương-Thần-Dực
Người Ái-Châu, làm Thứ-Sử Thư-Châu.
Khương-Công-Phụ
Cháu nội của Khương-Thần-Dực, con của Khương-Đĩnh, đậu tiến-sĩ đời
Đường Đức-Tông (780-804), bổ làm Hiệu-Thư-Lang, nhờ làm chế-sách hay,
được thăng chức Hữu-Thập-Di, Hàn-Lâm Học-Sĩ.
Nhậm chức mãn năm, đáng đổi đi nơi khác, nhưng vì mẹ già, cần phụng
dưỡng, nên xin lưu làm Hộ-Tào Tham-quân ở Kinh-Triệu. Công-Phụ có tài
cao, mỗi lần thấy việc gì, trần tấu minh bạch, rất được vua Đức-Tông kính
trọng. Khi Chu-Tý về Kinh-Sư, Công-Phụ can rằng: "Bệ-Hạ không nên tin
cậy người Tý, chẳng bằng giết phắt đi, chớ nuôi cọp rồi để hại về sau". Vua
không nghe theo. Bỗng chốc Kinh-Sư có loạn, vua từ cửa vườn chạy ra,
Công-Phụ gò ngựa lại can rằng: "Chu-Tý thường làm soái ở đất Kinh-
Nguyên, rất được lòng tướng-sĩ, trước đây vì Chu-Thao làm phản, Tý bị
tước binh-quyền, ngày thường phẩn-uất, nay nên mau tới bắt Tý đem theo,
chớ để lọt vào tay quân dữ". Vua hoảng hốt không kịp nghe theo. Lúc đã đi,
vua muốn chạy sang Phụng-Tường, nương thế Trương-Dật. Công-Phụ nói
rằng: "Dật tuy là một người tôi đáng tin cậy, nhưng chỉ là một văn-lại, vả
quân của ông ấy cai quản, đều là đội ngũ cũ của Chu-Tý và kỵ-binh ở Ngư-
Dương, nếu Chu-Tý được lập lên, Kinh-Nguyên biến loạn, thì ở lại đấy,
không phải kế vạn toàn". Vua bèn chạy qua Phụng-Thiên. Có kẻ nói Chu-Tý
làm phản, xin lo ngừa giữ. Lư-Kỷ nói rằng: "Chu-Tý trung thực, thành thực,
cớ sao ngờ ông ấy làm phản, mếch lòng kẻ đại-thần, tôi xin trăm miệng bảo
đảm". Vua biết bề tôi khuyên Chu-Tý đến rước xa-giá về, bèn xuống chiếu
khiến các đạo binh, phải ngừng lại cách thành một xá. Công-Phụ nói rằng:
"Vương-giả chẳng có binh túc-vệ nghiêm chỉnh, chẳng lấy gì tôn trọng oai-

linh, nay cấm-quân ít ỏi, mà quân lính đều ở ngoài, thật đáng nguy cho Bệ-
Hạ". Vua khen phải, truyền quân đều vào đóng nội-thành. Binh Chu-Tý quả
đến, đúng như lời Công-Phụ tiên đoán. Vua bèn thăng Công-Phụ lên chức
Gián-Nghị đại-phu, Đồng-Trung-Thư Môn-hạ Bình-Chương-sự. Khi chạy
theo vua ra Lương-Châu, dọc đường con gái lớn của vua là Đường-An công
chúa chết, vua muốn dựng tháp làm lễ chôn cất cho trọng thể. Công-Phụ can
rằng: "Sơn-Nam không phải chổ ở lâu dài và hiện nay nên tiết kiện để dùng
vào việc quân". Vua bảo Lục-Chí rằng: "Công-Phụ muốn chỉ vạch đều lầm
lỗi của ta, để cầu được tiếng trung trực". Lục-Chí tâu rằng: "Công-Phụ làm
quan Gián-Nghị, giữ chức tể-tướng, phải lấy việc dâng đều phải, bỏ đều trái
làm gốc. Đặt ra chức Tể-Phụ là cốt để hôm sớm can vua từ việc nhỏ nhen".
Vua nói: "Không phải thế, chính vì Phụ tự xét tài không đủ làm Tể-Tướng,
xin thôi, ta đã hứa cho, nay biết phải thôi, nên giả làm trung trực lấy tiếng".
Bèn dời Công-Phụ làm Thái-Tử Tả-Thứ-Tử. Phụ vì có tang mẹ, giải chức.
Sau lại làm Hữu-Thứ-Tử, lâu năm không được dời đổi. Lúc Lục-Chí làm
tướng, Công-Phụ xin đổi. Lục-Chí thầm bảo rằng: "Thừa-tướng Đậu-Tham
thường bảo ông làm quan hay biến đổi, Hoàng-thượng không vui lòng".
Công-Phụ sợ, xin làm đạo-sĩ. Vua hỏi vì cớ gì? Phụ không dám tiết lậu lời
nói của Lục-Chí, lấy lời nói của Đậu-Tham thưa lại với vua. Vua giận, biếm
Phụ làm Biệt-Giá Tuyền-Châu và khiến sứ trách Tham. Vua Thuận-Tông lên
ngôi, cho Phụ làm Thứ-Sử Cát-Châu, nhưng chưa nhận chức, Phụ đã mất.
Khương-Công-Phục
Em của Công-Phụ, làm đến chức Tỷ-Bộ Lang-Trung.
Danh Nhân
Liêu-Hữu-Phương
Người Giao-Châu. Bài tựa của Liễu-Tử-Hậu đưa thi-nhân Liêu-Hữu-Phương
nói rằng: "Giao-Châu có nhiều vàng ngọc, châu-báu, đồi-mồi, tê-ngưu và
voi, sản-vật đều kỳ-quái, cả đến cây cỏ cũng khác lạ. Ta thường lấy làm lạ vì
sao khí chói sáng của Dương-Đức (Trời) chỉ phát hiện ở hoa cỏ ngọc ngà mà
thôi, ít thấy chung đúc ở người. Nay Liêu-Sinh có đức-tính cương-thiệp

trọng-hậu, thảo-thuận, tin nhường, trong thì chất mà ngoài thì văn, thi-văn có
điệu đại-nhã. Như thế thì sinh đã được chung đúc bởi khí thiêng ư? Đời rất
hiếm có vậy. Thế thường người đời nay, đối với ngọc sáng hoa thơm, ai
cũng biết quý, nhưng có ai quý sinh chăng? Nếu có, thì ta bảo người ấy
không phải người thường, đời cũng rất hiếm có vậy".
An-Trung-Vương
Tông thất nhà Lý, ham học, khoan nhân, ưa hỏi kẻ sĩ có danh tiếng. Kẻ dưới
khôi hài bông-lơn, đôi khi xúc phạm, cũng chẳng chạnh lòng. An-Trung đi
chơi thuyền, ban đêm đậu dưới cầu, nghe có người ca rằng:
"Vũ thê thê nhi phong lãnh lãnh,
Y trước vô thường dạ cảnh cảnh.
Thời quang tấn tốc lão thôi nhân,
Bách sự vô thành thùy phục tỉnh".
Nghĩa là:
"Mưa phơi phới, gió reo lạnh lạnh,
Thiếu áo chăn, cành cạnh đêm thâu.
Thời quang dục khách bạc đầu,
Ai ơi! trăm việc, việc nào nên chi?".
Bèn giác ngộ, bỏ nhà đi tu, sau học đắc đạo.
Oai-Minh-Vương
Tông-tử nhà Lý. Theo Lý-Thánh-Vương đi đánh Chiêm-Thành, khi qua
quận Bố-Chánh, Oai-Minh lấy mũi thuẩn giởn xúc cát sỏi, bổng chốc thành
hòn núi, lại lấy gươm chặt vò nước đứt ở giữa, mà nước không chảy, những
kẻ đứng xem đều thất kinh, lấy làm lạ. Lúc binh trở về, Vương mất ở quận
Bố-Chánh. Người ta rất lấy làm thương tiếc, lập đền thờ, mỗi lần cầu đến,
đều linh-ứng; trong quận kẻ nào trộm cắp thì lập tức chết, dân ở đó bảo bị
Oai-Minh giết. Người trong quận tập tục chẳng dám gian-trá, đến nay, ngoài
đường chẳng lượm của rơi.
Lê-Hiểu (tức Lê-Phụng-Hiểu)
Người làng Băng-Sơn châu Ái, lúc tuổi trẻ, rất hùng mạnh. Thời ấy, hai làng

Cổ-Bi, Đàm-Xá, giành địa-giới, đến dàn trận đánh nhau. Hiểu bảo người Cổ-
Bi rằng: "Tôi một mình có thể đánh tan cả làng". Phụ Lão nghe nói kinh sợ,
dọn cơm rượu thết đãi. Hiểu ăn một bữa mấy đấu gạo, uống rượu thì quá
chừng. Ăn xong ra ghẹo làng Đàm-Xá đánh, Hiểu tung mình nhổ cây đại thọ
quất ngang, đánh nhiều người bị tổn thương. Làng Đàm-Xá thất-kinh, phải
trả ruộng cho làng Cổ-Bi. Vua nhà Lý nghe tiếng, dùng Hiểu làm tướng. Lúc
ấy có tàu lớn ngoại-quốc, đến cửa biển, có ý toan muốn xâm-lăng. Hiểu tâu
vua xin làm một trăm chiếc thuyền chở cây lớn nhọn đầu. Quân giặc tiến,
Hiểu lao cây đánh chìm thuyền, quân giặc đều bị chết đắm. Vua khen ngợi
thưởng công. Hiếu nói không muốn quan tước, xin cho đứng trên núi Băng-
Sơn, ném cây đại-đao tới đâu, thì xin cho đất đến đó để lập nghiệp. Vua
bằng-lòng; Hiểu lên đỉnh núi, đứng ném đại-đao xa mấy chục dặm vào dao
rơi đến làng Đa-my, vua bèn ban cho đất ấy. Hiểu chặt hai cây đã khô héo,
trồng ngược lên làm giới-hạn. Cây nứt nhánh trổ thành đại-thọ, cành lá sum
sê như cái tàn. Mùa hè nóng nực, hàng trăm khách bộ-hành nghỉ dưới gốc
cây. Cây trổ hoa trắng, như bông vải, người làng hái làm áo lạnh. Hiểu mất,
trong làng lập đền thờ, cầu đến tức linh-ứng. Lúc nào trong nước sắp có nạn,
thì ban đên nghe trong đền có tiếng động của giáo mác và áo giáp, mỗi lần
đều có ứng-nghiệm cả.
Trần-Lãm
Quan cận-thị của Lý-Thánh-Vương. Vương làm nhà gác ở giữa sông để
nghe Thảo-Đường Quốc Sư truyền pháp, Lãm nép mình dưới bè nghe trộm.
Vua biết được, muốn lấy cây thương đâm Lãm. Sư Ôngngăn lại, nói rằng:
"Nó cũng có duyên, chớ giết nó". Bèn dạy thủy-pháp3 cho Lãm. Vua đi chơi
đường biển, khiến Lãm coi việc nấu ăn. Lãm lấy bát đĩa liệng lên không-
trung, đến nơi nào thuyền đậu, bát đĩa nổi lên bên thuyền, bèn lấy dọn đồ ăn.
Vua lại bảo sắm sửa những cây gỗ lớn, Lãm một hôm đem đến một trăm
cây, vua khiến thợ đẽo, cây ra máu rồi vào nước đi mất.
Trần-Toại
Cháu kêu Trần-Thái-Vương bằng cậu, phong tước Oai-Văn-Vương, thông

minh ham học, tự hiệu Sầm-Lâu, có "văn tập" truyền đời. Thường làm thơ
có câu:
"Cổ lại hà vật bất thành thổ,
Tử hậu duy thi khả thắng kim".
Nghĩa là:
"Muôn vật rồi ra đều hóa đất,
Vần thơ để lại quý hơn vàng".
Lại có làm một câu thơ vãn người cháu là Văn-Hiếu-Hầu như sau:
"Sơn khởi nhẫn mai thành-khí ngọc,
Nguyệt không tự chiếu thiếu-niên hồn".
Nghĩa là:
"Hồn trẻ, than ôi! trăng luống rọi,
Ngọc lành há nỡ núi chôn sâu".
Toại chết năm 24 tuổi, người trong nước lấy làm thương tiếc.
Trần-Tấn
Thái-Vương dùng làm tả-làng, thăng chức Hàn-trưởng, làm sách Việt-Chí.
Lê-Tần 4
Người Ái-châu, tính hoà kính, học rộng, Thái-Vương dùng làm Hàn-Trưởng.
Mùa đông năm Đinh-Tỵ (?) theo Vương chống Ngột-Lương Hợp-Thai; binh
bại, cùng Vương giong ngựa chạy đến Phạm-Gia-Bảo, gặp có Phạm-Cụ-
Chích đem binh đến cứu, quan-binh giết Cụ-Chích, Thái-Vương chạy khỏi
đến bến Lãnh-Mỹ, mới lên thuyền, kỵ-binh đuổi theo kịp, nhắm Thái-Vương
loạn xạ, Tần lấy ván thuyền che cho Vương chạy khỏi. Thái-Vương nhớ
công, phong Tần làm Bảo-Văn-Hầu, Nhập-nội Phán-thủ.
Lê-Hưu (tức Lê-Văn-Hưu)
Vừa có tài, vừa có hạnh, làm thầy Chiêu-Minh-Vương, đổi làm Kiểm-Pháp-
Quan, sửa sách Việt-Chí.
Tiết Phụ
Tiết-phụ Họ Kim
Mẹ của tướng giặc An-nam Đào-Trai-Lượng, thường lấy điều trung nghĩa

dạy con, nhưng Trai-Lượng cứng cổ không nghe, bà bèn cự tuyệt, tự cày mà
ăn, dệt mà mặc, làng xóm tâu xin tưởng thưởng. Nhà Đường, đầu niên-hiệu
Đại-Lịch (766-779), vua xuống chiếu cấp cho hai tên dân hầu-hạ và khiến
quan bổn-đạo, bốn mùa thăm hỏi.
Vạn-Xuân-Phi
Tên họ gì không rõ, vì cha mẹ ở làng Vạn-Xuân, nên gọi tên như vậy. Lúc
trẻ thanh nhã, hiền thúc, lớn lên hứa gả cho văn-sĩ Tiêu-Nhã, người đồng
làng. Quốc-Vương nghe nàng sắc đẹp, nạp vào cung, được yêu, phong làm
thứ-phi. Hơn mười năm, Vạn-Xuân vẫn nhớ chàng Tiêu, tuy được vua yêu
quý, nhưng lòng chẳng thỏa, thường thác bệnh xin ra ngoài chữa thuốc. Vua
bằng lòng cho trở về làng. Lúc ấy Nhã đã ra làm quan, có thành-tích tốt,
được thăng Thanh-Hoá Phủ-Lộ An-Vũ-Sứ, kế thôi việc về nhà, vợ chết,
cùng Vạn-Xuân-Phi nối lại duyên xưa. Được mười năm, Nhã chết, để quan-
cửu ở nhà, bói lựa ngày an-táng chưa biết ngày nào. Phi ngày đêm ôm quan-
tài kêu khóc, ba năm hết hơi rồi chết, người trong nước, ai cũng thương.
Phương Ngoại
Mai-Viên-Chiếu Thiền-Sư
Thường làm một bài quyết cho quan Tham-Tụng Hiển, đại-lược rằng: "Một
ngày nọ đương ngồi trước nhà, bỗng có nhà sư hỏi rằng: "Phật với Thánh
nghĩa là thế nào?". Trả lời: "Cũng ví như:
"Ly hạ trùng-dương cúc,
Chi đầu thục-khí oanh"
Nghĩa là:
"Hoa cúc dưới giậu thu,
Chim oanh trên cành xuân" 5
Không-Lộ và Giác-Hải
Hai nhà sư thường vào Trung-Quốc, xin đồng để đúc chuông, lúc về có thần-
nhân ủng-hộ, thuyền đi một buổi chiều về đến quê hương, đúc hai cái
chuông, một cái lớn, một cái nhỏ, treo ở chùa núi Phổ-Lại, mỗi lúc đánh,
tiếng vọng rất xa, tiếng đồn đến Trung-Quốc. Chưa được bao lâu, cái chuông

lớn chạy vào khe Bài-Nam, mưa lớn nước dâng lên trôi đi mất. Nhà sư sợ cái
nhỏ cũng đi theo, bèn lấy sắt đóng lại, nay đương còn. (Tục truyền Không-
Lộ có tài bay lên không-trung, Giác-Hải có tài lặn xuống nước).
Thảo-Đường
Theo thầy sang ở Chiêm-Thành. Lý-Thánh-Vương đánh Chiêm-Thành bắt
được, cho làm đầy-tớ Sư-Lục. Ngày nọ Sư-Lục viết văn sớ để trên bàn, đi ra
ngoài, Thảo-Đường lén sửa chữa lại. Sư-Lục lấy làm lạ, tâu vua nghe, vua
phong Thảo-Đường làm Quốc-Sư.
Từ-Đạo-Hạnh
Nho-sinh, ưa thổi sáo, ngày cùng bạn du-ngoạn sơn-lâm, đêm đọc sách suốt
sáng. Một hôm vào núi Phật-Tích, thấy một hòn đá có dấu bàn chân phải, ấn
chân vào so thử, in như hệt, về nhà từ biệt mẹ, vào núi cất am tu hành. Lý-
Vương chưa có con nối dòng, khiến các thầy chùa danh tiếng cầu đảo. Có
một ông sư, già không dự lễ cầu, lại dùng pháp trấn yểm. Quốc-Vương nghe
được, bắt hạ ngục tất cả thầy chùa trong vùng. Nhờ một hoàng-tử hết sức
cứu sư Đạo-Hạnh ra khỏi. Hoàng-tử nói với sư rằng:"ta cũng không con, xin
sư vì ta mà cầu đảo". Sư nói với Hoàng-tử bảo phu-nhân vào trong phòng
tắm, sư đi qua trước cửa, phu-nhân cảm mà có thai. Đến ngày đẻ, hoàng-tử
khiến vời sư, thì sư đã ngồi mà tịch-hóa. Phu-nhân sinh được một trai, mặt
mũi khôi-ngô. Lý-Vương lập làm Thế-Tử. Xác của sư nay vẫn còn.
Giới-Châu
Trì giới tinh nghiêm, mỗi lần cầu mưa liền ứng-nghiệm. Trần-Thái-Vương
thường đặt một cái chum giữa sân; sư làm mưa đầy chum mà ở ngoài không
có một giọt, vì thế, vương càng kính lễ.
Hoàn-Nguyên
Nha nho, học Phật, lại hoàn tục, lấy cô của vua là bà Thụy-Tư, Trần-Thái-
Vương phong làm Liệt-Hầu. Nguyên thường bắt buộc Thụy-Tư theo đúng lễ
chính, do đó, vợ chồng bất hoà, rồi Nguyên đi làm đạo-sĩ. Nguyên làm thơ
hay, tính ưa ngao du rừng suối, vua cho làm chức Đạo-Lục, tục gọi là Đạo-
Lục-Hầu.


×