Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Phong Tục – An nam chỉ lược pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (114.86 KB, 8 trang )

Phong Tục – An nam chỉ lược


Nước An-nam xưa là đất Giao-Chỉ. Đời nhà Đường, nhà Ngu và đời Tam-
Đại, sự giáo-hoá của Trung-Quốc đã nhuần-thấm đến. Đến hai đời nhà Hán
đặt làm quận huyện. Đàn ông lo làm ruộng, đi buôn, đàn bà lo nuôi tằm, dệt
vải, cách nói phô hiền hoà, ít lòng ham muốn. Người ở xứ xa trôi nổi tới
nước họ, họ hay hỏi thăm, ấy là tình thường của họ. Người sinh ra ở Giao-
Châu và Ái-Châu thì rộng-rãi, có mưu-trí; người ở Châu-Hoan, Châu-Diễn
thì thuần tú, ham học. Dư nữa, thì khờ dại thiệt thà. Dân hay vẽ mình, bắt
chước tục lệ của 2 nước Ngô, Việt. Vì thế, Liễu-Tư-Hậu có câu thơ rằng:
"Cộng lai Bách-Việt văn-thân địa", nghĩa là cùng đi tới đất Bách-Việt là xứ
người vẽ mình. Vì trời nóng sốt, dân ưa tắm ở sông, nên họ chèo đò và lội
nước rất giỏi; ngày thường không đội mũ, đứng thì vòng hai tay, ngồi thì xếp
bằng hai chân. Yết kiến bậc tôn trưởng thì quì xuống lạy ba lạy. Tiếp khách
thì đãi trầu cau. Tính ưa ăn dưa, mắm và những vật dưới biển. Hay uống
rượu, thường uống quá độ, nên người gầy yếu. Người già đến năm mươi tuổi
thì khỏi đi sưu dịch. Thường năm, trước lễ Tết hai ngày, vua đi xe ngự-dụng,
các quan tuỳ tùng đều mặc triều-phục hầu đạo tiền, tế điện Đế-Thích. Ngày
30 Tết, vua ngồi giữa cửa Đoan-Củng, các bề tôi đều làm lễ, lễ rồi, xem các
con hát múa trăm lối. Tối lại qua cung Động-Nhân, bái yết Tiên-Vương.
Đêm ấy đoàn thầy tu vào nội làm lễ "Khu-Na" (nghĩa là đuổi tà ma quỉ mị).
Dân-gian thì mở cửa đốt pháo tre, cổ bàn trà rượu cúng tổ. Con trai con gái
nhà nghèo, không có người mai dong để làm hôn-lễ, thì tự mình phối hợp
với nhau. Ngày Nguyên-Đán, vào khoảng canh năm, vua ngồi trên điện
Vĩnh-Thọ, các tôn-tử (con cháu nhà vua), các quan cận-thần làm lễ hạ trước,
rồi vào cung Trường-Xuân, vọng bái các lăng tổ. Buổi sáng sớm, vua ngồi
trên điện Thiên-An, các phi tần sắp lớp ngồi, các quan trong nội đứng lộn
xộn trước điện đánh thổi các bài ca-nhạc trước đại-đình. Con cháu nhà vua
và bề tôi sắp hàng bái hạ, ba lần rót rượu dâng lên. Xong, các tôn-tử lên điện
chầu và dự yến. Các quan nội-thần ngồi tiểu điện phía tây, các quan ngoại


thần ngồi hai bên tả hữu vua, ăn tiệc, đến trưa lần lượt đi ra. Các thợ khéo
làm một cái đài "Chúng-tiên" hai tầng ở trước điện, một lúc thì cái đài ấy
làm xong, vàng ngọc sáng chói. Vua ngồi ăn trên đài ấy, các quan làm lễ,
trước sau chín lạy, và chín tuần rượu rồi giải-tán. Ngày mồng hai Tết, các
quan đều làm lễ riêng ở nhà. Ngày mồng ba Tết, vua ngồi trên gác Đại-
Hưng, xem các tôn-tử và các quan nội-cung đánh quả bóng (quả cầu thêu),
hễ bắt được mà không rơi xuống đất là thắng. Quả bóng lấy gấm mà làm,
bằng nắm tay đứa bé, có tua đeo lòng thòng đến hai mươi sợi 6 .
Mùng năm Tết, lễ khai-hạ, ăn yến xong thì để quan và dân lễ các chùa miếu
và du-ngoạn các vườn hoa.
Đêm nguyên-tiêu (rằm tháng giêng), trồng những cây đèn ở giữa sân rộng
gọi là đèn "Quảng-Chiếu", thắp đến mấy vạn ngọn, sáng rực cả trên trời dưới
đất, thầy tu đi quanh tụng kinh Phật, các quan-liêu lễ bái, gọi là "chầu đèn".
Tháng hai làm một cái nhà, gọi là "Xuân-Đài", các con hát hóa trang làm
mười hai vị thần, múa hát trên đài. Vua coi các trò tranh đua trước sân, và
coi các lực-sĩ và trẻ con đấu nhau, ai thắng thì được thưởng. Các công-hầu
thì cỡi ngựa mà đánh trái cầu, quan nhỏ thì đánh cờ, đánh vu-bồ (bài thẻ), đá
bóng và thi đua các trò chơi khác.
Ngày hàn-thực thì dùng bánh cuốn tặng cho nhau. Ngày mồng Bốn tháng tư,
các tôn-tử và các quan cận-thần hội tại miếu Sơn-thần, tuyên-thệ thành với
vua, không có chí gì khác. Mồng tám tháng tư, mài trầm hương và bạch-đàn-
hương, dầm nước tắm rửa tượng Phật và dùng thứ bánh giầy mà cúng Phật.
Tiết Đoan-Dương, (mồng năm tháng năm), làm cái nhà gác ở giữa sông, vua
ngồi coi đua thuyền.
Ngày Trung-Nguyên, lập hội Vu-Lan-Bồn, để cúng tế, siêu-độ cho người
chết, tốn hao bao nhiêu cũng không tiếc. Trung-Thu, và Trùng-Cửu là những
ngày mà các nhà quý-tộc uống rượu, ngâm thơ đạo xem phong cảnh. Ngày
mồng một tháng mười (lương nguyệt), có trưng bày hào-soạn để cúng ông
bà, gọi là cúng "tiến tân" (cơm mới), cho các quan liêu đi xem gặt lúa, săn
bắn cho vui. Đến tháng chạp lại cúng ông bà như trên. Theo gia-lễ, ngày lập

xuân đi du xuân, khiến các tôn trưởng giắc trâu đất, xong rồi, các quan lại
giắt hoa vào đầu để vào đại-nội dự tiệc. Lễ hôn thú: trong tháng xuân, người
làm mối bưng trắp cau trầu đến nhà gái hỏi. Xong, tặng lễ-vật đáng giá từ
trăm đến ngàn. Thường dân thì lễ cưới tới giá trăm là đủ số. Có nhà ưa
chuộng lễ-nghĩa thì không kể số tiền của ít nhiều. Cách để tang, nhà cửa, đồ
dùng, hơi giống như Trung-Quốc.
Nhạc-Khí: có thứ trống "phạn-sĩ" (trống cơm), nguyên nhạc-khí của Chiêm-
thành, kiểu tròn và dài, nghiền cơm, bịt hai đầu, cứ giữa mặt mà vỗ thì kêu
tiếng trong mà rõ ràng, hợp với ống kèn, tháp nứa, cái xập xõa, cái trống lớn,
gọi là đại-nhạc, chỉ vua mới được dùng; các tôn thất, quí quan có gặp lễ đám
chay đám cưới mới cho dùng đại nhạc. Còn đàn cầm, đàn tranh, tỳ-bà, đàn
thất huyền, đàn song huyền, ống địch, ống sáo, kèn và quyền, thì gọi là tiểu-
nhạc, không kỳ sang hèn, ai cũng dùng được. Các bài khúc như Nam-Thiên-
Nhạc, Ngọc-Lâu-Xuân, Đạp-Thanh-Du, Mộng-Du-Tiên, Canh-Lậu-Trường,
không thể chép hết. Hoặc dùng thổ-ngữ làm thi phú phổ vào âm nhạc, để
tiện ca ngâm, các bài nhạc đều gợi được mối tình hoan lạc và sầu oán, ấy là
tục của người An-nam vậy.
Biên-Cảnh Phục-Dịch
Nước Chiêm-Thành: Lập quốc tại mé biển, thương thuyền Trung-Quốc vượt
bể đi qua các nước phiên-phục, thường tập trung tại đấy để chứa củi và
nước, là bến tàu lớn nhất tại phía Nam.
Chiêm-Lạp: Vương-Cầm, Bồ-Gia, Đạo-Lãm, Lục-Hoài, Nẫm-Bà-La.
Liêu-Tử
Liêu-Tử: là một tên khác của giống man, di, phần đông thống thuộc về các
tỉnh Hồ-Nam, Lưỡng-Quảng và Vân-Nam, nhưng có một số phục-tùng nước
Giao-Chỉ. Lại có bọn khắc chữ nơi trán, cà răng, chủng loại rất nhiều. Sách
cổ chép có thứ Liêu-tử "đầu-hình", thứ Liêu-Tử xích-côn (váy đỏ), thứ Liêu-
Tử tỷ-ẩm (uống bằng mũi), đều ở trong hang đá, hầm đất, hoặc ở chuồng, ở
ổ, hay uống rượu sậy, thích đánh giặc, phần đông biết dùng cung nỏ, và đánh
trống đồng. Thứ trống nào cao lớn là quí. Cái trống mới đúc xong, thì đặt

giữa sân, thết tiệc, mời cả người đồng loại cùng tới đầy cửa. Con gái nhà hào
phú lấy những chiếc soa bằng vàng bạc, đánh vào trống, xong, để chiếc soa
ấy lại cho chủ nhà. Có kẻ nói: trống đồng là chiêng của Gia-Cát-Lượng lúc
đi đánh giặc mọi.
Trắc-Ảnh (Đo bóng)
Trong niên hiệu Nguyên Gia đời vua Văn Đế (424-453), nhà Tống7 , qua
Nam đánh nước Lâm-Ấp, đến ngày tháng năm, trồng một cây nêu, xem bóng
mặt trời, hể mặt trời ở phía Bắc cây nêu 9 tấc 1 phân, thì bóng đất Giao-
Châu ở phía Nam cây nêu 2 tấc 3 phân; Giao Châu, theo thủy-lộ cách Lạc-
Dương hơn 7.000 dặm. Nhân vì núi sông quanh quất, khiến đường đi thành
xa. Lấy cây nêu, giong dây thẳng xuống lấy độ-số là 1.000 dặm. Đến năm
Khai-Nguyên thứ 12 (724), đời Đường, lại cho đo đất Giao- Châu: trong
ngày Hạ-Chí, thấy bóng mặt trời ở phía Nam cây nêu 3 tấc 2 phân, so với
năm Gia-Nguyên đời Tống đã đo, hơi giống nhau.
Sách Luận-hoành của Vương-Sung nói quận Nhật-Nam cách Lạc-Dương
đến 10.000 dặm, nên gọi là Nhật-Nam. Lý-Thuyên nói phủ An-Nam cách
Trường-An 7.250 dặm; Mạnh-Quán nói: Đạo An-nam là xứ ở chỗ dưới cùng
của Trung-Quốc vậy.
Nay từ La-Thành đến Kinh-Sư, ước có 115 trạm, cộng hơn 7.700 dặm.
An-Nam Chí-Lược Quyển Đệ Nhất Chung
Chú Thích:
1- Chữ-Lộ, theo nghĩa chính là đường đi, nhưng ở trong sách sử Địa thì có
khi là một tỉnh, một phủ, huyện, một địa hạt, một thànhphố hay một châu
quận.
2- K.Đ.V.S.T.G.C.M. chua rằng: Long-Biên là tên huyện đời nhà Hán, theo
Thủy-Kinh-Chú thì năm 13 hiệu Kiến-An (208), lúc bắt đầu xây thành, có
loài giao-long đến khoanh mình trên mặt nước, ở hai bên bến phía nam và
phía bắc, nhân đây mới cải tên lại là Long-Uyên. Như vậy thì, tên Long-
Biên có trước và Long-Uyên có sau.
3- Chữ giang là sông, nhưng gặp về địa-danh thì có nghĩa là một quận,

huyện, xã, v.v
4- Tức Tô-Vũ.
5- K.Đ.V.S.T.G.C.M. quyển thứ nhất, dẫn quyển An-nam-Chí của Cao-
Hùng-Trưng, đề huyện Đông-Ngạn.
6- Nay ở các Châu Thượng-Du, đến ngày mồng ba Tết, còn tục chơi ấy, gọi
là đánh trái bóng.
7- Đây là Lưu-Tống đời Nam-Bắc triều (420-478).

×