Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

SỰ PHÂN CHIA THỜI GIAN ĐỊA CHẤT potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (119.26 KB, 4 trang )

SỰ PHÂN CHIA THỜI GIAN ĐỊA CHẤT

1. Phương pháp xác định tuổi các lớp đất và hoá thạch
Để xác định tuổi của các lớp đất người ta thường căn cứ vào lượng sản
phẩm phân rã của các nguyên tố phóng xạ. Quá trình phân rã của các nguyên
tố này diễn ra trong thiên nhiên với tốc độ rất đều đặn, không phụ thuộc vào
điều kiện ngoại cảnh. Ví dụ, chu kỳ bán ra (tức là thời gian phân rã một nửa
lượng chất phóng xạ) của uran là 4,5 tỉ năm. Bằng thực nghiệm người ta đã
xác định rằng 1gam Ur
235
mỗi năm phân rã sinh ra 7,4.10
-9
g Pb
206
và 9.10
-6

cm
3
He. Bằng phương pháp phân tích chính xác có thể xác định số gam
Pb
206
, số cm
3
He và số gam Ur
235
hiện có trong mẫu quặng. Từ những số liệu
cơ bản nói trên có thể tính tuổi mẫu quặng đó, với độ chính xác tới vài triệu
năm.
Để xác định tuổi các lớp đất hay hoá thạch tương đối mới người ta dùng
cacbon phóng xạ. Trong quá trình dinh dưỡng thực vật – và do đó cả động


vật - hấp thụ C
12
và C
14
. Khi sinh vật đang sống thì tỉ lệ C
12
: C
14
không đổi.
Sau khi sinh vật chết cơ thể ngừng hấp thụ cacbon và C
14
bắt đầu phân rã.
Biết chu kì bán rã của C
14
là 5700 năm, phân tích cacbon trong hoá thạch, có
thể xác định tuổi của nó chính xác tới vài trăm năm. Bằng phương pháp này
các nhà khảo cổ nước ta đã xác định các hạt cây trồng trong di chỉ thuộc nền
văn hoá Hoà Bình (tỉnh Hoà Bình) có niên đại 11237 năm.

2. Căn cứ để phân định các mốc thời gian địa chất
Việc phân định các mốc thời gian trong lịch sử quả đất căn cứ vào những
biến đổi lớn về địa chất, khí hậu. Mặt đất có thể bị nâng lên hay sụt xuống
do đó biển rút ra xa hay tiến sâu vào đất liền. Ven biển phía Bắc nước ta đã
từng được nâng lên, để lại những ngấn nước trên vách núi đá vôi vùng
Quỳnh Lưu (Nghệ An), ở Vịnh Hạ Long có ngấn nước cao 20m so với mực
nước biển hiện nay.
Các đại lục có thể dịch chuyển theo chiều ngang làm thay đổi phân bố đất
liền. Ví dụ đại lục Úc đã bị cắt đứt khỏi đại lục châu Á vào cuối đại Trung
sinh va` đến cuối thế kỉ Thứ ba thì tách khỏi đại lục Nam Mỹ.
Các chuyển động tạo núi làm xuất hiện những dãy núi lớn ảnh hưởng

nhiều tới sự phân hoá khí hậu duyên hải ẩm và khí hậu lục địa khô, chẳng
hạn sự khác biệt khí hậu giữa miền đông và miền tây dãy Trường Sơn.
Chuyển động tạo núi thường kèm theo động đất và núi lửa làm cho sinh vật
bị tiêu diệt hàng loạt. Sự xuất hiện dãy núi Apalat ở đại Cổ Sinh đã tiêu diệt
97% số sinh vật thời đó. Chuyển động tạo núi cũng ảnh hưởng tới sự phân
bố lại đại lục va` đại dương. Đại dương chiếm ưu thế thì nước bay hơi nhiều,
khí hậu ấm và ẩm. Đại lục chiếm diện tích càng lớn thì trong nội địa hình
thành những vùng khí hậu khô, nóng lạnh rất chênh lệch.
Sự phát triển của băng hà cũng là một nhân tố ảnh hưởng mạnh tới khí
hậu. Khí hậu lạnh tương ứng với sự phát triển của băng hà. Cách đây 25 vạn
năm, băng tràn xuống bán cầu Nam đến tận Niu Zilân, diện tích băng phủ
gấp đôi hiện nay, có nơi băng dày vài trăm mét.
Căn cứ vào những biến cố lớn về địa chất, khí hậu, vào các hoá thạch điển
hình người ta chia lịch sử sự sống thành 5 đại: đại Thái Cổ (vỏ quả đất còn
rất cổ sơ), đại Nguyên Sinh (sự sống hình thành bộ mặt nguyên thuỷ), đại Cổ
Sinh (sự sống còn ở trạng thái cổ sơ), đại Trung Sinh (sự sống đã phát triển
đến giai đoạn giữa), đại Tân Sinh (sự sống đã có bộ mặt giống ngày nay).
Mỗi đại lại chia thành những kỷ. Mỗi kỷ mang tên của loại đá điển hình
cho lớp đất thuộc kỷ đó (ví dụ kỷ Than đá, kỷ Phấn trắng) hoặc tên của địa
phương ở đấy lần đầu tiên người ta đã nghiên cứu lớp đất thuộc kỷ đó (ví dụ
kỷ Đêvôn, kỷ Giura).
Sự xác định thời điểm bắt đầu và thời gian kéo dài của mỗi đại, kỉ chỉ
chính xác tương đối và có chênh lệch khá nhiều giữa các tác giả khác nhau.

×