Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (127.31 KB, 4 trang )
Ý NGHĨA SINH HỌC VÀ MỐI LIÊN QUAN GIỮA NGUYÊN PHÂN,
GIẢM PHÂN, THỤ TINH
1. Ý nghĩa sinh học của nguyên phân, giảm phân và thụ tinh
- Qua nguyên phân, các tế bào sinh dưỡng của cơ thể duy trì được số NST
trong tế bào con không đổi so với tế bào mẹ va` đó là số NST đặc trưng cho
mỗi loài, đồng thời duy trì được những đặc tình di truyền của từng loài. Nhờ
có sự phân chia liên tục của các tế bào mà cơ thể lớn lên. Tốc độ phân chia
rất nhanh ở các cơ thể con non. Ở mô phân sinh của thực vật thì sự phân chia
đã làm cho cây mọc dài.
- Sự phân bào của các tế bào sinh sản đều là giảm phân. Tế bào mẹ lưỡng
bội trong cơ quan sinh sản sẽ giảm phân để cho giao tử đơn bội. Khi diễn ra
quá trình thụ tinh sẽ có sự hoà hợp làm một nửa của 2 giao tử đơn bội.
- Thụ tinh phục hồi lại bộ NST lưỡng bội do sự kết hợp giữa giao tử đực (n)
với giao tử cái (n). Mặt khác trong thụ tinh do sự phối hợp ngẫu nhiên của
các loại giao tử khác giới tính mà cũng tạo nên nhiều hợp tử khác nhau về
nguồn gốc và chất lượng bộ NST làm tăng tần số các loại biến dị tổ hợp.
2. Mối liên quan giữa nguyên phân, giảm phân và thụ tinh trong quá
trình truyền đạt thông tin di truyền
- Nhờ nguyên phân mà các thế hệ tế bào khác nhau vẫn chứa đựng các thông
tin di truyền giống nhau, đặc trưng cho loài.
- Nhờ giảm phân mà tạo nên các giao tử đơn bội để khi thụ tinh sẽ khôi phục
lại trạng thái lưỡng bội.
- Nhờ thụ tinh đã kết hợp bộ NST đơn bội trong tinh trùng với bộ NST đơn
bội trong trứng để hình thành bộ NST 2n, đảm bảo việc truyền thông tin di
truyền từ bố mẹ cho con cái ổn định tương đối.
- Nhờ sự kết hợp của 3 quá trình trên mà tạo điều kiện cho các đột biến có
thể lan rộng chậm chạp trong loài để có dịp biểu hiện thành kiểu hình đột
biến.