Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

SỰ PHÁT TRIỂN CỦA SINH VẬT potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (176.13 KB, 11 trang )

SỰ PHÁT TRIỂN CỦA SINH VẬT

1. Hoá thạch
Để nghiên cứu lịch sử phát triển của sinh vật người ta dựa vào các hoá
thạch. Hoá thạch là di tích của sinh vật sống trong các thời đại trước đã để
lại trong các lớp đất đá.
Từ chỗ xác định được các loài sinh vật hoá thạch chứa trong các lớp đất
người ta có thể suy ra lịch sử xuất hiện, phát triển, diệt vong của chúng. Căn
cứ vào tuổi của các lớp đất chứa hoá thạch được tính bằng các phương pháp
địa tầng học, đo thời gian phóng xạ, có thể xác định được tuổi thọ của hoá
thạch. Ngược lại từ những sinh vật hoá thạch đã xác định tuổi có thể suy ra
tuổi của lớp đất chứa chúng.

2. Sự phát triển của sinh vật trải qua 5 đại, trong mỗi đại có các kỉ mang
các đặc điểm khác nhau.
a) Đại thái cổ
Đại này bắt đầu cách đây 3500 triệu năm, kéo dài khoảng 900 triệu năm.
Vỏ quả đất chưa ổn định, nhiều lần tạo núi và phun lửa dữ dội. Sự có mặt
của than chì va` đá vôi chứng tỏ sự sống đã phát sinh. Gần đây đã tìm thấy
vết tích của tảo lục dạng sợi va` đại diện Ruột khoang. Có thể trong đại này
sự sống đã phát triển từ dạng chưa có cấu tạo tế bào đến đơn bào rồi đa bào,
phân hoá thành 2 nhánh thực vật va` động vật nhưng vẫn đang tập trung
dưới nước.
b) Đại nguyên sinh
Bắt đầu cách đây 2600 triệu năm, kéo dài 2038 triệu năm. Những đợt tạo
núi lớn đã phân bố lại đại lục va` đại dương. Vi khuẩn và tảo đã phân bố
rộng. Trong giới thực vật, dạng đơn bào vẫn ưu thế nhưng trong giới động
vật dạng đa bào đã ưu thế. Đã có đại diện hầu hết các ngành động vật không
xương sống (động vật nguyên sinh, bọt biển, ruột khoang, giun, thân mềm).
Sự sống đã trở thành 1 nhân tố làm biến đổi mặt đất, biến đổi thành phần khí
quyển, hình thành sinh quyển.


c) Đại cổ sinh
Bắt đầu cách đây 570 triệu năm, kéo dài 340 triệu năm, được chia thành 5
kỷ:
- Kỉ Cambri
Phân bố đại lục va` đại dương rất khác xa hiện nay, khí quyển nhiều CO
2

vì núi lửa hoạt động mạnh. Sự sống vẫn tập trung ở biển vì lớp nước dày bảo
vệ sinh vật chống tác dụng của tia tử ngoại.
Tảo lục và tảo nâu ưu thế ở biển, trên đất liền có vi khuẩn và vi khuẩn lam
(trước kia gọi là tảo lam). Động vật không xương sống đã có cả chân khớp
và da gai, tôm ba lá
- Kỉ Xilua
Bắt đầu cách đây 490 triệu năm. Ở đầu kỉ, đất liền bị lún, nhiều biển nhỏ
được tạo thành, khí hậu ẩm. Cuối kỉ có 1 đợt tạo núi mạnh, làm nổi lên một
đại lục lớn, khí hậu khô hơn. Xuất hiện những thực vật ở cạn đầu tiên gọi là
quyết trần chưa có lá nhưng có thân và rễ thô sơ. Quan trọng là sự xuất hiện
những đại diện đầu tiên của động vật có xương sống gọi là cá giáp. Ở cạn
các thực vật có diệp lục đã thực hiện quang hợp tạo ra ôxi phân tử, từ đó
hình thành lớp ôzôn làm thành màn chắn tia tử ngoại, do đó sự sống mới có
thể di cư lên đất liền.
- Kỉ Đêvôn
Bắt đầu cách đây 370 triệu năm. Địa thế thay đổi nhiều lần, biển tiến vào
rồi lại rút ra. Nhiều dãy núi lớn xuất hiện, phân hoá khí hậu lục địa khô hanh
và khí hậu miền ven biển ẩm ướt. Ở đại lục Bắc hình thành những sa mạc
lớn, có những trận mưa lớn xen kẽ với những kỳ hạn hán kéo dài.
Thực vật di cư lên cạn hàng loạt lên cạn. Xuất hiện các quyết thực vật đầu
tiên, có rễ, thân có mạch dẫn, biểu bì có lỗ khí. Quyết trần chỉ tồn tại đến
cuối kỉ Đêvôn và bị thay thế bởi dương xỉ, thạch tùng, mộc tặc.
Cá giáp có hàm thay thế cá giáp không hàm và phát triển ưu thế. Trong

biển kỉ Đêvôn có cá sụn va` đã có cá xương với hàm và vây chẵn phát triển.
Xuất hiện cá phổi và cá vây chân. Chúng vừa hô hấp bằng mang lại vừa hô
hấp bằng phổi. Cá vây chân có đôi vây chẵn phát triển, vừa bơi trong nước
vừa bò trên cạn. Vào cuối kỉ Đêvôn, từ cá vây chân đã xuất hiện lưỡng cư
(ếch, nhái) đầu cứng vừa sống dưới nước vừa sống trên cạn.
- Kỉ Than đá
Bắt đầu cách đây 325 triệu năm. Đầu kỉ khí hậu ẩm và nóng. Hình thành
các rừng quyết khổng lồ phủ kín các đầm lầy, có những cây quyết cao 40m,
đường kính thân 2m. Do mưa nhiều, các rừng quyết bị sụt lở làm cây bị vúi
lấp tại chỗ hoặc bị nước sông cuốn ra biển vùi sâu xuống đáy, sau này đã
biến thành mỏ than đá. Đến cuối kỉ biển rút lui nhiều, khí hậu khô hơn. Xuất
hiện dương xỉ có hạt.
Sự hình thành hạt đảm bảo cho thực vật phát tán đến những vùng khô ráo.
Do có những ưu thế như thụ tinh không lệ thuộc nước, phôi được bảo vệ
trong hạt có chất dự trữ nên chẳng bao lâu thực vật sinh sản bằng hạt đã thay
thế thực vật sinh sản bằng bào tử.
Trong khí hậu khô, 1 số nhóm lưỡng cư, đầu cứng đã thích nghi hẳn với
đời sống ở cạn, trở thành những bò sát đầu tiên, đẻ trứng có vỏ cứng, da có
vảy xừng, chịu được khí hậu khô, phổi và tim hoàn thiện hơn. Đã xuất hiện
những sâu bọ bay. Lần đầu tiên chiếm lĩnh không trung, chưa có kẻ thù, thức
ăn thực vật phong phú nên chúng phát triển mạnh, có những con chuồn
chuồn cánh dài 75cm, con gián dài 10cm.
- Kỉ Pecmi
Lục địa tiếp tục được nâng cao, khí hậu khô và lạnh hơn. Nổi lên những
dãy núi lớn, ở 1 số vùng có khí hậu khô rõ rệt. Trong điều kiện đó, quyết
khổng lồ bị tiêu diệt, xuất hiện những cây hạt trần đầu tiên. Chúng thụ tinh
không lệ thuộc nước nên thích ứng khí hậu khô. Bò sát phát triển nhanh, đa
số ăn cây cỏ, một số ăn thịt. Xuất hiện bò sát răng thú mình dài 4m có bộ
răng phân hoá thành răng cửa, răng nanh, răng hàm.
Đáng chú ý nhất trong đại Cổ sinh là sự chinh phục đất liền của thực vật ,

động vật đã được vi khuẩn, tảo xanh va` địa y chuẩn bị trước. Điều kiện
sống trên cạn phức tạp hơn dưới nước nên CLTN đã đảm bảo sự phát triển
ưu thế của những cơ thể phức tạp hơn về tổ chức, hoàn thiện hơn về cách
sinh sản.
b) Đại Trung Sinh
Bắt đầu cách đây 220 triệu năm, kéo dài khoảng 150 triệu năm và chia làm
3 kỉ:
- Kỉ Tam Điệp
Địa thế tương đối yên tĩnh, đại lục chiếm ưu thế, khí hậu khô, do đó quyết
thực vật và lưỡng cư (ếch nhái) bị tiêu diệt dần. Cây hạt trần phát triển
mạnh. Cá xương phát triển, cá sụn thu hẹp. Hình thành các nhóm cao trong
bò sát như thằn lằn, rùa, cá sấu. Vào cuối kỉ, biển tiến sâu vào lục địa. Cá và
thân mềm phong phú làm cho một số bò sát quay lại sống ở nước như : thằn
lằn cá dài 13m, thằn lằn cổ rắn dài 55m. Xuất hiện những thú đầu tiên từ bò
sát răng thú tiến hoá lên, có lẽ mới chỉ là những loài thú đẻ trứng tương tự
như thú mỏ vịt, thú lông nhím.
- Kỉ Giura
Cách đây 175 triệu năm.
Biển tiến vào lục địa, khí hậu ấm hơn. Cây hạt trần tiếp tục phát triển
mạnh, có những cây rất to như Sequoia cao 150m, đường kính thân 12m.
Những cây có hạt rất đa dạng trong rừng Giura là nguồn thức ăn phong phú
cho động vật. Vì vậy, bò sát khổng lồ chiếm ưu thế tuyệt đối. Trên cạn và
dưới nước có thằn lằn sấm dài 22m, nặng 25 tấn, ăn thực vật, thằn lằn khổng
lồ dài 26m, ăn thực vật. Trên không có thằn lằn bay, cánh là nếp da dọc
sườn, giăng ra bằng 4 ngón của chi trước. Sự phát triển của sâu bọ bay tạo
điều kiện cho sự xuất hiện các bò sát bay ăn sâu bọ. Xuất hiện những đại
diện đầu tiên của lớp chim.
Chim thuỷ tổ chỉ to bằng con bồ câu, còn giữ những đặc điểm bò sát (hàm
có răng, đuôi có vài chục đốt, trên cánh còn những ngón có vuốt) nhưng đã
có những đặc điểm của chim (lông vũ do vảy xừng biến thành, chi trước

biến thành cánh). Chúng trèo được lên cây, ăn hoa quả và sâu bọ.
- Kỉ Phấn Trắng
Cách đây 120 triệu năm. Biển thu hẹp, khí hậu khô. Các lớp mây mù dày
đặc trước kia đã tan đi. Cây hạt kín xuất hiện và phát triển nhanh do thích
nghi với không khí khô và ánh sáng gắt, và do có hình thức sinh sản hoàn
thiện hơn. Vào giữa kỉ, thực vật đã gần giống ngày nay, có các cây 1 lá mầm
(cọ, huệ) và 2 lá mầm nhóm thấp (mộc lan, long não).
Bò sát tiếp tục thống trị, xuất hiện những loại mới như thằn lằn leo trèo
cao 5m, di chuyển chủ yếu bằng 2 chân sau; thằn lằn 3 sừng mình cao 3m,
dài 9m. Bò sát bay cũng có nhiều dạng, có loài sải cánh rộng tới 9m. Chim
vẫn còn có răng nhưng đã gần giống chim ngày nay. Thú có nhau thai đã
xuất hiện, cổ sơ là thú có túi, con đẻ ra chưa phát triển đầy đủ phải nằm lại ít
tháng trong túi ở bụng mẹ.
- Nói chung, đại Trung sinh la` đại phát triển ưu thế của cây hạt trần và
nhất là của bò sát.
e) Đại Tân Sinh
Bắt đầu cách đây 70 triệu năm, được chia thành 2 kỉ.
- Kỉ Thứ ba.
Ở đầu kỉ khí hậu ấm, giữa kỉ khí hậu khô và ôn hoà. Cây hạt kín phát triển
đã làm tăng nguồn thức ăn của chim, thú. Đặc biệt sự phát triển của cây hạt
kín đã kéo theo sự phát triển của sâu bọ ăn lá, mật hoa, phấn hoa, nhựa cây,
và tiếp đó là thú ăn sâu bọ. Từ các thú ăn sâu bọ đã phân nhánh thành các
thú ăn thịt hiện nay như gấu, chồn, mèo, cáo. Trong nửa đầu của kỉ này, thú
ăn thịt bắt đầu xâm lấn biển cả, hình thành hải cẩu, cá voi, lấn át bò sát bơi.
Cũng trong kỉ này từ thú ăn sâu bọ đã tách thành bộ khỉ, tới giữa kỉ thì
những dạng vượn người đã phân bố rộng.
Vào cuối kỉ, khí hậu trở lạnh. Ở phương Bắc xuất hiện những cây có lá
rụng về mùa rét, thích nghi với khí hậu lạnh. Hình thành những đồng cỏ
rộng lớn, kéo theo sự xuất hiện những động vật đồng cỏ. Khí hậu lạnh đột
ngột làm cho bò sát khổng lồ bị tiêu diệt nhanh chóng. Chim và thú thích

nghi hơn với khí hậu lạnh và có cách sinh sản hoàn thiện hơn đã thay thế địa
vị của bò sát. Do diện tích rừng thu hẹp, 1 số vượn người rút vào rừng, 1 số
khác xuống đất và bắt đầu xâm chiếm các vùng đất trống, chúng là tổ tiên
loài người.
- Kỉ Thứ tư
Đây là kỉ ngắn nhất (3 triệu năm), đặc trưng bởi sự xuất hiện loài người.
Trong kỉ này có những thời kì băng hà rất lạnh xen kẽ những thời kỳ khí hậu
ấm áp. Băng tràn xuống tận bán cầu Nam, có nơi dày hàng trăm mét. Theo
nhịp điệu di chuyển của băng hà, động vật và thực vật đã nhiều lần di cư về
phương Nam rồi lại trở về phương Bắc. Trong thời kì băng hà có những loài
thú có lông rậm chịu lạnh giỏi như voi mamut, tê giác lông rậm, ngày nay đã
tuyệt diệt. Băng hà phát triển làm cho mực nước biển rút xuống (tới 85 –
120m so với ngày nay), làm xuất hiện những cầu nối các đại lục. Châu Âu
nối với nước. Anh, đại lục Úc nối với châu Mĩ, bán đảo Trung - Ấn nối với
quần đảo Xôngđơ. Những cầu nối này tạo điều kiện cho sự di trú của động
vật, thực vật ở cạn nhưng cũng cách li các hệ thực vật, động vật ở nước
trước đây thông thương với nhau. Phân bố của các loài đã thay đổi và cuối
cùng tạo ra hệ thực vật, động vật giống như ngày nay.
- Tóm lại, đại Tân sinh la` đại phồn thịnh của thực vật hạt kín, sâu bọ, chim
và thú.
- Điểm qua lịch sử phát triển của sinh vật, chúng ta có thể rút ra mấy nhận
xét.
* Lịch sử phát triển của sinh vật gắn liền với lịch sử phát triển của vỏ quả
đất. Sự thay đổi các điều kiện địa chất, khí hậu đã thúc đẩy sự phát triển của
sinh giới
* Sự thay đổi điều kiện địa chất, khí hậu thường dẫn tới sự biến đổi trước
hết ở thực vật và qua đó ảnh hưởng tới động vật. Sự thay đổi đó có thể ảnh
hưởng đến một số loài rồi thông qua những mối quan hệ phức tạp giữa sinh
vật với sinh vật trong hệ sinh thái mà ảnh hưởng dây chuyền đến nhiều loài
khác. Vì vậy sự phát triển của sinh giới đã diễn ra nhanh hơn sự thay đổi

chậm chạp của điều kiện khí hậu, địa chất.
* Sinh giới đã phát triển theo hướng ngày càng đa dạng, tổ chức ngày càng
cao, thích nghi ngày càng hợp lý. Càng về sau sự tiến hoá diễn ra với tốc độ
càng nhanh do sinh vật đã đạt những trình độ thích nghi hoàn thiện hơn, bớt
lệ thuộc vào môi trường. Đặc biệt sự chuyển biến từ đời sống dưới nước lên
đời sống trên cạn đã đánh dấu một bước quan trọng trong quá trình tiến hoá.

×