Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

Tài liệu Sự phát triển của sinh vật pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (149.3 KB, 17 trang )


Sự phát triển
của sinh vật


sự phát triển của sinh vật trải qua 5 đại,
trong mỗi đại có các kỉ mang các đặc
điểm khác nhau.
a) Đại thái cổ
Đại này bắt đầu cách đây 3500 triệu năm,
kéo dài khoảng 900 triệu năm. Vỏ quả
đất chưa ổn định, nhiều lần tạo núi và
phun lửa dữ dội. Sự có mặt của than chì
va` đá vôi chứng tỏ sự sống đã phát sinh.
Gần đây đã tìm thấy vết tích của tảo lục
dạng sợi va` đại diện Ruột khoang. Có
thể trong đại này sự sống đã phát triển từ
dạng chưa có cấu tạo tế bào đến đơn bào
rồi đa bào, phân hoá thành 2 nhánh thực
vật và động vật nhưng vẫn đang tập trung
dưới nước.
b) Đại nguyên sinh
Bắt đầu cách đây 2600 triệu năm, kéo dài
2038 triệu năm. Những đợt tạo núi lớn đã
phân bố lại đại lục va` đại dương. Vi
khuẩn và tảo đã phân bố rộng. Trong giới
thực vật, dạng đơn bào vẫn ưu thế nhưng
trong giới động vật dạng đa bào đã ưu
thế. Đã có đại diện hầu hết các ngành
động vật không xương sống (động vật
nguyên sinh, bọt biển, ruột khoang, giun,


thân mềm). Sự sống đã trở thành 1 nhân
tố làm biến đổi mặt đất, biến đổi thành
phần khí quyển, hình thành sinh quyển.
c) Đại cổ sinh
Bắt đầu cách đây 570 triệu năm, kéo dài
340 triệu năm, được chia thành 5 kỷ:
- Kỉ Cambri
Phân bố đại lục va` đại dương rất khác xa
hiện nay, khí quyển nhiều CO2 vì núi lửa
hoạt động mạnh. Sự sống vẫn tập trung ở
biển vì lớp nước dày bảo vệ sinh vật
chống tác dụng của tia tử ngoại.
Tảo lục và tảo nâu ưu thế ở biển, trên đất
liền có vi khuẩn và vi khuẩn lam (trước
kia gọi là tảo lam). Động vật không
xương sống đã có cả chân khớp và da
gai, tôm ba lá...
- Kỉ Xilua
Bắt đầu cách đây 490 triệu năm. Ở đầu
kỉ, đất liền bị lún, nhiều biển nhỏ được
tạo thành, khí hậu ẩm. Cuối kỉ có 1 đợt
tạo núi mạnh, làm nổi lên một đại lục
lớn, khí hậu khô hơn. Xuất hiện những
thực vật ở cạn đầu tiên gọi là quyết trần
chưa có lá nhưng có thân và rễ thô sơ.
Quan trọng là sự xuất hiện những đại
diện đầu tiên của động vật có xương sống
gọi là cá giáp. Ở cạn các thực vật có diệp
lục đã thực hiện quang hợp tạo ra ôxi
phân tử, từ đó hình thành lớp ôzôn làm

thành màn chắn tia tử ngoại, do đó sự
sống mới có thể di cư lên đất liền.
- Kỉ Đêvôn
Bắt đầu cách đây 370 triệu năm. Địa thế
thay đổi nhiều lần, biển tiến vào rồi lại
rút ra. Nhiều dãy núi lớn xuất hiện, phân
hoá khí hậu lục địa khô hanh và khí hậu
miền ven biển ẩm ướt. Ở đại lục Bắc
hình thành những sa mạc lớn, có những
trận mưa lớn xen kẽ với những kỳ hạn
hán kéo dài.
Thực vật di cư lên cạn hàng loạt lên cạn.
Xuất hiện các quyết thực vật đầu tiên, có
rễ, thân có mạch dẫn, biểu bì có lỗ khí.
Quyết trần chỉ tồn tại đến cuối kỉ Đêvôn
và bị thay thế bởi dương xỉ, thạch tùng,
mộc tặc.
Cá giáp có hàm thay thế cá giáp không
hàm và phát triển ưu thế. Trong biển kỉ
Đêvôn có cá sụn va` đã có cá xương với
hàm và vây chẵn phát triển. Xuất hiện cá
phổi và cá vây chân. Chúng vừa hô hấp
bằng mang lại vừa hô hấp bằng phổi. Cá
vây chân có đôi vây chẵn phát triển, vừa
bơi trong nước vừa bò trên cạn. Vào cuối
kỉ Đêvôn, từ cá vây chân đã xuất hiện
lưỡng cư (ếch, nhái) đầu cứng vừa sống
dưới nước vừa sống trên cạn.
- Kỉ Than đá
Bắt đầu cách đây 325 triệu năm. Đầu kỉ

khí hậu ẩm và nóng. Hình thành các rừng
quyết khổng lồ phủ kín các đầm lầy, có
những cây quyết cao 40m, đường kính
thân 2m. Do mưa nhiều, các rừng quyết
bị sụt lở làm cây bị vúi lấp tại chỗ hoặc
bị nước sông cuốn ra biển vùi sâu xuống
đáy, sau này đã biến thành mỏ than đá.
Đến cuối kỉ biển rút lui nhiều, khí hậu
khô hơn. Xuất hiện dương xỉ có hạt.
Sự hình thành hạt đảm bảo cho thực vật
phát tán đến những vùng khô ráo. Do có
những ưu thế như thụ tinh không lệ thuộc
nước, phôi được bảo vệ trong hạt có chất
dự trữ nên chẳng bao lâu thực vật sinh
sản bằng hạt đã thay thế thực vật sinh sản
bằng bào tử.

×