Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

chăm sóc trẻ em - tai nạn bỏng trẻ em được xử lý ban đầu sai cách docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (79.97 KB, 5 trang )


tai nạn bỏng trẻ em được xử lý ban đầu sai
cách
Bác sĩ Bạch Văn Cam, Trưởng khối Hồi sức - cấp cứu, Bệnh viện Nhi Đồng I,
TP.HCM cho biết, bỏng gây nhiều tốn kém, để lại di chứng nặng nề, việc sơ cứu
ban đầu rất quan trọng nhưng có tới 80% người lớn làm sai như: đắp bùn non, bôi
nước mắm, bôi giấm, kem đánh răng
Theo các bác sĩ chuyên khoa cho biết, trừ bỏng hoá chất, cách sơ cứu, xử trí ban
đầu tốt nhất, đơn giản và ít tốn kém nhất là cho phần cơ thể bị bỏng của trẻ vào
nước lạnh sạch ngay khi bị bỏng. Nếu vết thương bị tróc da cũng làm như vậy. Sau
đó, dùng tấm vải sạch quấn trẻ và chuyển tới cơ sở y tế gần nhất.
Báo cáo của bác sĩ Hoàng Văn Thành, Khoa Bỏng, Bệnh viện Nhi Đồng I cho
thấy: số trẻ bị bỏng tăng dần, mội ngày Bệnh viện tiếp nhận trung bình 5 ca, có tới
1/3 trẻ bị bỏng nặng (độ 2, 3), 20% trẻ bị tan nạn nhập viện Nhi Đồng I bị tai nạn
vì bỏng, phần lớn là bé trai dưới 5 tuổi. Hơn 75% trẻ bị bỏng ở nhà, thường ở khu
bếp từ 8-10h sáng và chập choạng tối do người lớn bất cẩn, vô ý để tác nhân gây
bỏng như nước sôi, dầu ăn, cháo nóng, bàn là, hóa chất, pô xe trong tầm với của
trẻ.
Bác sĩ Nguyễn Bảo Tường, Trưởng khoa Bỏng - chỉnh hình, Bệnh viện Nhi Đồng
I lưu ý, chỉ cần tác nhân gây nóng trên 60
0
C là có thể gây bỏng. Nếu người bị
bỏng, nhất là trẻ em nếu được cứu sống cũng để lại di chứng nặng nề, điều trị lâu
dài, tác hại để lại cho trẻ em và gia đình rất lớn. Hiện nay có một số thuốc bôi
dạng tuýp được quảng cáo làm mất sẹo nhưng thực chất chỉ có tác dụng phần nào,
không thể làm mất sẹo, kể cả loại đắt tiền.
Bao tay - nguy cơ với trẻ sơ sinh
Mới đây, Bệnh viện đa khoa Tây Ninh đã tiếp nhận hai trường hợp tai nạn hi hữu
làm hai bé sơ sinh bị hoại tử ngón tay. Hậu quả là phải tháo khớp một phần ngón
tay trỏ khi các bé chưa đầy tháng tuổi. Nguyên nhân là do những sợi chỉ trong bao
tay.


Cả hai bé sau khi sinh được mẹ mang bao tay may bằng vải, mặt trong các đường
may có những sợi chỉ thừa. Do các bé sơ sinh hay ngọ nguậy mấy ngón tay nên bị
sợi chỉ quấn, càng ngọ nguậy sợi chỉ càng quấn nhiều vòng. Do sợi chỉ siết chặt,
các bé bị đau, khóc thét, bỏ bú, gia đình tưởng bé bị bệnh, không dám tắm, cứ để
bao tay 2-3 ngày, đến khi bé sốt, quấy khóc ngày đêm, gia đình mới đưa tới bệnh
viện khám bệnh.
Các bác sĩ tháo bao tay ra xem thấy đầu ngón tay trỏ tím đen do nhiều vòng chỉ
siết chặt. Đến giai đoạn này thì không còn giữ phần ngón bị hoại tử được nữa,
đành phải phẫu thuật cắt bỏ.
Không ai ngờ những sợi chỉ bé xíu tưởng như vô hại trong bao tay lại có thể khiến
cho bé mang tật như vậy. Xin lưu ý các bà mẹ khi dùng bao tay phải kiểm tra, loại
bỏ những sợi chỉ tai ác đó.
Biện pháp dỗ trẻ khi đi tiêm
Chứng kiến những đứa trẻ khóc lóc, la hét hay sợ hãi đến thất thần tại phòng tiêm
chủng là cảm giác không bậc cha mẹ nào muốn trải qua nhưng họ không thể tránh
được mỗi khi đưa con nhỏ đi tiêm.
Tuy nhiên, một nghiên cứu khoa học mới chứng minh rằng bố mẹ có thể làm dịu
cảm giác sợ hãi của trẻ bằng cách kể các câu chuyện vui, đọc sách cho bé hoặc cho
bé mang đến phòng tiêm những đồ chơi ưa thích của chúng.

Các phương pháp "dỗ trẻ" đã được chứng minh trước đó bao gồm cả việc thổi
bong bóng xà phòng hay đối với các bé dưới 6 tháng tuổi là cho ngậm núm vú giả
nhúng nước đường. Theo Tiến sĩ Neil L. Schechter giám đốc Chương trình giảm
đau tại Trung tâm Nhi khoa Connecticut, chủ trì công trình nghiên cứu mới đăng
trên tạp chí Nhi khoa (Mỹ) số tháng 5, tất cả những biện pháp này có thể giúp trẻ
"quên" nghĩ đến chiếc kim tiêm chuẩn bị được cắm vào người chúng.

Nhóm nghiên cứu của Tiến sĩ Schechter đã xem xét hàng trăm nghiên cứu trước
đó về tiêm chủng trẻ em và đưa ra kết luận rằng việc các bậc bố mẹ tỏ thái độ xót
xa quá đáng hay nghiêm túc thái quá với trẻ tại phòng tiêm chủng đều có thể làm

cho trẻ cảm thấy bất an hơn và khiến chúng sợ hãi hơn. Thay vì vậy, các bậc bố
mẹ nên có thái độ thực tế, vui vẻ, vỗ về và khích lệ con trẻ để các bé bớt đi cảm
giác "hãi hùng" mỗi khi đến phòng tiêm.
Bảo vệ mắt bé
Đa phần chúng ta đều nghĩ rằng cách tốt nhất để giữ an toàn cho mắt là hạn chế bé
chơi thể thao nhưng thực tế, còn có biết bao hiểm họa dình dập “cửa sổ tâm hồn”
của bé mỗi ngày.
>> Bảo vệ mắt khi sử dụng máy vi tính
Trẻ thường bị chấn thương mắt khi chơi thể thao nhưng mắt bé đôi khi cũng bị tổn
thương khi chơi trò bắn súng hay những đồ chơi có thể phóng ra vật chất và đặc
biệt là do chính những tia tử ngoại từ ánh nắng mặt trời gây ra.

An toàn khi chơi thể thao

Đối với các bậc cha mẹ, để đảm bảo an toàn cho mắt bé, yêu cầu hàng đầu đối với
trẻ trước khi chơi thể thao là phải đeo kính bảo vệ thay vì kính mắt thông thường.
Kính bảo vệ là loại kính ôm khít lấy mắt, được làm bằng nhựa dẻo có độ bền cao

Những môn thể thao thường gây chấn thương cho mắt nhiều nhất là bóng chày,
bóng rổ và bóng đá. Tuy nhiên, rất nhiều môn thể thao khác cũng có thể gây tổn
thương cho mắt như các môn thể thao dưới nước, chơi golf

Ngăn ngừa tổn thương cho mắt

Đeo kính bảo vệ mắt đặc biệt quan trọng nếu con bạn đã có tật nào đó về mắt.

Khi ra nắng, đeo kính râm chưa đủ để bảo vệ con bạn khỏi tia tử ngoại mà bé còn
cần phải đội mũ rộng vành, mặc trang phục chống nắng nếu bé trên 6 tháng tuổi.

Không cho trẻ ra ngoài trời trong thời gian từ 10 - 16h hằng ngày.


Ngoài ra, các hóa chất độc hại, các loại nước tẩy rửa và các loại hóa chất khác cần
để ngoài tầm nhìn của trẻ bởi chúng có thể gây bỏng mắt khi trẻ tiếp xúc.

Khi cho trẻ đi bơi, nên cho trẻ đeo kính bơi để nước không gây kích ứng mắt.

×